Định Hướng, Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Bình Định‌


Nha Trang -Khánh Hòa, Phan Thiết -Bình Thuận; phía Bắc có Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam… là những địa bàn du lịch đã phát triển sớm có những tài nguyên du lịch đặc trưng, nổi tiếng thế giới và trong nước, có điều kiện giao thông thuận lợi hơn so với Bình Định.

2.6.3.2.Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức của các cấp, các ngành về phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh chưa thật đúng mức, đầy đủ và nhất quán; trách nhiệm của các ngành, các cấp tổ chức quán triệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ chưa sâu, mới được tổ chức ở cán bộ chủ chốt, còn triển khai quán triệt từng ngành, từng địa phương và nhân dân chưa được quan tâm đầy đủ.

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư, kinh doanh du lịch vào tỉnh chưa thật sự mạnh mẽ và hiệu quả chưa cao; Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến chưa đúng thị trường mục tiêu làm cho lượng vốn huy động chỉ tập trung trong tỉnh và các quốc gia truyền thống, chưa phát huy hết hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư.

- Môi trường đầu tư ở Bình Định ngày càng không tốt, chỉ số PCI ngày càng giảm, PCI thấp nhất ở khu vực miền trung. Đặc biệt là cán bộ làm công tác hướng dẫn thực hiện các thủ tục đầu tư còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho nhà đầu tư, đòi hỏi nhiều thủ tục phức tạp làm cho quá trình cấp phép đầu tư kéo dài, tốn nhiều chi phí không chính thống.

- Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý, kinh doanh du lịch còn yếu; cải cách thủ tục hành chính chưa thật sự là cơ chế "một cửa", tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và kinh doanh du lịch; một số cơ chế, chính sách du lịch triển khai thiếu đồng đồng bộ, chưa được kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Chương này tác giả tập trung làm rõ thực trạng thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành du lịch Bình Định trong giai đoạn 2006-2011. Cụ thể là tác giả đã trình bày khái quát quá trình phát triển ngành du lịch Bình Định; Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bình Định, tìm ra được nhân tố quan trọng nhất cần làm là huy động các nguồn vốn đầu tư để xây dựng các địa danh du lịch, các tiềm năng du lịch ở tỉnh; Đồng thời tác giả tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào ngành du lịch Bình Định, đó là do Bình Định có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên du lịch phong phú, các ngành bổ trợ cho phát triển du lịch địa phương phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương tăng đều qua các năm...; tác giả đi sâu phân tích các nguồn vốn tài trợ cho đầu tư phát triển du lịch trong thời gian qua ở Bình Định tập trung chủ yếu là nguồn vốn trong tỉnh và các quốc gia truyền thống, trong đó nguồn vốn đầu tư của các chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao nhất, đóng vai trò quyết định trong huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch Bình Định, trên cơ sở đó đã tìm ra những hạn chế và nguyên nhân có tác động làm cản trở công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển du lịch Bình Định.


CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH


3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế du lịch Bình Định‌

3.1.1. Định hướng phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch:

Căn cứ tiềm năng, tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh, những loại hình và sản phẩm du lịch chủ yếu:

- Du lịch tham quan


- Du lịch văn hoá - lịch sử


- Du lịch tắm biển


- Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh


- Du lịch cuối tuần


- Du lịch thể thao, vui chơi, giải trí,


3.1.2. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ.


- Cụm du lịch Quy Nhơn và phụ cận.


+ Sản phẩm du lịch tiêu biểu: Du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, Du lịch tham quan các di tích kiến trúc lịch sử, Du lịch tham quan các danh thắng…

+ Hướng khai thác bổ sung: Du lịch sinh thái (Khu vực bán đảo Phương Mai - đầm Thị Nại - đảo Nhơn Châu), Du lịch thể thao biển, núi, Du lịch Hội nghị, Hội thảo, Hội chợ (MICE)

- Cụm du lịch Phú Phong và phụ cận


+ Sản phẩm: Du lịch lễ hội, Du lịch tham quan các di tích lịch sử, văn hoá nghệ thuật, thắng cảnh…


+ Hướng khai thác bổ sung: Du lịch sinh thái, Du lịch vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng hồ, Du lịch tham quan làng nghề.

3.1.3. Mục tiêu:

3.1.3.1. Mục tiêu chung:

Phát triển nhanh và bền vững để đến năm 2020 du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu chung của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Định theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xứng đáng với vai trò là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

3.1.3.2. Các chỉ tiêu chủ yếu:


Các chỉ tiêu chủ yếu

Số lượng

Chỉ tiêu về khách du lịch:

- Năm 2015:

Trong đó khách quốc tế:


- Năm 2020:

Trong đó khách quốc tế:


1.500.000 lượt khách.

160.000 lượt khách.


2.085.000 lượt khách. 333.600 lượt khách.

Chỉ tiêu về GDP du lịch:

- Năm 2015:

- Năm 2020:


20,68 triệu USD


38,13 triệu USD

Chỉ tiêu về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:

Chỉ tiêu về cơ sở lưu trú:

- Năm 2015:

- Năm 2020:

Chỉ tiêu về lao động trong ngành du lịch:

- Năm 2015:

- Năm 2020:


3.200 phòng 8.830 phòng


12.800 người

35.500 người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 - 11

(Nguồn: Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Bình Định đến năm 2020)


3.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch‌

3.2.1. Chỉ tiêu về GDP du lịch:

Hiện nay theo thống kê trung bình mỗi ngày một khách du lịch quốc tế chi tiêu khoảng 80 USD, một khách du lịch nội địa chi tiêu khoảng 25 USD. Như vậy mức chi tiêu của khách du lịch đến tỉnh Bình Định là hơi thấp so với mức chi tiêu trung bình của cả nước. Các du khách đến Bình Định chưa biết tiêu gì và mua thứ gì ngoài việc trả tiền phòng ngủ, chi phí ăn uống, đi lại... là chủ yếu. Vì vậy cần đầu tư xây dựng hệ thống các siêu thị, cửa hàng mua sắm bán quà lưu niệm mang tính đặc sắc của địa phương như chế tác các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, chạm, khảm, chế tác quà lưu niệm từ vỏ ốc, vỏ sò như các điểm du lịch biển ở các địa phương khác đã làm có hiệu quả kinh tế cao. Cần xây dựng hệ thống điểm vui chơi giải trí hấp dẫn thu hút khách du lịch đến lưu trú lâu hơn tránh sự nhàm chán đơn điệu lặp đi lặp lại các sản phẩm du lịch ở các điểm khác nhau.

Ước tính mức chi tiêu bình quân 01 ngày của 01 khách du lịch đến Bình Định từ nay đến 2020 như sau: Khách quốc tế : giai đoạn 2011 - 2015 là 100 USD, giai đoạn 2016 - 2020 là 120 USD; Khách nội địa: giai đoạn 2011 - 2015 là 30 USD, giai đoạn 2016 - 2020 là 40 USD.

Bảng 3.1: Dự báo GDP du lịch Bình Định đến 2020 và định hướng đến 2025


Chỉ tiêu

Đơn vị

2015

2020

2025

1. GDP tỉnh Bình Định

Tỷ VNĐ

10.365,54

17.466,54

29.432,13

2. Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh

%/năm

12

11

11

3. GDP Du lịch

Tỷ VNĐ

892,65

1.870,62

3.705,79

4. Tốc độ tăng trưởng GDP Du lịch

%/năm

9,12

12

16,18

5. GDP du lịch/GDP tỉnh

%

8,6

10,7

12,6

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Bình Định)


Theo phương án chọn GDP du lịch Bình Định năm 2015 đạt 892,65 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,6% trong tổng GDP tỉnh. Năm 2020 đạt 1.870,62 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10,7% trong tổng GDP tỉnh. Năm 2025 đạt 3.705,79 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12,6 % trong tổng GDP tỉnh.

3.2.2. Chỉ tiêu nhu cầu vốn đầu tư

Theo tính toán của phương án chọn, để đạt mục tiêu năm 2015 tổng GDP du lịch của Bình Định đạt 892,65 tỷ đồng, năm 2020 đạt 1.870,62 tỷ đồng. Nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch từ nay đến năm 2015 cần 1.773,86 tỷ đồng tương đương 80,63 triệu USD và giai đoạn năm 2016 – 2025 cần 9.159,4 tỷ đồng tương đương 416,32 triệu USD.


Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư vào du lịch Bình Định đến năm 2015 và định hướng đến 2025


Chỉ tiêu

Đơn vị

2015

2020

2025

GDP Du lịch

Tỷ VNĐ

892,65

1.870,62

3.705,79

Tốc độ tăng trưởng GDP Du lịch

%/năm

9,12

12

16.18

GDP DL/GDP tỉnh

%

3,91

4,87

5,72

ICOR cả nước


4,5

4,5

4,5

ICOR du lịch


3,5

3,5

3,5


Tổng hợp nhu cầu VĐT


GĐ 2012-2015

GĐ 2016-2025

Tỷ VNĐ

1.773,86

9.159,4

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Định đến 2025)


Để đạt được chỉ tiêu vốn như trên thì Bình Định cần có chính sách khuyến khích ưu đãi thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau từ nhiều phía như vốn tích luỹ từ GDP du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh, vốn đầu tư hạ tầng từ NSNN, vốn vay ngân hàng, vốn liên doanh trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài...


Bảng 3.3: Dự báo các nguồn vốn đầu tư vào du lịch Bình Định đến năm 2015 và định hướng đến 2025

Đơn vị tính: triệu USD

Nguồn vốn

Tỷ lệ

2012 - 2015

2016 – 2025

1.Vốn đầu tư hạ tầng từ NSNN

10%

8,06

41,63

2.Vốn tích luỹ từ GDP du lịch của các

doanh nghiệp du lịch trong tỉnh

10%

8,06

41,63

3.Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác

15%

12,09

62,45

4.Vốn đầu tư tư nhân

15%

12,09

62,45

5.Vốn liên doanh trong nước

25%

20,16

104,08

6.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

hoặc liên doanh với nước ngoài

25%

20,16

104,08

Tổng cộng

100%

80,63

416,32

(Nguồn : Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Định đến 2025)

Với các chỉ tiêu huy động vốn trên thì Bình Định hoàn toàn có thể thực hiện được vì nếu so sánh các chỉ tiêu huy động vốn bình quân cho một dự án trong giai đoạn trên thì có thể đáp ứng được nhu cầu vốn cho giai đoạn 2012- 2025. Tuy nhiên, để có thể đạt thành công việc huy động vốn thì chúng ta cần các giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư tốt hơn cho tỉnh Bình Định trong thời gian sắp tới.


3.3. Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Bình Định


Để khắc phục được những hạn chế mang tính địa phương, khai thác tối đa các nguồn lực, lợi thế, thực hiện được mục tiêu đề ra là phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng và tiến tới thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; thành trung tâm du lịch khu vực và của cả nước, cần có các giải pháp mạnh mang tính vượt trội, cơ chế chính sách ưu đãi tối đa so với các ngành khác và khu vực lân cận trong điều kiện có thể.


3.3.1. Giải pháp huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng:

Không một chính quyền nào có thể cung cấp hết toàn bộ nguồn tài chính cho việc cơ sở hạ tầng tại địa phương trong khoảng thời gian ngắn, cách nhanh nhất có thể là sử dụng mô hình PPP vào trong việc huy động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng tại tỉnh Bình Định, vậy mô hình PPP là gi?

Mô hình PPP là gì?

Trong chi tiêu công cộng, PPP (Public - Private Partner) là hợp tác công - tư mà theo đó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân.

Các hình thức PPP

Có năm hình thức phổ biến trên thế giới hiện nay.

• Thứ nhất, nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư nhân vận hành và khai thác.

• Thứ hai, mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (Design- Build - Finance - Operate), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước.

• Thứ ba, xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT (Build - Operate - Transfer) là mô hình mà ở đó công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước. Mô hình này khá phổ biến ở Việt Nam.

• Thứ tư, khác biệt một chút với mô hình BOT, trong mô hình BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành), quyền sở hữu cơ sở hạ tầng được chuyển giao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023