Sản phẩm cáo | Khhách hàng | Quảng | Mục tiêu kinh doanh | |
Xu hướng kinh tế | Chi phCí hi phí | thương hiệu Phân phối | Cạnh Cạtrnahnh tranh | Ràng buộc pháp luật |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp ứng dụng Internet vào Marketing dịch vụ tại VNA - 1
- Giải pháp ứng dụng Internet vào Marketing dịch vụ tại VNA - 2
- Các Đặc Điểm Riêng Của Marketing Internet
- Đáp Ứng Tốt Hơn Những Nhu Cầu Đặc Biệt Của Khách Hàng
- Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Ứng Dụng Internet Trong Marketing Dịch Vụ Tại Vna
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Vị trí
Hình 1.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến giá
Chiến lược giá :Để đưa ra một chiến lược giá thích hợp, doanh nghiệp phải quan tâm
đến các yếu tố như:
- Nhu cầu của khách hàng: nhu cầu về một dịch vụ luôn biến động tại mọi thời điểm, do đó doanh nghiệp phải luôn tìm hiểu, nghiên cứu để xem sự cần thiết của sản phẩm dịch vụ đến khách hàng ở mức độ nào.
- Chi phí dịch vụ: bao gồm biến phí (chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm) và định phí (chi phí cố định). Chi phí là yếu tố chủ yếu quyết định giá cho sản phẩm dịch vụ trong đó chi phí biến đổi lại quyết định đến lợi nhuận cũng như cạnh tranh trên thị trường.
- Cạnh tranh: nghiên cứu giá của đối thủ cạnh tranh để doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá của mình phù hợp hơn.
Trong môi trường Internet, chính sách giá của công ty chịu ảnh hưởng rất lớn bởi giá cạnh tranh vì mọi mức giá có thể được công bố công khai trên mạng, khách hàng có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin hơn để đánh giá về lợi ích và chi phí đối với các quyết định mua hàng của họ
1.3.3 Phân phối (Place)
Vì các tính chất của dịch vụ nên hệ thống kênh phân phối đặc trưng của Marketing dịch vụ là kênh phân phối ngắn, kênh trực tiếp, bao gồm kênh phân phối tới tận nhà và phân phối trực tiếp tại doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng có một vài sản phẩm dịch vụ có thể phân phối qua trung gian đại lý nhưng quá trình thực hiện dịch vụ vẫn phải ở tại doanh nghiệp.
Thành viên của kênh gồm người cung ứng dịch vụ, các khâu trung gian (văn phòng, chia nhánh hay đại lý) và người tiêu dùng
Có ba phần chính biểu hiện trong kênh là:
- Thành viên của kênh và quan hệ giữa các thành viên
- Những chức năng khác nhau của thành viên kênh thực hiện cùng với trang thiết bị, vật chất và công nghệ được sử dụng
- Dịch vụ tổng thể mà các thành viên tạo ra
Ba loại thành viên của kênh phân phối đều tham gia quá trình mua bán dịch vụ, với những thành viên phía trước và phía sau trong kênh, Mỗi thành viên đều có những khả năng và đối tượng riêng mà kết quả là xuất hiện một kênh đặc thù gồm hỗn hợp quyền lực, mâu thuẫn và sự điều phối
Những thành viên cũng thực hiện những chức năng nhất định làm tăng thêm giá trị của dịch vụ. Trong quá trình thực hiện những chức năng này các thành viên sử dụng nhiều đầu mối vật chất công nghệ phụ trợ như giấy, bút, mạng lưới máy tính, xe, cộ,…
Chiến lược kênh phân phối :
Chiến lược kênh phân phối trong các ngành dịch vụ thường là mở rộng nhiều thị trường khác nhau cho từng loại dịch vụ khác nhau.Hoặc tìm các đại lý, mở các Văn phòng đại diện làm nhiệm vụ thông tin về sản phẩm dịch vụ.
