Đầu Tư, Tôn Tạo Và Bảo Tồn Các Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Vốn Có Của Thành Phố


thuyết minh viên điểm du lịch. Ngoài ra nguồn nhân lực du lịch còn được đào tạo trong các trường Đại học Dân lập Hải Phòng, trường Cao đẳng Cộng đồng, trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật... Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp du lịch bước đầu đã quan tâm đến đào tạo lại và bồi dưỡng nhân lực của mình.

Hướng dẫn viên và thuyết minh viên phải là cầu nối giữa khách du lịch và nhân dân địa phương, đồng thời là sứ giả hòa bình liên kết các cá nhân, tổ chức, địa phương, đơn vị trong không gian văn hóa vùng miền, lãnh thổ. Hướng dẫn viên và thuyết minh viên tại các điểm du lịch văn hóa, lễ hội phải am hiểu về văn hóa địa phương, tìm hiểu nội dung các hình thức của các sinh hoạt văn hóa truyền thống để hướng dẫn cho khách, làm nổi bật được giá trị nhiều mặt của điểm tham quan tạo hứng thú và say mê khám phá cho các đối tượng khách du lịch.

Nhìn chung các hướng dẫn viên và thuyết minh viên tại các điểm du lịch của Hải Phòng còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy thành phố cần có các chính sách thích hợp để phát triển nguồn nhân lực này như hỗ trợ Trường Trung học nghiệp vụ du lịch Hải Phòng hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn quốc gia, phối hợp mở lớp đào tạo để Hải Phòng có đủ hướng dẫn viên, thuyết minh viên giỏi nghề, yêu nghiệp, hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa, thiên nhiên và xã hội của địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế. Trước mắt ưu tiên tuyển dụng các sinh viên đã tốt nghiệp đại học, khoa Văn hóa du lịch cho thuyết minh tại các điểm du lịch. Hai năm một lần, Sở du lịch Hải Phòng nên tổ chức đánh giá kết hợp với đào tạo lại để củng cố và nâng cao kiến thức cho các hướng dẫn viên và thuyết minh viên.

Ngoài ra, cần thường xuyên nâng cao nhận thức về Luật du lịch và các văn bản có liên quan, các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước cho các giám đốc doanh nghiệp, người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.


3.2.4. Đầu tư, tôn tạo và bảo tồn các tài nguyên du lịch nhân văn vốn có của thành phố

Tài nguyên du lịch nhân văn chậm bị phá hủy hơn so với tài nguyên du lịch tự nhiên nhưng tài nguyên du lịch nhân văn lại không có khả năng tự phục hồi. đầu tư, tôn tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đối với Hải Phòng là một việc làm quan trọng và cấp thiết. muốn làm được việc này cần có sự hỗ trợ của các Bộ, ngành trung ương, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành thành phố, các địa phương có nguồn tài nguyên và cộng đồng dân cư địa phương.

Đặc biệt chú trọng công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa , các lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian để phục vụ hoạt động du lịch. Các hoạt động này sẽ làm tăng sự hấp dẫn cho các tuor du lịch văn hóa đồng thời góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân, nhưng việc trùng tu tôn tạo phải đảm bảo giữ nguyên giá trị lịch sử cũng như kiến trúc của các tài nguyên nhân văn.

Cần lựa chọn những sản phẩm đặc thù nhất, nổi trội nhất về tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch và lập kế hoạch bảo tồn, tôn tạo nguồn tài nguyên này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Phối hợp nhều nguồn lực (nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng…) đầu tư thỏa đáng để bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên du lịch nhân văn chủ yếu phục vụ hoạt động phát triển du lịch văn hóa của thành phố. Ngoài ra có thể kêu gọi tài trợ của các cá nhân và doanh nghiệp tại địa bàn nguồn tài nguyên và các doanh nghiệp lớn trong cả nước. đây là cách làm phổ biến của các địa phương, nó tạo ra nguồn nhân lực tài chính chủ yếu cho các sự kiện văn hóa du lịch.

Duy trì và phát triển các lễ hội dân gian, các làng nghề truyền thống, khôi phục các trò chơi dân gian để phục vụ hoạt động du lịch. Đối với các làng nghề cần có sự đầu tư thích đáng, có biện pháp quy hoạch, phát triển một cách hợp lý để đây thực sự trở thành một điểm tham quan du lịch hấp dẫn, đặc

Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng - 10


trưng của thành phố. Thành lập các câu lạc bộ nghệ nhân, ngoài việc phục vụ lễ hội có thể sản xuất phục vụ khách du lịch theo tuor.

