Mật Độ Dân Số Trên Địa Bàn Huyện Gò Dầu Năm 2010 Và 2016


Nhìn chung, các yếu tố khí hậu diễn ra trên địa bàn huyện Gò Dầu tuân theo một quy luật tương đối ổn định và điều hòa, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt. Trong đó, có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng, với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Song, cũng có một số khó khăn do yếu tố phân hóa rò rệt theo mùa gây ra như: lượng mưa lớn, tập trung nên có ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, dưới tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp cũng là một thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kỳ quy hoạch.

2.1.1.3. Về đất đai


Huyện Gò Dầu có dạng địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc chung từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trong đó, địa hình gò đồi chiếm gần 2/3 và địa hình đồng bằng chiếm hơn 1/3 diện tích tự nhiên toàn huyện. Nhìn chung, với dạng địa hình này thì huyện Gò Dầu có nhiều thuận lợi để bố trí sản xuất nông nghiệp, các công trình hạ tầng cơ sở, các công trình công nghiệp và các công trình dân dụng, dân sinh khác.

Theo phân loại của FAO-UNESCO, tài nguyên đất trên địa bàn huyện Gò Dầu có 4 nhóm đất chính:

(1) Nhóm đất xám: có diện tích lớn nhất, chiếm 81,1% diện tích tự nhiên của huyện; và phân bố đều ở các xã và thị trấn. Nhóm đất thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, khoai mì, cây ăn quả, mía, đậu phộng, cao su, điều);

(2) Nhóm đất phèn: chiếm 12,7% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố tập trung dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và những nơi thấp trũng của các xã Cẩm Giang, Thạnh Đức, Hiệp Thạnh, Thanh Phước, Phước Trạch, Phước Thạnh và thị trấn Gò Dầu;


(3) Nhóm đất than bùn: chiếm 5,61% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông tại các xã Hiệp Thạnh, Thanh Phước và Phước Trạch;

(4) Nhóm đất phù sa: chiếm gần 0,6% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố trên dạng địa hình vàn, thấp trũng ở các xã Cẩm Giang và Thanh Phước.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Gò Dầu có 25.998,51ha, chiếm 6,44% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Tây Ninh; có quy mô diện tích tự nhiên xếp thứ 6/9 các địa phương của tỉnh. Theo kết quả thống kê đất đai năm 2016 thì đất nông nghiệp chiếm 81,66%, đất phi nông nghiệp chiếm 18,34%. Nhìn chung, quá trình sử dụng đất đai theo hướng giảm diện tích đất nông nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, tỷ trọng đất nông nghiệp vẫn còn chiếm khá lớn. Trong thời gian tới do yêu cầu phát triển đô thị, hệ thống kết cấu hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng nông thôn mới, v.v... nên nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất lớn nên đòi hỏi phải được cân đối hợp lý và sử dụng hiệu quả.

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn


Khoản mục

2013

2014

2015

2016

Tổng diện tích tự nhiên (ha)

25.998,51

25.998,51

25.998,51

25.998,51

1. Đất nông nghiệp

21.751,69

21.674,16

21.350,79

21.230,17

Tỷ trọng (%)

83,67

83,37

82,12

81,66

Trong đó:





1.1. Đất trồng lúa

13.633,28

13.565,54

13.290,55

13.177

1.2. Đất trồng cây lâu năm

7.952,69

7.942,07

7.894,12

7.886,62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Giải pháp tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh - 6



Khoản mục

2013

2014

2015

2016

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản tập trung

165,72

166,55

166,55

166,55

2. Đất phi nông nghiệp

4.239,15

4.321,31

4.647,72

4.768,34

Tỷ trọng (%)

16,31

16,62

17,88

18,34

Trong đó:





2.1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN

12,67

12,44

15,49

16,89

2.2. Đất quốc phòng

21,63

21,63

21,63

21,63

2.3. Đất an ninh

1,22

1,22

2,22

2,22

2.4. Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại

1,86

19,66

19,66

19.66

2.5. Đất khu công nghiệp

952,78

955,70

1.205,7

1.205,7

2.6. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

142,87

146,84

169,66

259,05

2.7. Đất sản xuất vật liệu XD gốm sứ

23,94

26,38

48,21

59,21

2.8. Đất cho hoạt động khoáng sản

-

-

-

-

2.9. Đất di tích danh thắng

3,02

3,02

3,02

3.02

2.10. Đất tôn giáo, tín ngưỡng

19,00

19,00

19,00

19,00

2.11. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

115,26

114,91

117,91

117,91

2.12. Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng

527,49

527,49

507,49

518,59

2.13. Đất phát triển hạ tầng

1.342,59

1.392,82

1.423,01

1.486.25

3. Đất chưa sử dụng

7,67

3,04

0,00

0,00

Tỷ trọng (%)

