Điều Tra, Khảo Sát Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Vào Ngành Du Lịch Tại 1 Địa Phương


Định cần có các biện pháp xúc tiến đầu tư để khai thác tốt dòng vốn FDI từ các thị trường tiềm năng này.

Để đánh giá lượng vốn FDI tỉnh Bình Định thu hút được trong những năm qua có tốt hơn những tỉnh khác không chúng ta sẽ phân tích bảng dữ liệu sau:


Bảng 2.15: Vốn FDI đầu tư vào Du lịch 2006-2011

ĐVT: Tỷ đồng

Năm

Quảng Ngãi

Bình Định

Khánh Hòa

2006

0

206,18

1.405,20

2007

0

3.038

1.466,45

2008

1.200

1.326

2.100,05

2009

2.029,92

3.689,09

4.289,50

2010

2.556,78

2.637

4.668,92

2011

3.579,81

1.539,80

6.299,65

Tổng cộng

9.366,51

12.436,32

20.229,77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 - 10

(Nguồn: Tổng hợp Sở kế hoạch và đầu tư 3 tỉnh)


Với kết quả trên tổng lượng vốn FDI thu hút được giai đoạn 2006-2011 của Tỉnh Khánh Hòa là cao nhất với 20.229,77 tỷ đồng; tiếp theo là Bình Định là 12.436,32 tỷ đồng; Quảng Ngãi là 9.366,51 tỷ đồng. Điều này là dễ hiểu bởi Khánh Hòa là tỉnh rất phát triển về du lịch, được sự hỗ trợ của Nhà nước trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên, du lịch Khánh Hòa trong thời gian gần đây có dấu hiệu bão hòa các dự án, còn Bình Định là tỉnh mới bắt đầu khai thác các tiềm năng du lịch do vậy đây là cơ hội cho các nhà đầu tư cũng như là cơ hội cho Tỉnh Bình Định thu hút đầu tư. Chính vì vậy trong thời gian tới Bình Định cần chú trọng làm tốt hơn công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư các quốc gia một cách có trọng điểm.

Xét về sự gia tăng vốn FDI qua các năm thì Quảng Ngãi và Khánh Hòa có tốc độ gia tăng dòng vốn tăng qua các năm. Tỉnh Bình Định có xu hướng giảm bắt đầu từ năm 2009. Năm 2011 lượng vốn FDI của Bình Định là thấp nhất chỉ


bằng ½ tỉnh Quảng Ngãi và bằng ¼ tỉnh Khánh Hòa. Với 1 vị trí địa lý tương đồng như tỉnh Khánh Hòa, thậm chí tốt hơn Quảng Ngãi, Bình Định có các tiềm năng du lịch rất lớn chưa được khai thác vậy mà lượng vốn FDI đầu tư vào ngành du lịch lại có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ môi trường đầu tư và hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư của tỉnh Bình Định làm chưa tốt, đây là vấn đề quan trọng cần phải cải thiện trong thời gian sớm nhất có thể.

2.5. Điều tra, khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào ngành du lịch tại 1 địa phương

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, 300 bản câu hỏi đã được gởi đến các công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch đang hoạt động tại 3 thành phố: Bình Định, Khánh Hòa và Đà Nẵng. Có 252 bản câu hỏi được trả lời, chiếm tỷ lệ là 84% trên tổng số bản được gởi đi. Trong số đó có 95 bản (32%) từ các công ty hoạt động tại thành phố Đà Nẵng, 90 bản (30%) từ các công ty tại Bình Định và 115 bản (38%) được trả lời từ tỉnh Khánh Hòa.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư, một khi các nhà đầu tư đã quyết định đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, bốn nhóm nhân tố: Kinh tế, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, chính sách được lựa chọn và sau đó được phân thành 8 tiểu nhóm chi tiết hơn. Việc phân loại các nhóm nhân tố ảnh hưởng này (xem sơ đồ 2.5) dựa vào cơ sở lý luận và tham khảo ý kiến một số nhà đầu tư du lịch tại Việt Nam trước khi tiến hành khảo sát.

Thông thường, khi xem xét lựa chọn địa điểm, các nhà đầu tư thường xem xét tổng hợp nhiều nhân tố khác nhau.


Nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư vào du lịch


Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng xã hội

Cơ sở hạ tầng

Nguồn nhân lực du lịch

Tài nguyên, cảnh quan DL

Tài nguyên

Thị trường DL tiềm năng

Lợi thế về chi phí

Kinh tế

Những ưu đãi và hỗ trợ

Sự phát triển của nền Hành chính

Chính sách

Hình 2.5: Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư DL

Tuy vậy, kết quả điều tra cho thấy có một số nhân tố được các nhà đầu tư tại Việt Nam đánh giá là rất quan trọng, trong khi các nhân tố khác được xem kém quan trọng hơn. Tầm quan trọng tương đối của các nhân tố được trình bày trên Bảng 2.18.

Theo các nhà đầu tư: Tài nguyên, cảnh quan du lịch là nhân tố quan trọng nhất, tiếp đến là cơ sở hạ tầng khi xem xét lựa chọn địa điểm để đầu tư du lịch tại một địa phương. Gần một phần ba (29,37%) trong số các nhà đầu tư được hỏi ý kiến đã xếp tài nguyên, cảnh quan du lịch là ưu tiên hàng đầu của họ và đa số (76,19%) đều cho rằng nhân tố này nằm trong nhóm ba yếu tố quan trọng nhất. Không có nhà đầu tư nào cho rằng tài nguyên, cảnh quan du lịch là tương đối ít quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư.


Bảng 2.16: Tầm quan trọng của các nhân tố khi lựa chọn điểm đầu tư

N = 252



STT


Nhân tố

Nhân tố quan trọng nhất (%)

Nhóm 3 nhân tố quan

trọng nhất (%)

1

Tài nguyên, cảnh quan du lịch

29,37

76,19

2

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

26,98

71,03

3

Những ưu đãi và hỗ trợ của địa phương

11,90

44,44

4

Lợi thế về chi phí

10,32

41,67

5

Nguồn nhân lực du lịch

8,73

38,49

6

Thị trường du lịch tiềm năng

7,14

15,48

7

Sự phát triển của nền Hành chính

5,56

9,52

8

Cơ sở hạ tầng xã hội

0

3,17

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát phụ lục 2)

Như vậy, nhóm 3 nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng nhất đến quyết định chọn lựa địa điểm đầu tư du lịch vào một địa phương là: “Tài nguyên, cảnh quan du lịch đẹp; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Những ưu đãi và hỗ trợ của địa phương”. Điều này có thể được giải thích như sau: Trong hoạt động du lịch để có thể phát triển nhanh chóng và bền vững thì điều kiện tiên quyết là phải có Tài nguyên, cảnh quan du lịch đẹp. Lựa chọn tiếp theo của nhà đầu tư là Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hai yếu tố này có tỷ lệ lựa chọn gần ngang nhau (76,19% và 71,03%) điều này được giải thích là: các địa phương có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt thường đi kèm theo với các nhân tố thuận lợi khác về chi phí đầu tư và chi phí hoạt động, thị trường tiềm năng rộng lớn, nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên dồi dào...Vì vậy, có thể có một mối tương quan chặt chẽ giữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các nhân tố còn lại.

Sự phát triển của nền hành chính và cơ sở hạ tầng xã hội được xem là các nhân tố ít có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Điều này có thể được ngầm hiểu là cơ sở hạ tầng xã hội thường được xây dựng đồng thời với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tại một địa phương có vị trí địa lý thuận lợi. Ngoài ra địa phương có lợi thế về chi chí, có những ưu đãi tốt thì sẽ kéo theo sự phát triển


của nền hành chính địa phương. Vì thế, khi lựa chọn địa điểm đầu tư du lịch tại một địa phương có Tài nguyên, cảnh quan du lịch đẹp, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, có ưu đãi và lợi thế chi phí thì có thể nhà đầu tư cũng đồng thời được thỏa mãn với các nhân tố cơ sở hạ tầng xã hội, thị trường tiềm năng và nguồn nhân lực và sự phát triển của nền hành chính địa phương.

Như vậy, đối với tỉnh Bình Định có các tài nguyên, cảnh quan du lịch đẹp chưa được đầu tư khai thác, cơ sở hạ tầng tương đối yếu kém, đầu tư còn ít. Trong thời gian tới để thu hút được các nhà đầu tư thì tỉnh Bình Định phải có các biện pháp cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tăng cường các hoạt động xúc tiến quãng bá đầu tư du lịch để các nhà đầu tư biết đến các tài nguyên, cảnh quan du lịch đẹp của Bình Định là nhiệm vụ quan trọng nhất.

2.6. Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Bình Định

2.6.1. Những mặt đạt được:

- Chiến lược, định hướng phát triển du lịch được đề ra trong Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Bình Định thời kỳ 2006 - 2020 là tương đối phù hợp; một số mục tiêu chính đã được tổ chức triển khai thực hiện, bước đầu hình thành một số tuyến, điểm du lịch trọng điểm: Tuyến du lịch ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu, Tuyến du lịch sinh thái Phương Mai - Núi Bà, Tuyến du lịch văn hoá - lịch sử đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Bình Định trong thời gian qua và tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

- Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định đã thực sự vừa là yếu tố, vừa là động lực quan trọng nâng cao sức hấp dẫn và khả năng thu hút đầu tư phát triển du lịch của tỉnh; và đã thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến nghiên cứu, đầu tư phát triển du lịch tại Bình Định, với các dự án phát triển du lịch đã được triển khai thực hiện như: Life Resort, Khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơn, Resort Hoàng Anh - Quy Nhơn,...


góp phần tạo ra không khí sôi động và bước đột phá phát triển trong hoạt động du lịch Bình Định.

- Nhận thức về du lịch và phát triển du lịch trong các cấp, các ngành và xã hội đã có sự chuyển biến rõ rệt; sự phối kết hợp liên ngành, địa phương trong các hoạt động liên quan đến du lịch được nâng cao một bước.

- Quy mô và chất lượng họat động du lịch không ngừng tăng lên, thể hiện qua các chỉ tiêu số lượng khách du lịch đến tỉnh và doanh thu từ du lịch trên địa bàn hàng năm đều tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, có đóng góp nhất định vào tăng trưởng của nền kinh tế địa phương, nhất là trong những năm gần đây.

- Đã phát triển theo đúng các định hướng cơ bản của quy họach: về lọai hình và sản phẩm du lịch, về không gian khu - tuyến - điểm du lịch, bước đầu khơi dậy tiềm năng về tài nguyên du lịch của tỉnh, về các chương trình -dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tăng lên đáng kể, nhất là trong lĩnh vực lưu trú. Các họat động đầu tư kinh doanh du lịch cơ bản theo các phương án quy họach, chưa có tình trạng lộn xộn, ồ ạt, phá vỡ cảnh quan và môi trường gây hậu quả về lâu dài cho du lịch nói riêng, kinh tế xã hội nói chung.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế - xã hội nói chung, du lịch nói riêng được tỉnh quan tâm đặc biệt, tập trung nguồn lực phát triển nên điều kiện về cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể, phục vụ đầu tư khai thác và tổ chức kinh doanh họat động du lịch.

- Công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường, nhất là một số mặt quan trọng: Công tác quy hoạch, kế họach; tổ chức và bộ máy; thanh kiểm tra chuyên ngành; công tác nghiên cứu, xúc tiến, quảng bá du lịch; công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.


2.6.2. Những tồn tại:

- Tốc độ tăng trưởng du lịch giai đoạn 2006 - 2011 còn thấp (về lượng khách: 20%/năm, về doanh thu 12%/năm), so với dự báo Quy hoạch và so với Chương trình hành động của Tỉnh uỷ đã đề ra (25%/năm).

