Hệ Số Beta Trong Phương Pháp Chuẩn Đối Với Rủi Ro Hoạt Động



Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dòi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.

Phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro là phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro. Đây là một công việc phức tạp, bởi mỗi rủi ro không chỉ do một nguyên nhân duy nhất gây ra mà thường do nhiều nguyên nhân gây ra.

Phân tích rủi ro là nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro. Trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân, tác động đến các nguyên nhân thay đổi chúng. Từ đó sẽ phòng ngừa rủi ro một cách hữu hiệu hơn.

Đo lường rủi ro

Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá. Trên cở sở kết quả thu thập được, lập ma trận đo lường rủi ro.

Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối với ngân hàng người ta sử dụng cả 2 tiêu chí: Tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro (mức độ nghiêm trọng của tổn thất).

Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro

Công việc trọng tâm của công tác quản trị là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra với ngân hàng. Có các biện pháp kiểm soát rủi ro như: các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro, quản trị thông tin.

Tài trợ rủi ro

Khi rủi ro đã xảy ra, trước hết cần theo dòi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý. au đó cần có những biện pháp tải trợ rủi ro thích hợp. Các biện pháp này được chia làm 2 nhóm: tự khắc phục rủi ro và chuyển giao rủi ro.

Chính sách quản trị rủi ro phải phù hợp với chiến lược kinh doanh, năng lực về vốn, kinh nghiệm quản lý và tính sẵn sàng đối mặt với rủi ro. Xây dựng phương



thức đo lường rủi ro thích hợp, chuẩn qui trình, thủ tục, khung báo cáo quản trị rủi ro.

1.2.2.1. Rủi ro tín dụng:

Khái niệm:

Rủi ro tín dụng: là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi khách hàng không thực hiện thanh toán nợ cho dù là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn.

Quản trị rủi ro tín dụng:

Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện theo từng bước.

- Phân loại: Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được chia làm 2 loại: Rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục

- Lượng hóa rủi ro tín dụng: Xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro.

- Đánh giá rủi ro tín dụng: sử dụng các chỉ số để đánh giá rủi ro là, tỷ lệ nợ quá hạn; tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay; hệ số rủi ro tín dụng; tỷ lệ xóa nợ.

- Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng: thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bảo đảm tiền vay. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc thủ tục cấp tín dụng. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh. Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng hiệu quả.

Rủi ro tín dụng được xác định bằng phương pháp chuẩn như sau:

RWA Phương pháp chuẩn của Basel II= Tài sản * Hệ số rủi ro

Ngoài phương pháp chuẩn, Basel II cho phép các ngân hàng có thể lựa chọn phương pháp đánh giá xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình để xác định dư nợ của khách, xác suất vỡ nợ, kỳ đáo hạn hiệu dụng, tỷ trọng tổn thất tín dụng, từ đó tính toán tài sản có rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng muốn áp dụng phương pháp nội bộ này cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng (như thanh tra ngân hàng hoặc ngân hàng nhà nước). Theo phương pháp xếp hạng nội bộ này, thì vốn yêu cầu tối thiểu đối với rủi ro tín dụng sẽ được xác định chính xác hơn, và có



sự phân biệt về vốn yêu cầu tối thiểu giữa các khoản cho vay đối với các đối tượng khách hàng khác nhau.

RWA Phưong pháp IRB của Basel II

= 12.5 * EAD * K

Trong đó:

EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.

K – Capital required: tỷ lệ vốn cần thiết để dự phòng những trường hợp rủi ro tín dụng không lường trước nhưng lại xảy ra, được xác định thông qua PD (probability of default) – xác suất vỡ nợ, LGD (Loss Given Default) – tỷ trọng tổn thất, M (effective maturity) – kỳ đáo hạn hiệu dụng. Các yếu tố xác định K và cách tính K (Phụ lục 4)

RWA - Tài sản có rủi ro: được xác định cụ thể cho từng hình thức cho vay, RWA khác biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ với các khoản cho vay đối với doanh nghiệp lớn (Phụ lục 5)

1.2.2.2. Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là rủi ro tổn thất xảy ra trong bảng cân đối do giá cả biến động thất thường. Rủi ro thị trường gắn liền với bốn loại rủi ro cơ bản đó là:

- Rủi ro lãi suất (rủi ro do lãi suất thay đổi);

- Rủi ro trạng thái vốn (rủi ro do giá chứng khoán thay đổi);

- Rủi ro tỷ giá (rủi ro do giá các loại ngoại tệ thay đổi);

- Rủi ro hàng hoá (rủi ro do giá hàng hóa thay đổi).

Vốn yêu cầu đối với rủi ro thị trường: ngoài vốn tự có theo quy định của Basel I bao gồm vốn cấp 1 & vốn cấp 2, khi đánh giá rủi ro thị trường cho phép các ngân hàng tính thêm phần vốn cấp 3 gồm các khoản nợ phụ thuộc ngắn hạn với mục đích dự trữ (Phụ lục 6)

Phương pháp chuẩn hóa: Yêu cầu vốn đối phó với rủi ro thị trường sẽ được xem xét đối với từng yếu tố rủi ro bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro trạng thái vốn, rủi ro tỷ giá và rủi ro hàng hóa. Các quy định cụ thể về cách tính toán yêu cầu vốn tối thiểu đối phó với bốn loại rủi ro này theo phương pháp chuẩn được quy định chi tiết trong phần A (từ A1 đến A5) của tài liệu “Amendment to the Capital Accord to incorporate market risks” do Ủy ban Basel thông qua vào tháng 11 năm 2005.

Phương pháp mô hình nội bộ, Để có thể sử dụng phương pháp mô hình nội bộ khi đánh giá rủi ro thị trường, các NHTM cần được sự chấp



thuận từ phía cơ quan giám sát ngân hàng. Yêu cầu tối thiểu mà mỗi ngân hàng phải đáp ứng bao gồm: phải có hệ thống quản trị rủi ro tương thích, hiện đại và đầy đủ dữ liệu cần thiết; có đủ số lượng chuyên viên được trang bị kỹ năng sử dụng các mô hình phức tạp không chỉ trong giao dịch mà còn trong quản trị rủi ro, kiểm toán; mô hình của ngân hàng được cơ quan giám sát đánh giá có chất lượng, đã qua kiểm định về tính hợp lý và chính xác khi đo lường rủi ro. Một khi đã được chấp thuận thực hiện phương pháp mô hình nội bộ, các ngân hàng sẽ xây dựng mô hình quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn như:

- Đối với rủi ro lãi suất, phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất của mỗi đồng tiền liên quan đến danh mục đầu tư của ngân hàng trên cơ sở nhạy cảm rủi ro lãi suất kể cả các khoản mục trong và ngoài bảng cân đối kế toán.

- Đối với rủi ro tỷ giá (bao gồm cả biến động giá vàng), hệ thống quản trị rủi ro phải kết hợp các nhân tố rủi ro liên quan đến từng loại tiền riêng lẻ.

- Đối với sự biến động giá cả của các loại hàng hóa: ít nhất phải thiết kế được hệ thống theo dòi biến động giá cả loại hàng hóa đó trên phạm vi thế giới, vị thế mua bán hoặc lời lỗ đối với từng giao dịch liên quan đến sự biến động này.

Trên cơ sở những tiêu chuẩn về mô hình quản trị rủi ro này, các ngân hàng sẽ xác định được giá trị Var của mỗi giao dịch, của các danh mục và của toàn bộ hoạt động ngân hàng. Độ tin cậy của việc tính toán này theo yêu cầu phải đạt tối thiểu 99%.

1.2.2.3. Rủi ro tác nghiệp

Theo Ủy Ban Basel, rủi ro tác nghiệp là rủi ro tổn thất xảy ra do các hoạt động quản lý nội bộ, do con người, do hệ thống, hoặc do các sự cố bên ngoài không phù hợp hoặc bị hỏng; bao gồm cả rủi ro pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro thương hiệu.

Quản trị RRTN trong những năm gần đây đã trở thành một hoạt động quan trọng đối với các NHTM. Mức độ hiện đại hóa đòi hỏi các NHTM phải dựa vào công nghệ tự động ngày càng phức tạp; phát triển đa dạng hơn các sản phẩm; xu hướng toàn cầu hóa, cạnh tranh, mở rộng quy mô, tham gia vào hoạt động mua lại, sáp nhập, hợp nhất. Quản trị rủi ro tác nghiệp là quá trình tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động tác động đến rủi ro tác nghiệp, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý rủi ro hoạt động để thực hiện quá trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm tra kiểm soát rủi ro tác nghiệp nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro



xảy ra. Quản trị RRTN hiệu quả nghĩa là rủi ro xảy ra trong mức độ dự đoán trước và NHTM có thể kiểm soát được.

Nhiều ngân hàng trên thế giới đang thực hiện quản trị RRTN bằng cách sử dụng khung quản trị rủi ro theo Basel II. Đó là một tập hợp các tiêu chuẩn RRTN cốt lòi cung cấp hướng dẫn về cơ sở kiểm soát và đảm bảo môi trường hoạt động. Các khung được bổ sung với các công cụ khác nhau nhưng đều có các thành phần chính: xác định chiến lược rủi ro, xây dựng cấu trúc quản trị, phân định luồng báo cáo, kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện rủi ro, các chỉ số đo lường rủi ro chính (KRIs) và chương trình giảm thiểu rủi ro.

Các ngân hàng được lựa chọn một trong ba cách tính nhu cầu vốn cần thiết dự phòng rủi ro hoạt động với mức độ phức tạp và nhạy cảm với rủi ro tăng dần bao gồm:

- Phương pháp chỉ số cơ bản (BIA – The Basic Indicator Approach),

- Phương pháp chuẩn (T A - The Standardized Approach),

- Phương pháp nâng cao (AMA – Advanced Measurement Approaches).

Khi hoạt động của ngân hàng càng phức tạp thì cần phải áp dụng phương pháp có độ phức tạp cao hơn, đồng thời không cho phép các ngân hàng chuyển ngược trở lại phương pháp đơn giản một khi đã được chấp thuận sử dụng các phương pháp nâng cao. Ngược lại, nếu các ngân hàng được đánh giá là không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng phương pháp nâng cao thì cần phải quay trở về phương pháp cơ bản cho đến khi đáp ứng được những yêu cầu này.

Phương pháp BIA, Các ngân hàng sử dụng phương pháp này cần phải nắ m giữ mức vốn để dự phòng rủi ro hoạt động bằng mức bình quân tổng thu nhập hàng năm (> 0) của thời kỳ ba năm trước đó nhân với tỷ lệ phần trăm cố định (gọi là alpha).

Với điều kiện G L n và α 15 KBIA vốn yêu cầu phải dự phòng cho rủi ro 1

Với điều kiện GLn và α = 15%

KBIA: vốn yêu cầu phải dự phòng cho rủi ro hoạt động theo phương pháp BIA

GI: thu nhập hàng năm (> 0) của 3 năm trước đó n: số năm có thu nhập hàng năm >0

Phương pháp TSA, Áp dụng theo phương pháp chuẩn, hoạt động ngân



hàng được chia làm 8 nhóm nghiệp vụ, mỗi nhóm nghiệp vụ có hệ số Beta tương ứng.

Bảng 1.2: Hệ số beta trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động


Nghiệp vụ

Hệ số beta (β)

Tài trợ doanh nghiệp (β1)

18%

Giao dịch và bán hàng (β2)

18%

Ngân hàng bán lẻ (β3)

12%

Nghiệp vụ NHTM (β4)

15%

Dịch vụ thanh toán (β5)

18%

Dịch vụ đại lý (β6)

15%

Quản trị tài sản (β7)

12%

Môi giới (β8)

12%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Giải pháp ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

Nguồn : International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards

Trong mỗi nhóm, tổng thu nhập là một chỉ số phổ biến coi như một thước đo cho hoạt động và cũng là căn cứ xác định mức độ rủi ro hoạt động. Thu nhập hàng năm được đo cho từng loại nghiệp vụ.

Chuẩn K TSA là vốn yêu cầu dự phòng cho rủi ro hoạt động theo phương pháp GI 2


chuẩn

KTSA: vốn yêu cầu dự phòng cho rủi ro hoạt động theo phương pháp GI: thu nhập hàng năm đối với từng nhóm nghiệp vụ trong số 8 nhóm.

Phương pháp AMA, ự lựa chọn hiện đại nhất cho đến ngày nay khi tính toán nhu cầu vốn dự phòng cho rủi ro hoạt động chính là sử dụng phương pháp AMA. Theo phương pháp này, yêu cầu vốn được tính dựa trên hệ thống nội bộ đánh giá rủi ro hoạt động cơ bản của ngân hàng. Hệ thống không chỉ thống kê thiệt hại bên trong và bên ngoài thực tế mà còn phân tích theo trình tự thời gian các yếu tố liên quan đến môi trường kinh doanh cũng như môi trường kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Ngân hàng muốn sử dụng phương pháp nâng cao AMA cần phải được cơ quan giám sát chủ quản đồng ý và được sự hỗ trợ của cơ quan này, nê n phương pháp AMA này trở nên ít thông dụng hơn so với phương pháp chuẩn TSA.



1.3. Ý nghĩa của việc ứng dụng Hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của NHTM Việt Nam‌

Việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc áp dụng Basel II tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại (NHTM).

au khi Việt Nam gia nhập WTO, NHNN Việt Nam và các TCTD Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cũng như nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro của các NHTM tiến dần từng bước đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Theo đó, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực của Basel II được đặc biệt chú trọng, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua.

Về phía cơ quan quản lý, mới đây, NHNN Việt Nam đã ban hành quy định mới về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010) và đang khẩn trương hoàn thiện để ban hành quy định mới về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đây là bước tiến quan trọng trong việc từng bước áp dụng các chuẩn mực Basel II tại Việt Nam.

Về phía các tổ chức tín dụng Việt Nam, Basel II đã có ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, nhất là năng lực quản lý rủi ro. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định bắt buộc của NHNN, các TCTD cũng đang rất nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng mình cho phù hợp với điều kiện hoạt động cụ thể của mỗi ngân hàng và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực của Basel II.

1.4. Kinh nghiệm của một số NHTM trên thế giới về việc ứng dụng Hiệp ước Basel II và quản trị rủi ro

1.4.1. Kinh nghiệm ứng dụng Basel của một số ngân hàng tại Canada


Theo chuẩn Basel được hầu hết các ngân hàng trên thế giới áp dụng hiện nay, tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu ở mức 8% so với tài sản có hiệu chỉnh theo rủi ro. Tuy



nhiên, tỷ lệ bắt buộc ở các ngân hàng Canada được áp dụng từ tháng 1 năm 1999 đã là 10%. Các ngân hàng ở Canada cũng phải đảm bảo chất lượng các tài sản của mình với tỷ lệ 75% vốn là vốn chủ sở hữu. Mức này đã giúp bảo vệ các ngân hàng trước các cuộc khủng hoảng tài chính, đặc biệt là năm 2008.

Các ngân hàng Canada có mức vốn cao do văn hóa cho vay thận trọng cùng với các qui định nghiêm ngặt. Canada áp dụng mức vốn bắt buộc cao hơn so với tiêu chuẩn quốc tế.

áu ngân hàng lớn nhất của Canada đã bỏ ra 37,8 tỷ U D kể từ năm 2008 để thực hiện khoảng 100 vụ mua lại cả ở trong và ngoài nước.

- Ngân hàng thương mại Hoàng gia Canada (CIBC) đứng thứ ba trong bảng xếp hạng các ngân hàng mạnh nhất thế giới của Bloomberg,

- Theo sau là 3 ngân hàng khác đến từ nước này gồm Toronto-Dominion Bank (TD) (số 4), National Bank of Canada (NA) (số 5) và Royal Bank of Canada (số ).

- Hai ngân hàng Bank of Nova cotia và Bank of Montreal lần lượt xếp số 18 và 22.

Năm 2011, các ngân hàng Canada đã chi 14,4 tỷ U D để mua lại các ngân hàng trên khắp thế giới, chủ yếu là ở Mỹ. TD Bank đã đẩy mạnh chiến lược phát triển ở Mỹ từ năm 2004. Ngân hàng này mua lại ngân hàng Commerce Bancorp of Cherry Hill, New Jersey với giá 7,1 tỷ U D và mở rộng số lượng chi nhánh ở Mỹ lên con số 1.284. Logo màu xanh của TD Bank giờ đây đã trở nên phổ biến ở khắp các con phố của New York và Boston.

Bank of Montreal (BMO), ngân hàng lớn thứ 4 Canada cũng vừa tăng cường sự hiện diện của mình ở nước Mỹ khi mua lại Marshall & Ilsley Corp, năm 2011 với giá 4,19 tỷ U D. Vào tháng 4/2011, Royal Bank cũng vừa mua lại 50% cổ phần RBC Dexia Investor ervices Ltd. với giá 1,1 tỷ U D tiền mặt.

Đồng thời, cổ phiếu của các ngân hàng Canada tăng vọt. Trong vòng 4 năm trở lại đây, chỉ số tandard & Poor’s/T X Composite Commercial Banks Industry Index ( TCBNK) theo dòi 8 ngân hàng lớn nhất của Canada đã tăng 4,8% trong khi chỉ số KBW Bank Index theo dòi 24 ngân hàng bao gồm các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ giảm 5 %.

1.4.2. Thực tiễn áp dụng Basel II tại Châu Á

Hầu hết các nhà quản lý ở Châu Á đều ủng hộ các mục tiêu chung của Basel II và tin tưởng rằng khuôn khổ này sẽ đưa ra những khích lệ hơn nữa để cải thiện

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí