Tình Hình Cho Vay Của Nh Csxh Huyện Nguồn Giải Quyết Việc Làm


nguồn vốn vay này là: Cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; Hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn nông thôn; Chủ trang trại; THT, HTX, liên hiệp HTX trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, ngoại trừ các đối tượng sau: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các cơ sở sản xuất thủy điện, nhiệt điện,…; Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.

Các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ; cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ trên địa bàn nông thôn; cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp; cho vay phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn; cho vay phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; cho vay các nhu cầu phục vụ đời sống của cư dân trên địa bàn nông thôn; Cho vay theo các chương trình kinh tế liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ.

Mức cho vay: cho vay tín chấp, thông qua các tổ vay vốn của Đoàn thể, số tiền không quá 100 triệu đồng, vay trên 100 triệu đồng phải cần có tài sản thế chấp.

- NH TMCP có vốn Nhà nước: Các NH TMCP có vốn Nhà nước trên địa bàn huyện (BIDV, Vietcombank, Vietinbank) thực hiện chức cho vay theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng


nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài đối với khách hàng. Các NH TMCP có vốn Nhà nước xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp; Có phương án sử dụng vốn khả thi; Có khả năng tài chính để trả nợ;

Loại hình cho vay: Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các loại cho vay như sau: Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 năm; Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 năm và tối đa 05 năm; cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 năm.

3.3. Kết quả tiếp cận nguồn lực tài chính


3.3.1. Các chương trình vay vốn để khởi nghiệp từ NH


3.3.1.1. Chương trình cho vay từ NH CSXH huyện


Bảng 3.3: Tình hình cho vay của NH CSXH huyện nguồn giải quyết việc làm

Năm

Số hộ được vay

Số hộ được vay là thanh niên

(triệu đồng)

Chiếm tỷ lệ

(%)

Tổng số tiền được vay

(triệu đồng)

Số tiền được vay của hộ thanh niên (triệu đồng)

Chiếm tỷ lệ

(%)

2014

712

60

8,43

9.800

800

8,16

2015

825

85

10,30

11.250

1.220

10,84

2016

975

105

10,77

13.520

1.530

11,32

2017

1123

128

11,40

15.550

1.984

12,76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Giải pháp tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh - 9

Nguồn: từ NH CSXH huyện


Dựa vào bảng 3.3 về tình hình cho vay giải quyết việc làm từ NH CSXH huyện Gò Dầu, ta nhận thấy:

- Số hộ gia đình là thanh niên được vay từ NH CSXH và số tiền được vay tăng lên theo từng năm.

- Tỷ lệ hộ thanh niên trong tổng số hộ vay và tỷ lệ số tiền vay trong tổng số tiền vay tăng lên hàng năm.

Tuy nhiên, so với tổng số đối tượng được vay từ nguồn giải quyết việc thì số thanh niên được vay chiếm tỷ lệ quá thấp (không quá 15%). Nguyên nhân là do thanh niên chưa là chủ hộ, sống chung với ba mẹ và thành viên trong gia đình đã có người vay rồi nên thanh niên tiếp cận nguồn vốn này chưa cao; Thứ hai, đối với thanh niên có nhu cầu vay vốn với số tiền lớn hơn thường chọn NH NN&PTNT hay NH TMCP thay vì chọn vay NH CSXH


Như vậy, có thể thấy rằng việc tiếp cận nguồn lực tài chính từ nguồn vay giải quyết việc làm đã được thanh niên khởi nghiệp quan tâm khai thác hiệu quả (năm sau cao hơn năm trước). Tuy nhiên, số hộ và số tiền được vay cho thanh niên từ nguồn vay giải quyết việc làm còn thấp.

3.3.1.2. Chương trình cho vay từ NH NN&PTNT huyện


Bảng 3.4. Tình hình cho vay của NH NN&PTNT huyện



Năm

Số hộ được vay

(triệu đồng)

Số hộ được vay là thanh niên

(triệu đồng)


Chiếm tỷ lệ

(%)

Tổng số tiền được vay

(triệu đồng)


Số tiền được vay của hộ thanh niên (triệu đồng)


Chiếm tỷ lệ

(%)

2014

1.050

109

10,38

99.550

10.230

10,27

2015

1.126

122

10,83

105.700

11.430

10,81

2016

1.178

134

11,38

120.255

12.655

10,52

2017

1.256

145

11,54

135.505

13.956

10,30

Nguồn: NH NN&PTNT huyện Gò Dầu


Dựa vảo bảng 3.4 về tình hình cho vay từ NH NN&PTNT huyện Gò Dầu giai đoạn 2014 – 2017. Số hộ thanh niên được tiếp cận nguồn vốn vay tăng ổn định qua từng năm và chiếm tỷ lệ ổn định trong cơ cấu xét cho vay từ NH NN&PTNT (từ 10,27 – 10,81%), với số tiền khá lớn (từ 10,13 – 13,85 tỷ đồng) cho thấy: nhu cầu tiếp cận vốn vay hàng năm của thanh niên đối với NH nông nghiệp khá lớn. Vì đây là NH có nguồn vốn lớn, hình thành từ lâu đời và đối tượng cho vay là nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế khu vực nông thôn.


3.3.1.3. Chương trình cho vay từ các NH TMCP có vốn Nhà nước


Bảng 3.5. Tình hình cho vay từ các NH TMCP có vốn Nhà nước



2014

2015

2016

2017

Thanh niên được vay

(người)

Số tiền được vay

(triệu đồng)

Thanh niên được vay

(người)

Số tiền được vay

(triệu đồng)

Thanh niên được vay

(người)

Số tiền được vay

(triệu đồng)

Thanh niên được vay

(người)

Số tiền được vay

(triệu đồng)

Vietcombank

15

450

18

650

26

800

35

1.125

BIDV

13

350

20

550

27

750

32

1.020

Vietinbank

10

320

15

600

24

650

28

850

Nguồn: từ báo cáo NH TMCP huyện Gò Dầu


Dựa vào bảng 3.5 ta nhận thấy rằng: số lượng thanh niên tiếp cận nguồn vốn vay, số tiền thanh niên được vay từ các NH TMCP tăng đều qua từng năm. Điều đó, cho thấy các NH TMCP là những giải pháp tài chính để thanh niên hướng đến khi có nhu cầu về vốn. Tuy nhiên, số lượng thanh niên vay vốn và số tiền vay vốn còn quá thấp so với NH NN&PTNT của huyện. Vì yêu cầu vay từ NH TMCP cần phải có tài sản thế chấp có giá trị và lãi suất NH TMCP thường không thấp hơn lãi suất Ngân hành NN&PTNT.

3.3.2. Chương trình từ quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp


Bảng 3.6: Tình hình cho mượn vốn từ Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp



Năm

số là thanh niên được hỗ trợ vốn

Số tiền được hỗ trợ (triệu đồng)

2014

22

220

2015

30

300

2016

50

500

2017

70

700

Nguồn: từ Huyện đoàn Gò Dầu


Dựa vào Bảng 3.6, Ta thấy việc hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp thông qua quỹ hỗ trợ không tính lãi có kết quả như sau: Số thanh niên được hỗ trợ vốn và số tiền được hỗ trợ tăng theo từng năm. Điều đó, cho thấy thanh niên tiếp cận khá tốt nguồn quỹ hỗ trợ này. Tuy nhiên, thực tế quỹ hỗ trợ này số tiền còn tương đối thấp, số tiến được hỗ trợ cho mỗi thanh niên khá thấp (bình quân 10 triệu đồng/ người), chủ yếu dùng để góp thêm vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn lực tài chính cho thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, Tây Ninh

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn lực tài chính cho hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, luận văn sử dụng hàm Binary Logistics với số liệu điều tra 120 thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn Huyện.

Các biến đưa vào phân tích gồm: Tuổi của thanh niên, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số năm khởi nghiệp, tham gia tổ chức đoàn thể địa phương, lĩnh vực sản xuất và tài sản thế chấp.


Y = 0 + 1.tuoi + 2.hocvan+ 3.honnhan +4.kinhnghiem

+5.thamgiatochuc +6.linhvucsx +7.daotao+ 8.taisanthechap

3.4.1. Kết qủa chạy mô hình

(1) Mức độ phù hợp của mô hình

Để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thực tế. Trong mô hình hồi quy, ta sử dụng kiểm định Omnibus.

Mô hình được xem là phù hợp khi ít nhất một hệ số hồi quy khác không và ngược lại, khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không thì mô hình sẽ bị loại.


Chi-square

df

Sig.


Block

90.255

9

.000

Step 1

Model

90.255

9

.000


Step

90.255

9

.000

Bảng 3.7: Kiểm định Omnibus về mức độ phù hợp của mô hình Omnibus Tests of Model Coefficients


Kiểm định Omnibus cho thấy Sig. = 0,000 < 0,0001 (độ tin cậy 99%) nên có thể kết luận rằng các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc trong tổng thể, mô hình lựa chọn là phù hợp với dữ liệu thực tế.

(2) Xác định mức độ giải thích của mô hình

Mức độ giải thích của mô hình được xác định thông qua chỉ số R2 . Kết

quả


Bảng 3.8: Mức độ giải thích của mô hình Model Summary


Step


-2 Log likelihood

Cox & Snell R

Square

Nagelkerke R

Square

1

74.463a

.529

.708


Giá trị R2- Nagelkerke = 0,708 cho biết 70,8% sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập được đưa ra trong mô hình.

(3) Mức độ dự báo chính xác của mô hình


Bảng 3.9: Mức độ dự báo của mô hình



Số quan sát

Dự báo

Tiếp cận tài chính


Mức độ dự báo đúng (%)

Không tiếp

cận

Tiếp

cận

Step 1

Tiếp cận tài chính

Không tiếp cận

44

9

83.0

Tiếp cận

9

58

86.6

Tổng dự báo đúng của

toàn bộ mô hình (%)



85.0


Qua kết quả trên cho thấy, trong 53 thanh niên không tiếp cận tài chính (xem theo cột) mô hình đã dự đoán đúng 44 thanh niên (xem theo hàng), vậy tỷ lệ đúng là 83,8%. Còn với 67 thanh niên tiếp cận, mô hình dự đoán đúng 58 thanh niên, tỷ lệ đúng là 86,6%. Do đó, tỷ lệ dự đoán đúng của toàn bộ mô hình là 85,0%. Như vậy, mô hình lựa chọn là phù hợp tốt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2022