(2,2ha), UBND thị xã đã chuyển nhượng cho Công ty Pomihoa. Trường hợp gia đình ông Lê Ngọc Tiễn có hơn 1 ha đất rừng nhưng lại nằm gọn vào dự án nên không nhận được quyết định giao rừng như gia đình ông Lộc. Theo đó toàn bộ diện tích rừng mà gia đình đã trồng, bảo vệ và chăm sóc hàng chục năm đã bị chính quyền tự ý chuyển nhượng cho Công ty Pomihoa. Đất của rất nhiều hộ gia đình trong thôn cũng bị tự ý chuyển nhượng tương tự. Bên cạnh đó, chính quyền cũng không cho người dân trồng cây dài ngày mà chỉ cho trồng cây ngắn ngày, không được xây dựng nhà cửa, công trình chăn nuôi trên đất dự án để chờ đền bù. Tuy nhiên, do mâu thuẫn giữa Chính quyền và doanh nghiệp về việc mở tuyến đường vận chuyển nên đã gần 2 năm từ khi kiểm đếm, đo đạc, chính quyền vẫn chưa tiến hành đền bù và giải phóng mặt bằng khiến cho 22 hộ dân với hơn 100 nhân khẩu trong thôn bị ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế. Hàng trăm lá đơn khiếu nại của người dân đã được gửi lên các cấp chính quyền.
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 về trình tự, thủ tục thu hồi đất và quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái dịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất:
Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Sau khi thông báo thu hồi đất theo đúng thủ tục nói trên, nếu người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý thì UBND cấp có thẩm quyền có thể ra Quyết định thu hồi đất và thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà không cần chờ hết thời hạn thông báo.
Thế nhưng việc thu hồi và chuyển nhượng đất ở thôn 12 xã Đông Sơn lại không được tiến hành theo các trình tự, thủ tục thu hồi, bồi thường như luật định. Người dân chỉ biết đến việc một phần đất rừng do họ quản lý đã bị sang tên cho doanh nghiệp khi nhận được quyết định giao rừng và biên bản bàn giao. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã sang tên đất cho doanh nghiệp khi chưa nhận được sự đồng thuận từ các hộ gia đình về việc thu hồi đất và thỏa thuận đền bù làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các hộ trên.
Cho đến thời điểm hiện nay, mâu thuẫn trong việc mở tuyến đường vận chuyển của dự án mỏ sét giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp vẫn chưa có sự thống nhất khiến cho việc thỏa thuận bồi thường giải phóng mặt bằng cho các hộ dân nằm trong vùng dự án không được tiến hành. Giải quyết khiếu nại còn tồn đọng và chưa có phương hướng để giải quyết triệt để.
Một vụ việc khiếu nại khác liên quan đến thu hồi, giải phóng mặt bằng xảy ra trên địa bàn thị xã gần đây gây vướng mắc cho nhân dân là khiếu nại về Tiểu dự án nút giao thông giữa đường sắt Bắc Nam với Quốc lộ 1A:
Tiểu dự án nút giao thông giữa đường sắt Bắc Nam với Quốc lộ 1A, gọi tắt là Dự án cầu vượt (thuộc địa bàn thị xã Tam Điệp) là một dự án trọng điểm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã nói riêng và cả nước nói chung. Để triển khai dự án, Ủy ban nhân dân thị xã Tam Điệp đã có Quyết định giải phóng mặt bằng đối với khu vực dự án. Liên quan đến Tiểu dự án nút giao thông giữa
đường sắt Bắc Nam với Quốc lộ 1A thì có tới 194 hộ ở phường Nam
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yêu Cầu Đối Với Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai
- Quy Định Về Trình Tự, Thủ Tục Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai
- Thực Trạng Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai Trên Địa Bàn Thị Xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình
- Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai
- Tôn Trọng Và Bảo Vệ Quyền Con Người, Quyền Công Dân
- Đề Xuất Cụ Thể Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai Trên Địa Bàn Thị Xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình
Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.
Sơn và Tây Sơn (thị xã Tam Điệp) nằm trong diện giải phóng mặt
bằng. Vị trí đất này trước khi thành lập thị xã Tam Điệp là do Nông
trường Đồng Giao quản lý và giao cho cán bộ làm nhà ở, phát triển
kinh tế gia đình theo Quyết định số 436 ngày 18/9/1981 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp. Quá trình các hộ dân sử dụng không có tranh chấp,
đóng thuế đầy đủ từ khi giao và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Ngày 15/10/2013 bất ngờ có đơn vị thi công đến làm rào
chắn đường trước nhà các hộ dân, sau đó khoan phá lòng đất khiến
cuộc sống người dân bị xáo trộn, không có lối đi lại, giao thông ùn tắc
tai nạn liên tục xảy ra. Sau khi người dân kiến nghị thì đến tháng1/2014, Ban giải phóng mặt bằng mới đưa bản dự toán đền bù xuống
các hộ dân, ngoài ra không có một giấy tờ nào khác. Do cách làm thiếu
minh bạch, người dân đã làm đơn khiếu nại nhưng không nhận được
câu trả lời từ cơ quan chức năng tỉnh khiến người dân phải làm đơn lên
trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước.
Qua diễn biến sự việc trên, có thể nhận thấy rằng ngay từ đầu trong quá trình thu hồi đất, các cơ quan chức năng của thị xã đã làm không đúng quy trình về thu hồi đất và giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật. Theo Mục 4 Nghị đinh 69/2009/ NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ “Quy định bổ sung về quy hoạch sử sụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư” quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất thì: khi có chủ trương thu hồi đất, Ủy ban nhân dân thị xã Tam Điệp phải thông báo về việc thu hồi đất cho người dân bị ảnh hưởng được biết lý do thu hồi, diện tích và vị trí khu đất thu hồi, dự kiến về kế hoạc di chuyển...Việc thông báo phải được thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương là niệm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã/ phường nơi có đất, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất bị thu hồi. Sau đó, tiến hành cho
người dân tự kê khai đất đai, nhà cửa và tiến hành đo đạc, kiểm đếm trên thực địa để đối chiếu với bản tự kê khai của người dân, sổ địa chính để xác định diện tích đất, vật kiến trúc, cây cối thuộc diện thu hồi được bồi thường. Từ đó có thể lập phương án bồi thường, lấy ý kiến đóng góp của người dân để hoàn thiện phương án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường chi tiết giao cho người dân. Xét về trình tự, thủ tục trước khi thực hiện thu hồi đất và giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân thị xã Tam Điệp đã thực hiện không đúng quy trình, không có quyết định thu hồi, không có phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng, không công khai niêm yết hồ sơ giải phóng mặt bằng cho các hộ dân biết. Việc bồi thường, hỗ trợ chỉ dựa trên bảng Dự toán bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự thảo mà không nhận được sự đồng thuận từ các hộ dân trong khi các diện tích đất bị thu hồi phần lớn là đất đã có sử đỏ hoặc sử dụng trước ngày 15/10/1993 mà Ủy ban nhân dân thị xã không xác định nguồn gốc để áp dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người dân là không thỏa đáng, không đảm bảo quyền lợi của người dân.
Một dạng khiếu nại hành chính về đất đai khác khá phổ biến trên địa bàn thị xã Tam Điệp là các khiếu nại liên quan đến việc cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Dạng khiếu nại này phát sinh một phần từ sai sót của cơ quan có thẩm quyền, như: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai sót về tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích… Có những trường hợp, không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có lý do chính đáng hoặc lý do không rõ ràng. Sau đây là một vụ việc khiếu nại về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai tên chủ sử dụng:
Năm 1990, gia đình ông Trần Văn Toan xây nhà trên thửa đất được bố vợ ông Toan cho; trong thời gian xây nhà ông Toan nhận được sự giúp đỡ ngày công lao động của ông Trần Văn Toàn, ông Trần Văn Lánh (là 2 anh
trai ông Trần Văn Toan). Từ năm 1990 đến đầu năm 2012, gia đình ông Toan sống ổn định trên khuôn viên thửa đất đó, không có ai đến tranh chấp đòi quyền sử dụng đất. Đến tháng 4/2012, khi UBND xã Đông Sơn triển khai, thực hiện việc sử dụng đất phi nông nghiệp (UBND xã yêu cầu các hộ gia đình phô tô Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nộp) thì UBND xã mới phát hiện là đất của gia đình ông Toan đang ở hiện nay lại được cấp 02 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Trần Văn Toan và hộ ông Trần Văn Toàn (anh trai ông Toan). Từ đó vợ chồng ông Toàn, bà Thêu đến đòi quyền sử dụng đất trên thửa đất gia đình ông Toan đang ở hiện nay, do đó gia đình ông Trần Văn Toan đã làm đơn khiếu nại lên UBND thị xã Tam Điệp xem xét Quyết định cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất trước kia.
Theo khoản 3 Điều 48 Luật Đất đai 2003 quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng tổ chức đồng quyền sử dụng. Theo quy định này, một thửa đất chỉ được cấp 1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó, việc cấp 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cùng một thửa đất như trên là không đúng theo quy định pháp luật.
2.2.2. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại hành chính về đất đai
Nội dung khiếu nại về đất đai chiếm phần lớn các khiếu nại trên địa bàn thị xã Tam Điệp, chủ yếu liên quan đến các vấn đề về bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội.
