Cơ Cấu Vốn Đầu Tư Vào Du Lịch Bình Định Giai Đoạn 2006 – 2011


Với kết quả trên ta nhận thấy vốn bình quân 1 dự án trong giai đoạn 2006- 2011 là 878,95 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều lần so với tỉnh Quảng Ngãi 122,8 tỷ đồng. Điều này là do Bình Định bắt đầu có các dự án đầu tư quy mô lớn chủ yếu khai thác vào Du lịch Biển đảo, đây là tiềm năng thế mạnh của Bình Định bắt đầu được khai thác trong những năm gần đây. Tuy nhiên lượng vốn đầu tư bình quân 1 dự án bắt đầu có sự giảm sút vào năm 2011, điều này là do các dự án đầu tư vào các trọng điểm du lịch có sự giảm sút do các địa danh du lịch tốt đã được khai thác đầu tư trước đó.

Vốn đầu tư bình quân vào dự án khách sạn, nhà hàng có xu hướng tăng lên điều này được giải thích là do chi phí xây dựng, đầu tư tăng cao mỗi năm, đồng thời các dự án khách sạn, nhà hàng ngày càng cao cấp hơn nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của Du khách.

Bên cạnh đó, lượng vốn đầu tư bình quân vào dự án du lịch sinh thái thấp hơn rất nhiều so với dự án du lịch biển đảo. Điều này được giải thích bởi Du lịch Bình Định bắt đầu được khai thác, kêu gọi đầu tư trong những năm gần đây, mà thế mạnh của Bình Định là du lịch biển đảo, do vậy các dự án lớn của nước ngoài đầu tư chủ yếu vào du lịch biển đảo. So với lượng vốn đầu tư vào Du lịch tỉnh Quảng Ngãi thì Bình Định cao hơn, nhưng Quảng Ngãi chủ yếu tập trung đầu tư vào Du lịch sinh thái. Điều này cho thấy thế mạnh của 2 tỉnh là khác nhau, mỗi tỉnh đều tập trung vốn đầu tư vào dự án du lịch có thế mạnh của mình.

2.4.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn đầu tư


Bảng 2.9: Cơ cấu vốn đầu tư vào Du lịch Bình Định giai đoạn 2006 – 2011

ĐVT: Tỷ đồng

Vốn đầu tư

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Vốn Trong nước

365,02

962,00

1.274,00

2.075,11

2.157,75

2.309,70

FDI

206,18

3.038,00

1.326,00

3.689,09

2.637,25

1.539,80

Tổng vốn đầu tư

571,20

4.000,00

2.600,00

5.764,20

4.795,00

3.849,50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 - 9

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định)



Cơ cấu vốn đầu tư vào Tỉnh Bình Định


4.000,00

3.500,00

3.000,00

2.500,00

2.000,00

1.500,00

1.000,00

500,00

0,00

Vốn NĐ

FDI

Năm Năm Năm Năm Năm Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011

(Nguồn: Trích dữ liệu bảng 2.11)

Hình 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư vào Du lịch Bình Định


Nhìn vào cơ cấu vốn đầu tư vào du lịch Bình Định ta có thể thấy rằng xu hướng gia tăng của nguồn vốn đầu tư trong nước, đây là biểu hiện rất tốt của nguồn vốn trong nước. Tuy nhiên lượng vốn FDI liên tục thay đổi thất thường, bắt đầu từ năm 2009 lượng FDI là cao nhất 3.689,09 tỷ đồng nhưng lại có dấu hiệu giảm xuống đến 2011 chỉ còn 1.539,8 tỷ đồng. Điều này có thể được giải thích bởi môi trường đầu tư ở Bình Định chưa tốt, bên cạnh đó các chính sách xúc tiến, kêu gọi đầu tư chưa được chú trọng. Chúng ta sẽ đi phân tích cụ thể cơ cấu nguồn vốn từng thành phần sau.