0,02

0,01

0,00

0,00

Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện


2.1.2. Các đặc điểm kinh tế- xã hội


2.1.2.1. Cơ cấu kinh tế


13.1

12.16

74.74

Nông nghiệp Công nghiệp

Thương mại - dịch


Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Gò Dầu năm 2016


Trong năm 2016, tỷ trọng nông nghiệp – công nghiệp – thương mại và dịch vụ là 12,16% - 74,74% - 13,1%. Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm, trong đó: nông nghiệp tăng bình quân 2,12 %; công nghiệp tăng bình quân 7,72 %; thương mại - dịch vụ tăng bình quân 6,20 %.

- Nông nghiệp: Trong những năm qua ngành nông nghiệp của huyện đã từng bước phát triển, ngành nông nghiệp ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất thông qua các lớp tập huấn, các mô hình trình diễn; đồng thời công tác dự báo và hướng dẫn cho nông dân phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Nhìn chung nông nghiệp phát triển ổn định cả về trồng trọt và chăn nuôi. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 138% so với Nghị quyết và tăng bình quân 3,08%/năm (Nghị quyết 2,73%). Thực hiện mô hình liên kết thâm canh cây


lúa theo hướng VietGap và cánh đồng mẫu lớn, xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ cấu lại nông nghiệp.

- Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, các cơ sở đầu tư trang thiết bị có trình độ công nghệ cao hơn và hoạt động có hiệu quả, sản xuất ổn định. Một số cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ đi vào hoạt động. Lưới điện được tiếp tục đầu tư, đảm bảo nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Khu công nghiệp Phước Đông - Bời Lời đã thu hút được 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 02 công ty có vốn đầu tư trong nước. Toàn huyện có 1120 cơ sở đang hoạt động, trong đó có 984 cơ sở công nghiệp, 136 cơ sở xây dựng.

- Thương mại - dịch vụ: Tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, giá thị trường tương đối ổn định. Các chợ xã được sửa chữa, các điểm dịch vụ được nâng cao chất lượng phục vụ, thị trường hàng hóa phát triển phong phú, đa dạng nhiều chủng loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân. Hoạt động vận tải hành khách thu hút các thành phần kinh tế tham gia, trong đó khai thác tốt ưu thế đường Xuyên Á, các tuyến xe bus… Thu ngân sách hằng năm đều vượt kế hoạch, tăng thu bình quân hằng năm 12,31% (NQ trên 12%). Toàn huyện có 7.498 cơ sở kinh doanh, trong đó hoạt động trong lĩnh vực thương mại là 3.504, dịch vụ lưu trú, ăn uống là 2.432, kho bãi vận tải là 588, dịch vụ khác là 974.

Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 2010) là 13.755,75 tỷ đồng. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp: 1.809,93 tỷ đồng; công nghiệp: 10.144,02 tỷ đồng; thương mại-dịch vụ: 1.801,8 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư: Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm giai đoạn 2016 – 2020, có tổng vốn đầu tư 620.640 triệu đồng. Trong đó: Vốn tỉnh hỗ trợ có mục tiêu là 275.000 triệu đồng; Vốn các sở ngành và vốn khác là

48.500 triệu đồng; Vốn cân đối ngân sách huyện là 297.140 triệu đồng.


2.1.2.2. Kết cấu hạ tầng cơ sở


- Giao thông: Toàn huyện có 03 tuyến đường giao thông chính là Quốc lộ 22A (đường Xuyên Á) Quốc lộ 22B và đường Tỉnh lộ 782 đi qua. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã phân bố đều tại các xã, thị trấn. Đây là các tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền các xã, Thị trấn với các trung tâm lớn trong tỉnh và ngoài tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu và vận chuyển hàng hóa của nhân dân.

- Thủy lợi: Hiện nay trên địa bàn huyện có 8 tuyến kênh cấp I, 78 tuyến kênh cấp II và 757 công trình trên kênh; hệ thống kênh thường xuyên được nạo vét, sửa chữa, từng bước được kiên cố hóa không để thất thoát nguồn nước, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

- Hệ thống nguồn và lưới điện:


Nguồn cấp điện cho huyện hiện nay là tuyến trung thế 22KV từ trạm biến thế Trảng Bàng đến (đường dây Mạch 2 Trảng Bàng - rẽ Bến Cầu 3AC185 + 1AC150).

Các tuyến trung thế chính cấp điện và đi ngang qua địa bàn Huyện là: Đường dây Rạch Sơn - trạm Gò Dầu; Nhánh rẽ Hùng Vương - Cây Xoài; Tuyến trung thế 22KV nối với lưới điện huyện Bến Cầu.

- Hệ thống cấp thoát nước:


Cấp nước: Đa phần người dân dùng nước giếng tự đóng. Hiện tại có đường ống cấp nước Ø.100 đi qua một số tuyến đường dọc sông Vàm Cỏ Đông phục vụ cho các hộ dân tại khu vực Thị trấn.

Thoát nước: vẫn chưa có hệ thống thoát nước riêng, nước thải từ các hộ dân được thu gom xử lý, nước thải sinh hoạt chỉ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại.


2.1.2.3. Dân số


Toàn huyện có 8 xã, 1 thị trấn với 59 ấp, khu phố, với 38.052 hộ và có

154.589 nhân khẩu (tháng 12/2016) , trong đó lực lượng thanh niên là 40.657 người chiếm 26,3% dân số và chiếm 46,5% lực lượng lao động. Cơ cấu thanh niên của huyện, như sau: Thanh niên làm công nhân chiếm tỷ lệ 38.88%, thanh niên là học sinh, sinh sinh viên chiếm tỷ lệ 27%, thanh niên nông thôn 18.5, thanh niên khu vực thành thị trấn 9.12%, thanh niên công chức, lực lượng vũ trang 8.8%; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,84%. Dân số của huyện chủ yếu là người kinh, dân tộc Hoa có 179 hộ, dân tộc Khơ – me có 10 hộ, dân tộc Mường có 01 hộ. Toàn huyện có 03 tôn giáo lớn là Phật giáo, Thiên chúa giáo và Cao Đài.

Quy mô dân số trên địa bàn huyện Gò Dầu có xu hướng tăng qua các năm. Dân số trên địa bàn huyện xếp vị trí thứ 3/9 địa phương của tỉnh Tây Ninh (sau huyện Trảng Bàng và huyện Hòa Thành). Tỷ lệ dân số đô thị của huyện chiếm 18-19% (cao hơn mức trung bình toàn Tỉnh là 15-16%). Tốc độ tăng trưởng dân số trung bình trên địa bàn đạt tương đối thấp, tăng bình quân đạt 0,68%/năm trong giai đoạn 2011-2015. Trong đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt ở mức dưới 1,00% (thấp hơn mức tăng chung của tỉnh Tây Ninh). Dân số cơ học có xu hướng xuất cư nhiều hơn nhập cư.


Bảng 2.2: Mật độ dân số trên địa bàn huyện Gò Dầu năm 2010 và 2016



Hạng mục

Diện tích tự nhiên (km2)

Dân số trung bình (người)

Mật độ dân số


(người/km2)

2010

2016

2010

2016

Tổng số

259,98

140.013

154.589

538.6

594,6

Thị trấn Gò Dầu

6,02

20.974

35.198

4.482

5.846,8

Xã Cẩm Giang

26,37

15.265

15.830

578,9

600,3

Xã Thạnh Đức

72,69

20.185

20.985

277,7

288,7

Xã Hiệp Thạnh

38,75

15.500

16.226

400

418,7

Xã Phước Thạnh

20,88

9.052

10.670

433,5

511.0

Xã Phước Trạch

11,3

7.635

9001

675,7

796.5

Xã Phước Đông

23,10

12.106

14.362

520,2

621,7

Xã Thanh Phước

25,08

16.656

17.167

664,1

684,5

Xã Bàu Đồn

35,84

14.640

15.150

408,5

436,4

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gò Dầu


Mật độ dân số trên địa bàn huyện Gò Dầu có xu hướng tăng, đạt 538,6 người/km2 vào năm 2010 và đạt 594,6 người/ km2 vào năm 2016. Mật độ dân số trên địa bàn huyện nằm trong nhóm địa phương có mật độ dân số cao trong tỉnh Tây Ninh (đứng thứ 3/9 địa phương, sau huyện Hòa Thành và TP Tây Ninh). Trên địa bàn huyện Gò Dầu thì thị trấn Gò Dầu có mật độ cao bằng 8,2 lần mật độ dân số chung toàn huyện, xã Thạnh Đức có mật độ thấp nhất và các xã còn lại dao động quanh mức trung bình của huyện.

2.1.2.4. Về sử dụng nguồn lao động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2022