Số Trường Hợp Bị Kết Án Về Tội Rửa Tiền Từ Năm 2006 – 2011 Ở Mỹ Bảng 1.1: Những Ngân Hàng Bị Chính Phủ Mỹ Cáo Buộc Liên Quan Đến


Mỹ là nước có hệ thống pháp luật về PCRT toàn diện và nghiêm khắc nhất trên thế giới mà tất cả các định chế tài chính và nhân viên của họ đều phải tuân theo. Chính phủ Mỹ đã ban hành nhiều văn bản đề cập về những hành vi được coi là rửa tiền. Dưới đây là một vài Luật tiêu biểu:

- Luật Bank Secrecy Act (1970) về cơ bản loại trừ mọi giao dịch nặc danh trong phạm vi nước Mỹ. Điều này giúp cho Bộ Tài chính có khả năng bắt buộc các ngân hàng phải giữ lại mọi hoá đơn chứng từ liên quan tới việc chuyển tiền, và từ đó sẽ dễ dàng phát hiện ra quá trình rửa tiền. Luật này cũng bao gồm điều khoản rằng các giao dịch có giá trị trên 10.000$ hoặc nhiều giao dịch đến hoặc đi từ một tài khoản nà đó trong một ngày mà tổng giá trị giao dịch hơn 10.000$. Sau đó Luật được sửa đổi cho phép Chính phủ và các cơ quan chức năng có thể hạ thấp mức chuẩn 10.000 USD trong các cuộc điều tra. Ngân hàng nào vi phạm luật này thì người điều hành có thể bị phạt tới 10 năm tù giam.

- Luật Money Laundering Control Act (1986) đã biến việc rửa tiền là một tội danh thực sự chứ không phải là một thành phần trong các tội khác, và luật Money Laundering Suppression Act bắt buộc các ngân hàng phải tự thiết lập các hệ thống phòng chống rửa tiền cho riêng mình giúp loại bỏ ngay các giao dịch đáng ngờ.

- Một số luật quan trọng khác trong việc phòng, chống rửa tiền tại Mỹ gồm Luật Quản lý toàn diện tội phạm năm 1984, Luật Quản lý rửa tiền năm 1986, Luật Chống sử dụng ma tuý năm 1988, Luật Chống rửa tiền Annunzio – Wylie năm 1992. Những luật và quy định về phòng, chống rửa tiền tại Mỹ luôn được bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với những thay đổi của tội phạm rửa tiền.

- Luật Chống rửa tiền quy định nghĩa vụ của tất cả các đối tượng, từ các cá nhân đến các tổ chức khi phát hiện có sự tham gia vào bất kỳ hoạt động rửa tiền nào và là căn cứ để tịch thu, sung quỹ tiền và tài sản liên quan đến hoạt động rửa tiền. Việc không tuân thủ những quy tắc và luật lệ liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền của các nhân viên của các tổ chức tín dụng có thể dẫn tới bị phạt dân sự và hình sự. Về mặt dân sự, nhân viên ngân hàng có thể bị phạt tới 100.000 USD cho việc cố tình vi phạm những quy định về báo cáo và lưu giữ chứng từ của BSA. Về mặt hình sự, người vi phạm có thể bị phạt tiền tới 250.000 USD, 5 năm tù hoặc cả hai.


Hiệu quả đạt được của Luật PCRT ở Mỹ: số trường hợp kết án về tội rửa tiền hàng năm ở Mỹ lên đến hàng nghìn trường hợp, con số này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của chính phủ trong công tác PCRT và hiệu quả của luật PCRT ở Mỹ


1115

711

656

615

817

1200


1000


800


600


400


200


0

2007 2008 2009 2010 2011


Nguồn: FATF, APG (2012)

Biểu đồ 1.1: Số trường hợp bị kết án về tội rửa tiền từ năm 2006 – 2011 ở Mỹ Bảng 1.1: Những ngân hàng bị chính phủ Mỹ cáo buộc liên quan đến rửa tiền với số tiền phạt lớn nhất

Ngân hàng

Số tiền phạt

(triệu USD)

Ngày

Nước có liên quan trong cáo

buộc

HSBC

1.921

Tháng 12/2012

Cuba, Iran, Libya, Mexico,

Myanmar và Sudan

Standard Chartered

667

Tháng 8 và

12/2012

Iran, Libya, Mexico, Myanmar

và Sudan

ING

619

Tháng 6/2012

Cuba và Iran

Credit Suisse

536

Tháng 12/2009

Cuba, Iran, Libya, Myanmar và

Sudan

RBS (ABN AMRO)

500

Tháng 5/2010

Iran và Libya

Lloyds Banking

Group

350

Tháng 1/2009

Iran và Sudan

Barclays

298

Tháng 8/2010

Cuba, Iran, Myanmar và Sudan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - Nguyễn Ngọc Loan - 5

Nguồn: Tạp chí The Economist (2012)


1.5.2 Hoạt động phòng chống rửa tiền ở Anh

Tại Anh, các định chế tài chính cũng hoạt động theo những quy định về phòng, chống rửa tiền tương tự như tại Mỹ. Tháng 12/1990, nước Anh ban hành một loạt văn bản hướng dẫn các ngân hàng trong việc phát hiện và chấm dứt các hoạt động rửa tiền, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ của ngân hàng trong việc cảnh báo cho các cơ quan quyền lực những hoạt động và giao dịch đáng ngờ. Các hướng dẫn này được xây dựng bởi NHTW Anh và các NHTM với sự phối hợp, tham gia của cơ quan tình báo quốc gia, hải quan, cảnh sát. Theo đó, ngân hàng phải đích thân nhận dạng tất cả các khách hàng bằng mọi cách có thể, kể cả bằng cách gặp mặt trực tiếp. Hướng dẫn cũng chỉ rõ các cách thức xác nhận thông tin cá nhân, trong đó hộ chiếu là hình thức được ưu tiên, ngoài ra các hình thức khác cũng được chấp nhận như thẻ nhân viên, bằng lái xe… Hơn nữa, các ngân hàng phải lưu giữ tất cả các chứng từ giao dịch trong 6 năm để phục vụ điều tra.

Cũng giống như tại Mỹ, việc không tuân theo những hướng dẫn và các luật, quy định sẽ dẫn tới những trách nhiệm pháp lý. Những trách nhiệm pháp lý dân sự có thể nảy sinh nếu vi phạm những quy định về sự bảo mật của khách hàng. Hướng dẫn tại Anh chỉ ra rằng các nhân viên của các định chế tài chính phải hợp tác một cách toàn diện với các cơ quan pháp luật và phải thông báo trước cho các cơ quan này các giao dịch đáng ngờ. Trong khi các ngân hàng là chủ thể chính, các tổ chức tài chính khác như công ty bảo hiểm, tổ chức môi giới cũng phải thực hiện những hướng dẫn này.

Những quy định, luật lệ khác liên quan đến phòng, chống rửa tiền tại Anh bao gồm Luật Chống buôn bán ma tuý năm 1986, Luật Phòng, chống khủng bố năm 1987, Luật Hình sự (Hợp tác quốc tế) năm 1990 và Luật Hình sự năm 1993. Bộ luật đầu tiên cho phép cảnh sát có quyền điều tra những tài sản đáng ngờ có liên quan đến ma túy, phong tỏa chúng và khi có chứng cớ sẽ tịch thu những tài sản này. Luật Phòng, chống khủng bố năm 1987 quy định sẽ kết tội những người sử dụng hoặc sở hữu quỹ khủng bố. Luật Hình sự năm 1990 cho phép kết tội những người che giấu, biển thủ, chuyển nhượng hoặc vận chuyển những tài sản hoặc giúp đỡ người khác làm việc đó khi biết hoặc nghi


ngờ những tài sản do phạm tội buôn bán ma tuý mà có. Luật Hình sự năm 1993 mở

rộng quyền lực của tòa án trong việc kết tội rửa tiền như một tội phạm hình sự.

1.5.3 Hoạt động phòng chống rửa tiền ở một số nước khác

Nước Úc cũng thực hiện hệ thống báo cáo giao dịch tiền tệ tương tự như tại Mỹ. Bất kỳ một giao dịch tiền tệ nào tương đương hoặc lớn hơn 10.000 USD đều phải báo cáo. Những dữ liệu này sau đó được truyền tự động tới Cơ quan Báo cáo giao dịch tiền tệ.

Tại Nhật, các ngân hàng được yêu cầu phải báo cáo tất cả các giao dịch tiền tệ trong nước vượt quá 30 triệu Yên và các giao dịch tiền tệ quốc tế vượt quá 5 triệu Yên. Hơn nữa, trong trường hợp liên quan đến ma tuý, toà án có thể kết án ngân hàng và các tổ chức tín dụng về tội rửa tiền.

Các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Myanma, Indonesia, Philippine đều có các văn bản về chống rửa tiền với những phạm vi và mức độ khác nhau. Các nước này cũng đã thành lập những cơ quan chuyên trách riêng xử lý vấn đề liên quan đến phòng, chống rửa tiền như AMLO hay AMLC. Các cơ quan này có chức năng chủ yếu là thu thập và xử lý thông tin liên quan đến tài sản liên quan đến buôn bán ma tuý và rửa tiền.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn đã giới thiệu các khái niệm về rửa tiền, chu trình và các phương thức rửa tiền tiêu biểu và những ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền đối với nền kinh tế. Cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế thì hoạt động rửa tiền không còn giới hạn trong phạm vi quốc gia mà có xu hướng mở rộng ra trên toàn thế giới và phương thức tiến hành ngày càng tinh vi hơn. Nhưng cho dù xu hướng biến đổi như thế nào thì ngân hàng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu vì khả năng giao dịch với số tiền lớn và khả năng cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế. Ngành ngân hàng Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ bị lợi dụng cho mục đích rửa tiền. Thực trạng hoạt động phòng, chống rửa tiền ở chương sau sẽ làm rõ hơn vấn đề này.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam

- Điều 250 và điều 251 Bộ Luật Hình sự của Việt Nam đã quy định tội danh hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có, là cơ sở để xây dựng Nghị định số 116/2013/NĐ-CP về PCRT hiện nay. Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 và Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 cũng đã quy định về các tội phạm tham nhũng và buôn bán ma tuý.

- Luật các tổ chức tín dụng đã quy định trách nhiệm của các định chế tài chính đối với các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp tại Điều 19. Ở đây, trách nhiệm của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng tương tự như trách nhiệm của họ quy định trong Nghị định số 116/2013/NĐ-CP về PCRT của Chính phủ hiện nay. Theo đó, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng không được che giấu, thực hiện bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp. Trong trường hợp phát hiện các khoản tiền có dấu hiệu bất hơp pháp, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải thông báo ngay cho ciw quan nhà nước có thẩm quyền.

- Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Qui chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng có qui định tại Khoản 2 Điều 26 – Nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán “Từ chối thực hiện giao dịch thanh toán đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp”.

- Thông tư số 22/2009/TT-NHNN ngày 17/11/2009 về hướng dẫn các biện pháp PCRT.

- Thông tư số 42/2011/TT-NHNN về hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin

khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác PCRT.


- Luật phòng, chống rửa tiền được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XVIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/06/2012 và chính thức có hiệu lực từ 01/01/2013.

- Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg, quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 300 triệu đồng, bắt đầu áp dụng từ ngày 10/6/2013.

- Nghi định số 116/2013/NĐ – CP ngày 04/10/2013 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền, hiệu lực từ ngày 10/10/2013.

- Cục PCRT và Ban Chỉ đạo PCRT: Trung tâm PCRT (nay là Cục PCRT), được thành lập vào tháng 3/2007, là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, có chức năng tiếp nhận, phân tích, xử lý thông tin PCRT; chuyển giao những thông tin liên quan đến hoạt động rửa tiền tới cơ quan điều tra có thẩm quyền; giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 74 nêu trên.

- Việt Nam trở thành thành viên thứ 33 của Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Group – APG) – tổ chức quốc tế mang tính tự quản và hợp tác về chống rửa tiền vào tháng 5/2007. Là thành viên của APG, Chính phủ Việt Nam cam kết thi hành theo đúng các điều khoản phòng chống rửa tiền, đặc biệt là phải thực thi 40 khuyến nghị của FATF. Điều này có nghĩa là Việt Nam vừa tuân thủ theo các quy định quốc tế vừa phải để cho FATF giám sát và theo dõi cơ chế chống rửa tiền một cách chặt chẽ và cũng như phải được các cơ quan độc lập khác đánh giá, xem xét.

- Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 156 của tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) vào năm 1991. Việt Nam và Interpol đã có sự phối hợp hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhiều vụ án quốc tế có liên quan đến buôn lậu, ma tuý, khủng bố, rửa tiền… đã bị phát hiện và xử lý kịp thời. Việt Nam cũng hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với các quốc gia thành viên khác của Interpol và Hiệp hội cảnh sát các nước Đông Nam Á (Aseanapol) trong đấu tranh với các loại tội phạm khác như rửa tiền, cướp biển, lừa đảo tài chính, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tội phạm trên mạng Internet.


- Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) hiện là tổ chức đi đầu toàn cầu trong công tác chống tội phạm ma tuý và các tội phạm quốc tế, xuyên quốc gia: buôn người, rửa tiền, tham nhũng, khủng bố, buôn bán vũ khí… UNODC và Việt Nam cũng đã có sự hợp tác rất lâu trong lĩnh vực phòng, chống các loại tội phạm này. UNODC hiện đang hỗ trợ Việt Nam trong nâng cao năng lực phòng chống tội phạm và ma túy, bao gồm việc tăng cường cường hệ thống lập pháp, tư pháp và hành chính. Trong thời gian tới, các dự án của UNODC tại Việt Nam sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực là công tác thi hành án về ma tuý, hoạt động cai nghiện ma túy ở các tỉnh phía Bắc và tăng cường năng lực trong phòng chống tội phạm rửa tiền.

2.2 Tổ chức thực hiện phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam

- Về công tác tổ chức: Hiện thời, mỗi ngân hàng đều bố trí một thành viên ban điều hành chịu trách nhiệm về tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về PCRT tại đơn vị. Tùy theo quy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt động của mình, từng ngân hàng có thể thành lập bộ phận chuyên trách hoặc chỉ định một bộ phận tại trụ sở chính chịu trách nhiệm về PCRT; quy định rõ trách nhiệm của người phụ trách PCRT và của từng cá nhân, bộ phận trong quá trình tác nghiệp đảm bảo việc thực hiện quy chế nội bộ về PCRT của ngân hàng.

- Về quy định nội bộ của các NHTM

Sau khi Luật phòng, chống rửa tiền được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XVIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/06/2012 và chính thức có hiệu lực từ 01/01/2013. Một số ngân hàng đã tiến hành xây dựng và ban hành quy chế nội bộ về PCRT làm căn cứ thực hiện công tác PCRT tại đơn vị mình. Quy định nội bộ bao gồm các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục cơ bản.

- Về ứng dụng công nghệ thông tin: Hiện nay, một số NHTM Việt Nam đã hoàn thiện Module CIF quản lý hồ sơ khách hàng là những tiền đề để bất kỳ lúc nào truy cập vào hệ thống sẽ có bức tranh toàn diện về khách hàng với những thông tin đầy đủ, chi tiết và thường xuyên được cập nhật.


- Hành lang pháp lý: Dù Điều 251 Bộ luật Hình sự đã quy định xử lý hành vi rửa tiền với tội danh hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có, Việt Nam chưa có quy định về hình sự hóa hành vi rửa tiền, pháp luật hiện hành vẫn thiếu các điều khoản cụ thể cho phép các cơ quan điều tra có thẩm quyền thực hiện phong tỏa và tạm giữ, cũng như không có luật cụ thể cho phép các quyền để nhận dạng, lần theo dấu vết và dò tìm nguồn thu của tội phạm

- Công tác phòng chống rửa tiền tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam

Khách hàng thông thường

Nhận dạng

Phòng chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam


Thông tin khách hàng


Nhận dạng


Có dấu hiệu đáng ngờ


Thu thập thêm thông tin


Có dấu hiệu đáng ngờ


Khách hàng thuộc danh sách

Báo cáo cục PCRT

Nguồn: Phòng thông tin tín dụng và chống rửa tiền Vietcombank


Hình 2.1: Quy trình phòng chống rửa tiền tại Vietcombank

Nhờ việc ban hành quy trình, quy định nội bộ về PCRT thì việc phát hiện ra các giao dịch đáng ngờ ngày càng tăng, thông qua báo cáo chuyển về cục PCRT từ 1 giao dịch năm 2006 tăng lên 42 giao dịch năm 2012

Biểu đồ 2.1: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được Vietcombank chuyển về cục PCRT qua các năm 2006 – 2012

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 17/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí