Kết Quả Công Tác Bồi Thường, Giải Phóng Mặt Bằng, Hỗ Trợ Và Tái Định Cư Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Cầu Tân Phong Và Đường Dẫn Nối Cầu Tân Phong


- Thành phố đã xây dựng và lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất của thành phố đến năm 2020 và kế hoạch phân bổ sử dụng đất đến năm 2020.

c) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

* Công tác lập quy hoạch:

Thời điểm trước khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực: quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015 thành phố Nam Định đã thực hiện và được UBND tỉnh phê duyệt.

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 chi tiết các xã được lập lồng ghép vào nội dung quy hoạch xây dựng nông thôn mới và được cấp thẩm quyền phê duyệt xong trong năm 2013. Thời điểm sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực: thực hiện Công văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21/1/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, UBND tỉnh chỉ đạo tiến hành Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 tỉnh Nam Định và của thành phố Nam Định cho phù hợp các chỉ tiêu của Luật đất đai 2013 và phù hợp định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố giai đoạn 2016 - 2020.

* Công tác lập kế hoạch sử dụng đất:

Sau khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, thành phố Nam Định đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất các năm 2015, 2016, 2017, 2018 trình UBND tỉnh phê duyệt. Trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của các địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu tổng hợp nhu cầu sử dụng đất các công trình, dự án có thu hồi đất và dự án có sử dụng đất lúa để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh đúng quy định.

d) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất được thực hiện đúng theo quy định của Luật Đất đai. Việc giao đất căn cứ vào quy hoạch xây dựng của từng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc giải phóng mặt bằng phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng được thực hiện tốt, không để sẩy ra tình trạng khiếu kiện đông người. Nhìn chung, việc giao đất, cho thuê đất của thành phố Nam Định đã thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai, đảm bảo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất có hiệu quả.


e) Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Căn cứ Luật Đất đai và các văn bản liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, thời gian qua thành phố Nam Định đã thực hiện tốt công tác đền bù đất, tài sản và hoa màu trên đất khi Nhà nước thu hồi đất, được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được duyệt, cho thuê đất, giải quyết tranh chấp đất đai… theo Luật Đất đai và các quy định hiện hành của Nhà nước. Trong thời gian qua nhờ sự linh hoạt được thể hiện qua công tác bồi thường giá đất, nhà ở, tài sản trên đất, UBND thành phố đã vận dụng khung giá bồi thường sát với giá thị trường trong khung bảng giá đất được ban hành hàng năm để giúp những hộ dân bị giải tỏa đủ điều kiện xây dựng nơi ở mới hoặc mua được diện tích đất tương ứng. Đồng thời, đầu tư xây dựng các khu tái định cư bố trí cho những hộ dân bị ảnh hưởng. Nhờ đó, trong thời gian qua, tỉnh đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) nhiều dự án. Việc thực hiện đúng chính sách đối với hộ dân trong diện giải tỏa đã góp phần giúp các công trình sớm được hoàn thành. Đặc biệt, những công trình giao thông thiết yếu, có vị trí quan trọng đều được người dân hết sức đồng tình.

f) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, các xã đã tổ chức hướng dẫn các chủ sử dụng đăng ký kê khai hồ sơ để xét cấp GCNQSDĐ. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giao sử dụng ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân. Công tác quản lý hồ sơ địa chính của thành phố mới chỉ dừng lại ở mức độ lưu trữ các loại hồ sơ bằng giấy và bản đồ giấy. Hiện tại thành phố đã có và đang quản lý, lưu trữ các loại tài liệu như: Hồ sơ về địa giới hành chính 364, bản đồ giải thửa 299, hồ sơ về tổng kiểm kê đất đai qua các năm, hồ sơ quy hoạch sử dụng đất, số liệu giao cấp GCNQSD đất của các phường, xã. Hồ sơ kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố kê khai.

g) Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành theo định kỳ đúng theo quy định pháp luật. Năm 2015, thành phố đã hoàn thành việc tổng kiểm kê đất đai theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường


quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Nhìn chung, chất lượng công tác kiểm kê, thống kê về đất đai đã được nâng cao, đã có sự thống nhất giữa các loại tài liệu như bản đồ và biểu bảng số liệu….

h) Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Hiện nay cả tỉnh nói chung và thành phố Nam Định nói riêng đang triển khai xây dựng hệ thống thông tin đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý Nhà nước về đai đai trên địa bàn ngày càng tốt hơn. Việc quản lý đất đai hiện nay cũng đã ứng dụng nhiều các công nghệ tin học nhưng mới chỉ đưa vào ứng dụng được cho 1 số lĩnh vực như về số hóa bản đồ; phần mềm kiểm kê, thống kê; phần mềm về cơ sở dữ liệu địa chính…. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng các phần mềm tin học đã hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý đất đai trong tỉnh, rút ngắn được rất nhiều thời gian xử lý công việc cũng như số lượng cán bộ làm việc đồng thời lại giúp cho việc quản lý đất đai hiệu quả hơn, chặt chẽ hơn.

i) Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Các nguồn thu từ đất gồm: Thu từ việc giao đất đối với các hạng mục có thu tiền, thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, tiền thuê đất của cá nhân sử dụng đất trên địa bàn, phí và lệ phí các loại có liên quan đến đất đai. Các khoản chi gồm: chi bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Công tác quản lý tài chính về đất đai của thành phố đã làm tốt việc thu chi từ đất, quản lý các nguồn thu và chi theo đúng quy định của pháp luật. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất, thực hiện chuyển quyền sử dụng đất nhanh gọn, đúng pháp luật trên cơ sở cải cách thủ tục hành chính và quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Một số hộ đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để chuyển sang hoạt động ngành nghề và kinh doanh dịch vụ thương mại, thành phố cũng đã khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, tạo điều kiện cho việc tích tụ ruộng đất phát triển các mô hình kinh tế trang trại.

k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Thi hành các quy định của Luật Đất đai 2013, thành phố luôn quan tâm hướng dẫn mọi tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tuy nhiên, còn một số trường hợp chủ sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng sử dụng không đúng mục đích, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sử dụng đất.


l) Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Những năm qua thành phố đã rất chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đất đai. Dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường về chuyên môn, thành phố đã tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý sử dụng đất theo Quyết định 273/QĐ-TTg ngày 12/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư, các hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... kịp thời chấn chỉnh các sai phạm, đảm bảo cho công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp.

m) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai được quan tâm, giải quyết kịp thời và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Qua đó đã phát hiện và xử lý các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, lấn, chiếm đất công…

3.3. Kết quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

3.3.1. Giới thiệu khái quát dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Hình 3 3 Hình ảnh cầu Tân Phong sau khi đã xây dựng xong Tên dự án Dự án đầu 1


Hình 3.3. Hình ảnh cầu Tân Phong sau khi đã xây dựng xong


- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

- Thời gian thực hiện: Từ 2015 đến 2017

3.3.1.1. Mục đích của việc thu hồi đất và GPMB

Đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và các công trình thoát nước đoạn từ Km100+909,53 đến Km103+057,79 trên Quốc lộ 21B nhằm giảm tải cho cầu Đò Quan được xây dựng từ những năm 1990, đáp ứng nhu cầu giao thông từ trung tâm Thành phố Nam Định đi 6 huyện phía Nam đang tăng nhanh, nối thông tuyến Quốc lộ 21B, khép kín và phát huy hiệu quả tuyến đường vành đai của Thành phố Nam Định thông suốt từ Quốc lộ 21B sang Quốc lộ 10, đồng thời giảm ách tắc giao thông từ cầu Tân Đệ/QL10 đi trực tiếp qua trung tâm Thành phố Nam Định để đến các huyện phía nam của tỉnh Nam Định, khu kinh tế Ninh Cơ và hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế - xã hội.

3.3.1.2. Quy mô xây dựng và phạm vi GPMB

a. Quy mô xây dựng

- Cầu Tân Phong vượt sông Đào: Cầu vĩnh cửu, bề rộng toàn cầu B=12 m, tải trọng thiết kế HL 93 m, tần xuất thiết kế P1%.

- Đường hai đầu cầu:

+ Đường phía đầu cầu và 50m sau đuôi mố cầu theo quy mô đường cấp III đồng bằng bề rộng mặt đường, lề gia cố Bm=11 m, bề rộng nền đường Bn=12 m.

+ Đường từ 50 m sau đuôi mố cầu đến cuối tuyến theo quy mô đường cấp IV đồng bằng bề rộng mặt đường, lề gia cố Bm=7 m, bề rộng nền đường Bn=9 m cho phía cuối cầu đến cuối tuyến.

+ Nút giao với Quốc lộ 21 thiết kế cùng mức, vuốt vào đường Quốc lộ 21.

- Đường gom:

+ Bên phải: Bề rộng mặt đường Bm=6,23 m.

+ Bên trái: Tận dụng bề mặt đường đê Đông Bắc cũ.

- Đường gom dân sinh: Bn=3,5 m, Bm=3,0 m.

b. Phạm vi GPMB

Phạm vi giải phóng mặt bằng (GPMB) là phạm vi đất chiếm dụng vĩnh viễn được xác định bằng cọc GPMB (đã bao gồm từ chân ta luy nền đường bên này sang


chân ta luy nền đường bên kia).

3.3.1.3. Quy mô GPMB

Đoạn qua địa bàn Thành phố bắt đầu từ đường Thái Bình điểm cuối giao với đường trục xã Nam Phong dài 3,2 km ảnh hưởng đến tổ nhân số 14 phường Lộc Hạ và 3 xóm (xóm Mỹ Lợi 2, Mỹ Lợi 1, Mỹ Tiến 1) xã Nam Phong.

Để đáp ứng tiến độ chung của dự án, mặt khác do phải thu hồi đất của nhiều hộ gia đình nên UBND Thành phố đã chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư GPMB Thành phố thực hiện làm 2 đợt:

- Đợt 1: Đoạn thuộc địa bàn phường Lộc Hạ và đoạn từ bờ sông Đào đến đê bối Xã Nam Phong gồm 173 hộ dân và 04 cơ quan, tổ chức. Cụ thể như sau:

+ Phường Lộc Hạ: 7 hộ dân bị thu hồi đất ở. Trong đó có 3 hộ phải di chuyển.

+ Xã Nam Phong: 166 hộ dân. Trong đó: 131 hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp, 35 hộ dân bị thu hồi đất ở.

+ 03 cơ quan, tổ chức gồm: UBND xã Nam Phong, UBND phường Lộc Hạ và Trường cao đẳng nghề số 20 - Bộ Quốc Phòng.

- Đợt 2: Đoạn từ đê hữu Hồng đến đường trục xã Nam Phong (hết địa bàn Thành phố) ảnh hưởng đến 299 hộ gia đình cá nhân sử dụng đất nông nghiệp của 05 xóm (Nam Hùng 1, Tiền Phong, Cộng Hòa, Nam Phong và Đồng Ích) thuộc địa bàn xã Nam Phong và đoạn từ đê Bối đến đê hữu sông Hồng ảnh hưởng đến các hộ gia đình, cá nhân của 3 xóm (xóm Mỹ Lợi 2, Mỹ Lợi 1, Mỹ Tiến 1) xã Nam Phong.

3.3.2. Trình tự tổ chức thực hiện công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ và Tái định cư của dự án cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B, thành phố Nam Định

Theo quy định tại Điều 130 Nghị định số 43/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ và quy định tại Chương VI Nghị định số 47/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ thì công trình xây cầu Tân Phong có trình tự, tổ chức thực hiện công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ và tái định cư theo sơ đồ dưới đây:



Hình 3 4 Sơ đồ trình tự tổ chức thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và 2


Hình 3.4. Sơ đồ trình tự, tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư‌

* Đối tượng và điều kiện bồi thường

Đối tượng và điều kiện được bồi thường theo Nghị định số 47/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ; Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính và Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 14/5/2015 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt giá đất cụ thể phục vụ GPMB dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn lên cầu đoạn thuộc địa bàn thành phố Nam Định tại bảng 3.5 như sau:


Bảng 3.5. Đối tượng và điều kiện bồi thường



TT


Điều kiện bồi thường


Đối tượng BT


Diện tích (m2)


Ghi chú

Hộ gia đình

Tổ chức


1


Có GCN QSDĐ


7


-


1.262,8


Đủ điều kiện BT


2

Có hồ sơ chuyển nhượng QSD đất và các giấy tờ liên quan khác


465


-


92.378,3


Đủ điều kiện BT

3

Có các loại giấy tờ về việc giao đất

-

3

5.508,3

Đủ điều kiện BT

Tổng

472

3


99.149,4


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

(Nguồn: Ban quản lý đầu tư và xây dựng thành phố Nam Định)

Qua bảng 3.5 cho thấy dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn lên cầu đoạn thuộc địa bàn thành phố Nam Định đã thu hồi đất 99.149,4 m2 đất của 472 hộ gia đình, cá nhân và 03 tổ chức để thực hiện dự án. Tất cả các đối tượng đều đủ điều kiện được bồi thường khi bị thu hồi đất. Ba tổ chức bị thu hồi đất là UBND xã Nam Phong và UBND phường Lộc Hạ, trường Cao đẳng nghề số 20 - Bộ Quốc Phòng với tổng diện tích là 5.508,3 m2 đất (2.155 m2 đất chưa sử dụng và 3.353,3 m2 đất nông nghiệp). Đây là đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thuộc quỹ đất công ích của xã, phường theo NĐ 64/CP, do đó theo quy định được hỗ trợ về đất và bồi thường về tài sản trên đất. Trường nghề X20 Bộ quốc phòng không được bồi thường về đất.

3.3.3. Kết quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và Tái định cư dự án xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B, thành phố Nam Định

3.3.3.1. Kết quả công tác bồi thường đất

Kết quả công tác bồi thường đất dự án xây dựng cầu Tân Phong trên địa bàn thành phố Nam Định được thể hiện chi tiết qua bảng 3.6.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2023