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kỳ 2005 - 2020 đã được phê duyệt từ 2006, nhưng biện pháp triển khai thực hiện chưa đồng bộ; công tác quy hoạch chi tiết chưa kịp thời, chất lượng chưa cao; công tác quản lý, thực hiện quy hoạch chưa chặt chẽ.

- Hoạt động du lịch lữ hành còn yếu và thiếu tính chuyên nghiệp, chưa nối kết được các tour du lịch với các tỉnh, thành phố, khu vực và trong cả nước; Sản phẩm du lịch đơn điệu, chưa hấp dẫn khách du lịch quốc tế và trong nước.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch trong những năm qua chủ yếu còn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng chưa phát huy hiệu quả. Việc đầu tư trùng tu, tôn tạo, giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái tại các điểm di tích văn hoá, lịch sử, danh thắng còn hạn chế, chủ yếu khai thác du lịch tự nhiên nên khách tham quan phần lớn chỉ đến 1 lần.

- Đầu tư khai thác thế mạnh, tạo sản phẩm, lọai hình du lịch đặc trưng của Bình Định chưa tập trung đúng mức: du lịch sinh thái biển và du lịch văn hóa lịch sử. Vốn cho đầu tư phát triển du lịch trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào khối lưu trú, đầu tư xây dựng vào lĩnh vực vui chơi giải trí chưa thoả đáng, nhất là các khu du lịch vui chơi giải trí có tầm cỡ với vai trò hạt nhân, tạo điểm nhấn thu hút khách tham quan du lịch chưa được các nhà đầu tư quan tâm.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh và các doanh nghiệp du lịch chưa mạnh, chưa hấp dẫn thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư, nhà kinh doanh du lịch đến Bình Định; công tác bảo vệ an ninh quốc phòng kết hợp với phát triển du lịch, đặc biệt ở những địa bàn nhạy cảm như biển, đảo... chưa được giải quyết thuận lợi...


- Lượng vốn thu hút được trong giai đoạn 2006-2011 tương đối thấp, chủ yếu tập trung vào nguồn vốn trong tỉnh và các quốc gia truyền thống như Mỹ, Nga, Anh… chưa khai được lượng vốn từ các quốc gia khác như Nhật, Trung quốc, Malaisia, Singapore, Thái lan,…. Ngoài ra, Tỉnh cũng chưa khai thác được nguồn vốn của các khu vực ngoài Tỉnh Bình Định.

- Hoạt động kinh doanh du lịch của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh hiện nay về số lượng, quy mô, loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch còn nhỏ bé, đơn điệu ít hấp dẫn, hiệu quả kinh tế - xã hội còn thấp. Doanh nghiệp nhà nước chưa đủ năng lực về vật chất, tài chính và quản lý để trở thành những doanh nghiệp nòng cốt, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác phát triển.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cũng như kinh doanh du lịch chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của ngành du lịch. Chất lượng của lực lượng lao động du lịch còn nhiều bất cập, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch.

2.6.3. Những nguyên nhân tồn tại 2.6.3.1.Nguyên nhân khách quan

- Tỉnh Bình Định nằm ở xa các trung tâm kinh tế văn hóa và du lịch lớn của cả nước (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), điều kiện vận chuyển bằng đường hàng không (là phương tiện di chuyển chủ yếu của khách du lịch quốc tế, phù hợp với địa bàn du lịch ở xa) chưa được Nhà nước tăng cường đáp ứng yêu cầu của tỉnh.

- Một số sự kiện chính trị, xã hội, các dịch bệnh xảy ra trong những năm qua trên thế giới, trong khu vực làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch cả nước nói chung và của Bình Định nói riêng.

- Là một tỉnh nằm ở khu vực duyên hải Trung Bộ, chịu sự cạnh tranh rất gay gắt, của một số địa phương có lợi thế vượt trội trong khu vực. Phía Nam có

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 11/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí