Năm 2015, số doanh nghiệp kinh doanh du lịch là 388 doanh nghiệp, đến năm 2019, đã tăng lên 572 doanh nghiệp, tỷ lệ tăng 32%. Năm 2016 tăng thêm được 52 doanh nghiệp, năm 2017, tăng thêm được 71 doanh nghiệp, năm 2018 tăng thêm 34 doanh nghiệp, năm 2019 tăng lên được 27 doanh nghiệp. Như vậy, mặc dù xu hướng số doanh nghiệp tăng chậm nhưng các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tham gia đầu tư vào phát triển du lịch Nghệ An trong những năm qua. Trong 5 loại hình kinh doanh du lịch, các doanh nghiệp có số lượng nhiều nhất là dịch vụ lưu trú với 229 doanh nghiệp tính đến năm 2019, chiếm tỷ lệ 40,03% trong tổng số 572 doanh nghiệp, dịch vụ ăn uống chiếm vị trí số 2 với 196 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 34,27%, sau đó đến dịch vụ vận chuyển khách du lịch tỷ lệ 11,36%, dịch vụ lữ hành (8,57%), dịch vụ vui chơi, giải trí (5,77%). Có tỷ lệ như vậy là do kinh doanh lưu trú có nhiều thuận lợi về khách hàng, sản phẩm du lịch Nghệ An đang tập trung nhiều về nghỉ dưỡng, du lịch biển. Điều này chứng tỏ các hoạt động thu hút đầu tư đã có nhưng tác động tích cực đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch.
Bảng 3.8: Vốn đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Nghệ An từ 2015-2019
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Dịch vụ lưu trú | 3.401,399 | 5.054,429 | 8.005,459 | 8.250,675 | 8.556,768 |
Dịch vụ lữ hành | 50,9 | 77,7 | 131,3 | 250,6 | 326,4 |
Dịch vụ vận chuyển khách DL | 510 | 495,9 | 542,0 | 661,8 | 776,7 |
Dịch vụ ăn uống | 1.884,5 | 869,4 | 1.768,2 | 1.339,0 | 1.294,8 |
Dịch vụ vui chơi, giải trí | 552,2 | 613,9 | 720,5 | 690,3 | 743 |
Tổng số | 6.399,00 | 7.111,33 | 11.167,46 | 11.192,38 | 11.697,67 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Hỗ Trợ Cung Cấp Thông Tin, Thủ Tục Đầu Tư
- Ngân Sách Đầu Tư Cho Công Tác Xúc Tiến Đầu Tư Du Lịch Nghệ An Giai Đoạn 2015-2019
- Xếp Thứ Bậc Của Tỉnh Nghệ An Trong 63 Tỉnh Thành Của Cả Nước Về Pci, Par Index, Papi
- Loại Hình Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch Giai Đoạn 2015-2019
- Quan Điểm Thu Hút Đầu Tư Của Doanh Nghiệp Vào Phát Triển Du Lịch Tỉnh Nghệ An
- Chính Sách Ưu Đãi Về Thuế, Về Đất Đai, Mặt Bằng Kinh Doanh Cho Doanh Nghiệp Du Lịch
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An [13], [14], [15], [16], [17], [18].
Theo khảo sát cán bộ lãnh đạo, quản lý, có 45 người (90%), cho rằng thu hút đầu tư của doanh nghiệp thời gian qua tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh lưu trú, thực tế cho thấy hiệu quả cao nhất vẫn là lĩnh vực này.
Về số vốn đầu tư kinh doanh du lịch, từ năm 2015-2019, các doanh nghiệp đã tăng vốn từ 6.399 tỷ đồng (2015) lên 11.697,67 tỷ đồng (2019), tỷ lệ tăng 82,8%. Bình quân vốn đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh du lịch năm 2015 là 16,49 tỷ đồng, đến năm 2019 bình quân vốn đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh du lịch đạt 20,45 tỷ đồng (Bảng 3.8).
Như vậy, tổng vốn đầu tư đã tăng gần gấp đôi sau 5 năm, bình quân vốn đầu tư của mỗi doanh nghiệp cũng đã tăng đến 24%. Mặc dù từ 2017 trở về sau có tăng chậm lại nhưng vốn đầu tư của doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư vào du lịch. Điều đó chứng tỏ để đầu tư vốn được như vậy, các doanh nghiệp đã có nỗ lực lớn.
Về cơ cấu vốn đầu tư theo loại hình kinh doanh du lịch, vốn đầu tư của doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào dịch vụ kinh doanh lưu trú và ăn uống. Năm 2019, riêng vốn đầu tư cho lưu trú chiếm 73,15%, tiếp sau là dịch vụ ăn uống chiếm 11,7%, dịch vụ vận chuyển chiếm 6,64%, dịch vụ vui chơi giải trí chiếm 6,35%, thấp nhất là dịch vụ lữ hành chỉ chiếm 2,79%. Điều này phản ánh thực tế là đầu tư vào kinh doanh lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí cao hơn do các loại hình dịch vụ này đòi hỏi vốn đầu tư cao hơn (Xem Biểu đồ 3.6).
6,35%
11,07%
6,64%
2,79%
Dịch vụ lưu trú Dịch vụ lữ hành
Dịch vụ vận chuyển Dịch vụ ăn uống
Dịch vụ vui chơi, giải trí
73,15%
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các loại hình dịch vụ năm 2019
Về số dự án đầu tư vào khu du lịch, trong giai đoạn 2015-2019, Nghệ An đã và đang thu hút được 7 dự án đầu tư lớn của doanh nghiệp vào khu du lịch với tổng vốn đầu tư lên tới 23.218 tỷ đồng (xem phụ lục 13), tập trung vào giai đoạn từ 2017-2020. Đây là những dự án đầu tư thu hút được nguồn vốn từ những doanh nghiệp có tiềm năng như: Tập đoàn FLC, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Tân Á Đại Thành, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên…. Bình quân mỗi doanh nghiệp đầu tư đến
3.316,8 tỷ đồng. Các dự án đầu tư vào du lịch tập trung chủ yếu vào vùng ven biển như: Dự án Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí tại xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc của Tập đoàn FLC , Dự án Khu vui chơi giải trí Cửa Hội, Cửa Lò của Tập đoàn Vingroup , Khu Du lịch sinh thái cao cấp Bãi Lữ, xã Nghi Yên và Nghi tiến huyện Nghi Lộc của Tập đoàn Tân Á Đại Thành, 3 dự án này có vốn đầu tư lên tới 19.500 tỷ đồng, bình quân mỗi dự án là 6.500 tỷ đồng [53].
Hiện nay, đa số các dự án đang triển khai, khi các dự án này đi vào hoạt động toàn bộ sẽ góp phần thúc đẩy du lịch Nghệ An phát triển. Điều này chứng tỏ các hoạt động và chính sách thu hút đầu tư những năm gần đây đã mang lại hiệu quả tích cực. Khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, có 70% doanh nghiệp cho rằng mức độ cam kết khi đầu tư ở Nghệ An ở mức cao.
Về doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, năm 2015 đạt được 1.790,75 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã có doanh thu 2.968,05 tỷ đồng, tăng 65,7%. So với doanh thu toàn ngành du lịch thì doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh du lịch từ 2015-2017 chiếm tỷ lệ lớn hơn. Ở giai đoạn sau, từ 2018-2019 do sự phát triển mạnh của hộ gia đình, cá thể tham gia kinh doanh du lịch nên tỷ trọng doanh thu của doanh nghiệp so với doanh thu ngành du lịch có sự giảm xuống nhưng doanh thu vẫn tiếp tục tăng lên (Xem Bảng 3.9).
Bảng 3.9: Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Nghệ An từ 2015-2019
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Doanh thu của Doanh nghiệp DL | 1.790,75 | 2.669,53 | 4.230,59 | 2.580,4 | 2.968,05 |
Doanh thu toàn ngành DL | 2.620,78 | 3.233,76 | 6.086,39 | 7.410,13 | 8.890,97 |
Doanh thu của DN/Doanh thu của ngành du lịch | 68,32% | 82,55% | 69,50% | 34,82% | 33,38% |
Nguồn: [44], [45], [46], [47], [48].
+ Về xã hội:
Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động, riêng doanh nghiệp du lịch đã tạo việc làm cho hơn 80% lực lượng lao động trong ngành du lịch (Xem Bảng 3.10).