Hạn chế càng nhiều càng tốt các khâu trung gian là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng dịch vụ đến khách hàng là tối ưu nhất trong thời gian ngắn nhất
Có hai hình thức phân phối qua Internet:
- Thứ nhất với các loại hàng có thể số hóa, việc phân phối được sử dụng hoàn hảo qua mạng bằng cách gửi trực tiếp hoặc download ( phần mềm, nhạc, game,…)
- Thứ hai đối với hàng hóa hữu hình Internet hỗ trợ để nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp, kiểm soát hàng hóa trong quá trình phân phối, mở rộng kênh phân phối bằng cách sử dụng website thay cho các phòng trưng bày truyền thống.
Với Internet, không còn các cửa hàng bán lẽ trong kênh phân phối, thay vào đó là các cửa hàng ảo trên mạng. Với mô hình phân phối này, quyền lựa chọn của khách hàng được mở rộng đáng kể
1.3.4 Quảng cáo (Promotion ):
Quảng cáo trong dịch vụ là những hoạt động nhằm tuyên truyền và khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, cung cấp thông tin cho khách hàng và những giải pháp về những mối quan hệ nội bộ và thị trường.
Gồm các hoạt động như : Quảng cáo, Khuyến mãi, Quan hệ công chúng, Chào hàng và Marketing trực tiếp
Bảng 1.2 : Ưu Và Khuyết Điểm Của Các Hình Thức Quảng cáo
Ưu điểm | Khuyết điểm | |
Quảng cáo | - Thông tin đến được nhiều | -Nhiều người nhận thông ti |
Thông qua các cơ quan thông | người một lúc. | không phải là khách hàng |
tin đại chúng như báo, TV, | - Có nhiều phương tiện | tiềm năng, dẫn đến lãng phí |
radio…truyền thông tin đến | lựa chọn. | - Thời gian quảng cáo ngắn |
khách hàng | - Thông tin dễ bị quên lãng | |
Khuyến mãi | - Tính linh động cao. | - Anh hưởng đến sự trung thàn |
Các chương trình tăng thêm | - Kích thích nhu cầu. | đối với khách hàng. |
giá trị cho khách hàng nhằm | - Dễ kết hợp với các truyền | - Chỉ có tác dụng trong một thờ |
kích thích tiêu dùng | thông khuyến mại khác. | gian ngắn. |
Quan hệ công chúng- PR) | - Ít tốn chi phí | - Khó kiểm soát được nội |
Quảng bá thương hiệu ra | - Thông tin dễ được | dung tuyên truyền phụ thuộc yế |
cộng đồng qua việc duy trì sự | chấp nhận và tin cậy | tố khách quan |
tin cậy và hiểu biết lẫn nhau | - Thông tin được quan tâm | - Sự lặp lại thông tin giới hạn |
giữa tổ chức và công chúng | hơn quảng cáo | - Thông tin xấu có thể ảnh |
với các hoạt động: đăng tin | hưởng đến công ty | |
trên báo, tổ chức họp báo, sự | ||
kiện, tài trợ xã hội…. | ||
Chào hàng trực tiếp | -Tuyên truyền trực tiếp có th | - Tốn nhiều chi phí cho việc tuyể |
Quảng bá, thuyết phục khách | ghi nhận thông tin | chọn và huấn luyện đội ngũ bá |
hàng thông qua tiếp xúc trực | phản hồi | hàng |
tiếp giữa đội ngũ bán hàng và | - Tác động trực tiếp đến hành v | - Chi phí cho một lần tiếp xúc |
khách hàng mục tiêu | khách hàng | cao và hiệu quả phụ thuộc nhiều |
- Cho phép nhắm vào khách | vào khả năng của nhân viên. |
hàng mục tiêu | ||
Marketing trực tiếp | -Lựa chọn khách hàng mục | - Tốn kém |
Là hình thức sử dụng | tiêu để cung cấp thông tin | - Địa chỉ không chính xác |
thư,email,fax,brochure.. | -Chủ động trong thông tin | và thường thay đổi |
để truyền thông tin đến khách | -Khách hàng sẽ ghi nhớ thươn | |
hàng mục tiêu | hiệu công ty |
Các hình thức quảng cáo trên được thực hiện thông qua một số phương tiện truyền thông dựa vào ưu khuyết điểm và tình hình tài chính mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cách thức phù hợp nhất :
Bảng 1.3 : Ưu và khuyết điểm của các phương tiện truyền thông
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Báo | -Kịp thời, phạm vi rộng khắp toàn bộ thị trường, đông đảo người đọc độ ti cậy tương đối cao | -Thời gian tồn tại ngắn, chấ lượng tái tạo kém, công chúng í đọc lại |
Truyền hình | -Kết hợp hình ảnh và tiếng, tác động tình cảm, thu hút mạnh sự ch ý, bao quát rộng | -Giá đắt, quá nhiều quảng cáo tiế xúc lướt qua, không thể chọn đố tượng mục tiêu. |
Gửi thư trực tiếp | -Có thể chọn đối tượng theo mục tiêu. -Mang tính cá nhân, chủ động tron thông tin | -Giá tương đối cao, hình ảnh m nhạt, đôi khi khách hàng khôn đọc |
Phát thanh | -Đại chúng, lựa chọn tốt địa bàn v công chúng, giá thấp | -Chỉ có âm thanh,sức thu hút chú kém so với ti vi, tiếp xúc thoáng qua |
Tạp chí | -Tuyển chọn địa bàn và công chúng tốt tin cậy và uy tín, chất lượng tái hiện tốt tồn tại lâu, nhiều người đọc lại | -Gián đoạn dài giữa hai lần xuấ bản, khó đảm bảo bố trí quảng cá và vị trí tốt, khó mua quảng cá liên tiếp |
Quảngcáo ngoài trời | Mềm dẻo, tần suất lập lại cao, giá thấp, ít cạnh tranh | Không lựa chọn công chúng, hạ chế tính sáng tạo |
Chiến lược quảng cáo: Sự phối thức IMC(Integrated Marketing Communication) trong quảng cáo hay còn gọi là Truyền thông tích hợp:
Thông thường trong một chiến lược Quảng cáo, các hình thức sẽ luôn được thực hiện đan xen và hỗ trợ cho nhau để mang lại hiệu quả cao nhất. Sự phối hợp đó gọi là Truyền thông tích hợp. Các chiến lược thường thực hiện qua 3 giai đoạn :Trước khi tiến hành sự kiện- Trong quá trình thực hiện và sau khi thực hiện. Việc triển khai qua 3 giai đoạn như thế sẽ tạo sự ghi nhớ và tạo tác động đến khách hàng mục tiêu.
Trong thương mại điện tử xúc tiến thương mại được dùng thông qua các phương tiện điện tử để giới thiệu, mời chào, cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa dịch vụ của nhà sản xuất đến người tiêu dùng và thuyết phục họ chọn nó. Thông qua các công cụ như website, doanh nghiệp tiến hành giới thiệu quảng cáo về sản phẩm cũng như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, đặc biệt là xây dựng hình ảnh doanh nghiệp cho những người thường xuyên truy cập Internet và trao đổi thư từ điện tử. Đây thực chất là cách thức doanh nghiệp vận dụng khả năng của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trường tiêu thụ
1.3.5 Con người trong dịch vụ (People)
Như chúng ta đã biết dịch vụ có tính không thể tách rời, con người là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành và chuyển giao các dịch vụ. Con người trong tổ chức cung cấp dịch vụ gồm: toàn bộ công nhân viên trong tổ chức từ vị giám đốc cho đến những nhân viên bình thường nhất, đều luôn có mối liên hệ thường xuyên trực tiếp với khách hàng và có thể tạo ấn tượng tốt hay xấu đối với khách hàng.
Sự tương tác giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ sẽ hình thành một không khí làm việc, tạo điều kiện để quá trình dịch vụ được thực hiện thành công hay thất bại
- Chiến lược phát triển yếu tố con người:Tổ chức phải luôn xem nhân viên như là “Khách hàng nội bộ” luôn tìm hiểu những nhu cầu mong muốn và đề ra phương thức thỏa mãn các nhu cầu đó.
- Chiến lược thông tin cho “Khách hàng nội bộ”: Các nhân viên phải nắm rõ tình hình hoạt động thiết yếu của tổ chức cũng như những sản phẩm dịch vụ mới, những định hướng của tổ chức…Vì nhân viên sẽ phải là người phát ngôn chính xác nhất đến khách hàng
và qua đó sẽ có những kiến nghị đóng góp tích cực cho tổ chức. Thông qua: bảng tin nội bộ, hoạt động tập huấn tuyên truyền..v…v..
- Chiến lược đào tạo – huấn luyện : Một đội ngũ nhân viên giỏi là gia tài vô giá của một tổ chức. Luôn được đào tạo-huấn luyện để nâng cao kiến thức cũng là một nhu cầu của nhân viên trước xu thế mới.
- Chiến lược tạo bầu không khí làm việc: Ngoài yếu tố tiền lương và các phúc lợi xã hội thì việc tạo một không khí làm việc thoải mái, thân thiện sẽ vừa giữ được các nhân viên giỏi vừa nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của tổ chức, khi các yếu tố tâm lý ổn định thì nhân viên sẽ có thái độ phục vụ tốt hơn.
1.3.6 Qui trình dịch vụ: (Process of services)
Qui trình dịch vụ bao gồm tập hợp các hệ thống hoạt động với những tác động tương hỗ giữa các yếu tố, tác động tuyến tính giữa các khâu, các bước của hệ thống trong mối quan hệ mật thiết với những qui chế, qui tắc, lịch trình thời gian và cơ chế hoạt động. Ở đó một sản phẩm dịch vụ cụ thể được tạo ra và chuyển tới khách hàng
Các hoạt động của qui trình dịch vụ gồm việc thiết kế, sáng tạo và thử nghiệm các dịch vụ theo một thủ tục, mô hình nhất định để xác định qui trình hoạt động hệ thống dịch vụ, cơ chế và cách thức của dịch vụ để tạo ra dịch vụ va chuyển giao cho khách hàng.Việc thiết kế qui trình dịch vụ gồm thiết kế môi trường vật chất và thiết kế tập hợp quá trình tác động tương hỗ.
-Thiết kế môi trường vật chất :
Hoạt động Marketing đòi hỏi làm rõ những yếu tố, dấu hiệu vật chất trong môi trường quan hệ và tác động đến quá trình sản xuất dịch vụ, nhất là tác động đến khách hàng. Môi trường vật chất theo yêu cầu hoạt động Marketing gồm nhiều nội dung gồm cách sắp xếp trang thiết bị, nội thất, âm thanh, ánh sáng, đồ trang trí…v…v..tất cả các đầu mối hữu hình dịch vụ. Môi trường vật chất thiết kế sao cho đảm nhận chức năng tác động tích cực tạo tâm lý môi trường thích hợp đối với hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ.
-Thiết kế quá trình tác động tương hỗ:
Đó là việc thiết lập, hoàn thiện triển khai một tập hợp hệ thống cung ứng dịch vụ, hệ thống cấu trúc của quá trình dịch vụ.
1.3.7 Phương tiện hữu hình (Physical evidence)
Là môi trường mà trong đó dịch vụ được giao và nơi mà doanh nghiệp và khách hàng tương tác nhau, hay bất cứ các yếu tố cấu thành hữu hình nào mà làm cho sự thực hiện và sự truyền đạt thông tin dịch vụ được thuận tiện và dễ dàng.
Các yếu tố hữu hình của dịch vụ bao gồm tất cả các sự trưng bày rõ ràng của dịch vụ như là: tờ rơi, thư ngõ, danh thiếp, biểu mẫu, ký mã hiệu, các trang thiết bị, trang web,…Trong một số ngành dịch vụ nó cũng bao gồm các công cụ, thiết bị hữu hình. Các yếu tố hữu hình cung cấp những cơ hội tuyệt vời cho doanh nghiệp để gửi đi những thông điệp mạnh mẽ và phù hợp nhắm đến mục tiêu của tổ chức, phân khúc thị trường dự định và bản chất của dịch vụ- những trải nghiệm cảm nhận trực tiếp đối với sản phẩm hay dịch vụ mà cho phép khách hàng đo lường được liệu mà họ đã nhận được giá trị của sản phẩm, dịch vụ hay không
1.4 Marketing Internet và sự cần thiết phải ứng dụng Internet vào Marketing
1.4.1 Khái niệm về Marketing Internet
Trong tiến trình phát triển của cuộc cách mạng tin học -viễn thông, cùng với sự ra đời của thương mại điện tử nói chung và thương mại Internet nói riêng, thuật ngữ Marketing Internet cũng xuất hiện và được phổ biến rộng rãi vào cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 cho đến nay.
Có thể hiểu Marketing Internet là lĩnh vực tiến hành hoạt động kinh doanh gắn liền với dòng vận chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng, dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.
Định nghĩa trên nhấn mạnh đến lĩnh vực kinh tế- thương mại, trong đó nhấn mạnh tới cách thức vận dụng các tính năng của Internet để giới thiệu, mời chào, cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của nhà sản xuất đến đông đảo người tiêu dùng nhằm thuyết phục họ trong việc lựa chọn sản phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Theo PhillipKotler thì Marketing internet là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân - dựa trên các phương tiện điện tử và Internet.
Marketing internet bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử . Về cơ bản, marketing internet được hiểu là các hoạt động marketing được tiến hành qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Trong đó, phương tiện điện tử có thể là máy tính, mobile, PDA…còn mạng viễn thông có thể là internet, mạng thông tin di động…
1.4.2 Sự cần thiết phải kinh doanh theo định hướng Marketing Internet
Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương với 3.400 doanh nghiệp trên cả nước trong năm 2010 cho thấy 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã trang bị máy tính, với 98% doanh nghiệp đã kết nối Internet dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó 89% là kết nối bằng băng rộng (ADSL). Trên 81% doanh nghiệp sử dụng email trong hoạt động sản xuất kinh doanh, với tỷ lệ sử dụng của các doanh nghiệp lớn là 96%, doanh nghiệp nhỏ và vừa là 80%. Việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng được các doanh nghiệp sử dụng ngày càng nhiều để tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh như kế toán (88%), quản lý nhân sự (48%), v.v... Hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận việc đặt hàng hoặc nhận đặt hàng qua các phương tiện điện tử, trong đó số lượng doanh nghiệp đặt và chấp nhận đặt hàng thông qua Internet ngày càng tăng. Theo khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp nhận đặt hàng qua email là 52%, qua website đạt 15%, trong khi đó tỷ lệ doanh nghiệp đặt hàng qua email là 53% và qua website là 21%. Các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được và quan tâm nhiều hơn tới những vấn đề đặc thù trong TMĐT như bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng rất chú trọng tới việc xây dựng, quảng bá hình ảnh và sản phẩm trên môi trường Internet thông qua việc xây dựng website riêng; tham gia các sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội; quảng cáo trên các báo điện tử, các website tìm kiếm thông tin nổi tiếng như google.com, yahoo.com, v.v... Kết quả khảo sát cho thấy, 70% số doanh nghiệp lớn đã thiết lập website, 38% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã xây dựng website riêng, 14% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch TMĐT.
Việc mua bán qua mạng đã trở thành một hình thức được người tiêu dùng trẻ ưa chuộng, đặc biệt là những người làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng tại các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương trong năm 2010 về tình hình ứng dụng TMĐT tại 500 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội, 49% hộ gia đình đã kết nối Internet, trong đó 18% cho biết mục đích