phải giải quyết; năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thiếu tính chuyên môn, chuyên nghiệp.
Cho đến nay, chưa có một thiết chế chuyên trách, độc lập có đầy đủ thẩm quyền và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết khiếu nại. Luật Tố tụng hành chính đã được ban hành thể hiện một bước ngoặt, nó mở rộng tối đa sự bảo vệ của pháp luật đối với quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Tuy nhiên, bản thân Luật này cũng còn một số điểm cần bàn. Liệu rằng, Tòa án có đủ cán bộ, cán bộ liệu có đủ chuyên môn để giải quyết khối lượng công việc hành chính rất lớn và không hề đơn giản trong việc áp dụng pháp luật. Những công việc này, thông thường số lượng cán bộ, công chức hành chính đông gấp nhiều lần, có kinh nghiệm chuyên sâu hơn còn vẫn đang quá tải; trình tự tố tụng giải quyết vụ án hành chính gần giống với trình tự của tố tụng dân sự, trong khi tranh chấp hành chính giữa một bên là người có quyền lực, đại diện cho nhà nước, một bên là công dân liệu có phù hợp, vấn đề thi hành bản án hành chính do ai, cơ quan nào cưỡng chế thi hành… là những vấn đề chắc chắn sẽ vướng mắc trong quá trình thực thi. Hơn nữa, liệu người dân Việt Nam có thích pháp đình bằng hành chính không.
Ngoài ra, hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại hành chính cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động giám sát nặng tính hình thức; phương thức và nội dung giám sát không rõ ràng dẫn đến hậu quả là hoạt động này không phát huy được hiệu quả.
Nói tóm lại, Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay của ta còn rất nhiều bất cập, cần có những cải cách căn bản theo hướng cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện, tăng cường những thiết chế cụ thể nâng cáo trách nhiệm hành chính của các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
3.2. CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
3.2.1. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc giải quyết khiếu nại hành chính và hoàn thiện Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, cơ chế giải quyết khiếu nại có vị trí, vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, nó thể hiện mức độ dân chủ và trách nhiệm của nhà nước đối với công dân; bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc giải quyết khiếu nại thể hiện tính công khai, dân chủ. Trên phương diện nhà nước pháp quyền, giải quyết khiếu nại là một cơ chế hữu hiệu để kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo cho quyền lực đó thật sự thuộc về nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân và toàn xã hội; khẳng định nhà nước có thật sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân không, pháp luật có thật sự tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình không... Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại được xem như một trong những phương thức hữu hiệu để công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, kiểm tra, giám sát các cơ quan Nhà nước, nhân viên Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế trong việc thi hành, chấp hành pháp luật.
Cơ chế giải quyết khiếu nại có vai trò và ý nghĩa chính trị, xã hội đặc biệt quan trọng, cụ thể:
Cơ chế giải quyết khiếu nại nói chung và công tác giải quyết khiếu nại thể hiện rõ quan điểm “lấy dân làm gốc”, thông qua công tác giải quyết khiếu nại làm cho Nhà nước trở nên gần gũi với dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, giải đáp kịp thời những vướng mắc trong nhân dân. Qua đó góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền, duy trì sự ổn định tình hình chính trị, xã hội của đất nước.
Giải quyết khiếu nại thể hiện ý thức trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền trong các cơ quan Nhà nước trước nhân dân, thể hiện sự tôn trọng nhân dân, tuân thủ pháp luật, tạo điều kiện để nhân dân thực sự phát huy quyền làm chủ của họ trong việc tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, qua đó tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước, làm cho mối quan hệ giữa nhân dân với Nhà nước ngày càng được củng cố.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Quy Định Của Pháp Luật Hiện Hành Về Thẩm Quyền Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính
- Mối Quan Hệ Giữa Thủ Trưởng Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Cấp Dưới Với Thủ Trưởng Cấp Trên Trong Việc Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính
- Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện - 11
- Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện - 13
- Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Thông qua công tác giải quyết khiếu nại giúp cho Nhà nước nắm được kịp thời kết quả thực hiện chính sách, pháp luật của mình ở các cấp, các ngành. Thông qua việc giải quyết khiếu nại mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm được tình hình khiếu nại ở từng địa phương, từng lĩnh vực, nắm được việc khiếu nại tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nào, vấn đề gì… Qua đó cơ quan Nhà nước có những thông tin quan trọng để tự mình kiểm tra lại những việc đã làm được, cũng như những hạn chế, sơ hở, thiếu sót trong chính sách, pháp luật và các quyết định điều hành của chính quyền các cấp để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những sai sót, khuyết điểm và điều chỉnh sửa đổi bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế những khiếu nại vượt cấp, kéo dài, lòng vòng đến nhiều cấp, nhiều ngành. Thông qua việc giải quyết tốt khiếu nại sẽ giáo dục ý thức cho công dân trong viêc giữ gìn trật tự, kỷ cương pháp luật; thông qua giải quyết khiếu nại hành chính, các cơ quan nhà nước có thể phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, từ đó xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật, thu hồi tiền tài sản cho Nhà nước, củng cố niềm tin đối với nhân dân.
Việc giải quyết khiếu nại ở nước ta trong những năm qua tuy đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân, trách nhiệm của công chức, người có thẩm quyền đối với khiếu nại của nhân dân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khiếu nại của người dân nhiều khi vẫn chưa được
giải quyết đúng chế độ, chính sách, đúng quy trình; hiện tượng giải quyết khiếu nại còn sai sót của cơ quan có thẩm quyền xảy ra còn không ít. Những bất cập trên do nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu phải kể đến là do cơ chế giải quyết khiêu nại hành chính hiện nay dẫn đến tình trạng này.
3.2.2. Nhu cầu, quan điểm đổi mới và hoàn thiện Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính
Luật khiếu nại, tố cáo được ban hành vào năm 1998, và được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004 và 2005. Những sửa đổi của Luật khiếu nại, tố cáo chỉ là những sửa chữa nhỏ nhặt cho phù hợp với thực tế, với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế (Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, WTO ), cố gắng hạn chế tình hình khiếu nại ngày càng gia tăng về số lượng, phức tạp về tính chất; thể hiện mức độ minh bạch của quá trình giải quyết khiếu nại tố cáo. Cụ thể như, đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần đầu là bắt buộc, vai trò của luật sư trong việc giúp đỡ về mặt pháp lý cho người khiếu nại, không còn quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng tại cơ quan hành chính; Tòa án là phương thức bảo vệ người dân, giải quyết cuối cùng đối với các quyết định hành chính bị khiếu nại. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật khiếu nại, tố cáo năm 2005 là một bước tiến quan trọng, một cải cách có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân với việc chấp nhận để tòa án phán quyết cuối cùng đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Tuy nhiên, pháp luật về khiếu nại tố cáo nói riêng và hệ thống pháp luật của ta nói chung giống như một chiếc áo đã trật để khoác lên một cơ thể đã quá lớn. Vì vậy, những sửa đổi như vậy cũng không làm cho tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại bớt căng thẳng, bớt phức tạp đi. Những đoàn khiếu nại đông người "rầm rộ" kéo lên Trung ương để đòi hỏi quyền lợi, những vụ tự thiêu tai Trụ Sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước cho thấy những bất
cập trong cơ chế giải quyết khiếu nại, cần phải sửa đổi một cách toàn diện. Nhận thức được vấn đề nên trong đề án của Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thể hiện rõ quan điểm về sự cần thiết cải cách thể chế trong Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính, đề xuất tổ chức Tòa án Hành chính hoặc thành lập cơ quan tài phán hành chính. Nhiều quan điểm của các đại biểu Quốc hội cũng nhận định, "đã đến lúc thành lập cơ quan tài phán hành chính và khuyến khích giải quyết tại tòa án, thay vì cơ chế giải quyết kiểu vừa đá bóng, vừa thổi còi như hiện nay” [7].
Như vậy, các cơ quan có thẩm quyền và nhà chức trách đã nhận thức rõ bất cập lớn nhất trong Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay thể hiện ở vị thế không khách quan của thiết chế giải quyết khiếu nại hành chính. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi sự quyết tâm cao trong việc thay đổi cơ chế trên cơ sở quan điểm sau:
Thứ nhất, quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, phù hợp với tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước và cải cách công tác tư pháp hiện nay. Đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại theo hướng công khai, đơn giản, thuận lợi cho dân, đồng thời đảm bảo tính thông suốt, hiệu quả của quản lý hành chính; khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, gây khó khăn, chậm trễ trong công việc và giải quyết khiếu kiện của dân.
Thứ hai, Luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính được xây dựng phải tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại, đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại và hiệu lực công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội.
Thứ ba, xây dựng Luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính
phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại; kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khiếu nại, tố cáo; thiết lập được trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đơn giản, nhanh chóng, công khai, minh bạch và có hiệu quả; phát huy quyền dân chủ của nhân dân.
Thứ tư, bảo đảm tính hợp Hiến, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và khả năng thi hành của Luật khiếu nại; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài về giải quyết khiếu nại, các quy định của Luật khiếu nại không cản trở việc thực hiện Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thứ năm, việc hoàn thiện Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính phải bảo đảm trên nguyên tắc mọi quyết định, hành vi hành chính trái pháp luật đều có thể bị khởi kiện trước toà án như một khâu bảo hiểm cuối cùng.
Trên cơ sở quan điểm đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại, thực tiễn, và so sánh đối chiếu với cơ chế giải quyết khiếu nại, từ góc độ nhà nước pháp quyền có thể tiếp cận đối với việc hoàn thiện Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính theo hai hướng, cụ thể:
Xây dựng Luật Khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng minh bạch, vì quyền khiếu nại của dân, công bằng trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và kỷ cương hành chính trong công tác giải quyết khiếu nại. Cách tiếp cận này có thuận lợi là không động chạm nhiều đến vấn đề tổ chức bộ máy các cơ quan của Chính phủ. Tuy nhiên, sự sửa đổi thiếu tính đồng bộ cũng sẽ làm hoàn chỉnh thêm môt bước về Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính nhưng chắc chắn hiệu quả sẽ không thật sự rõ rệt về tổng thể.
Để giải quyết triệt để những bất cập hiện nay trong Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính cần thiết cải cách một cách tổng thể về mặt tổ chức, thẩm quyền, trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại hành chính. Phải thành lập
cơ quan tài phán hành chính độc lập với thủ trưởng cơ quan hành chính để phán xét các quyết định hành chính. Tòa án chỉ là phương thức đảm bảo cuối cùng và Tòa hành chính phải tách khỏi hệ thống tòa án nhân dân, được tổ chức khoa học, có trình tự giải quyết phù hợp với loại việc hành chính và có quyền phán xét cả các quyết định quy phạm không hợp Hiến, hợp pháp.
3.2.3. Luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính
Nguyên tắc của Luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính
Luật phải được xây dựng dựa trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc khách quan, độc lập trong toàn bộ quá trình giải quyết khiếu nại hành chính;
- Nguyên tắc bình đẳng về quan hệ giữa người khiếu nại với người bị khiếu nại;
- Nguyên tắc minh bạch trong giải quyết khiếu nại hành chính;
- Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của luật sư trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại hành chính;
- Nguyên tắc nghĩa vụ chứng minh của cơ quan hành chính nhà nước đối với khiếu nại;
- Nguyên tắc bảo đảm kỷ luật công vụ, trách nhiệm của công chức trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính.
Những nguyên tắc này cần phải được cụ thể hóa thành những điều luật cụ thể, thể hiện khả năng thực thi trên thực tế của những nguyên tắc này chứ không chỉ là những tuyên bố chính trị, không có tính cụ thể, không thực thi được. Nói một cách khác, các nguyên tắc trên mới chỉ trả lời được câu hỏi phải làm gì? Từ câu hỏi này ta phải đi trả lời câu hỏi phải làm bằng cách nào?
Các nguyên tắc của Luật Khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính cần được ghi nhận, xác lập và thực hiện nhằm những mục đích sau đây:
Thứ nhất, tăng cường và bảo đảm quyền khiếu nại của công dân
Luật khiếu nại, tố cáo cần phải được xây dựng theo hướng mở rộng tối đa và tạo điều kiện tốt nhất để công dân thực hiện được quyền khiếu nại của mình theo đúng tinh thần của Hiến pháp, cụ thể:
- Công dân có thể khiếu nại các quyết định hành chính hay việc làm của cơ quan hành chính nhà nước; khiếu nại về việc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong thời hạn mà pháp luật quy định;
- Quy định quyền của công dân khiếu nại các văn bản có tính chất quy phạm của các cơ quan nhà nước khi cho rằng, văn bản đó không hợp pháp (không đúng thẩm quyền, ban hành không đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, có nội dung không phù hợp với văn bản cao hơn, có mục đích không phù hợp, không xuất phát từ lợi ích công, không hợp thời và có thể gây hại cho đối tượng bị quản lý là các cơ quan, tổ chức, cá nhân…);
- Mở rộng tối đa việc ủy quyền khiếu nại của công dân bằng cách cho phép công dân có thể ủy quyền cho bất cứ ai có đủ năng lực hành vi dân sự thay mặt mình để khiếu nại hành chính;
- Công nhận sự tham gia đầy đủ của luật sư vào quá trình giải quyết khiếu nại hành chính; khẳng định quyền của luật sư làm đại diện cho người khiếu nại trong mọi vụ việc theo yêu cầu, nguyện vọng của người khiếu nại;
- Quy định trách nhiệm chứng minh vụ việc thuộc về công chức, cơ quan hành chính bị khiếu nại.
Thứ hai, minh bạch hóa quá trình giải quyết khiếu nại
- Đối thoại là một nguyên tắc được thực hiện trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại chứ không chỉ là việc "gặp gỡ đối thoại" một hai lần ít ỏi như hiện nay và giao cho cơ quan được thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước giao thẩm tra, xác minh, kết luận vụ việc khiếu nại thực hiện việc đối thoại;
- Quy định nguyên tắc về sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là người khiếu nại trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại;