Giải phẫu sinh lý hệ thống tiêu hoá - ThS. BS. Trần Quang Thảo - 7


Điều hòa bài tiết dịch vị - bằng đường thể dịch:



-

-

-

Gastrin

Histamin

Corticoid của vỏ thượng thận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

- Prostaglandin E2


Điều hòa bài tiết dịch vị - bằng đường thể dịch:


- Gastrin: do tế bào G của hang vị và tá tràng bài tiết vào máu, đến kích thích tuyến ở thân vị và đáy vị gây bài tiết HCl và pepsinogen. Lượng HCl được bài tiết gấp 3 - 4 lần lượng pepsinogen.


Điều hòa bài tiết dịch vị - bằng đường thể dịch:


- Histamin: histamin làm tăng tác dụng của gastrin và acetylcholin lên bài tiết HCl. Trong điều trị loét dạ dày - tá tràng, dùng thuốc ức chế receptor H2 (cimetidin, ranitidin) ức chế bài tiết histamin do đó ức chế bài tiết HCl.

- Các corticoid của vỏ thượng thận làm tăng bài tiết HCl và pepsinogen nhưng làm giảm bài tiết chất nhầy không dùng corticoid cho người viêm loét dạ dày - tá tràng.


Điều hòa bài tiết dịch vị - bằng đường thể dịch:


- Prostaglandin E2 : bảo vệ niêm mạc dạ dày do tác dụng

+ Giảm tiết acid

+ Tăng tiết chất nhầy

+ Tăng tuần hoàn đến niêm mạc dạ dày


Điều hòa bài tiết dịch vị 3 giai đoạn bài tiết dịch vị Giai đoạn thần 1


Điều hòa bài tiết dịch vị - 3 giai đoạn bài tiết dịch vị:

Giai đoạn thần kinh (giai đoạn đầu):

- Diễn ra trước khi thức ăn vào dạ dày (nhìn, ngửi, nếm hay nghĩ tới) hoặc trong khi ăn (càng ngon miệng thì cường độ bài tiết càng mạnh)

- Ảnh hưởng của tâm lý:

- Dịch vị bài tiết lúc này là dịch vị tâm lý có tác dụng chuẩn bị đón sẵn thức

ăn vào dạ dày.

- Cơ chế: phản xạ không và có điều kiện với đường ly tâm là dây X.

- Yếu tố ảnh hưởng: sợ hãi → giảm tiết, tức giận → tăng tiết.

- Bài tiết 20% lượng dịch vị của bữa ăn


Điều hòa bài tiết dịch vị - 3 giai đoạn bài tiết dịch vị:

Giai đoạn thần kinh thể dịch (giai đoạn dạ dày)

- Thức ăn vào dạ dày → giãn dạ dày → kích thích cơ học niêm mạc

hang vị khởi động phản xạ dây X, phản xạ tại chỗ, giải phóng gastrin

→ thân vị, kích thích bài tiết HCl và pepsinogen.

- Cả hai cơ chế thần kinh và hormone phối hợp → bài tiết dịch vị liên tục, chiếm ~ 70% dịch vị.

- pH dạ dày thấp sẽ ức chế bài tiết gastrin


Điều hòa bài tiết dịch vị - 3 giai đoạn bài tiết dịch vị:

Giai đoạn thể dịch (giai đoạn ruột)

- Thức ăn làm căng tá tràng + sản phẩm tiêu hóa + HCl kích thích tá

tràng tiết Gastrin (ít) máu dạ dày kích thích tiết dịch vị.


- Khi tá tràng quá đầy, pH quá acid, vị trấp quá nhiều mỡ, nhiều proteose và pepton tá tràng bài tiết nhiều Secretin, GIP (Gastric Inhibitory Peptide), CCK (Cholecystokinin) máu dạ dày ức chế tiết dịch vị chậm lại tống vị trấp xuống ruột.


Như vậy dịch vị được điều hoà bài tiết trước, trong và sau khi

thức ăn đã rời dạ dày, nhờ cơ chế thần kinh và thể dịch phối hợp

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 09/09/2024