Phân Tích Hoạt Động Quảng Bá Và Xúc Tiến Đầu Tư


sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Và để đạt được đòi hỏi nhà đầu tư phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí không chính thức.‌‌

2.3.2.2. Chính sách thuế

Chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá các tài sản ở nước nhận đầu tư, giá trị các khoản lợi nhuận của các chủ đầu tư thu được và năng lực cạnh tranh của các hàng hóa xuất khẩu của các chi nhánh nước ngoài. Một nước theo đuổi chính sách đồng tiền quốc gia yếu sẽ có lợi trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và xuất khẩu hàng hóa. Chính vì vậy chính sách này ảnh hưởng đến FDI.

Tỉnh Bình Định có các chính sách hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp để đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở du lịch như sau:

1- Đối với nhà đầu tư nước ngoài:


Được tỉnh hỗ trợ 50% tiền thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo (đối với địa bàn A); 4 năm tiếp theo (đối với địa bàn B) và 20 năm tiếp theo (đối với địa bàn C) kể từ khi nhà đầu tư hết thời hạn được hưởng ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

2- Đối với nhà đầu tư trong nước:


Được tỉnh hỗ trợ toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu (đối với địa bàn A); 4 năm đầu (đối với địa bàn B) và 10 năm đầu (đối với địa bàn C). Đồng thời còn tiếp tục được hỗ trợ 50% trong 6 năm tiếp theo (đối với địa bàn A); 8 năm tiếp theo (đối với địa bàn B) và 20 năm tiếp theo (đối với địa bàn C) kể từ khi doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế.

3- Đối với các dự án đầu tư khôi phục, phát triển các làng nghề hoặc sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch.

Ngoài các ưu đãi được hưởng theo quy định tại khoản 1 và 2 của Điều 12, còn được tỉnh hỗ trợ thêm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 05 năm tiếp theo kể từ khi nhà đầu tư hết thời hạn được hưởng ưu đãi đã quy định tại khoản 1 và 2 Điều 12 của Quy định này.


Nhìn chung chính sách này không có gì nổi trội so với địa phương khác.

2.3.2.3. Chính sách tín dụng

Tỉnh Bình Định có các chính sách hỗ trợ tín dụng cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực Du lịch như sau:

- Hỗ trợ về tín dụng:


Được Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh xem xét cho các nhà đầu tư trong nước vay một phần vốn với lãi suất ưu đãi để trực tiếp đầu tư hoặc tham gia góp vốn liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình đầu tư phát triển du lịch hoặc sản xuất hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Hỗ trợ về đào tạo phát triển nguồn nhân lực:


Tỉnh Bình Định ưu tiên cung cấp lao động có tay nghề và hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ lao động ở trong tỉnh đang làm việc tại các cơ sở của các nhà đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhìn chung, Ngoài những ưu đãi của Nhà nước về thuế, đất đai, tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực; tỉnh Bình Định còn có các ưu đãi riêng của Tỉnh nhìn chung tương đối hấp dẫn. Tuy nhiên, để nhà đầu tư được hưởng được các chính sách này thì thực tế lại rất khó khăn, đòi hỏi Nhà đầu tư mất nhiều chi phí không chính thống và mất nhiều thời gian đi lại.

2.3.3. Phân tích hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư

Trong các năm vừa qua, hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch của Bình Định đã có những phát triển hơn, các hoạt động quảng bá xúc tiến đã được triển khai cho đến nay gồm có. Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, hội chợ, xuất bản nhiều ấn phẩm phục vụ du lịch như: xây dựng nhiều panô quảng cáo du lịch, dựng phim tài liệu về du lịch của tỉnh…

- Các hoạt động xúc tiến đầu tư: Năm 2011, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc


tiến đầu tư tỉnh đã chủ động phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức và tham gia nhiều hoạt động XTĐT lớn có tính chất vùng và quốc gia, như: Tổ chức buổi Gặp mặt đầu Xuân giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp Bình Định đang làm ăn, sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh; Festival Lâm sản Việt Nam tại Tp Quy Nhơn; Hội thảo “PCI và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bình Định năm 2011”; Hội nghị giới thiệu tiềm năng du lịch Bình Định đến với các doanh nghiệp lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh; Hội thảo Xúc tiến đầu tư và Hội chợ Thương mại Quốc tế miền Trung - Tây nguyên năm 2011 tại Phú Yên; Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch quốc tế “ Bốn Quốc gia - Một điểm đến” do Bộ Văn hoá, Thể thao, du lịch và Tổng cục Du lịch tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh; Hội nghị quốc tế về hợp tác kinh tế 3 nước Việt Nam - Lào và Thái Lan Kon Tum…

- Công tác thông tin, tài liệu, quảng bá: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư cũng đã làm tốt công tác thông tin, tài liệu, quảng bá như: Gửi tài liệu giới thiệu về tỉnh tại các hội nghị, triển lãm về xúc tiến đầu tư trong và ngoài tỉnh; xây dựng đĩa phim giới thiệu tổng quan về tiềm năng và lợi thế của tỉnh trong thu hút đầu tư; xuất bản sách Đầu tư vào Bình Định để phục vụ công tác XTĐT; Phối hợp với Báo Đầu tư, Kênh truyền hình VTV4… thực hiện các chuyên đề giới thiệu về Bình Định; thường xuyên đăng tải thông tin liên quan hoạt động XTĐT và hợp tác bằng 2 thứ tiếng Việt Anh trên trang tin www.binhdinhinvest.gov.vn.

Các hoạt động xúc tiến và quảng bá của tỉnh Bình Định tất cả đều thực hiện trong nước, do vậy rất khó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này là do kinh phí dành cho hoạt động này còn rất hạn chế. Nếu so sánh với mức chi trung bình các nước trong khu vực, càng thấy ngân quỹ dành cho xúc tiến của Việt Nam quá thấp. Một số nước du lịch phát triển chi từ 8 - 10 USD/khách quốc tế cho hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia. Thái Lan chi 100 triệu USD/năm, Malaixia dành 118 triệu USD/năm hay Singapore bỏ ra 70 triệu USD/năm cho chiến dịch quảng bá du lịch. Trong khi tổng kinh phí dành cho Chương trình xúc tiến quốc gia của Việt Nam năm 2011 chỉ vào khoảng 1,75


triệu USD (tương đương 35 tỷ đồng). Những con số đó cũng một phần nào cho thấy vì sao các nước trên thu hút nhiều khách quốc tế hơn Việt Nam. Chúng ta hãy cùng xem xét mức ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến du lịch tại tỉnh Bình Định qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Chi phí xúc tiến đầu tư du lịch giai đoạn 2006-2011

ĐVT: Tỷ đồng


Tỉnh

Chỉ Tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2006-2011


Bình Định

1.Chi phí xúc tiến

0,50

0,80

1,30

1,50

1,65

1,80

7,55

2.Vốn ĐT huy động được

571,20

4.000,00

2.600,00

5.764,20

4.795,00

3.849,50

21.579,90

3.Sức huy động vốn

1.142,40

5.000,00

2.000,00

3.842,80

2.906,06

2.138,61

2.858,26


Quảng Ngãi

1.Chi phí xúc tiến

0,50

0,65

0,80

1,10

1,25

1,40

5,70

2.Vốn ĐT huy động được

254,00

365,02

2.505,00

4.424,33

3.206,40

5.228,75

15.983,50

3. Sức huy động vốn

508,00

561,57

3.131,25

4.022,12

2.565,12

3.734,82

2.804,12


Khánh Hòa

1.Chi phí xúc tiến

0,85

1,10

1,35

1,60

1,85

2,20

8,95

2.Vốn ĐT huy động được

2.975,88

3.172,20

5.125,65

6.944,50

7.559,67

9.882,55

35.660,45

3. Sức huy động vốn

3.501,04

2.883,82

3.796,78

4.340,31

4.086,31

4.492,07

3.984,41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 - 8

(Nguồn: Tổng hợp Trung tâm xúc tiến đầu tư 3 tỉnh)

Nếu nhìn vào sức huy động vốn bình quân cho cả giai đoạn 2006-2011 thì tỉnh Khánh Hòa là cao nhất, tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi xấp sỉ nhau, đạt 2.858,26. Nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động xúc tiến đầu tư thì tỉnh Bình Định thu hút được 2.858,26 đồng vốn đầu tư vào tỉnh, thấp hơn 1126,14 đơn vị so với tỉnh Khánh Hòa. Trong khi tổng chi phí cho hoạt động xúc tiến giai đoạn 2006-2011 tỉnh Bình Định là 7,55 tỷ đồng, Khánh Hòa 8,95 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Định chưa hiệu quả. Sở dĩ tỉnh Khánh Hòa thu hút đầu tư lớn là có lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, Khánh Hòa đã tích cực tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, tổ chức hội chợ quốc tế về du lịch biển, tổ chức cho các đoàn Fam trip của các hãng lữ hành nước ngoài đến khảo sát. Trước đây Bình Định chỉ thực hiện các hoạt động xúc tiến trong nước, do vậy trong thời gian tới Bình Định cần học tập Khánh Hòa trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Nếu nhìn vào ngân sách xúc tiến đầu tư du lịch Bình Định ta thấy rằng ngân sách xúc tiến của tỉnh tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ tỉnh Bình Định


có sự quan tâm đầu tư cho hoạt động này, nhưng nếu nhìn vào sức huy động vốn đầu tư thì tỉnh Bình Định bắt đầu có xu hướng giảm xuống từ năm 2009. Trong khi các tỉnh Quảng Ngãi và Khánh Hòa có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy hiệu quả xúc tiến của tỉnh Bình Định là không tốt, vấn đề này là do nguồn vốn đầu tư vào du lịch của tỉnh hầu hết là do các doanh nghiệp trong tỉnh đầu tư, Bình Định chưa khai thác được thị trường ngoài tỉnh và ngoài nước. Trong khi đó các tỉnh Khánh Hòa và Quảng Ngãi giai đoạn này tập trung thu hút lượng vốn nước ngoài; và thông thường lượng vốn nước ngoài đầu tư cho 1 dự án thường có giá trị cao gấp vài chục lần so với dự án do nhà đầu tư trong nước đầu tư.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư thì trong thời gian tới Bình Định cần phải tập trung các giải pháp vào hoạt động xúc tiến thu hút vốn đầu tư ngoài tỉnh và ngoài nước.

2.3.4. Đánh giá môi trường đầu tư, các ưu đãi và hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch tại tỉnh Bình Định

Sau khi phân tích môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi, các hoạt động xúc tiến đầu tư, tác giả đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch tại Bình Định. Hầu hết các chuyên gia đều nhận định:

Về ưu điểm, Bình Định là vùng đất có nhiều tài nguyên, cảnh quan du lịch đẹp; con người ở đây thân thiện, hiếu khách; các chính sách khuyến khích ưu đãi của Tỉnh không quá nổi trội nhưng cũng không thua kém các Tỉnh lân cận; ngoài ra các hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch tại Bình Định đã bắt đầu sử dụng đầy đủ các phương tiện truyền thông.

Về khuyết điểm, Môi trường đầu tư Bình Định không tốt so với các tỉnh du lịch lân cận, cụ thể là chính sách thủ tục hành chính còn nhiều bất cập. Đồng thời các nhà đầu tư phải tốn kém rất nhiều chi phí không chính thức là những điểm yếu lớn nhất của môi trường đầu tư Bình Định.

Ngoài ra, Hoạt động xúc tiến đầu tư của Bình Định chỉ là tham gia các hội thảo, hội chợ du lịch, có Website về du lịch, có quãng bá trên tạp chí du lịch… Tuy nhiên vẫn chưa đủ, Bình Định vẫn chưa chủ động tìm kiếm nhà đầu tư,


chưa chủ động mời nhà đầu tư nước ngoài và trong nước khảo sát các khu du lịch có tiềm năng của tỉnh để mời gọi đầu tư. Đây là thiếu sót cần phải cải thiện trong thời gian tới của tỉnh Bình Định.

Hơn nữa tác giả cũng tiến hành phỏng vấn các nhà đầu tư du lịch (bảng phỏng vấn ở phụ lục 2), kết quả khảo sát thấy được rằng 51% nhà đầu tư biết đến việc mời gọi đầu tư về du lịch Bình Định thông qua đối tác, bạn bè và người thân, sau đó họ mới tiến hành tự tìm hiểu qua Website. Điều này cho thấy rằng hoạt động xúc tiến mời gọi đầu tư du lịch Bình Định chưa hiệu quả.

2.4. Phân tích kết quả huy động vốn đầu tư vào phát triển du lịch Bình Định giai đoạn 2006 – 2011

2.4.1. Khối lượng vốn đầu tư

Bảng 2.6: Khối lượng vốn đầu tư vào ngành Du lịch Bình Định



Năm


Số dự án

Tỷ lệ trong

tổng số dự án (%)

Vốn đầu tư (Tỷ đồng)

Tỷ lệ trong

tổng vốn đầu tư (%)

2006

4

16,00

571,2

2,65

2007

3

12,00

4.000

18,54

2008

4

16,00

2.600

12,05

2009

5

20,00

5.764,2

26,71

2010

4

16,00

4.795

22,22

2011

5

20,00

3.849,5

17,84

Tổng cộng

25

100

21.579,90

100,00

(Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư Bình Định)

Nếu nhìn vào khối lượng vốn đầu tư vào ngành Du lịch Bình Định trong giai đoạn 2006 – 2011 chúng ta có thể thấy lượng vốn đầu tư biến động thất thường. Lượng vốn đầu tư cao nhất là năm 2009 là 5.764,2 tỷ đồng, chiếm 26,71% tổng vốn đầu tư vào ngành Du lịch giai đoạn 2006 – 2011. Tuy nhiên từ năm 2009 đến 2011 lượng vốn đầu tư bắt đầu có xu hướng giảm xuống. Điều này cũng được lý giải 1 phần là do môi trường đầu tư Bình Định ngày càng


không tốt (PCI giảm từ 2006 đến 2011, PCI Bình Định thấp nhất đứng thứ 6 trong 63 tỉnh thành theo thứ tự từ thấp đến cao). Bên cạnh đó hoạt động xúc tiến tiềm kiếm nhà đầu tư của Tỉnh Bình Định còn ít được chú trọng đã góp phần làm cho lượng đầu tư vào Tỉnh có sự giảm sút trong những năm gần đây.

Bảng 2.7: Lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực Du lịch 3 Tỉnh

ĐVT: Tỷ đồng



Năm

Quảng Ngãi


Bình Định

Khánh Hòa


BĐ-QN


BĐ-KH

2006

254

571,2

2.975,88

317,20

-2.404,68

2007

365,02

4.000

3.172,20

3.634,98

827,80

2008

2.505

2.600

5.125,65

95,00

-2.525,65

2009

4.424,33

5.764,20

6.944,50

1.339,88

-1.180,30

2010

3.206,40

4.795

7.559,67

1.588,60

-2.764,67

2011

5.228,75

3.849,50

9.882,55

-1.379,25

-6.033,05

Tổng cộng

15.983,50

21.579,90

35.660,45

5.596,40

-14.080,55

(Nguồn: Tổng hợp Sở kế hoạch và đầu tư 3 Tỉnh)


Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy lượng vốn thu hút đầu tư vào lĩnh vực Du lịch của Tỉnh Khánh Hòa luôn cao hơn các Tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, và có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Điều này cũng dễ dàng giải thích vì Ngành Du lịch Khánh Hòa rất phát triển, chính sách thu hút đầu tư tốt, là địa danh du lịch trọng điểm của cả nước. Nếu so lượng vốn thu hút đầu tư của Bình Định và Quảng Ngãi ta có thể thấy rằng lượng vốn Bình Định hầu hết đều nhiều hơn, nhưng năm 2011 bắt đầu lại thấp hơn Quảng Ngãi 1.379,25 tỷ đồng. Lượng vốn đầu tư vào Bình Định có dấu hiệu giảm xuống từ năm 2009 đến 2011. Ngoài ra chỉ số PCI Quảng Ngãi tốt hơn Bình Định, đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho hoạt động thu hút vốn đầu tư của Tỉnh Bình Định. Để thấy rõ sự chênh lệch giữa lượng vốn thu hút đầu tư vào lĩnh vực Du lịch của 3 Tỉnh chúng ta có thể xem biểu đồ sau:


Quảng Ngãi

Bình Định Khánh Hòa

Lượng vốn đầu tư vào Du lịch Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa

10.000,00

9.000,00

8.000,00

7.000,00

6.000,00

5.000,00

4.000,00

3.000,00

2.000,00

1.000,00

0,00

2006 2007 2008

2009 2010

2011

Năm

1

(Nguồn: Trích dữ liệu bảng 2.9)

Hình 2.2: Lượng vốn đầu tư vào ngành Du lịch 3 Tỉnh


Với đồ thị trên ta nhận thấy lượng vốn thu hút đầu tư vào lĩnh vực Du lịch năm 2011của tỉnh Khánh Hòa bằng tổng lượng vốn thu hút đầu tư của 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi. Chúng ta phải đặt ra câu hỏi là tại sao Bình Định có vị trí địa lý tương đồng với Khánh Hòa, có rất nhiều địa danh Du lịch không thua kém Khánh Hòa, vậy tại sao lượng vốn thu hút đầu tư vào Du lịch Bình Định chỉ bằng 1/3 Khánh Hòa. Điều này có thể được giải thích do môi trường thu hút đầu tư của Bình Định không tốt cụ thể là chỉ số PCI…

2.4.2. Quy mô vốn đầu tư trên 1 dự án

Bảng 2.8: Vốn bình quân 1 dự án qua các năm của Du lịch Bình Định

ĐVT: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

1. Vốn bình quân 1 dự án

285,60

1.000,00

866,67

1.152,84

1.198,75

769,90

2. Vốn bình quân 1 khách sạn, nhà Hàng


23,10


25,00


28,65


37,68


42,59


44,09

3. Vốn bình quân 1

dự án du lịch sinh thái

-


25,00


33,52


29,50


28,20


25,00

4. Vốn bình quân 1

dự án Du lịch biển đảo

-


2.500,00


1.390,00


2.368,50


2.500,00


1.158,63

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Bình Định)

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 11/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí