Khái Quát Về Công Tác Bồi Thường, Hỗ Trợ Và Tái Định Cư Ở Việt Nam Và Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội

bàn, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, chuyển dịch kinh tế, thu ngân sách tỉnh tăng cao, kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân càng ngày được cải thiện và nâng cao.

Ngoài những kết quả đã đạt được, tỉnh Thái Bình cũng như các địa phương khác trong cả nước gặp nhiều khó khăn khi GPMB như: một số quy định của Luật Đất đai cũng như của các Nghị định còn thiếu đồng bộ và chưa nhất quán theo Hiến pháp và Pháp luật về quyền sở hữu đất đai thuộc Nhà nước, quyền sử dụng đất đai của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Từ đó tạo ra sự không công bằng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng đất, của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, vai trò trách nhiệm của các nhà đầu tư; Một số ít hộ dân có đất bị thu hồi vì những lợi ích cá nhân chưa ủng hộ tích cực việc thu hồi đất để thực hiện dự án; Công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn chưa chặt chẽ; Công tác quản lý, theo dõi biến động đất đai trên hồ sơ địa chính còn nhiều bất cập nên khi thu hồi đất để thực hiện các dự án gặp nhiều khó khăn trong công tác thu hồi và xét duyệt nguồn gốc đất; Kinh nghiệm GPMB của cán bộ một số nơi chưa nhiều, việc công khai phương án bồi thường, hỗ trợ đôi khi còn chưa được quan tâm đúng mức gây những bức xúc trong quần chúng nhân dân...

Tuy nhiên, bên cạnh đó các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều bất cập, nguyên nhân là do việc xác định điều kiện được bồi thường chưa được tốt do bảng giá đất của UBND tỉnh đưa ra còn thấp so với giá thi trường, hỗ trợ việc làm cho người có đất bị thu hồi đất nông nghiệp chủ yếu là bằng tiền mà chưa thực sự quan tâm đến vấn đề việc làm và thu nhập của người dân, việc cấp GCN còn chậm trễ, chủ dự án thiếu kinh phí thực hiện bồi thường... Từ đó làm chậm tiến độ của dự án, ảnh hưởng tới đời sống của người dân.

1.3.2.2. Khái quát về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Việt Nam và trên địa bàn thành phố Hà Nội

a, Tình hình chung về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Việt Nam

Ở nước ta, các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế. Quan tâm hơn tới lợi ích của những người bị thu hồi đất, Nghị định 197/2004/NĐ-CP sau một thời gian thực hiện và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 được ban hành thay thế cho nghị định 197/2004 NĐ-CP, đặc biệt là

sau sự ra đời của Nghị Định 84/2007/NĐ-CP và hiện nay nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai đã thể hiện được tính khả thi và vai trò tích cực của các văn bản pháp luật. Vì thế, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua đã đạt được các kết quả khá khả quan, thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng được xác định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận đền bù cũng thấy thỏa đáng.

Thứ hai, mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ dù được bổ sung và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.

Thứ ba, việc bổ sung quy định về quyền tự thỏa thuận của các nhà đầu tư cần đất với người sử dụng đất đã góp phần giảm sức ép cho các cơ quan hành chính trong việc thu hồi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thứ tư trình tự thủ tục tiến hành bồi thường hỗ trợ tái định cư đã giải quyết được nhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác bồi thường, tái định cư đạt hiệu quả.

Thứ năm, các địa phương bên cạnh việc thực hiện các quy định Luật đất đai năm 2013, các Nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn. Do đó vận dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC thỏa đáng nên việc thu hồi đất tiến hành bình thường, mặc dù vẫn còn những khiếu nại nhưng con số này ít và không gây trở ngại đáng kể trong quá trình thực hiện.

Thứ sáu, nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn cũng như tính chất phức tạp của vấn đề thu hồi đất, tái định cư của các nhà quản lý, hoạch định chính sách của chính quyền địa phương được nâng lên. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật trong việc bồi thường, hỗ trợ và TĐC.

Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC có năng lực và có nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả.

Như những cải thiện về quy định pháp luật về phương pháp tổ chức, năng lực cán bộ thực thi GPMB, tiến độ GPMB trong các dự án đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với các dự án cũ. Góp phần giảm bớt tác động tiêu cực đối với người dân cũng như đối với dự án. Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã giúp cho đất nước ta xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các dự án trọng điểm của Nhà nước, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế.

b, Đánh giá về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội

Công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm gần đây thực hiện theo Quyết định số 108/2009/QĐ - UB ngày 29/09/2009 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 02/2013/QĐ - UB ngày 07/01/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 108/2009/QĐ - UBND ngày 29/09/2009 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong những năm qua Thành phố đã giải quyết nhiều dự án phức tạp, tồn đọng kéo dài đã được giải quyết dứt điểm: giải tỏa “xóm liều”Thanh Nhàn, ao Thước Thợ, nút Voi Phục – Cầu Giấy, nút giao thông Ngã Tư Vọng, hồ điều hòa Yên Sở, bãi rác Nam Sơn, sân gôn Kim Nỗ... Kết quả của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng của thành phố đã góp phần quan trọng tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển; giúp triển khai nhiều dự án lớn của Quốc gia và Thành phố trên địa bàn, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển toàn diện của thành phố. Nhờ đó, Thành phố đã thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển (ODA), vốn đầu tư của các Tổ chức phi chính phủ (NGO) được trên 3 tỷ USD. Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn đối với nhà đầu tư và du khách quốc tế. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị phát triển theo hướng đồng bộ hiện đại, đã hoàn thành nhiều tuyến

đường, nút giao thông quan trọng. Giải quyết lao động, việc làm bình quân hàng năm cho khoảng 70.000 lao động.

Những tồn tại chủ yếu trong công tác GPMB của Thành phố thời gian qua đó là:

- Cơ chế chính sách đền bù GPMB còn không ít những vấn đề bất cập, thiếu đồng bộ, thậm chí còn có mâu thuẫn, bất hợp lý trong chính sách giá bồi thường đối với các đối tựợng trong cùng một dự án có đất liền kề nhau, làm phát sinh khiếu kiện phức tạp, kéo dài, khiến công tác đền bù, GPMB gặp nhiều cản trở.

- Trong triển khai thực hiện các dự án cụ thể, công tác tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách của cấp quận, huyện và ngành chức năng với UBND thành phố thiếu kịp thời, linh hoạt đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và tiến độ công việc.

- Trong một số dự án, công tác phối, kết hợp giữa thành phố với các bộ, ngành Trung ương; giữa các sở, ban ngành của thành phố các quận, huyện; giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị ở một số quận, huyện còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ, nên việc huy động sức mạnh tổng hợp trong thực hiện công tác GPMB còn hạn chế.

- Vẫn còn tồn tại tình trạng ngại va chạm, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh trong đội ngũ cán bộ thực thi công vụ. Có nơi, bộ máy chuyên trách chưa đầy đủ năng lực, thực hiện chưa nghiêm túc, đầy đủ yêu cầu về quy trình GPMB, nhất là nguyên tắc công khai, dân chủ; giải quyết chưa kịp thời thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân.

- Việc thiếu tự giác, thiếu hiểu biết, thậm trí cố ý làm sai của một số bộ phận cán bộ và nhân dân là trở ngại không nhỏ cho công tác GPMB; là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng chậm trễ trong thu hồi đất và tình trạng khiếu kiện phức tạp, kéo dài.

- Do nhiều yếu tố: Đất đai hiếm, giá đất thị trường cao, yêu cầu đối với công tác bảo đảm việc làm, đời sống cho người dân sau thu hồi đất khó khăn, nên so với các địa phương khác công tác GPMB ở Hà Nội khó khăn và phức tạp hơn nhiều.

- Tình trạng mất dân chủ, thiếu công khai trong công tác bồi thường gây bức xúc với người bị thu hồi đất; nhiều dự án sau khi GPMB lại triển khai đầu tư chậm, để hoang hóa kéo dài, gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân; chất lượng nhà TĐC không đảm bảo cũng gây khó khăn cho công tác GPMB. Thêm vào đó, chính sách

đào tào, chuyển nghề còn thiếu đồng bộ, không đáp ứng được đòi hỏi bức xúc về giải quyết việc làm cho người dân mất đất - mất tư liệu sản xuất... và đó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới tiến độ GPMB.

Giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phần lớn được thực hiện theo bảng giá đất do thành phố công bố, cho nên thấp hơn giá thị trường. Trong khi đó, chính quyền một số phường, xã chưa quan tâm đúng mức đến công tác GPMB, TĐC; việc hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất, việc tổ chức thực hiện chính sách thiếu kiên quyết. Ngoài ra, một số người dân cố tình gây khó khăn, đòi hỏi không chính đáng, gây cản trở tiến độ dự án. Vì vậy, cần chú trọng công khai, minh bạch trong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, nhất là trong việc xác định giá đất để làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và TĐC. Mức bồi thường phải đảm bảo người có đất bị thu hồi đủ điều kiện tái tạo tài sản ở nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn ở nơi cũ. Ngoài ra, thành phố cần tiến hành bồi thường, hỗ trợ và TĐC bằng tiền sát với giá thị trường để người dân chủ động lựa chọn hình thức TĐC phù hợp.

Thành phố đã tập trung chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp, rà soát, thống nhất ban hành nhiều cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đặc biệt sau khi mở rộng địa giới hành chính thành phố; trực tiếp xem xét, khảo sát, kiểm tra xử lý những khó khăn, vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người dân phải di dời ở một số dự án trọng điểm. Các cấp, các ngành, đặc biệt là các ngành chức năng của thành phố đã có nhiều cố gắng, vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả của thành phố. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn về công tác GPMB. Công tác tuyên truyền đối với nhân dân được thực hiện thường xuyên, đặc biệt qua các chuyên mục về cơ chế chính sách đền bù GPMB, thực hiện tái định cư trên các báo, đài của thành phố Hà Nội.

Những giải pháp đồng bộ, kịp thời của thành phố về những vấn đề: Quy hoạch, thu hồi đất, quy trình và chính sách GPMB nêu trên, với phương thức giải quyết, giải đáp tại chỗ, rà soát rút ngắn quy trình GPMB đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố đã tạo chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ GPMB đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố đã tạo nên chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ GPMB trên địa bàn.

Về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác GPMB, mặc dù số lượng các vụ đơn thư khiếu nại, tố cáo vẫn còn rất lớn, đặc biệt sau địa giới hành chính thành phố được mở rộng, nhưng nhờ tích cực giải quyết, quy mô, tính chất, mức độ phức tạp của các vụ việc trong một, hai năm trở lại đây đã giảm nhiều.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI THU HỒI ĐẤT TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG LIỄU GIAI – NÚI TRÚC ( ĐOẠN TỪ KHÁCH SẠN LA THÀNH ĐẾN NÚT NÚI TRÚC, ĐỢT 2)‌

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Ba Đình‌

2.1.1. Điều kiện tự nhiên‌

2.1.1.1. Vị trí địa lý


Quận Ba Đình được Chính phủ xác định là Trung tâm Hành chính - Chính trị quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ. Quận còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại có trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các hội nghị quan trọng của Nhà nước, quốc tế và khu vực.


Hình 2 1 Sơ đồ vị trí quận Ba Đình Quận Ba Đình có vị trí địa lý Phía 1

Hình 2. 1. Sơ đồ vị trí quận Ba Đình

Quận Ba Đình có vị trí địa lý:

+ Phía Bắc: giáp Quận Tây Hồ và Quận Long Biên;

+ Phía Nam: giáp Quận Đống Đa;


+ Phía Đông: giáp Quận Hoàn Kiếm;

+ Phía Tây: giáp Quận Cầu Giấy.


Quận Ba Đình thuộc vùng đất cổ Thăng Long – Hà Nội, xưa là hoàng cung của các triều đại phong kiến Việt Nam. Đến nay, quận Ba Đình được chính phủ xác định là trung tâm đầu não về hành chính, chính trị quốc gia. Quận còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại có trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước, là nơi thường xuyên diễn ra các hội nghị quan trọng của Nhà nước, quốc tế và khu vực.

Với vị thế là quận nội thành Thủ Đô, với những ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác, quận Ba Đình đã, đang và sẽ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của Thủ Đô và của cả nước

2.1.1.2. Địa hình địa mạo

Quận Ba Đình thuộc đồng bằng sông Hồng có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất, xây dựng hạ tầng và các khu dân cư đô thị và có thể chia làm 3 khu vực chủ yếu sau:

- Khu vực từ đường Ngọc Hà về phía Đông là khu Lăng Bác, trung tâm chính trị Ba Đình và khu Thành Cổ có địa hình khá cao có cao độ từ 7,6 đến 8 m. Đây là khu vực đã được xây dựng và ổn định trong một khoảng thời gian rất dài, có bề dày lịch sử hàng nghìn năm.

- Các khu vực được xây dựng và mở rộng sau năm 1954 như Giảng Võ, Ngọc Khánh, Thành Công có địa hình tương đối cao, trung bình cao độ từ 6 đến 6,5 m đã được tôn nền đắp từ 0,5 đến 0,8 m. Các khu vực này được bao bởi các đường xung quanh cao hơn như đường Giảng Võ 7,2 đến 8 m, đường Đê La Thành từ 8 đến 11,5 m tạo thành các khu trũng.

- Khu vực làng xóm cũ như Ngọc Hà, Liễu Giai, Vạn Phúc có địa hình bằng phẳng và trũng thấp, cao độ nền trung bình từ 6 đến 6,6 m.

2.1.1.3. Khí hậu


Khí hậu quận Ba Đình có chung chế độ khí hậu của Thành phố Hà Nội thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều, một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa hạ, thời tiết nóng, từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều; Mùa đông, thời tiết lạnh, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc lạnh và mưa phùn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/09/2023