Đề Xuất Mô Hình Phù Hợp Để Xử Lý Ô Nhiễm Đầm Và Bằng Tstv

Hình 3 8 Thử nghiệm TSTV trong phòng thí nghiệm Kết quả nghiên cứu như sau 1


Hình 3.8. Thử nghiệm TSTV trong phòng thí nghiệm Kết quả nghiên cứu như sau:

Bảng 3.5. Hiệu suất xử lý của hệ thống TSTV với tải lượng 100l/m2/ngày


Khả năng xử lý


TSTV

Khả năng loại bỏ (%)

TSS

T-P

COD

T-N

Chla

Bèo Tây (Họ

Lục Bình)

81,48

57,32

67,04

30,43

81,47

Rau muống

65,89

36,28

50,67

25,41

64,87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

74,29

42,07

49,97

20,89

72,03

Cải Soong

58,41

43,76

57,16

21,75

66,32

Ngổ Trâu

(Nguån: Đề tài độc lập cấp nhà nước mã số ĐTĐL.2009T/08).

Bảng 3.6. Hiệu suất xử lý của hệ thống TSTV với tải lượng 200l/m2/ngày


Khả năng xử

TSTV

Khả năng loại bỏ (%)

TSS

T-P

COD

T-N

Chla

Bèo Tây (Họ

Lục Bình)

83,09

67,36

64,48

32,64

91,79

Rau muống

53,26

43,52

54,14

24,32

70,12

Ngổ Trâu

79,48

51,62

54,39

23,48

79,75

Cải Soong

77,09

51,15

56,40

25,08

78,59

(Nguån: Đề tài độc lập cấp nhà nước mã số ĐTĐL.2009T/08).

Đối với bèo Tây:

Trong môi trường thích hợp có độ pH từ 7-8 (Phù hợp pH của Đầm Và), căn cứ vào khả năng sinh trưởng thông qua các chỉ tiêu sinh khối và tăng trưởng cho thấy các kết quả sau:

Khả năng xử lý T-N: 30-35% Khả năng xử lý T-P: 65-70% Khả năng xử lý Chla: 81-91%

Đối với rau Muống:

Trong môi trường thích hợp có độ pH từ 7-8 (Phù hợp pH của Đầm Và), căn cứ vào khả năng sinh trưởng thông qua các chỉ tiêu sinh khối và tăng trưởng cho thấy các kết quả sau:

Khả năng xử lý T-N: 22-26% Khả năng xử lý T-P: 40-45% Khả năng xử lý Chla: 67-73%

Đối với rau ngổ Trâu:

Khả năng xử lý T-N: 20-25% Khả năng xử lý T-P: 50-55% Khả năng xử lý Chla: 75-80%

Đối với rau cải Soong:

Khả năng xử lý T-N: 22-28% Khả năng xử lý T-P: 48-53% Khả năng xử lý Chla: 68-72%

(Nguån: Đề tài độc lập cấp nhà nước mã số ĐTĐL.2009T/08).

Đánh giá chung về hiệu quả xử lý của các loài TSTV đối với các chất phú dưởng điển hình:

- Bèo Tây (Họ Lục Bình) là loài có hiệu suất xử lý cao nhất.

- Các loài khác có hiệu suất xử lý không chênh lệch nhau.

- Vai trò, hiệu suất xử lý các yếu tố vi khuẩn lam, vi tảo như sau:

Bảng 3.7. Hiệu suất xử lý của hệ thống TSTV với vi khuẩn lam, vi tảo


TSTV


Chỉ tiêu

Khả năng loại bỏ (%)

Bèo Tây (Họ

Lục Bình)

Ngổ Trâu

Rau Muống

Cải Soong

Vi tảo

79,33

49,83

57,66

65,25

Vi khuẩn lam

82,80

57,60

62,80

52,37

3.4.2.2. Mức độ áp dụng (Chủng loại, diện tích, mật độ, phân bố theo mùa):

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng TSTV trong xử lý nước mặt tại Đầm Và:

+ Tiến trình đồng hoá chất ô nhiễm: Tuỳ từng loại TSTV, hiệu quả xử lý của chúng khác nhau. Như kết quả phần trên đề cập thì bèo Tây có hiệu quả xử lý tốt nhất.

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ tác động đến khả năng sinh trưởng của cây (Theo mùa) và tốc độ các phản ứng liên quan đến hoạt động của tảo và vi sinh vật. Vì vậy cần chọn chủng loại TSTV thích hợp theo từng điều kiện nhiệt độ.

+ Ảnh hưởng của nguồn thải vào nguồn tiếp nhận là Đầm Và. Các nguồn thải làm thay đổi đặc tính môi trường nước làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của TSTV.

+ Ảnh hưởng của các điều kiện khí tượng khác như gió, mưa, ánh sáng...

+ Ảnh hưởng dòng chảy tự nhiên.

Các yếu tố như mưa, gió, dòng chảy tự nhiên, ánh sáng ... tác động đến môi trường nước thông qua việc đưa oxy hoà tan vào nước, giảm nồng độ ô nhiễm, tăng khả năng quang hợp...

+ Đặc tính sinh học của TSTV: Như trên đề cập, các loài TSTV chủ yếu sống ở dưới nước, có thể thích nghi với điều kiện ô nhiễm, sử dụng các thành phần phú dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Có loài TSTV sống nổi (bèo Tây), nhưng có loài sống ven bờ ngập nước (rau Muống, cải Soong, ngổ Trâu).

+ Ảnh hưởng đến các yếu tố khác liên quan như vi tảo, khả năng khuyếch tán oxy vào trong nước, sự truyền quang vào trong nước, quá trình hoạt động

của các loài sinh vật sống ở các tầng nước mặt, tầng giữa và tầng đáy… Vì vậy, cần xác định mật độ, diện tích trồng để không làm ảnh hưởng đến các thành phần khác trong nước.‌

Các yếu tố ảnh hưởng này có khả năng tác động đến hiệu quả của xử lý nước mặt bị ô nhiễm tại Đầm Và.

3.5. Đề xuất mô hình phù hợp để xử lý ô nhiễm Đầm Và bằng TSTV

3.5.1. Yếu tố đầu vào phải giải quyết

- Căn cứ theo kết quả quan trắc thì các yếu tố ô nhiễm của Đầm Và cần giải quyết chủ yếu là các thành phần gây hiện tượng phú dưỡng (N, P) và VSV, vi tảo. Các thành phần này bao gồm:

Bảng 3.8. Các yếu tố đầu vào cần giải quyết


Th«ng sè

BOD5

COD

T-P

TSS

NH4+

Coliform

Ctc (mg/l)

30-50

40-60

0,08-0,1

50-100

0,3-0,8

7.500-15.000


- Diện tích khu vực Đầm Và cần xử lý:

Về mùa lũ (Từ tháng 4-10): 2ha

Về mùa kiệt (Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau): 1,5ha

- Các yếu tố khác liên quan: Hạn chế tình trạng bất hoạt của P là nguyên nhân của hiện tượng bùng phát của vi tảo trong bùn, xác thực vật trong Đầm Và; khai thông dòng chảy để thay đổi môi trường nước và tăng khả năng khuyếch tán oxy và ánh sáng vào trong nước.

3.5.2. Yêu cầu cần giải quyết

Do nguồn nước đánh giá được sử dụng cho mục đích bảo vệ sinh vật thủy sinh nên giá trị giới hạn các thông số ô nhiễm được xác định theo mức A2 của tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng nước mặt QCVN 08/2008/BTNMT:

Bảng 3.9. Yêu cầu chất lượng nước của Đầm Và


Thông số

BOD5

COD

T-P

TSS

NH4+

Coliform

Ctc (mg/l)

6

15

0,025*

30

0,2

5000

Ghi chú: (*) là theo Khan và Ashari, 2005

3.5.3. Mô hình xử lý ô nhiễm chất hữu cơ và phương án chống hiện tượng bùng phát của vi tảo

Phương pháp xử lý:

+ Lý do lựa chọn các phương pháp xử lý: Có đầy đủ bản đồ, thông tin về chất lượng nước, nguồn thải. Căn cứ vào hiện trạng môi trường Đầm Và chúng ta có thể đưa ra phương án xử lý thích hợp.

+ Lựa chọn chủng loại, số lượng, mật độ, phân bố theo mùa: Các loài TSTV có khả năng sinh trưởng tuỳ theo mùa và có ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong môi trường nước. Vì vậy, cần lựa chọn loài cho hợp lý.

+ Xử lý ô nhiễm chất hữu cơ và phương án chống hiện tượng bùng phát của vi tảo. Theo như số liệu về chất lượng nước mặt Đầm Và thì quá trình xử lý chủ yếu là xử lý hiện tượng phú dưỡng và bùng phát của vi tảo.

+ Mô hình, bản vẽ thiết kế: Cần thiết kế các mô hình đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp.

Phương pháp xử lý cụ thể:

Bước 1: Nạo vét Đầm Và, khơi thông dòng chảy hiện tại để nước được lưu thông, cần vớt bỏ các loại bùn, đất, sinh vật chết trong Đầm Và.

Bước 2: Trồng các loài TSTV đã lựa chọn. Diện tích TSTV trồng chiếm 10% diện tích của Đầm Và đoạn khảo sát (khoảng 2.000m2).

Mô hình bè nổi ven bờ:

Xây bè nổi trồng bèo Tây có đặc điểm sau:

- Kích thước: 30x8 = 240(m2). Mỗi bè gồm 6 ô, mỗi bè cách nhau 5 m đựoc neo chặt.

- Vật liệu: Tre, nứa, dây nilon

- Vị trí bố trí: Khu vực nước sâu từ 0,5-1,5m

- Mật độ trồng: ¾ diện tích mỗi ô

- Hình vẽ bè trồng bèo Tây:

Mô hình trồng cây ven bờ ngập nước Áp dụng cho rau Muống cải Soong ngổ Trâu 2

Mô hình trồng cây ven bờ ngập nước

Áp dụng cho rau Muống, cải Soong, ngổ Trâu

- Kích thước ô trồng: 30x8(m)/ Ngập hoặc bán ngập

- Vật liệu: Tre, nứa, dây nilon

- Vị trí bố trí: Ven bờ khu vực mép nước sâu từ 0-35cm

- Mật độ trồng: Mật độ khoảng 180-200 cây/m2. Khi cây lớn thì thu hoạch bớt để cây có khoảng trồng phát triển.

Việc làm ngăn ô trồng để kiểm soát mật độ TSTV trong Đầm. Nếu mật độ TSTV lớn thì sẽ làm hạn chế khả năng truyền quang trong nước, ngăn cản các hoạt động trong các tầng nước, hạn chế hoạt động của VSV, vi tảo trong Đầm.

Mặt khác, với diện tích các ô trồng là phù hợp với kích thước vật liệu như tre, nứa dung trong việc sử dụng chúng để kiểm soát mật độ TSTV.

Quy trình vận hành mô hình:

Để đi vào hoạt động trước tiên phải trồng cây trong các khu vực được lựa chọn.

Các giống cây này đều có sẵn tại địa phương.

Việc trồng ngổ Trâu, rau Muống, cải Soong thực hiện như bình thường. Còn bèo Tây (Lục bình) thì được trồng từ giống cây có sẵn trong Đầm.

Khi cây lên tốt, dày để cây tiếp tục sinh trưởng cần thu hoạch. Với rau Muống,

cải Soong thì sau 2 tháng thì tỉa dần để cây có khoảng trồng để phát triển.

Với bèo Tây, ngổ Trâu sau khoảng 3 tháng thì bèo và ngổ sinh trưởng và phát triển nhanh đạt mức cực đại trước khi tàn, cần thu hoạch để tạo khoảng trống để các loại TSTV phát triển tiếp.

Kết thúc thời gian trồng thì thu hoạch và sử dụng cho các mục đích khác nhau tùy vào hoàn cảnh.

Thời gian thực hiện: 2 năm. Sau đó có thể thay thế trồng mới các loài TSTV. Sau 5 năm thì thay cả giá thể và cây trồng.

Căn cứ theo đặc tính sinh học của các loài cây, có thể phân định thời gian trồng như sau:

Bảng 3.10. Thời gian trồng TSTV


STT

Loài TSTV

Thời gian

(Tháng)

Mùa

1

Bèo Tây (Họ Lục Bình)

Cả năm

-

2

Rau Muống

4-9

3

Ngổ Trâu

7-10

Hè-Thu

4

Cải Soong

11-3

Thu-Đông

Có thể nhận thấy, việc lựa chọn các loại TSTV cho phép trồng cả 4 mùa để xử lý nước mặt.

Bước 3: Quản lý và kiểm soát các nguồn thải, đặc biệt là nguồn thải nước thải của KCN Quang Minh.

Hiện nay, KCN Quang Minh 1 ngày xả ra ngoài môi trường 1 lượng nước thải lớn như sau:

Thải lượng được xác định là khoảng 3.000m3/ngày-đêm với các thông số ô nhiễm cần xử lý để đạt QCVN như trong Bảng 3.9.

Tất cả nước thải này được đưa về Đầm Và bằng Mương Đất là con mương tiêu thoát thuỷ lợi nội đồng khu vực huyện Mê Linh.

Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 44/120 doanh nghiệp đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập chung của KCN. Theo khảo sát, các nhà máy này đều là các nhà máy thuộc nhiều lĩnh vực như cơ khí, may mặc, điện - điện tử, thực phẩm… Hầu hết các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022