2.4.3.1. Cơ cấu nguồn vốn trong nước


Bảng 2.10: Cơ cấu nguồn vốn trong nước đầu tư cho Du lịch Bình Định

ĐVT: Tỷ đồng


Vốn đầu tư

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Vốn Trong nước

365,02

962,00

1.274,00

2.075,11

2.157,75

2.309,70

1. Ngân sách nhà nước

22,00

56,00

75,00

82,50

105,00

120,00

2. Vốn Doanh nghiệp

343,02

906,00

1.199,00

1.992,61

2.052,75

2.189,70

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Bình Định)


Bảng cơ cấu nguồn vốn trong nước


2.500,00


2.000,00


1.500,00

1.000,00 NSNH

Vốn DN

500,00


0,00

Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

(Nguồn: Trích dữ liệu bảng 2.12)

Hình 2.4: Cơ cấu nguồn vốn trong nước đầu tư cho Du lịch Bình Định


Dựa vào số liệu trên ta nhận thấy tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước so với lượng vốn của doanh nghiệp trong nước đầu tư vào du lịch Bình Định tương đối thấp. Tuy nhiên nhìn chung, vốn Nhà nước cấp cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch có xu hướng tăng qua các năm, tốc độ tăng vốn ngân sách Nhà nước bình quân là 40%. Điều này chứng tỏ Nhà nước có sự quan tâm đầu tư cho lĩnh vực du lịch, mặc dù tốc độ tăng cao nhưng lượng vốn ngân sách dành cho du lịch Bình Định vẫn tương đối nhỏ so với tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó, lượng vốn trong nước đầu tư cho hoạt động du lịch cũng có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Tốc độ tăng bình quân vốn trong nước là 54%. Điều này cũng chứng tỏ các doanh nghiệp trong nước bắt đầu thấy được tiềm năng kinh doanh trong lĩnh vực du lịch ở Bình Định. Để hiểu rõ hơn cụ thể cơ cấu của từng nguồn vốn trong nước, chúng ta sẽ phân tích cụ thể từng nguồn vốn. Trước hết ta sẽ phân tích nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:

a. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước


Nhờ sự quan tâm đầu tư của tỉnh về cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế, đặc biệt là vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch với sự hỗ trợ vốn từ ngân sách Nhà nước, những năm qua Bình Định đã thực hiện nâng cấp và xây dựng mới một số công trình hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch và dân sinh, đặc


biệt là các công trình về giao thông cầu - đường - điện, tạo nên sự liên kết giữa trung tâm du lịch thành phố Quy Nhơn tới các vùng du lịch trọng điểm, các khu dân cư đô thị, hình thành một số khu du lịch mới, do đó đã thu hút được một số nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư với nhiều dự án lớn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí chất lượng cao, khơi dậy tiềm năng du lịch tại các khu du lịch trong tỉnh, góp phần mở ra tiềm năng to lớn cho du lịch Bình Định tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Tình hình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được thể hiện qua bảng sau:


Bảng 2.11: Cơ cấu vốn ngân sách NN đầu tư vào cơ sở hạ tầng Du lịch

ĐVT: Tỷ đồng



Vốn đầu tư

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Vốn

%

Vốn

%

Vốn

%

Vốn

%

Vốn

%

Vốn

%

Ngân sách nhà nước

22

100

56

100

75

100

83

100

105

100

120

100

1. Ngân sách trung ương

10

45,45

15

26,8

22

29,33

30

36,4

40

38,1

53

44,17

2. Ngân sách địa phương

12

54,55

41

73,2

53

70,67

52,5

63,6

65

61,9

67

55,83

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Bình Định)


Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch Bình Định liên tục tăng qua các năm, chứng tỏ địa phương và Nhà nước có sự quan tâm đầu tư cho việc phát triển ngành du lịch ở Bình Định. Tỷ trọng đóng góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2006-2011 giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương là 58,5%. Tỷ lệ này ở mức khá, tuy nhiên lượng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở Bình Định như vậy là vẫn còn thấp, bởi vì Bình Định đang ở giai đoạn đầu của hoạt động phát triển du lịch, cần đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng tốt thì mới thu hút được các nhà đầu tư cho lĩnh vực du lịch phát triển.

Tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch Bình Định từ ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2006 – 2011 là 170 tỷ đồng, từ ngân sách địa phương là


291 tỷ đồng. Trong khi đó, Quảng Ngãi: Trung ương 180 tỷ đồng, địa phương: 530 tỷ đồng; Khánh Hòa: Trung ương 900 tỷ đồng, địa phương: 433 tỷ đồng. Chúng ta có thể nhận thấy tổng lượng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở Khánh Hòa và Quảng Ngãi cao hơn rất nhiều so với Bình Định. Khánh Hòa là tỉnh được Ngân sách trung ương hỗ trợ lượng vốn rất cao. Quảng Ngãi mặc dù vốn ngân sách Trung ương cũng thấp như Bình Định, nhưng Ngân sách Tỉnh Quảng Ngãi dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng rất cao. Do vậy, trong thời gian tới để thu hút được các nhà đầu tư du lịch thì Bình Định cần dành nhiều ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng hơn.

b. Nguồn vốn các doanh nghiệp trong nước


Nguồn vốn các doanh nghiệp trong nước là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong các nguồn vốn đầu tư vào kinh doanh du lịch ở tỉnh Bình Định. Nguồn vốn này lấy từ vốn kinh doanh, lợi nhuận, vốn góp của các doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả trong hoạt động mở rộng đầu tư; từ nguồn vốn tích lũy của cá nhân trong và ngoài tỉnh. Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp đã làm thay đổi diện mạo của du lịch Bình Định trong một thời gian tương đối ngắn và góp phần đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng ngày càng cao của du khách. Để thấy rõ hơn sự đóng góp của nguồn vốn này ta sẽ đi phân tích bảng số liệu về vốn góp của các doanh nghiệp trong nước cho ngành du lịch tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2006-2011 ở bảng sau:


Bảng 2.12: Các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào Du lịch Bình Định


ĐVT: Tỷ đồng

Năm

Công ty Đầu tư

Tỉnh

Tên Dự án

Vốn

Tổng


2006

1. Công ty TNHH Quốc Thắng

Bình Định

Khu du lịch Bắc cầu Thị Nại

181,2


343,02

2. Công ty TNHH Tân Phước

Bình Định

Khu du lịch Nam cầu Thị Nại

161,82


2007

1. Công ty TNHH Ánh Việt

Bình Định

Khu du lịch Hội Vân

516


906

2. Công ty TNHH Mỹ Tài

Bình Định

Khu du lịch Trung Lương

390


2008

1. Công ty CP Khoáng sản và

Đầu tư Khánh Hòa


Khánh Hòa


Khu Du lich Hầm Hô - Tây Sơn


824,00


1.199,00

2. Công ty TNHH Duyên Hải

Bình Định

Khu Du lịch Gềnh Ráng

375


2009

1. Công ty TNHH Du lịch Trung

Hội


Bình Định


Khu Resort Trung Hội


152,61


1.992,61

2. Công ty Cổ phần Thanh Niên

- Bình Định


Bình Định

Khu du lịch biển Nhơn Lý – Cát Tiến


1.840


2010

1. Công ty TNHH Du lịch Trung

Hội


Bình Định


Dự án Khu du lịch Trung Hội


2.052,75


2.052,75


2011

1. Công Ty CP Phú Tài

Bình Định

Khu Khách sạn Nhơn Hội

125,7


2.189,70

2. Công ty CP

Vinpearl

Khánh Hòa

Khu Du lịch Hải Giang

2.064,00

(Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư Tỉnh Bình Định)


Tổng lượng vốn doanh nghiệp trong nước đầu tư vào ngành Du lịch Bình Định giai đoạn 2006-2011 là 8683,08 tỷ đồng. Trong đó có 9 công ty trong tỉnh Bình Định đóng góp lượng vốn là 5.795,08 tỷ đồng, có 2 công ty thuộc tỉnh Khánh Hòa đầu tư vào tỉnh Bình Định với lượng vốn 2.888 tỷ đồng. Với kết quả này ta thấy được công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư cho lĩnh vực du lịch trong nước của Bình Định còn rất hạn chế, vì phần lớn lượng vốn đầu tư đều là các doanh nghiệp trong tỉnh tự đầu tư. Với lượng vốn thu hút được trong giai đoạn


2006-2011 đã tốt hay chưa thì chúng ta sẽ đi so sánh với các tỉnh khác được thể hiện trong bảng sau:


Bảng 2.13: Vốn Doanh nghiệp trong nước đầu tư cho ngành Du lịch

ĐVT: Tỷ đồng


Năm

Quảng Ngãi

Bình Định

Khánh Hòa

2006

250

343,02

1.337,68

2007

360

906

1.605,75

2008

505

1.199

2.025,60

2009

867,55

1.992,61

2.655

2010

1.275,50

2.052,75

2.890,75

2011

2.648,94

2.189,70

3.582,90

Tổng cộng

5.906,99

8.683,08

14.097,68

(Nguồn: Tổng hợp Sở kế hoạch và Đầu tư 3 tỉnh)


Tổng lượng vốn đầu tư của các Doanh nghiệp trong nước đầu tư cho du lịch giai đoạn 2006-2011 của Tỉnh Quảng Ngãi là thấp nhất. Điều này là dễ hiểu vì Quảng Ngãi là thị xã được nâng lên thành phố vào năm 2005 nên cơ sở hạ tầng và sức hấp dẫn các nhà đầu tư không bằng Bình Định và Khánh Hòa. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư của Quảng Ngãi liên tục tăng qua các năm, năm 2011 đã vượt qua Bình Định. Khánh Hòa là tỉnh có lượng vốn đầu tư cao nhất trong 3 tỉnh, điều này dễ hiểu vì Khánh Hòa là tỉnh có hoạt động du lịch phát triển rất mạnh, hoạt động thu hút đầu tư của Khánh Hòa rất tốt. Tỉnh Bình Định có lượng thu hút vốn đầu tư liên tục tăng qua các năm là dấu hiệu rất tốt, tuy nhiên đối với 1 tỉnh mới bắt đầu phát triển tiềm năng du lịch thì cần thu hút lượng vốn đầu tư nhiều hơn nữa để phát triển du lịch Tỉnh nhà một cách nhanh nhất.

2.4.3.2. Cơ cấu nguồn vốn FDI


Trong những năm qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bước đầu đã đóng góp một phần không nhỏ vào đà tăng trưởng của tỉnh Bình Định,


thu nhập của nhiều lao động tương đối khá và ổn định, trình độ tay nghề cũng được nâng lên rõ rệt. Điều này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như tăng thêm nguồn thu ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn sự đóng góp của dòng vốn FDI, chúng ta đi phân bảng dữ liệu sau:


Bảng 2.14: FDI đầu tư vào ngành Du lịch Bình Định

ĐVT: Tỷ đồng

Năm

Quốc gia Đầu tư

Dự án đầu tư

Vốn đầu tư

Tổng

2006

1. Đức

Khu Du lịch Tân Thanh

181,18

206,18

2. Anh

Khách sạn Cali hotel

25

2007

1. Mỹ

Khu Du lịch Vĩnh Hội

3.038

3.038

2008

1. Anh

Khu du lịch Hòn Khô

776

1.326

2. Pháp

Khu Du lịch Gềnh rang

550


2009

1. Thụy Sĩ

Khu du lịch Dview Resort Nhơn Hải

127,09


3.689,09

2. Mỹ

Dự án đảo nhân tạo Mũi Tấn

1.600

3. Mỹ

Khu Du lịch Vĩnh Hội

1.962


2010

1. Nhật

Khu du lịch Đầm thị nại

112


2.637

2. Nga

Dự án Hòn Ngọc Việt Nam

2.500

3. Mỹ

Điểm du lịch sinh thái Le Le

25


2011

1. Nhật

Khu du lịch núi Bà

39,80


1.539,80

2. Nhật

Khu du lịch lịch sử sinh thái Linh Phong

500

3. Mỹ

Dự án đảo nhân tạo Mũi Tấn

1.000

(Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư Tỉnh Bình Định)


Các quốc gia đầu tư vào ngành Du lịch Bình Định chủ yếu là Mỹ: 5.663 tỷ đồng; Nga: 2.500 tỷ đồng; Anh: 801 tỷ đồng; Nhật: 651,8 tỷ đồng; Pháp: 550 tỷ đồng; Đức: 181,18 tỷ đồng; Thụy sĩ: 127,09 tỷ đồng. Đây là các quốc gia truyền thống đầu tư vào Bình Định, điều này chứng tỏ Bình Định chưa làm tốt công tác xúc tiến đầu tư nguồn vốn FDI ở các quốc gia khác, đặc biệt là Châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaixia,… Châu Âu: Nhật, Anh, Pháp là các quốc gia tiềm năng nhưng lại có lượng đầu tư rất ít, chứng tỏ hoạt động xúc tiến đầu tư và môi trường đầu tư chưa tốt. Trong thời gian tới tỉnh Bình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023