Tôn Trọng Và Bảo Vệ Quyền Con Người, Quyền Công Dân

luật thì việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại hành chính của công dân là một nhu cầu tất yếu có tính khách quan. Một trong những nguyên nhân làm cho hiệu lực, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại chưa đạt kết quả cao là do tính công khai, dân chủ ngay trong quá trình giải quyết khiếu nại chưa được đề cao. Người khiếu nại ít có cơ hội bày tỏ trực tiếp những yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của mình. Người bị khiếu nại chưa làm tốt các thủ tục đối thoại cần thiết để tìm hiểu, làm rõ nội dung, yêu cầu của người khiếu nại. Việc giải quyết khiếu nại còn mang nặng tư tưởng hành chính - phục tùng, chưa có sự bình đẳng giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại, hoạt động giải quyết khiếu nại còn khép kín trong phạm vi nội bộ cơ quan hành chính nhà nước. Do đó, việc hoàn thiện thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại hành chính của công dân phải hướng tới những thủ tục bảo đảm cho công dân thuận tiện trong việc tham gia quá trình giải quyết khiếu nại. Pháp luật về thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại hành chính của công dân phải đáp ứng những nội dung sau:

3.1.1. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, sứ mệnh của Nhà nước là phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy trong mối quan hệ với công dân, Nhà nước là sự đảm bảo quan trọng nhất, quyết định nhất đối với các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, đối với việc thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội, do đó, các quy định về giải quyết khiếu nại phải hướng vào việc bảo vệ và tôn trọng các quyền cơ bản của con người.

Giải quyết khiếu nại hành chính là thực hiện sự bảo đảm của Nhà nước đối với quyền khiếu nại của công dân, là thực hiện quyền dân chủ của công dân được Hiến pháp ghi nhận, là một hình thức biểu hiện của dân chủ XHCN,


đấu tranh chống lại các việc làm trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại của công dân và gắn liền với nó là việc khôi phục kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm hại bởi quyết Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính, xử lý nghiêm những người sai phạm tất yếu sẽ góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm cho mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng ngày càng thêm gắn bó, bền chặt.

3.1.2. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ

Bảo đảm tính thống nhất của thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại của công dân. Đây là một yêu cầu quan trọng nhằm giữ được tính thống nhất của hệ thống pháp luật không chỉ trong việc xây dựng, hoàn thiện thủ tục, mà còn phải bảo đảm tuân thủ trong quá trình triển khai thủ tục vào thực tiễn của hoạt động giải quyết khiếu nại. Quá trình giải quyết khiếu nại được tiến hành qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có nhiệm vụ riêng mang tính đặc thù về phạm vi hoạt động giải quyết, do đó trong mỗi giai đoạn cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền lại thực hiện theo những trình tự, thủ tục khác nhau. Các giai đoạn này có tính độc lập tương đối, đồng thời có quan hệ khăng khít và mật thiết với nhau, giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau, ngược lại kết quả của giai đoạn sau lại là sự kiểm chứng tính đúng đắn của giai đoạn trước. Do đó, để đảm bảo tính thống nhất của thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại của công dân thì cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Nội dung của thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại hành chính phải được cụ thể hoá thành các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia giải quyết khiếu nại. Phải xây dựng thiết chế về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan hành chính, của người có thẩm quyền trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

giải quyết khiếu nại, đặc biệt là trách nhiệm hành chính và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của những người có thẩm quyền ra quyết định hành chính và có hành vi hành chính bị khiếu nại mà dẫn đến hậu quả thiệt hại cho người khiếu nại, cho Nhà nước.

Trong hoạt động giải quyết khiếu nại, cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước luôn với tư cách là chủ thể bắt buộc thực hiện thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại của công dân. Do đó, cần phải quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thực hiện trình tự, thủ tục pháp lý theo nguyên tắc "chỉ được làm những gì pháp luật cho phép". Điều này không chỉ bảo đảm cho việc giải quyết khiếu nại được nhanh chóng, kịp thời mà còn bảo đảm tính khách quan, tính công bằng; ngăn ngừa được sự tuỳ tiện rất dễ xảy ra khi thừa hành công vụ, sự lạm quyền và tiêu cực trong quá trình giải quyết khiếu nại. Những quy định này sẽ là cơ sở pháp lý, là chuẩn mực để cho phép kiểm tra, giám sát và xác định được trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong hoạt động giải quyết khiếu nại.

Giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai – Qua thực tiễn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình - 8

Hoàn thiện thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại hành chính của công dân phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong các quy định nhằm thực hiện, bảo vệ quyền khiếu nại của công dân. Tức là, không vì những quyền lợi cục bộ của địa phương mình mà lợi dụng thẩm quyền cụ thể hoá hoặc hướng dẫn thi hành để tự đặt ra những quy định trái hoặc không phù hợp với những quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

3.1.3. Tính chặt chẽ và tính khả thi

Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính của công dân phải bảo đảm sự chặt chẽ, đây là điều kiện cơ bản để Nhà nước quản lý xã hội theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng và bảo đảm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Sự thiếu chặt chẽ của thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại hiện hành là

nguyên nhân tạo ra sự tuỳ tiện của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, là điều kiện làm cho các tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu nhân dân có cơ sở phát triển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc khiếu nại của công dân kéo dài nhiều năm không được giải quyết, làm phát sinh số lượng đơn thư khiếu nại vượt cấp ngày càng tăng, nhiều vụ việc người dân đã kéo đến nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước để kêu oan.

Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính của công dân phải bảo đảm tính khả thi bao gồm tính hợp lý và tính khoa học. Tính hợp lý có thể biểu hiện trên nhiều khía cạnh khác như: hợp lý về môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường xã hội và hợp lý về tâm lý công dân. Tính hợp lý sẽ góp phần làm cho việc thực hiện thủ tục đạt hiệu quả cao. Biểu hiện tính hợp lý của quy trình thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại của công dân là một vấn đề rất phức tạp. Tính phức tạp của vấn đề này nằm ngay bên trong sự đa dạng về khiếu nại của công dân. Trong quá trình hoàn thiện thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại của công dân, cần phải luôn xem xét tính hợp lý của quy trình thủ tục sẽ được ban hành trên các khía cạnh khác nhau, nhằm bảo đảm cho thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại được người khiếu nại chấp hành thuận lợi và tự giác, cơ quan hành chính nhà nước tiến hành thủ tục để giải quyết khiếu nại được nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó, bảo đảm tính khoa học của quy trình thực hiện thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại của công dân cũng là một đòi hỏi tất yếu và là một yêu cầu quan trọng trong hoạt động giải quyết khiếu nại, nhằm làm cho thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại có được tính hiệu quả trong thực tế. Tính khoa học của quy trình thực hiện thủ tục là sự sắp xếp một cách hợp lý cho việc thực hiện thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại trong các giai đoạn giải quyết vụ việc khiếu nại. Quy trình thực hiện thủ tục được hoàn chỉnh một cách hợp lý có tính khoa học sẽ giúp cho việc giải quyết khiếu nại đạt được một số yêu cầu:

- Rút ngắn thời gian giải quyết công việc, tránh được tình trạng người dân khiếu nại tràn lan, khiếu nại vượt cấp.

- Tiết kiệm được chi phí của Nhà nước, của công dân và giảm được phiền hà cho người khiếu nại.

- Tạo điều kiện cho cơ quan hành chính nhà nước tập trung công sức và thời gian cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành.

- Tạo điều kiện để vụ việc khiếu nại được chấm dứt nhanh chóng và việc thi hành quyết định hành chính đúng đắn được thi hành kịp thời.

Thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại hành chính của công dân phải dễ hiểu, dễ tiếp cận, đây là một yêu cầu quan trọng trong tiến trình hoàn thiện thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại của công dân. Như chúng ta vẫn biết giải quyết khiếu nại là một công việc hết sức phức tạp, khiếu nại của công dân lại hết sức đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực điều chỉnh của các luật, trong khi đó trình độ dân trí và sự hiểu biết về pháp luật của mỗi cộng đồng dân cư ở các địa phương, vùng, miền có những chênh lệch khác nhau, điều này tác động tới nhận thức và sự hiểu biết của người khiếu nại. Chính vì vậy, khi hoàn thiện thủ tục pháp lý giải quyết khiếu nại của công dân, cần phải xem xét đến vấn đề này, sao cho trình tự và thủ tục phải đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận.

3.1.4. Yêu cầu hội nhập quốc tế

Đổi mới pháp luật khiếu nại hành chính nói chung và pháp luật về giải quyết khiếu nại nói riêng xét trong mục tiêu rộng lớn đều có một trong những mục tiêu là phục vụ việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá. Trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một trong những yêu cầu đặt ra của Tổ chức này đối với nước ta là phải có cơ chế giải quyết hữu hiệu các tranh chấp, vi phạm pháp luật, trong đó có các khiếu nại hành chính. Trong mục tiêu để nước ta

đến năm 2019 được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường và để quá trình hội nhập thì vấn đề đặt ra là phải đánh giá đầy đủ thực trạng pháp luật khiếu nại hành chính nước ta với các điểm phù hợp và chưa phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta, từ đó có những đổi mới và hoàn thiện pháp luật khiếu nại hành chính thích ứng.

Hoàn thiện, đổi mới pháp luật khiếu nại hành chính theo yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi một mặt cần phải nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc các nhân tố tích cực của pháp luật các nước để chuyển hoá vào pháp luật khiếu nại nước ta; mặt khác, cần chú ý đến các điều kiện cụ thể của Việt Nam, không thể du nhập một cách máy móc, tuỳ tiện kinh nghiệm các nước.

3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả về giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai:

Trên cơ sở kế thừa và phát triển của Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 và Luật Thanh tra năm 2004, Luật Thanh tra 2010 được xây dựng theo hướng bảo đảm cho thanh tra vừa là công cụ của quản lý nhà nước, vừa bảm đảm được tính độc lập tương đối của nó. Luật Thanh tra năm 2010 được Quốc hội ban hành và đã được triển khai thực hiện trong gần 04 năm qua. Tuy nhiên, nhiều vấn đề bất cập cả về tổ chức, hoạt động cũng đã phát sinh trong thực tiễn, làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra đòi hỏi cần phải được xem xét, giải quyết một cách thấu đáo. Sự phụ thuộc quá lớn của các cơ quan thanh tra nhà nước vào cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp cả về về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tính chủ động và độc lập trong

hoạt động thanh tra. Vì vậy, cần nghiên cứu thay đổi quy định về tổ chức, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan thanh tra theo hướng có tính độc lập cao hơn quy định trong Luật Thanh tra 2010 để tránh việc cơ quan thanh tra phụ thuộc quá nhiều vào thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp.

Một số quốc gia trên thế giới đã xây dựng mô hình cơ quan thanh tra được tổ chức và hoạt động độc lập với cơ quan hành chính nhà nước đã đem lại những kết quả đáng kể trong hoạt đông giải quyết khiếu nại hành chính.

Ở Hàn Quốc, Ban Thanh tra và Kiểm toán Hàn Quốc (BAI) được thành lập dưới quyền hạn trực tiếp của Tổng thống, là một cơ quan trực tiếp hoạt động dưới sự điều hành của Tổng thống. Ban này thực hiện 2 chức năng cơ bản là thanh tra và kiểm toán. Sau khi có báo cáo kết luận về vụ việc được thanh tra, kiểm toán, BAI có quyền đưa ra các phán quyết và kiến nghị, quyết định về trách nhiệm bồi thường (đối với người có hành vi vi phạm), đề nghị hình thức kỷ luật (đối với người vi phạm kỷ luật), yêu cầu áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đã xảy ra; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ các văn bản sai trái không phù hợp với thực tế. Qua thanh tra và kiểm toán, nếu thấy rằng có hành vi tội phạm xảy ra, BAI lập báo cáo gửi tới cơ quan Công tố đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm.

Ở Ai Cập, Cơ quan giám sát hành chính Ai Cập (ACA) được tổ chức chủ yếu ở cấp Trung ương gồm: các Tổng cục, Cục, đơn vị chức năng và Văn phòng đại diện của cơ quan giám sát đặt tại những khu vực nhất định để giám sát một hoặc một số tỉnh, thành phố mà không thành lập cơ quan giám sát của chính quyền địa phương. Cơ quan này đặt dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của người đứng đầu tại Trung ương. Những thông tin thu được từ các văn phòng giám sát tại 16 tỉnh được chuyển về trung tâm ACA xử lý và quyết định. Trong hoạt động, ngoài việc tổ chức các đoàn thanh tra, giám sát để giải

quyết các vụ việc phức tạp, ACA còn giao cho mỗi Thanh tra viên theo dõi giám sát một hoặc một số đối tượng nhất định theo kế hoạch đã được phân công để chủ động tiến hành thanh tra, giám sát theo thẩm quyền. ACA xem xét, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân đối với cơ quan Nhà nước, công chức Nhà nước; cung cấp các thông tin, kết luận về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Tỉnh trưởng khi được yêu cầu. ACA cũng thiết lập"điện thoại nóng" để tiếp nhận một cách nhanh nhất các thông tin do nhân dân cung cấp cùng với việc sử dụng các chuyên gia, các nhà chuyên môn trong khi xem xét, giải quyết các vụ việc liên quan đến những vấn đề phức tạp, chuyên ngành sâu cũng như mạng lưới cộng tác viên rộng rãi để tăng cường sự giám sát, kiểm tra của cơ quan đối với hoạt động của đối tượng bị giám sát trên phạm vi và địa bàn rộng lớn. Vì vậy, các báo cáo kết luận, quyết định, kiến nghị của cơ quan này có tính thuyết phục cao và có tác dụng giúp các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách.

Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã thiết lập một số thiết chế chuyên trách của nhà nước, có quốc gia coi đây là thiết chế hiến định để thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, khiếu kiện hành chính, thường được gọi là Thanh tra Quốc hội (Ombudsman) hoặc Cơ quan trung gian hòa giải (mô hình Médiateur của Pháp). Tại Cộng hòa Pháp, thiết chế “Médiateur” được thành lập theo Luật về thành lập cơ quan trung gian giải quyết khiếu nại năm 1973 trên cơ sở chế định Người bảo vệ các quyền được quy định tại chương XI-A Hiến pháp năm 1958. Khi nhận được đơn khiếu nại thông qua một nghị sĩ, Médiateur có quyền đưa ra đề nghị, yêu cầu cơ quan hành chính sửa đổi hoặc hủy bỏ các quyết định hành chính, thực hiện đúng hành vi hành chính. Nếu khuyến nghị, đề xuất không được thực hiện thì được phép công cố công khai khuyến nghị, đề xuất đó. Báo cáo thường niên của cơ quan trung gian giải quyết khiếu nại được gửi cho Tổng thống, Nghị

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2023