Các Yêu Cầu Đối Với Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai

Trong lĩnh vực quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại hành chính có thể hiểu là việc cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước áp dụng những quy định của phap luật về khiếu nại, về đất đai để giải quyết các khiếu nại phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai thuộc thẩm quyền của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người khiếu nại.

Giải quyết khiếu nại hành chính có các đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, giải quyết khiếu nại được thực hiện theo con đường hành chính, chủ yếu do cơ quan hành chính thực hiện và theo thủ tục hành chính. Chúng khác cơ bản về tính chất với các quan hệ xã hội trong việc giải quyết khiếu nại hay khiếu kiện hành chính do Toà án giải quyết. Các quan hệ xã hội trong việc xem xét các khiếu nại (hoặc khiếu kiện) hành chính do Toà án thực hiện là các quan hệ xã hội mang tính chất tư pháp.

Thứ hai, chế định giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai là chế định mang tính chất bảo vệ pháp luật đất đai. Cụ thể, đây là chế định bảo vệ và khôi phục quyền công dân trước các khả năng xâm hại từ phía các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về đất đai. Việc này người khiếu nại không thể tự làm bởi họ không được sử dụng quyền lực nhà nước trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại cho nên họ phải đề nghị cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành theo thủ tục pháp luật quy định .

Thứ ba, chế định giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tuy cùng là các chế định có tính chất bảo vệ pháp luật về đất đai trong ngành luật hành chính như: Chế định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, chế định trách nhiệm kỷ luật hành chính đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai nhưng nội dung, tính chất vẫn có sự khác biệt. Điểm khác biệt chủ yếu là trong chế định giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai, công dân chủ động phản ứng trước quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai khi có căn cứ rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Còn đối với những chế định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, chế định trách nhiệm kỷ luật hành chính đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ động phản ứng trước các hành vi hành chính trái pháp luật.

1.2. Các yêu cầu đối với giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, Điều 30 Hiến pháp 2013 ghi nhận:

"1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Khiếu nại hành chính là công cụ mà thông qua đó cá nhân, tổ chức thực hiện việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước khả năng vi phạm từ phía các cán bộ, công chức nhà nước trong lĩnh vực hành chính nhà nước; và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết vụ việc theo các nguyên tắc của pháp luật: khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời. Để hoạt động giải quyết khiếu nại được thực hiện một cách có hiệu quả nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, giải quyết khiếu nại hành chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật: yêu cầu này đòi hỏi các cơ quan hành chính Nhà nước và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luật về khiếu nại và pháp luật đất đai có liên quan. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật.

Giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai – Qua thực tiễn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình - 3

Thứ hai, giải quyết khiếu nại hành chính phải được thực hiện một cách công khai, dân chủ: Yêu cầu công khai đòi hỏi việc giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền phải giải quyết khiếu nại công khai, người khiếu nại biết được các khâu, các bước trong việc giải quyết khiếu nại, được tiếp cận các thông tin, cơ sở mà cơ quan có thẩm quyền căn cứ để giải quyết khiếu nại, đưa ra các chứng cứ chứng cứ chứng minh yêu cầu người giải quyết khiếu nại xem xét, cũng như biết được các cơ sở để thực hiện quyền khiếu nại tiếp theo. Nguyên tắc công khai cũng giúp cho hạn chế tiêu cực trong giải quyết khiếu nại cũng như hạn chế tình trạng quan liêu, chủ quan trong giải quyết khiếu nại. Bên cạnh đó, hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính cũng phải được tiến hành một cách dân chủ, thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Theo đó thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại hành chính phải thể hiện đầy đủ những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại. Tăng cường đối thoại giữa người khiếu nại với người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại được công khai trình bày ý kiến của mình; được tranh luận, đối thoại trực tiếp với người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại; được cung cấp những thông tin về kết quả thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, kết luận vụ việc và kết quả giải quyết vụ việc khiếu nại. Đồng thời trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính, sự tham gia của luật sư, trợ giúp viên pháp lý là rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

Thứ ba, giải quyết khiếu nại hành chính phải được xem xét và đánh giá khách quan: Trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật như tiến hành thủ tục thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, giám định, tiếp xúc gặp gỡ người khiếu nại, người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan, tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại. Các thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại phải được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng để đánh giá một cách khách quan và toàn diện về vụ việc khiếu nại, trên cơ sở đó ra quyết định giải quyết đúng đắn.

Thứ tư, giải quyết kịp thời, nhanh chóng các khiếu nại hành chính của công dân: Luật khiếu nại quy định đầy đủ về trình tự, thời gian các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải giải quyết khiếu nại của công dân. Tuân thủ nguyên tắc này có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần khẩn trương xác minh, thẩm tra để ban hành quyết định giải quyết khiếu nại của công dân trong thời gian sớm nhất nhằm khôi phục một cách kịp thời quyền và lợi ích của người khiếu nại hoặc ngăn chặn kịp thời các hậu quả do quyết định hành chính và hành vi hành chính bị khiếu nại gây ra.

1.3. Cơ sở pháp lý của giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai

1.3.1. Quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai

Theo quy định của Luật Đất đai 2013 và Luật Khiếu nại 2011, thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai được xác định như sau:

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã): Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền;

Trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường: Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền;

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện): Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền; giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai lần hai đối với quyết định mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, Trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường đã giải quyết lần

đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;

Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường: Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai mà Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường: Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai của Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

So với các quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính của Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013 ban hành đã khắc phục những mâu thuẫn với Luật Khiếu nại 2011, cụ thể như sau:

Theo quy định của khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011: Người khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có

quyền khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính, cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Tuy nhiên, điểm a khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai 2003 lại quy định: Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.

Rõ ràng quy định tại hai văn bản pháp luật trên có sự mâu thuẫn nhau, quy định của Luật Khiếu nại 2011 đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại khi chịu sự xâm phạm của các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật bằng việc khi cho phép người khiếu nại đi đến phương thức khiếu nại cuối cùng bằng con đường Tòa án khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong khi đó, theo quy định của Luật đất đai 2003: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng. Cụm từ “quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng” được giải thích là

quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng là quyết định có hiệu lực thi hành và người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp. Quy định này vô hình chung “tước” đi quyền khiếu nại tiếp theo của người khiếu nại, do đó với yêu cầu được sửa đổi sao cho thống nhất và đảm bảo quyền lợi của người khiếu nại, Luật đất đai sửa đổi 2013 đã quy định: Mọi trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính tuân theo quy định của pháp luật khiếu nại.

Liên quan đến quy định về quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, khoản 3 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 quy định: nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án, trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, người khiếu nại vẫn có quyền khởi kiện tiếp ra Toà án. Nhưng điểm b khoản 2 Luật Đất đai 2003 lại quy định: Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân. Có thể thấy rằng trường hợp này, người khiếu nại chỉ có một lựa chọn là khởi kiện Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra Toà án.

Quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai 2003 không có sự đồng bộ với Luật Khiếu nại 2011 về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính. Khắc phục những mâu thuẫn trên, Luật Đất đai sửa đổi 2013 đã quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về

đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại tạo sự thống nhất

với các quy định về thẩm quyền trong Luật khiếu nại 2011.

Mặc dù những quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính

về đất đai của Luật Đất đai 2013 đã có những sửa đổi để thống nhất với các

văn bản pháp luật có liên quan, nhưng nó vẫn còn những vướng mắc. Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính trong quản lý đất đai và thẩm quyền giải quyết các khiếu nại về đất đai chủ yếu tập trung ở cấp địa phương, Chú tịch Ủy ban nhân dân các cấp là người có thẩm quyền, chịu trách nhiệm về quyết định giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND các cấp này lại là người chủ trì, chịu trách nhiệm chính về quyết định giải quyết khiếu nại, nhưng lại phải lo mọi việc của địa phương nên khó có điều kiện chuyên tâm việc này. Vì vậy để tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính, cơ quan thanh tra được xác định là cơ quan tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp. Theo quy định của pháp luật, cơ quan thanh tra hành chính các cấp không trực tiếp giải quyết khiếu nại (ngoại trừ Tổng Thanh tra Chính phủ giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết lần đầu của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ nhưng còn khiếu nại), nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính, cơ quan thanh tra làm nhiệm vụ xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp. Quá trình này ảnh hưởng lớn đến việc ra Quyết định giải quyết khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.

Trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai, cơ quan thanh tra các cấp là cơ quan chuyên trách có trách nhiệm xác minh, kết luận về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp là đúng hay sai nhưng chỉ giữ vai trò tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp đó. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền ban hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính thì lại không phải

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2023