Các loại hình nghệ thuật truyền thống của Hải Phòng như múa rối nước, múa rối cạn, hát Đúm…có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch nhưng hiện nay đang bị mai một dần, chủ yếu chỉ được biểu diễn trong những ngày diễn ra hội. Khách đi du lịch theo tuor rất thích xem các loại hình nghệ thuật này nên các địa phương có thể thành lập các đội văn nghệ biểu diễn đáp ứng nhu cầu của du khách.

Hiện nay, tại Nhân Mục và Bảo Hà đã có hai phường rối là múa rối cạn và múa rối nước, tuy nhiên cần hỗ trợ, đầu tư trang bị thêm dụng cụ, đạo cụ để có những chương trình biểu diễn đặc sắc hơn. Hỡ trợ trong việc phổ biến cho người dân biết cách làm du lịch, biết cách ứng xử với khách quốc tế khi họ đến tham quan.

Đưa hát Đúm vào chương trình du lịch văn hóa kết hợp với các điểm tham quan ở Thủy Nguyên như di chỉ Tràng Kênh, khu du lịch sinh thái hồ sông Giá…. Giống như du thuyền trên sông Hương nghe ca Huế, trên sông Giá tổ chức du thuyền ngắm cảnh núi non sông nước và thưởng thức các làn điệu hát Đúm.

3.2.5. Phát triển du lịch gắn với khai thác các giá trị lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống với tín ngưỡng và tâm linh bản địa

Hầu hết các lễ hội truyền thống của Việt Nam đều được tổ chức tại các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với các sự tích hay một sự kiện nào đó. Mỗi lễ hội phản ánh một phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc. Lễ hội nhằm nhắc lại một sự kiện, một nhân vật lịch sử hay huyền thoại đồng thời biểu hiện ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh. Cái cốt lõi trong lễ hội là yếu tố thiêng mang tính truyền thống hướng tới một nhân vật lịch sử văn hóa hội tụ những phẩm chất cao đẹp. Lễ hội là dịp tưởng nhớ, tạ ơn đối với các bậc thần linh đồng thời hướng về cội nguồn, đánh thức cội nguồn, góp phần gìn giữ bảo lưu truyền thống văn hóa.


Lễ hội là cuộc đời thứ hai bên cạnh cuộc đời thật, là hình thức tổng hòa văn hóa nghệ thuật, là một hiện tượng văn hóa mang tính trội. Người ta đến lễ hội là để thư giãn, giữa đời sống thật và khát vọng của con người bao giờ cũng là cái vươn cao hơn, vươn xa hơn. Cuộc sống của con người có hiện tại, quá khứ, tương lai. Sự khát khao trong cuộc sống đời thường người ta muốn hướng vào gửi gắm cho một thế giới khác mà ở đó người ta được thỏa ước khát khao mong đợi. Con người đến với lễ hội là nhờ có niềm tin vào các lực lượng thần thánh, nhờ có tín ngưỡng, tâm linh bản địa, muốn được hòa mình vào chốn thiêng liêng, tín ngưỡng dân gian. Mọi âm thanh của lễ hội vọng ra đều dội vào trái tim những người dự lễ và mọi người tiếp nhận những rung động đó để có thể "nhập hồn" mình vào cõi linh thiêng, được tắm mình vào trong không khí văn hóa của lễ hội ấy.

Chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất của Việt Nam không chỉ vì có phong cảnh đẹp mà còn nhờ có những truyền thuyết về bà chúa Ba. Tích xưa kể rằng Quán Thế Âm Bồ Tát đã thị hiện ở Việt Nam có nàng công chúa con thứ ba của vua, ngay từ bé đã dốc lòng đi tu. Một hôm công chúa bỏ cung vua lặn lội vào rừng sâu tìm nơi yên tĩnh để tìm đạo. Khi đi đến con suối vắng, công chúa tẩy sạch trần lao, gột bỏ mọi oan khiên (ngày nay giữa đường lên động Hương Tích còn ghi lại dấu tích ấy nơi con suối gọi là suối giải oan. Công chúa tiếp tục đi sâu vào rừng núi và đã dừng chân nơi thạch động để tìm đạo giải thoát (Hương tích ngày nay).

Còn ở Hải Phòng có lễ hội chọi trâu hàng năm thu hút rất đông đảo khách du lịch không chỉ đơn thuần là xem "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng, mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng hàng năm thường vào đúng những ngày mưa, mà mưa thật to, nặng hạt. Câu ca dao xưa như lời nhắn nhủ, mời gọi nên cho dù trời mưa hay nắng thì hội chọi trâu vẫn cứ là nơi hội tụ của hàng vạn con người. Quả có thế


thật, mấy năm gần đây, và đặc biệt là 2 ngày hội 9/8 âm lịch năm 1994 và 1995 đều diễn ra trong mưa rất to, nhưng hàng vạn người vẫn về dự hội, đội mưa, chen vai, thích cánh để có được những giây phút hứng thú say sưa qua từng pha hấp dẫn. Có vị khách ở Hà Nội nhận xét: "Trong khi các hoạt động thể thao được tổ chức một cách công phu, tốn kém ở sân vận động nhà thi đấu hiện đại và chưa phải cuộc thi nào cũng thu hút được những người đến xem, thì ở Hội chọi trâu Đồ Sơn này lại có đến hàng vạn người hâm mộ, đội mưa, chịu ướt đến với sàn bãi lầy lội, cơ sở vật chất thiếu thốn này để xem Hội chọi trâu từ đầu đến cuối, người xem chỉ có tiếp tục vào sân chứ không ai bỏ nó. Điều gì làm nên sự cuốn hút đó? Câu trả lời chỉ có thể là: Cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của một lễ hội văn hoá thể thao truyền thống của dân tộc đã thấm sâu vào tâm tư, tình cảm và tiềm thức của người dân.

Để có thể thu hút ngày càng đông khách du lịch đến với các lễ hội truyền thống và các điểm di tích lịch sử văn hóa thì cần phải tăng cường quảng bá tuyên truyền đồng thời phải gắn liền tâm linh bảm địa, với các sự tích, những câu truyện dân gian, truyền thuyết. Tăng cường đào tạo lực lượng thuyết minh viên điểm du lịch, người thông thạo địa lý, lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục của địa phương để tạo cảm hứng cho du khách.

Song gắn du lịch với tâm linh bản địa nhưng phải mang tính văn hóa, tránh mê tín dị đoan. Có nơi lạm dụng sự tôn trọng tín ngưỡng của người đi dự hội để phóng tác, bày đặt thêm nhiều yếu tố phức tạp ở những hoạt động văn hóa tín ngưỡng vốn có. Vì vậy bên cạnh việc gắn lễ hội truyền thống với tín ngưỡng tâm linh bản địa cũng cần có những biện pháp ngăn chặn tiêu cực tại các lễ hội như mê tín, dị đoan, bói toán…

3.2.6. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một trong những giải pháp quan trọng nhất để thu hút khách du lịch. Nhìn chung sản phẩm du lịch của tỉnh còn đơn điệu chưa khai thác được các giá trị văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống tạo thành những sản phẩm du lịch đặc sắc… Hay cả một dải trung tâm của


thành phố không có gì để hút khách, không phố đi bộ, phố ẩm thực, không có gì ấn tượng mà giữ khách. Vấn đề cần quan tâm là phát triển thêm nhiều loại hình du lịch đặc trưng của địa phương, tạo thành những tour liên kết nhiều vùng, nhiều sắc thái khác nhau tạo ra sự mới lạ và thích thú cho du khách có như vậy mới giữ khách lâu ngày và đón khách quay lại. Nghiên cứu kỹ sở thích, khả năng chi tiêu của khách du lịch từng vùng, từng quốc gia để xây dựng và bố trí các tour thích hợp và sáng tạo những sản phẩm đặc trưng đáp ứng sở thích của du khách và tăng nguồn thu cho hoạt động dịch vụ du lịch.

Tính thời vụ trong du lịch văn hóa phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm du lịch văn hóa. Chính vụ của du lịch văn hóa thường bắt đầu từ mùa xuân cho đến đầu mùa hạ, nó gắn liền với du lịch lễ hội là loại hình mang tính mùa vụ điển hình. Vấn đề không chỉ là ở chỗ mở mang xây dựng thêm các sản phẩm dịch vụ cho du khách trong những lúc chính vụ mà còn phải xây dựng các chương trình du lịch để các địa phương vẫn có thể thu hút được du khách trong thời gian không chính vụ.

Ví dụ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, ngoài lễ hội chọi trâu truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày 9 tháng 8 âm lịch, từ năm 2006 đến nay được sự quan tâm chỉ đạo của thành phố, Tổng cục Du lịch Hải Phòng phối hợp với quận Đồ Sơn đưa lễ hội chọi trâu vào Liên hoan du lịch Hải Phòng vào ngày 30/4 và 1/5 hàng năm, bước đầu đưa lễ hội này thành sản phẩm du lịch thu hút đông đảo du khách.

Thông thường các lễ hội truyền thống được diễn ra vào mùa xuân. Nếu mở rộng khai thác tốt sẽ làm kéo dài thời gian chính vụ của ngành du lịch trong năm. Tăng cường xây dựng các chương trình tham quan giải trí vào thời gian không chính vụ để nâng cao số lượng khách trong thời gian này. Tuy nhiên, việc tổ chức xây dựng ấy không phải là đơn giản bởi nó còn ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng du lịch của du khách. Do vậy, như trên đã nói đây là một việc làm mang tính chiến lược lâu dài, trước tiên là phải xây dựng các chương trình du lịch mới một cách tỉ mỉ có sức hấp dẫn về nội dung, có ưu đãi


về giá cả, như vậy tức là đã dần dần tạo cho du khách một thói quen mới, một ý tưởng mới, đó là không nhất thiết phải đi du lịch vào chính vụ, không nhất thiết phải đi đến các chùa chiền miếu mạo vào đầu năm.

Một biện pháp khác để đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa là trong cùng một khu di tích có thể khai thác nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch lễ hội; tham quan tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, văn hóa của khu di tích; du lịch nghiên cứu về di tích. Ví dụ như ở đền Nghè có thể phát triển du lịch lễ hội với lễ hội đền Nghè diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch hành năm kỉ niệm ngày sinh nữ tướng Lê Chân, du lịch tham quan tìm hiểu về di tích có thể diễn ra quanh năm. Đối với khu di tích Núi Voi ngoài việc tổ chức du lịch lễ hội đầu năm, vào các mùa còn lại trong năm có thể phát triển loại hình du lịch tham quan, tìm hiểu về di tích, hoặc du lịch mạo hiểm…

3.2.7. Liên kết các tuyến điểm du lịch văn hóa

Sự hợp tác, liên kết giữa cơ quan chức năng trong việc phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa đạt hiệu quả cao hơn, trong đó đặc biệt chú trọng đến sự liên kết giữa các địa phương có tài nguyên du lịch với các công ty lữ hành trong việc xây dựng, phát triển các tour du lịch văn hóa.

Đặc biệt chú trọng liên kết 3 cực tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng, trong thành công chung của ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hải Phòng nói riêng, đóng góp của tam giác kinh tế du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có ý nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh một Hà Nội ngàn năm văn hiến, một di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, khu vực này còn có đảo Cát Bà, một khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây thực sự là tiềm năng lớn để phát triển du lịch nhanh, bền vững tại tam giác kinh tế du lịch đặc biệt quan trọng này.

Sự liên kết chặt chẽ về du lịch của 3 địa phương sẽ có tác dụng như một đầu tàu động lực kéo theo sự phát triển du lịch của các tỉnh phía Bắc. Ba địa phương nên tăng cường phối hợp trong các hoạt động điều tra, khảo sát nhằm


xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch mới, có sức hấp dẫn và cạnh tranh được với sản phẩm trong khu vực; phối hợp trong công tác quy hoạch phát triển du lịch ngắn hạn và dài hạn, kết hợp với chiến lược phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn.

Bên cạnh đó 3 địa phương cũng nên phối hợp trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao và ban hành cơ chế chính sách phát triển tăng cường phát huy nội lực trong tam giác kinh tế du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trong thời gian tới.

Liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp khảo sát, trao đổi, tọa đàm với các doanh nghiệp này trong việc khi thác các tour du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa để khai thác tối đa tiềm năng du lịch văn hóa của thành phố.

Để định hướng phát triển du lịch Hải Phòng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Bộ chính trị đã giao Đảng bộ và nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ: “Phát triển Du lịch Hải Phòng thành trung tâm du lịch của vùng Duyên hải Bắc bộ, trong đó xây dựng đảo Cát Bà cùng với Đồ Sơn, Hạ Long trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc tế của cả nước” (Nghị quyết 32/NQ-TW ngày 05/08/2003). Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2010 của Tổng cục Du lịch đã xây dựng Khu du lịch tổng hợp biển đảo Hạ Long – Cát Bà là khu du lịch chuyên đề quốc gia. Do vậy, quy hoạch khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà phải được ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Phòng thời kỳ 1996 – 2010 và điều kiện tự nhiên, tình hình thực tế của Thành phố, cần quy hoạch thêm 2 khu vực Kiến Thụy và Vĩnh Bảo nhằm tạo đà thúc đẩy phát triển du lịch của thành phố. Ngoài ra còn có các khu du lịch nữa là trung tâm thành phố, huyện An Lão và huyện Thủy Nguyên.

Theo quy hoạch trên thì ở mỗi trung tâm du lịch đều có các điều kiện và tiềm năng để phát triển loại hình du lịch văn hóa. Khu du lịch Đồ Sơn thì có lễ hội chọi trâu truyền thống nổi tiếng, tháp Tường Long, di tích “Đường

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí