Trong những năm gần đây, thời tiết của quận có xu thế biến đổi theo hướng lượng mưa tăng, giảm không đều còn nhiệt độ trung bình hàng năm có chiều hướng gia tăng.
Nền nhiệt độ tương đối đồng đều và khá cao, tương đương với nhiệt độ chung của toàn thành phố, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24 , biên độ trong năm khoảng 12 – 13 , biên độ dao động giữa ngày và đêm khoảng 6 – 7
2.1.1.4. Thủy văn
Quận Ba Đình có con sông thoát nước chính của Thành phố Hà Nội là sông Hồng. Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, điều tiết nước giữa các mùa, tiêu nước cục bộ và giữ vai trò điều hòa sự dao động của mực nước cho khu vực như: hồ Thủ Lệ, hồ Ngọc Khánh, hồ Trúc Bạch, hồ Giảng Võ, hồ Thành Công.
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a, Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 31/12/2018, tổng diện tích tự nhiên toàn quận Ba Đình là 924,95 ha, đất nông nghiệp là 3,53 ha (chiếm 0,38% diện tích tự nhiên), đất phi nông nghiệp là 916,39 ha (chiếm 99,07% diện tích tự nhiên), đất bằng chưa sử dụng 5,03 ha (chiếm 0,55% diện tích tự nhiên). Quỹ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng của quận còn rất ít nên trong việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội rất khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng do phải chuyển đất ở sang các mục đích khác.
Quỹ đất quận Ba Đình là một nguồn lực quan trọng trong quá tình phát triển kinh tế - xã hội của quận. Với quỹ đất hiện có và điều kiện địa chất tốt, vị trí “đắc địa”, có nét đặc trưng riêng biệt, khả năng phát triển một đô thị văn minh hiện đại, đồng bộ trên mọi lĩnh vực.
b, Tài nguyên nước
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Pháp Lý Về Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Ở Việt Nam
- Luật Đất Đai Năm 2013 Và Các Văn Bản Dưới Luật
- Khái Quát Về Công Tác Bồi Thường, Hỗ Trợ Và Tái Định Cư Ở Việt Nam Và Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Công Tác Khảo Sát, Đo Đạc, Lập Bản Đồ Địa Chính, Bản Đồ Hiện Trạng Sử Dụng Đất Và Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất; Điều Tra, Đánh Giá Tài
- Những Thông Tin Cơ Bản Của Dự Án
- Đối Tượng Và Điều Kiện Bồi Thường Của Dự Án
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
- Nước mặt
Nước mặt chủ yếu là nguồn nước sông Hồng trong 5 năm gần đây vào mùa mưu lưu lượng lớn nhất là 8.540 m3/s, vào mùa khô lưu lượng thấp nhất là 118 m3/s. Ngoài ra trên địa bàn quận có hệ thống hồ tự nhiên tương đối lớn là nguồn
nước mặt có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan sinh thái cho quận cũng như của thủ đô.
- Nguồn nước ngầm
Tài nguyên nước dưới đất khu vực Hà Nội nói chung rất phong phú nhưng không đồng đều. Ở vùng đồng bằng nhất là ven sông Hồng và sông Đuống rất giàu nhưng vùng phía Bắc (huyện Sóc Sơn) và vùng phía Tây (huyện Ba Vì) thì lại nghèo. Ba Đình là vùng đất nằm ven sông Hồng nên có trữ lượng nước ngầm phong phú, nguồn bổ cập thường xuyên, ổn định và có điều kiện khai thác dễ dàng, thuận tiện và kinh tế. Vì vậy nếu biết bảo vệ, khai thác hợp lý sẽ đủ để cung cấp và phục vụ cho nhu cầu dùng nước trong hiện tại và tương lai.
c, Tài nguyên nhân văn
Năm 1010, Hà Nội được vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô. Gần 10 thế kỷ qua, địa phận Ba Đình luôn giữ vị trí là trung tâm kinh đô của đất nước. Là vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều di tích lịch sử văn hóa của dân tộc nay vẫn còn lưu giữ trên địa bàn có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với Tổ quốc. Hiện nay trên địa bàn quận có 74 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 23 di tích cách mạng kháng chiến và 51 di tích lịch sử - văn hóa. Trong đó, phải kể tới một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu như: Khu di tích bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu di tích lịch sử - văn hóa Hoàng Thành Thăng Long, Chùa Một Cột, Đền Voi Phục, Đền Quán Thánh, Cột Cờ Hà Nội; Một số di tích cách mạng như : Vườn hoa Ba Đình, di tích Hồ Hữu Tiệp…
Bên cạnh đó, Ba Đình còn gắn liền với nhiều làng nghề cổ truyền đậm dấu ấn lịch sử như: hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi, lục Trúc Bạch, giấy gió Yên Thái, Hồ Khẩu, đúc đồng Ngũ Xã, bánh cốm Yên Ninh, rượu sen Thụy Khuê, thuốc nam Đại Yên, v.v…
Với các di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng nổi tiếng, tiêu biểu và cảnh quan thiên nhiên xanh đẹp, hình thái kiến trúc đa dạng quận Ba Đình trở thành một nơi tiêu biểu cho văn hóa truyền thống dân tộc của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
2.1.1.6. Thực trạng môi trường
a, Thực trạng môi trường nước tại các hồ, mương thoát nước
Trong những năm gần đây, chất lượng nước các ao hồ nói chung có xu hướng ngày càng giảm sút do xâm lấn và tình trạng nguồn nước thải không qua xử lý trực tiếp đổ vào các hồ vượt quá khả năng tự điều hòa của các hồ.
Trên địa bàn quận nhìn chung chưa có hệ thống thoát nước bẩn riêng mà thoát chung cùng với nước mưa. Nhiều tuyến phố hệ thống thoát nước đã cũ không nạo vét định kỳ nên ít phát huy tác dụng.
Nước thải bệnh viện chứa nhiều chất bẩn và độc hại, hàm lượng chất hữu cơ BOD5 cao, chứa nhiều vi trùng gây bệnh. Hầu hết nước thải các bệnh viện, trạm xá, phòng khám trên địa bàn quận nói chung đều không qua xử lý, xả trực tiếp vào cống thoát nước, sau đó chảy ra mương, sông, hồ. Do lượng vi trùng lớn nên nguy cơ gây bệnh rất cao.
b, Thực trạng môi trường rác thải
Vấn đề rác thải trên địa bàn quận Ba Đình nói chung không có vấn đề lớn. Hầu hết rác thải sinh hoạt đều được thu gom vận chuyển hàng ngày. Tuy nhiên theo phản ánh của các phường, vấn đề nổi cộm hiện nay là điểm thu gom rác thải tại các tổ, cụm dân cư do đó rác thải sinh hoạt vẫn để tập trung ở ven đường nên đô thị chưa hoàn toàn sạch.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Về hoạt động sản xuất kinh doanh: Trong 6 tháng đầu năm 2018 giá trị sản xuất kinh doanh ước thực hiện 19.638 tỉ đồng, tăng 11,3% so với 6 tháng đầu năm 2017. Trong đó:
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng đạt trên 6.180 tỷ đồng; tăng 6,2% so với 6 tháng đầu năm 2017.
Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ đạt 13.458 tỉ đồng; tăng 13,6% so với 6 tháng đầu năm 2017.
Trong 6 tháng đầu năm 2018 UBND Quận đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp trong công tác thu và chống thất thu ngân sách. Tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm ước thực hiện 2.276 tỷ 600 triệu đồng/3.598 tỷ đồng, đạt 63,3% dự toán giao (tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2017), trong đó thu thuế ngoài quốc
doanh thực hiện 1.356 tỷ/2.238 tỷ đồng, đạt 60,5% % dự toán giao (tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2017).
Chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng; kiểm tra việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết tại các chợ và các trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh, ...
Triển khai công tác giải toả các điểm chợ cóc và xây dựng phương án, mô hình quản lý chợ tạm trên địa bàn quận.
2.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng quận Ba Đình
* Giao thông
- Các tuyến đường vành đai:
Quận Ba Đình gần như nằm hoàn toàn trong đường vành đai 1 và vành đai 2, trừ phường Phúc Xá nằm ngoài đê sông Hồng.
Vành đai 1: Đường vành đai 1 chạy qua quận Ba Đình đoạn từ Âu Cơ đến chợ Long Biên và đoạn từ ngã tư Giảng Võ – Đê La Thành đến Cầu Giấy. Bề mặt hiện tại tuyến đường Đê La Thành từ 7 – 10 m. Đoạn này chủ yếu giải quyết lưu lượng xe nội đô hướng Đông Nam – Tây Bắc của thành phố, từ quận Cầu Giấy sang Ba Đình, Đống Đa và ngược lại. Do lòng đường hẹp không đảm bảo số làn xe cần thiết nên đoạn này thường xảy ra ách tắc giao thông.
Vành đai 2: Đường vành đai 2 chạy qua quận Ba Đình từ Cầu Giấy đến nút giao thông Bưởi có chiều dài 2.050 m, mặt cắt 6 – 9 m.
- Các tuyến giao thông chính:
Tuyến đường Liễu Giai – Ngọc Khánh có mặt cắt ngang 50 m với 6 làn xe chạy nối từ đoạn Đội Cấn nối với đường Nguyễn Chí Thanh tới đầu đường Láng – Hòa Lạc ở ngã tư Trung Kính.
Tuyến Kim Mã – Cầu Giấy dài 1.500 m với mặt cắt ngang 33 m, có 6 làn xe (riêng khu ngoại giao đoàn rộng 30 m với 4 làn xe).
Đường Thái Hà – Huỳnh Thúc Kháng có mặt cắt ngang với 30 m với 4 làn
xe.
Đường Hoàng Hoa Thám có chiều dài 3,5 km, mặt cắt 6 – 9 m. Điểm đầu là đường Hùng Vương, điểm cuối là nút giao thông Bưởi. Tuyến đường này hiện chưa có vỉa hè, chỉ có tại một số đoạn.
Đường Đội Cấn nối từ chợ Ngọc Hà đến Bưởi với mặt cắt hiện tại là 6 – 9 m.
Đường Giang Văn Minh – Hoàng Hoa Thám mặt cắt ngang từ 22,5 – 30m.
Đường Nguyễn Tri Phương dài 800 m, mặt cắt 21,5 m.
Tuyến đường Quán Thánh nối từ bốt Hàng Đậu đến đầu đường Thanh Niên dài 2.200 m, mặt cắt ngang 8 – 10 m.
Đường Trần Phú nối từ Điện Biên đến phủ Bắc Sơn. Đường Lê Hồng Phong nối từ Điện Biên Phủ đến Đội Cấn.
Đánh giá chung: So với các quận khác của Thủ đô Hà Nội, cơ sở hạ tầng về giao thông của Ba Đình tương đối tốt và hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên quỹ đất dành cho giao thông là 18% vẫn còn thấp so với mức 25% theo quy hoạch giao thông của thành phố Hà Nội đến năm 2020. Do đó trong quy hoạch từ nay đến năm 2020 cần dành thêm quỹ đất cho phát triển giao thông trên địa bàn quận.
2.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng
- Thuận lợi
Vốn là địa bàn có nhiều tuyến đường trọng điểm, nơi có trụ sở của các cơ quan Trung ương, tổ chức quốc tế, cùng nhiều di tích lịch sử - văn hóa, thường đón một lượng lớn du khách trong nước và quốc tế đến làm việc, tham quan. Là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước, công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn trong mọi tình huống luôn là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Ba Đình. Cùng với việc chỉ đạo các lực lượng chức năng chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án xử lý tình huống, Quận ủy Ba Đình thường xuyên chú trọng làm tốt công tác giải phóng mặt bằng; đẩy mạnh phong trào toàn dân xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền vững mạnh bảo đảm sự lãnh đạo và thực hiện thắng lợi công tác bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn. Nhờ vậy, thời gian qua, công tác GPMB trên địa bàn quận được giữ vững thực hiện các địa bàn trọng
điểm lớn nhỏ của quốc gia đều diễn ra tuyệt đối an toàn, thuận lợi. Quận chọn những vấn đề cấp thiết, bức xúc để tiến hành thực hiện trước, đặt ra nhiệm vụ cụ thể cho từng khu vực, huy động cả hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
- Khó khăn
Việc xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các khu đô thị trên địa bàn thành phố đang được xúc tiến mạnh mẽ, với tốc độ đô thị hoá như hiện nay những khu đô thị cũng như các điểm dân cư tập trung theo kiểu đô thị sẽ tiếp tục được mở rộng và nhanh chóng hình thành. Sự phát triển này cùng với việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong đô thị không tránh khỏi làm mất đi một phần diện tích đất nông nghiệp. Đây là một trong những vấn đề tạo ra sức ép cho quận đặc biệt là công tác GPMB.
Việc bố trí một phần quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất lấy kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi. Phần diện tích này được lấy chủ yếu vào các khu thuận tiện sản xuất và gần trục đường giao thông. Vì vậy, trong quy hoạch cần thiết phải xây dựng các khu dân cư tập trung bằng việc xen ghép, phát triển mô hình cụm, khu để tiết kiệm đất, hạn chế việc giao đất ở phân tán.
Thực trạng cơ sở hạ tầng của quận còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, đặc biệt hệ thống giao thông, cấp thoát nước cho sản xuất và sinh hoạt các công trình phúc lợi xã hội. Nhu cầu đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn quận sẽ tiếp tục được gia tăng trong những năm tới. Đây cũng là áp lực lớn trong việc GPMB dành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường cũng như các công trình công cộng trên địa bàn.
2.2. Thực trạng quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất đai quận Ba Đình
2.2.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai đã được Quận uỷ, HĐND, UBND quận đặc biệt quan tâm và đã được thể hiện rõ ở các tài liệu quan trọng như văn kiện Đảng bộ quận Ba Đình, Nghị quyết của HĐND và các Quyết định của UBND quận. Hệ thống văn bản này
đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho công tác điều hành quản lý Nhà nước nói chung và công tác quản lý sử dụng đất đai nói riêng trên địa bàn quận Ba Đình.
Trên cơ sở nội dung quy định chung của Luật đất đai, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành; các Chương trình, Nghị quyết và các văn bản pháp quy của UBND thành phố Hà Nội, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ba Đình đã tham mưu ban hành các văn bản nhằm thể chế hoá, đưa pháp Luật đất đai vào cuộc sống.
Đây là những văn bản hết sức quan trọng nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tài nguyên và Môi trường, của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Ba Đình. Trên cơ sở đó, các cơ quan này tham mưu cho UBND quận ban hành các văn bản liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai.
Về quản lý các diện tích đất công ích, đất giao cho các tổ chức, những khu đất nhỏ, lẻ hay những diện tích đất vi phạm pháp luật về đất đai, UBND quận Ba Đình ban hành một số văn bản dưới đây nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất này.
Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 10/02/2013 về việc thực hiện công tác kê khai, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn quận Ba Đình.
Văn bản số 1737/UBND-TNMT ngày 01/04/2015 về việc tổng hợp, báo cáo công tác quản lý sử dụng quỹ đất công, hoàn thiện hồ sơ kê khai đất cấp trái thẩm quyền và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên nước.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hàng năm, UBND quận đều có văn bản về giao chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể tới từng phường. Năm 2013, UBND quận Ba Đình ban hành Quyết định số 393/QĐ-UBND ngày 14/02/2013 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở trên địa bàn quận Ba Đình.
Để đảm bảo việc sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, ngày 06/6/2014, UBND quận Ba Đình ban hành văn bản số 1420/UBND-TNMT về việc báo cáo việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác quản lý sử dụng đất đối với các dự án đã có quyết định thu hồi đất từ 01/01/2013 đến 01/04/2014.
Thông qua số liệu rà soát, tổng hợp UBND quận có được cái nhìn tổng thể về tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn. Phát hiện những diện tích đất đang sử
dụng kém hiệu quả từ đó có kế hoạch khai khác sử dụng nhằm mang lại lợi ích cao hơn.
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong khâu quản lý nhưng UBND quận Ba Đình đã thực hiện tốt công tác ban hành văn bản quy phạm. Các văn bản đã đảm bảo tính pháp lý, kịp thời đáp ứng yêu cầu về chỉ đạo trong công tác quản lý ở địa phương. Cấp quận và phường đã tổ chức thực hiện văn bản ban hành đúng yêu cầu về nội dung, thời gian và chất lượng. Cơ bản không có hiện tượng văn bản đã ban hành nhưng không thực hiện.
Tuy nhiên việc thực hiện các văn bản này đôi khi còn chậm, thời gian yêu cầu thường gấp trong khi công tác ban hành lại chiếm nhiều thời gian dẫn tới kết quả thực hiện đôi khi chưa được như yêu cầu.
2.2.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Đầu năm 2005, thực hiện Nghị định số 02/2005/NĐ-CP ngày 05/01/2005 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường thuộc quận Ba Đình, cho đến nay Quận Ba Đình có 14 phường là: Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Trúc Bạch, Quán Thánh, Điện Biên, Ngọc Hà, Đội Cấn, Cống Vị, Kim Mã, Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Vĩnh Phúc, Liễu Giai với tổng diện tích tự nhiên là 924,95 ha.
Trên cơ sở đó, năm 2005, quận Ba Đình tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính của phường Liễu Giai (tách ra từ một phần phường Ngọc Hà và Cống Vị), phường Vĩnh Phúc (tách ra từ phường Cống Vị) để phù hợp với thực tế công tác quản lý. Đến nay bộ hồ sơ địa giới hành chính của quận đã được xây dựng hoàn thiện với 14 đơn vị hành chính cấp phường, tổng diện tích tự nhiên toàn quận là 924,95 ha.
Căn cứ hồ sơ địa giới hành chính, UBND quận Ba Đình đã tổ chức đo đạc, xác định địa giới hành chính của quận với các quận, huyện lân cận và giữa các phường trong quận, kết quả đã lập được 14 bản đồ hành chính cho 14 phường và 01 bản đồ hành chính quận Ba Đình tỷ lệ 1:2000.
Năm 2005, để phù hợp với công tác quản lý Nhà nước, quận Ba Đình đã điều chỉnh địa giới hành chính của một số phường và đã tiến hành đo vẽ, điều chỉnh lại những biến động về địa giới hành chính.