Giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 14


KẾT LUẬN CHƯƠNG III‌


Trong bối cảnh môi trường kinh doanh chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi, tổng cầu của nền kinh tế yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa khó khăn, số lượng các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng, hàng tồn kho lớn, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút dẫn đến doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng mang tính sống còn của ngành ngân hàng thì việc các NHTM đưa ra các giải pháp nhằm giải phóng nợ xấu, khơi thông nguồn vốn là rất quan trọng.


Trong chương III, người viết đã kiến nghị các giải pháp để xử lý nợ xấu cho hệ thống NHTM Việt Nam, bao gồm các giải pháp chung cho hệ thống NHTM: Bao gồm nhóm giải pháp mang tính phòng ngừa và nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, do bản thân các NHTM không thể tự mình giải quyết được vấn đề nợ xấu mà cần phải có sự phối hợp các giải pháp đồng bộ của Chính phủ và NHNN, do vậy người viến đã mạnh dạn kiến nghị các giải pháp cho Chính phủ và NHNN: Bao gồm các giải pháp nâng cao vai trò quản lý giám sát của NHNN đối với hệ thống NHTM; nâng cao vai trò giám sát hoạt động của Chính phủ đối với DNNN.


Ngoài ra người viết còn đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường mua bán nợ và giải pháp nhằm khơi thông thị trường bất động sản.


Tuy nhiên, bên cạnh việc tự mình tìm giải pháp tháo gỡ, xử lý nợ xấu với sự hỗ trợ của chính phủ và NHNN, các NHTM cần phải chú trọng việc phòng ngừa nợ xấu phát sinh thông qua việc nâng cao hơn nữa công tác quản trị rủi ro nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh. Đây chính là một trong những biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả nhất theo nguyên tắc “làm đúng ngay từ đầu.


KẾT LUẬN CHUNG‌


Nợ xấu trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng là thực tế khách quan trong quá trình hoạt động của các NHTM, do vậy xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tài chính của hệ thống NHTM là một trong những trọng tâm lớn trong tiến trình tái cơ cấu NHTM hiện nay. Với mục tiêu đề tài đặt ra là nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu và đề ra các giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ xấu, kết quả nghiên cứu đề tài đã đạt được một số vấn đề cơ bản sau đây:


Một là: Luận văn đã làm rò khái niệm nợ xấu, nguyên nhân phát sinh và tác động của nợ xấu đến bản thân NHTM, người đi vay và cả đối với nền kinh tế cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Hai là: Luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam từ 2005 – 30/09/2012, phân tích các biện pháp biện pháp xử lý nợ xấu hiện nay cũng như tổng hợp một số kết quả xử ý nợ xấu từ các giải pháp này.

Ba là: Luận văn đã đề xuất một số giải pháp mang tính phòng ngừa và đặc biệt là các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu.


Trong quá trình thực hiện thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của PGS.TS. Lý Hoàng Ánh; PGS.TS. Trần Huy Hoàng và các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất cho sự giúp đỡ quí báu này.


Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do điều kiện hạn hẹp về thời gian cũng như trình độ còn hạn chế, cùng với những thay đổi về các quy định của Ngân hàng Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, hệ thống NHTM Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình hoạt động. .. nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, người viết rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp chân tình qúi báu của tất cả các Quý thầy, cô cùng các bạn để có thể hoàn thiện bài viết hơn. Xin chân thành cảm ơn./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


[1.] Lý Hoàng Ánh (2010), Bàn thêm khủng hoảng nợ tại Mỹ Việt Nam cần có giải pháp tài chính tiền tệ hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn 2010 – 2020, Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM

[2.] Phạm Đỗ Chí (2008), Khủng hoảng tín dụng BĐS tại Mỹ và bài học với Việt Nam.

[3.] Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông.

[4.] Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ ngân hàng trung ương, NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

[5.] Hồ Hữu Hạnh, Hiệu quả của những biện pháp ứng phó khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu của các nước và những vấn đề cần quan tâm đối với Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh

[6.] Lê Thu Hằng và Đỗ Thị Bích Hồng (2010), Định vị hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

[7.] Nguyễn Thị Hiền, Nâng cao khả năng tài trợ vốn ngân hàng đối với hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Viện chiến lược Ngân hàng, NHNN.

[8.] Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung, Tiền tệ ngân hàng, NXB Phương Đông.

[9.] Trần Huy Hoàng, Basel và tiến trình hội nhập vào hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.

[10.] Trần Huy Hoàng (2008), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động Xã hội.

[11.] Trịnh Thanh Huyền (2010), Những rào cản trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam

[12.] Phạm Thị Kim Loan, Chứng khoán hóa và những bài học kinh nghiệm thực tiễn từ khủng hoảng thị trường bất động sản Mỹ, Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.


[13.] Nguyễn Hữu Nghĩa (2012), Thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay, Ngân hàng Nhà nước.

[14.] Lê Xuân Nghĩa (2012), Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2011 và triển vọng 2012-2015, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia.

[15.] Nguyễn Văn Nhã, Đại khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 dưới con mắt các nhà báo và các chuyên gia kinh tế quốc tế, NXB Tri Thức.

[16.] Nguyễn Minh Phong (2011), Năm 2012 bức tranh kinh tế - Tài chính có gì mới?

[17.] Lê Văn Tề (2010), Tín dụng Ngân hàng, NXB Giao thông vận tải.


[18.] Trương Quang Thông (2010), Phân tích hiệu năng hoạt động Ngân hàng thương mại Việt Nam – Một nghiên cứu thực nghiệm mô hình S-C-P, NXB Phương Đông.

[19.] Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.


[20.] Nguyễn Đức Trung (2012), An toàn vốn của các NHTM - Thực trạng Việt Nam và giải pháp cho việc áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel II&III, Tạp chí ngân hàng, số 6/2012.

[21.] Chính phủ (2006), Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.


[22.] Công ty chứng khoán Vietcombank (2011), Đánh giá phân tích ngành ngân hàng, Phòng nghiên cứu và phân tích, 09/2011.

[23.] Đại học Tôn Đức Thắng, Viện Nghiên cứu phát triển Tp. Hồ Chí Minh (2012), Ngân hàng thương mại Việt Nam 2012-2013: Cải cách để sống còn, Tp. Hồ Chí Minh.

[24.] Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Hoạt động hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam một năm sau gia nhập WTO, NXB Thống Kê.

[25.] Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo giải trình chất vấn tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội – Số 104/BC-NHNN ngày 15/08/2012

[26.] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử


dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

[27.] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011),

Báo cáo thường niên.


[28.] Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 35/2011/TT-NHNN về quy định việc công bố thông tin của Ngân hàng Nhà nước.

[29.] Trịnh Thanh Huyền (2010), Những rào cản trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số 20/2010

[30.] Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định 254/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”

[31.] Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (2012), Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam – Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà nội.

[32.] Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (2010), Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam – Lựa chọn để tăng trưởng bền vững, NXB Tri Thức.

[33.] Website của Ngân hàng Nhà nước tại http://www.sbv.gov.vn/ [34.] Website Thời báo Kinh tế Việt Nam tại http://vneconomy.vn/

[35.] Website của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại http://www.vnba.org.vn


[36.] Website của Ngân hàng Nhà nước tại http://www.sbv.gov.vn/ [37.] Website Thời báo ngân hàng www.thoibaonganhang.vn/


PHỤ LỤC


Phụ lục 1: Đầu tư ngoài ngành của một số Doanh nghiệp Nhà nước


TT‌ TÊN NGÂN HÀNG Tên viết tắt Vốn điều lệ 01 NH Nông nghiệp và PTNT Việt 1



TT‌ TÊN NGÂN HÀNG Tên viết tắt Vốn điều lệ 01 NH Nông nghiệp và PTNT Việt 2


TT‌ TÊN NGÂN HÀNG Tên viết tắt Vốn điều lệ 01 NH Nông nghiệp và PTNT Việt 3


TT‌

TÊN NGÂN HÀNG

Tên viết tắt

Vốn điều lệ

01.

NH Nông nghiệp và PTNT Việt Nam

Agribank

20.708

02.

NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Vietcombank

17.587

03.

NH TMCP Công Thương Việt Nam

Vietinbank

16.858

04.

NH Đầu Tư và Phát triển Việt Nam

BIDV

14.600

05.

NH TMCP Sài Gòn

SCB

10.584

06.

NH TMCP Xuất Nhập Khẩu

Eximbank

10.560

07.

NH TMCP Á Châu

ACB

9.376

08.

NH TMCP Sài Gòn Thương Tín

SacomBank

9.179

09.

NH TMCP Kỹ thương

Techcombank

8.788

10.

Shinhan Vietnam

Shinhan vina

7.547

11.

NH TMCP Quân đội

MB

7.300

12.

NH TMCP Bưu Điện Liên Việt


6.010

13.

NH TMCP Đông Nam Á

(SeAbank)

5.334

14.

NH TMCP Việt Nam Thịnh vượng

(VPBank)

5.050

15.

NH TMCP Hàng Hải


5.000

16.

NH TMCP Đại Dương


5.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022