Những khiếu nại về đất đai chủ yếu là do chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của những người có đất bị thu hồi. Các cấp chính quyền thường chỉ quan tâm đến tính cấp thiết của việc giải phóng mặt bằng để dự án được thực hiện mà chưa chú ý đến giá cả đền bù, những vấn đề xã hội nảy sinh sau khi thu hồi đất, dẫn tới không bảo đảm điều kiện
dân sinh, không có phương án tích cực về giải quyết việc làm và tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với nông dân không còn hoặc còn ít đất sản xuất hoặc những người không còn việc làm. Một số dự án thu hồi đất sản xuất của dân nhưng không được sử dụng hợp lý, đất đai bỏ hoang, lãng phí, trong khi nông dân thiếu đất sản xuất, dẫn đến bức xúc, phát sinh khiếu nại.
Mặt khác, cơ quan nhà nước thu hồi đất của dân nhưng không chấp hành đúng các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Ví dụ, ra thông báo giải phóng mặt bằng mà không có quyết định thu hồi đất, không thông báo trước về kế hoạch, phương án thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi; cưỡng chế giải phóng mặt bằng trong khi chưa bố trí nơi tái định cư; quyết định thu hồi đất không đúng thẩm quyền; thu hồi đất để sử dụng vào mục đích trái quy hoạch đã được xét duyệt.
Cơ chế, chính sách pháp luật về đất đai của Nhà nước ta ở mỗi thời kỳ có sự khác nhau; trong đó các chính sách, quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất còn thiếu đồng bộ, còn chồng chéo. Hệ quả là, việc nắm bắt kịp thời và hiểu các quy định pháp luật liên quan đến đất đai của cán bộ và người dân hạn chế và không đầy đủ; đồng thời cũng dẫn đến tình trạng thiếu công bằng, người hưởng chính sách sau được lợi hợi người hưởng chính sách trước (có một số trường hợp những người chây ì, không chấp hành pháp luật được lợi hơn người chấp hành nghiêm pháp luật), từ đó dẫn đến so bì, khiếu nại.
Quy hoạch thu hồi đất nông nghiệp để giao cho các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng hạ tầng trong nhiều trường hợp chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, tính khả thi thấp dẫn tới tình trạng thu hồi đất nhưng không sử dụng, sử dụng không có hiệu quả trong khi nông dân thiếu đất hoặc không còn đất sản xuất, đời sống khó khăn.
2.3. Thực trạng giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính
2.3.1. Tình hình giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai
Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình luôn xác định công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại hành chính là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành và triển khai nhiều kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả của các công tác này.
Ngày 04-7-2014, Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 113-KH/TU về việc thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nội dung là yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khiếu nại tố cáo, tổ chức vận động nhân dân phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm cán bộ, đảng viên, công chức và công dân tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Thực hiện Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới tiếp công dân, Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 29/3/2011 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Thường trực HĐND chỉ đạo UBND thị xã xây dựng và ban hành Quy chế tiếp công dân trên địa bàn thị xã, tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của đơn vị. Theo đó, để khắc phục thực trạng ban tiếp nhận đơn thư khiếu nại chủ yếu là những cán bộ không có chuyên môn sâu về pháp luật đất đai và pháp luật khiếu nại dẫn đến hiệu quả công tác tiếp còn nhiều hạn chế, từ năm 2013, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Bình đã thống nhất toàn bộ lĩnh vực tiếp nhận đơn thư khiếu nại tố cáo đã được chuyển lại cho đơn vị Thanh tra thuộc UBND các cấp.
HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 17/2012/NQ - HĐND về việc quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, xử lý
đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân của tỉnh, cấp huyện, cấp xã và trụ sở cơ quan các sở, ban, ngành thuộc tỉnh Ninh Bình.
Ngày 11-8-2015, Tỉnh ủy ban hành Quy chế số 03-QC/TU về việc phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trong tiếp nhận, phân loại xử lý chuyển đơn thư nhằm khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo trong xử lý, chuyển đơn, thư.
Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của chính quyền cấp trên, UBND thị xã Tam Điệp đã và đang tiến hành tích cực các biện pháp để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại thị xã.
Năm 2011 để tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên do pháp luật quy định, Thường trực HĐND thị xã và UBND thị xã thống nhất ban hành: “Quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực Hội đồng nhân dân thị xã và Ủy ban nhân dân thị xã, khóa VII nhiệm kỳ 2011-2016”; Thường trực Hội đồng nhân dân thị xã và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã thống nhất xây dựng quy chế về mối quan hệ phối hợp công tác.
UBND thị xã đã bố trí phòng tiếp công dân riêng có đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác này. Công tác tiếp dân và giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo trong năm 2014 có chuyển biến tích cực, đúng quy định của pháp luật. Lãnh đạo UBND thị xã đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại trực tiếp với người có đơn. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp, tham mưu cho UBND thị xã làm tốt công tác tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Một số vụ việc khiếu kiện tồn đọng, kéo dài đã được tập trung giải quyết.
Công tác tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn công dân chấp hành và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật đạt nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh hình thức tuyên truyền miệng thì UBND thị xã cũng sử