Bảng 3.10: Lao động của doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Nghệ An từ 2015-2019
Đơn vị tính: Người
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Lao động của DN | 6.979 | 7.152 | 7.730 | 8.372 | 9.073 |
Tổng số lao động toàn ngành Du lịch | 7.492 | 8.442 | 9.129 | 10.028 | 10.340 |
Lao động của DN/Tổng số lao động của ngành du lịch | 93,15% | 84,72% | 84,67% | 83,48% | 87,74% |
Nguồn: Cục thống kê Nghệ An [13], [14], [15], [16], [17], [18].
Năm 2015, số lao động của doanh nghiệp du lịch ở Nghệ An là 6.979 người đến năm 2019 số lao động đã đạt được là 9.073 người, tăng 23%. Số lao động trong doanh nghiệp tăng đều qua các năm. So với tổng số lao động toàn ngành du lịch thì số lao động trong doanh nghiệp du lịch chiếm tỷ lệ rất cao. Năm 2015 cao nhất tỷ lệ là 93,15%, năm thấp nhất là năm 2019 cũng chiếm đến 87,74%. Trên cơ sở tạo việc làm, các doanh nghiệp sẽ đảm bảo thu nhập ở mức độ nhất định cho người lao động.
+ Về môi trường:
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch tỉnh Nghệ An hướng đến du lịch xanh sạch, thân thiện với môi trường, quan tâm đến du lịch sinh thái nhưng giữ nguyên trạng tài nguyên thiên nhiên nên chưa gây tác động xấu đến môi trường. Các quy định của tỉnh trong việc giữ gìn vệ sinh ở các khu du lịch, không phá rừng khi làm du lịch nên cảnh quan, môi trường được bảo vệ, cân bằng sinh thái được giữ vững.
3.3.2. Những hạn chế trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch tỉnh Nghệ An
Một là, chiến lược thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch vẫn
chưa được xây dựng. Quy hoạch phát triển du lịch tính khả thi thấp, có nhiều dự án
quy hoạch treo. Công tác quy hoạch, định hướng đầu tư của doanh nghiệp vào kinh doanh du lịch thời gian tới vẫn còn chậm, chưa được triển khai, bổ sung, điều chỉnh kịp thời đáp ứng xu hướng phát triển ngành du lịch chuyên nghiệp, hiện đại, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế nhất là quy hoạch cho phát triển du lịch từ 2021 đến 2030. Việc định hướng phát triển các sản phẩm du lịch của tỉnh vẫn còn lúng túng, nhất là các sản phẩm du lịch vào mùa đông.
Hai là, việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch vẫn chưa được tỉnh quan tâm đúng mức. Dự án đầu tư của doanh nghiệp du lịch lớn nhất của tỉnh Nghệ An hiện có thể được ưu đãi đầu tư theo quy định của tỉnh hiện chỉ có 01 dự án (Dự án Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí tại xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc của doanh nghiệp FLC) còn lại là không đủ điều kiện nhận ưu đãi đầu tư. Mặt khác, doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện đa số vẫn có quy mô nhỏ, nguồn vốn ít nên khó đáp ứng được các điều kiện để được hưởng chính sách ưu đãi. Tỉnh chưa có một hệ thống các chính sách cụ thể hơn, chi tiết hơn để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch và tiềm năng lợi thế của địa phương. Một số chính sách ưu đãi đầu tư chưa được thực hiện trên thực tế như chính sách hỗ trợ đào tạo lao động của doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ quảng cáo. Theo khảo sát 168 doanh nghiệp kinh doanh du lịch, có 143 doanh nghiệp (85%) cho rằng chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư ở mức bình thường, 26 doanh nghiệp (15%) cho nhận xét ở mức không hấp dẫn. Khi được hỏi về khó khăn khi đầu tư vào Nghệ An, 114 doanh nghiệp (68%) cho rằng khó khăn khi tiếp cận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư. 151 doanh nghiệp (90%) được hỏi mong muốn được hỗ trợ về chính sách đất đai, miễn giảm thuế, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và hỗ trợ vay vốn, đổi mới công nghệ… 141 doanh nghiệp (84%) cho rằng quyết định đầu tư của doanh nghiệp có phụ thuộc vào chính sách ưu đãi của tỉnh. 140 doanh nghiệp (83%) cho rằng nội dung hỗ trợ chưa phù hợp vì chủ yếu quan tâm đến doanh nghiệp quy mô lớn, việc tổ chức thực hiện chưa tốt. Có đến 112 doanh nghiệp (67%) cho rằng việc hỗ trợ của tỉnh không kịp thời.
Ba là, thực hiện hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư của doanh nghiệp vào kinh doanh du lịch chưa được tỉnh quan tâm đúng mức. Công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch có bước chuyển biến tích cực nhưng chưa đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng
điểm, hình thức còn đơn điệu, hiệu quả và sức lan tỏa chưa cao, công tác xúc tiến đầu
tư ở nước ngoài thực hiện được quá ít. Công tác tham mưu và triển khai ứng dụng e-maketing, du lịch thông minh trên nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0 còn hạn chế, chưa theo kịp xu thế. Công tác tiếp cận với các hình thức quảng bá tiên tiến còn chậm, tư liệu phục vụ quảng bá còn nghèo nàn, hình ảnh còn phải sử dụng lặp đi, lặp lại. Tỉnh Nghệ An vẫn quan tâm nhiều hơn đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển công nghiệp. Có 23 cán bộ lãnh đạo, quản lý (46%) được hỏi cho rằng công tác xúc tiến đầu tư cần chuyên nghiệp hơn. Có 37 doanh nghiệp (22%) được hỏi cho rằng công tác này của tỉnh đang ở mức bình thường. Ông Lê Hồng Vinh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho rằng, hoạt động xúc tiến đầu tư vào du lịch của tỉnh Nghệ An còn nhỏ lẻ, sức lan tỏa chưa cao.
Bốn là, kết cấu hạ tầng để thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều dự án đầu tư kết cấu hạ tầng để phát triển du lịch bị chậm trễ, nhất là hệ thống giao thông, phải dàn trải đầu tư trong nhiều năm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình và đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Các tuyến đường cao tốc, đường sắt, đường liên thông các huyện, đặc biệt là các huyện miền Tây, đường vào các khu du lịch, các điểm du lịch dự kiến đầu tư và đã đầu tư chưa được đầu tư đồng bộ. Hạ tầng du lịch vẫn còn thiếu đồng bộ cả về cơ sở vật chất phục vụ du khách. Tại một số điểm tham quan du lịch không có bãi đỗ xe, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu nhà vệ sinh đạt chuẩn. Hạ tầng dịch vụ y tế, viễn thông, điện nước… tại các trọng điểm du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách du lịch mùa cao điểm [39]. Hạ tầng kém nhất là đường sắt, đường bộ. Theo khảo sát doanh nghiệp về hệ thống đường sắt: có doanh nghiệp (92%) cho rằng đáp ứng ở mức bình thường; đường bộ: 34 doanh nghiệp (20%) cho ở mức bình thường, 35 doanh nghiệp (21%) cho ở mức không tốt.
Năm là, cải cách hành chính để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch vẫn còn nhiều bất cập. Sự phối hợp trong thực hiện cơ chế một cửa liên thông ở một số lĩnh vực chưa chặt chẽ. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực chưa được rút ngắn đáng kể. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước của tỉnh thiếu tính đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu. Xây dựng và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao chậm… nên làm mất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Sở Du lịch Nghệ An mới thành lập trở lại một vài năm gần đây vẫn chưa có trụ sở ổn định, chức năng nhiệm vụ vẫn chưa đầy đủ để tham gia thu hút đầu tư của
doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Có đến 147/168 (87,5%) doanh nghiệp được hỏi trả lời thủ tục hành chính không thông thoáng, nhanh gọn.
Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng còn yếu, chưa chủ động, chưa tích cực, hiệu quả trong công việc thấp. Tinh thần, thái độ của một số cán bộ, công chức, viên chức chưa đúng mực, còn có biểu hiện gây phiền hà, nhũng nhiễu. Nhiều dự án đầu tư vào du lịch được đăng ký nhưng tiến độ triển khai chậm, trong đó chủ yếu do vướng mắc về thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng… một số dự án có sự chồng lấn về quy hoạch phải triển khai các bước điều chỉnh. Một số cán bộ của các sở, ngành địa phương có vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính các dự án du lịch như thiếu hướng dẫn, đôn đốc, không chủ động sắp xếp lịch đi kiểm tra dẫn đến có dự án trình tự thủ tục chậm gần 200 ngày [73].
Theo phản ánh của các nhà đầu tư kinh doanh du lịch, lãnh đạo tỉnh Nghệ An rất thông thoáng, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng khi thực hiện các thủ tục hành chính tại các sở, ban ngành thì vẫn gặp nhiều vướng mắc do việc gây khó dễ cho nhà đầu tư, các thủ tục rườm rà, tốn nhiều thời gian. Chưa có sự chỉ đạo quyết liệt và sự phối hợp của chính quyền địa phương và các ban, ngành liên quan khi giải quyết các vướng mắc, đề nghị của nhà đầu tư, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng.
Khảo sát 168 doanh nghiệp cho thấy, 143 doanh nghiệp (85%) đánh giá thái độ phục vụ của các cơ quan cấp tỉnh Nghệ An ở mức thấp. Có 25 doanh nghiệp (15%) đánh giá ở mức bình thường. Đối với dịch vụ hỗ trợ sau cấp phép đầu tư cũng có 134 doanh nghiệp (80%) đánh giá ở mức bình thường. Có đến 146 doanh nghiệp (87%) được hỏi trả lời “Không” đổi với câu hỏi “Thủ tục hành chính trong đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch có thông thoáng, nhanh gọn không?”
Sáu là, đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Bình quân vốn đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh du lịch năm 2019 chỉ đạt 20,45 tỷ đồng, số doanh nghiệp có vốn đầu tư hơn 50 tỷ chỉ chiếm 5,42%.
Bảng 3.11 cho thấy, đa số doanh nghiệp kinh doanh du lịch đều có quy mô vốn nhỏ, trong tổng số 572 doanh nghiệp kinh doanh du lịch số doanh nghiệp dưới 500 triệu đồng vẫn có tới 44 doanh nghiệp chiếm 7,69%, vốn đầu tư từ trên 0,5 tỷ đến 10
tỷ chiếm số lượng lớn nhất là 392 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 68,53%, vốn đầu tư trên 10 tỷ đến dưới 50 tỷ có 105 doanh nghiệp, chiếm 18,35%.
Bảng 3.11: Số doanh nghiệp kinh doanh du lịch phân theo quy mô vốn năm 2019
Đơn vị: Doanh nghiệp
Tổng số | Phân theo quy mô vốn | ||||
Dưới 500 triệu | Từ 0,5 đến dưới 10 tỷ | Từ 10 đến dưới 50 tỷ | Từ 50 tỷ trở lên | ||
Dịch vụ lưu trú | 229 | 9 | 152 | 50 | 18 |
Dịch vụ lữ hành | 49 | 13 | 34 | 1 | 1 |
Dịch vụ vận chuyển khách | 65 | 7 | 35 | 19 | 4 |
Dịch vụ ăn uống | 196 | 10 | 152 | 31 | 3 |
Dịch vụ vui chơi, giải trí | 33 | 5 | 19 | 4 | 5 |
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nghệ An [12].
Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú chưa khai thác hết công suất phòng nghỉ, chỉ hết phòng vào những dịp nghỉ lễ. Khách du lịch chỉ đến chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 8, các tháng còn lại khách rất ít nên phòng nghỉ giai đoạn này không sử dụng với số lượng lớn. Các dự án quy mô lớn đa số đều tập trung ở vùng ven biển như Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò, vùn miền Tây hầu như chưa có dự án lớn nào.
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tuy có khởi sắc nhưng nhìn chung còn manh mún, thiếu tính liên kết nên khả năng cạnh tranh mở rộng thị trường khách đến (inbound) trong nước và quốc tế còn hạn chế, một số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả nên đã giải thể. Tình trạng một số doanh nghiệp lữ hành hoạt động chui, lừa đảo khách du lịch vẫn còn diễn ra làm ảnh hưởng đến uy tín của du lịch Nghệ An. Số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khu vực miền Tây Nghệ An vẫn còn quá ít [43].
Doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng ô tô đều chưa đăng ký kinh doanh vận chuyển khách du lịch theo quy định của nhà nước mà chỉ đăng ký vận chuyển khách theo hợp đồng. Do đó, tính chuyên nghiệp chưa cao. Số lượng đầu xe hạn chế nên vào mùa du lịch, cac doanh nghiệp kinh doanh lữ hành rất khó thuê xe được ngay và đảm bảo chất lượng tốt với số lượng nhiều.