Đánh Giá Các Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Của Bình Định


2.2.2.4. Điều kiện về tổ chức

Có thể nhận thấy rằng trong những năm qua hoạt động du lịch tỉnh Bình Định từng bước được hoàn thiện và phát triển là do có sự lãnh đạo của các cơ quan chức năng mà cụ thể đó chính là Sở Văn Hóa – thông tin – du lịch tỉnh Bình Định, các chiến lược phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các doanh nghiệp lữ hành.

Từ buổi đầu thành lập toàn tỉnh chỉ với một doanh nghiệp kinh doanh DL, nhưng đến nay toàn tỉnh có 110 doanh nghiệp kinh doanh DL với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có 10 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trong đó có 3 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Chính những chương trình hoạt động của các doanh nghiệp này quyết định một phần không nhỏ đến sự thành công hay thất bại của ngành du lịch tỉnh nhà.

2.2.2.5. Một số tình hình và sự kiện đặc biệt

Bình Định là địa phương giàu truyền thống văn hóa. Tại đây đang bảo tồn nhiều di tích kiến trúc – văn hóa của người Chăm, đặc biệt là thành cổ Trà Bàn, từng là kinh đô của Vương triều Chăm Pa. Các cụm tháp Chăm có kiến trúc độc đáo như: tháp Dương Long, Bánh Ít, Cánh Tiên, Tháp Đôi.

Vùng đất Bình Định có nhiều lễ hội truyền thống, xin điểm dưới đây một số lễ hội truyền thống:

Lễ hội Tây Sơn. Hội An Thái. Hội làng Thị Tứ.

Hội xuân chợ Gò.

2.2.3. Đánh giá các điều kiện phát triển du lịch của Bình Định

Sau khi đưa ra những phân tích điều kiện phát triển du lịch Bình Định, tác giả đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực Du lịch tại Bình Định, đa số các chuyên gia đều nhận định như sau:

Đối với điều kiện chung để phát triển du lịch nhìn chung điều kiện kinh tế, chính trị ở Việt Nam tương đối thuận lợi. Về kinh tế thì đang phát triển ổn


định, GDP tăng liên tục khoảng 7% mỗi năm, chính trị thì ổn định được đánh giá là quốc gia có chế độ chính trị tốt.

Đối với điều kiện riêng, chúng ta nhận thấy rằng tỉnh Bình Định có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, bở biển dài 123km, có rất nhiều đảo, bờ biển rất đẹp, có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp. Theo khảo sát của công ty Vinpearl thì Bình Định có các điều kiện biển đảo, các cảnh quan có thể phát triển du lịch tốt hơn cả tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa liên kết được các khu vực, các địa danh du lịch; bên cạnh đó tất cả các cảnh quan du lịch của Bình Định gần như chưa được đầu tư xây dựng thành các khu du lịch hoặc các tuyến điểm du lịch. Gần như các cảnh quan, các di tích còn hoan sơ, chưa được đầu tư; hoạt động du lịch ở đây gần như mang tính tự phát, kinh doanh của các cá nhân hoặc công ty du lịch đơn lẻ. Trong giai đoạn năm 2005, tỉnh Bình Định đã quy hoạch các cảnh quan, các di tích thành các khu du lịch có trọng điểm rất quy mô, nhưng lại thiếu các nhà đầu tư tham gia. Đây chính là điểm yếu nhất của tỉnh trong nỗ lực phát triển du lịch Bình Định. Để góp phần khắc phục được điểm yếu này, ta sẽ đi phân tích các chính sách huy động vốn, chính sách mời gọi đầu tư của tỉnh Bình Định ở phần sau.

2.3. Thực trạng triển khai các chính sách huy động vốn đầu tư vào ngành Du lịch Bình Định‌

2.3.1. Phân tích chính sách tạo môi trường đầu tư

2.3.1.1. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh.

Mỗi năm, PCI gửi phiếu thống kê đến các doanh nghiệp trong các tỉnh thành và căn cứ theo phản hồi từ đây để xếp hạng. Mỗi năm, các chỉ số thành phần cấu thành PCI được các chuyên gia tính toán và điều chỉnh lại.


Có tất cả 10 chỉ số thành phần (với thang điểm 100) nhằm đánh giá và xếp hạng các tỉnh dựa trên thái độ và ứng xử của chính quyền tỉnh đối với khu vực kinh tế tư nhân. Những chỉ số đó là :

Chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Tính minh bạch

Đào tạo lao động

Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo

Chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước

Thiết chế pháp lý

Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước

Chi phí không chính thức

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

Chi phí gia nhập thị trường

Chúng ta sẽ cùng xem xét kết quả của chỉ số PCI của các tỉnh thành ở khu vực miền trung có vị thế tương đồng, và các điều kiện về cảnh quan và di tích tương đồng với tỉnh Bình Định qua bảng chỉ số PCI, trích từ bảng chỉ số PCI của 63 tỉnh thành Việt Nam.


Bảng 2.4: Trích chỉ số PCI của các Tỉnh thành giai đoạn 2006 - 2011



STT


Tên tỉnh


Năm 2006


Năm 2007


Năm 2008


Năm 2009


Năm 2010


Năm 2011 [4]


1


Phú Yên


54.93


57.87


51.24


54.77


58.18


55.15


2


Bình Định


66.49


69.46


60.67


65.97


60.37


52.71


3


Quảng Nam


56.42


62.92


59.97


61.08


59.34


63.40


4


Quảng Ngãi


44.20


51.39


50.05


52.34


52.21


62.24


5


Bình Thuận


52.66


57.66


58.75


64.96


58.45


59.90


6


Quảng Ninh


53.25


58.34


54.30


60.81


64.41


63.25


7


Đà Nẵng


75.39


72.96


72.18


75.96


69.77


66.98


8


Khánh Hòa


55.33


52.42


52.12


58.66


56.75


59.11


9


Gia Lai


53.06


56.16


51.82


56.01


53.45


55.07


10


Hà Giang


48.49


54.59


48.18


58.16


53.94


57.62


11


Hà Nam


47.27


51.29


55.13


56.89


52.19


51.58


12


Hà Nội


50.34


56.73


53.94


58.18


55.73


58.28

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 - 7

(ww.vi.wikipedia.org/wiki/Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh)

Năm 2011, chỉ số PCI của Bình định (52,71) đứng thứ 58 trong 63 tỉnh thành theo thứ tự điểm cao nhất xuống thấp nhất, đây là chỉ số cực thấp thua cả Phú Yên, Quảng Ngãi. Thấp nhất là Cao Bằng 50,98, Cao nhất là Lào cai 73,53. Trong các tỉnh thành lân cận, có vị trí tương đồng với Bình Định như là Phú Yên, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình thuận, Khánh Hòa thì Bình Định có điểm số thấp nhất.


Chỉ số PCI của Bình Định giai đoạn 2006 - 2011


80,00

70,00

60,00

50,00

40,00

30,00

20,00

10,00

0,00

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011


(Nguồn: Trích dữ liệu bảng 2.6)

Hình 2.1 : Chỉ số PCI của Bình Định giai đoạn 2006 - 2011


Với chỉ số PCI ngày càng giảm chứng tỏ Bình Định có môi trường đầu tư không tốt điều này làm giảm sự hấp dẫn cuả địa phương trong việc thu hút đầu tư. Trong thời gian tới Bình Định cần phải cải thiện môi trường đầu tư thì mới thu hút được các nhà đầu tư trong việc phát triển du lịch của Tỉnh.

2.3.1.2. Cải cách thủ tục hành chính

Trong những năm qua Bình Định cũng tuân thủ các quy định của Nhà nước vào những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến họat động của các tổ chức và của công dân, như về thủ tục nhà, đất, đăng ký kinh doanh, hộ tịch, hộ khẩu và thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, bước đầu mang lại kết quả tích cực, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong hoạt động này mà chủ yếu là do Cán bộ địa phương gây khó khăn.


Trong những năm qua, thủ tục hành chính còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, có những lĩnh vực còn rườm rà, làm cho hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước bị giảm sút, thậm chí còn làm phát sinh tiêu cực.

Đội ngũ cán bộ, công chức có nơi còn yếu kém về tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; chậm đổi mới phong cách làm việc; tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn còn diễn ra. Thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thiếu văn hóa và đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ, công chức chậm được xử lý. Quan điểm gần dân, sát cơ sở, sát thực tiễn chưa được thấu suốt trong từng cán bộ, công chức hành chính Nhà nước...

Có thể nói, đây là những nguyên nhân đã góp phần làm cản trở hoặc làm chậm đi quá trình thực hiện cải cách hành chính trong thời gian qua, do đó cần phải được phân tích, đánh giá một cách thấu đáo và phải chấn chỉnh kịp thời.

2.3.1.3. Phát triển cơ sở hạ tầng

a. Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch


Hoạt động đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh từ năm 1995 đến nay trở nên sôi động, có nhiều chuyển biến và khởi sắc. Một loạt các khu du lịch, khách sạn cao cấp đã được đưa vào khai thác như: Life resort (Bãi Dài - tiêu chuẩn 4 sao, 63 phòng), resort Hoàng Anh - Quy Nhơn (nay là Hoàng Gia - Đất Xanh tiêu chuẩn 4 sao, 133 phòng), Khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơn (tiêu chuẩn 4 sao, 148 phòng), Hải Âu (đơn nguyên mới 4 sao, 114 phòng), Hoàng Yến (3 sao, 93 phòng), Thái Bảo 1&2 (2 sao, 81 phòng)…

Bên cạnh đó, hằng năm, Trung ương và tỉnh đều có bố trí nguồn vốn mục tiêu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và giao cho nhiều sở, ngành, địa phương làm chủ đầu tư để triển khai thực hiện. Cụ thể, giai đoạn 2001 - 2005, trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện 08 công trình đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch với tổng số vốn là 777,890 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương hỗ trợ 368 tỷ đồng, vốn đầu tư từ ngân sách địa phương 409,890 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2006 - 2011, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã thực hiện trên địa bàn tỉnh là 460 tỷ đồng, trong đó vốn


Trung ương hỗ trợ cho tỉnh 170 tỷ đồng. Nguồn vốn này được bố trí cho 18 công trình, trong đó 14 công trình đã hoàn thành, 4 công trình chuyển tiếp sang giai đoạn 2011 - 2015.

Nhìn chung, các các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh đều được các chủ đầu tư triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương đều được giải ngân hết. Việc triển khai đầu tư trực tiếp cho các dự án cơ sở hạ tầng du lịch thời gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Hầu hết các dự án này chủ yếu là các công trình đường giao thông vào các điểm di tích, danh thắng…nên ngay sau khi hoàn thành đã phát huy hiệu quả, góp phần làm tăng tính hấp dẫn của các điểm đến.

b. Các dự án, công trình đầu tư cơ sở hạ tầng liên quan


Cùng với sự hỗ trợ Trung ương và bằng nguồn nội lực của tỉnh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội thời gian qua không ngừng được đầu tư nâng cấp, nhất là về hạ tầng giao thông :

+ Đường hàng không: đã nâng cấp nhà ga sân bay Phù Cát, tăng tần suất các chuyến bay đến Bình Định, đưa máy bay Airbus vào khai thác tuyến TP. Hồ Chí Minh – Quy Nhơn, mở đường bay thẳng Hà Nội - Quy Nhơn và ngược lại.

+ Đường sắt: Nâng cấp ga Diêu Trì trên tuyến đường sắt Bắc Nam, bên cạnh đó, đã tích cực khai thác khách đưa đoàn tàu du lịch 5 sao - Goldentrain vào vận hành chặng TP. Hồ Chí Minh đến Quy Nhơn và ngược lại.

+ Đường bộ: đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều hệ thống giao thông quan trọng phục vụ nhu cầu của khách du lịch, nhà đầu tư kinh doanh du lịch như: tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu (dài 33km), tuyến cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội dài 7km với cây cầu Thị Nại dài 2.500m, được xem là cầu bắc qua biển dài nhất Việt Nam, tuyến ven biển Nhơn Hội- Tam Quan (dài 107km),


đường Gò Găng – Cát Tiến, đường Xuân Diệu...góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch.

2.3.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực

Tính đến ngày 31/12/2011, toàn ngành du lịch của tỉnh có 2500 lao động trực tiếp (trong đó có 1.250 lao động nữ), với 2.089 lao động trong lĩnh vực lưu trú, 139 lao động trong lĩnh vực lữ hành,... Bên cạnh lao động trực tiếp, ngành du lịch của tỉnh còn thu hút khoảng 5.500 lao động gián tiếp, góp phần đáng kể trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư trên địa bàn.

Chất lượng lao động nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc, trong quá trình phục vụ đây đó vẫn thường thấy các nhân viên phục vụ mắc phải sai sót, thái độ, tác phong phục vụ của một bộ phận nhân viên trong ngành còn thiếu chu đáo. Kỹ năng giới thiệu, chào bán sản phẩm, dịch vụ du lịch thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ đối với các nhân viên trực tiếp phục vụ khách du lịch còn hạn chế. Chưa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch, tỷ lệ lao động thuyên chuyển công tác từ doanh nghiệp du lịch này đến doanh nghiệp du lịch khác hoặc ra khỏi ngành khá cao.

Để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cần thiết phải có sự chung tay của ba nhà: nhà quản lý - nhà trường và nhà doanh nghiệp. Thời gian tới, ngành du lịch sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề về phát triển nguồn nhân lực du lịch với các doanh nghiệp và một số cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn nhằm trao đổi kinh nghiệm, xác định khó khăn và cách khắc phục để phát triển nguồn nhân lực của ngành.

2.3.2. Phân tích chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư

2.3.2.1. Chính sách đất đai

Hoạt động khuyến khích đất đai của tỉnh tuân thủ theo trung ương, trên cơ sở đó cũng có 1 số ưu đãi riêng đối với nhà đầu tư, tuy nhiên ưu đãi chưa thực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023