Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - Nguyễn Ngọc Loan - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU


Bảng 1.1: Những ngân hàng bị chính phủ Mỹ cáo buộc liên quan đến rửa tiền

với số tiền phạt lớn nhất 24

Bảng 2.1: Kết quả tiếp nhận, phân tích báo cáo giao dịch đáng ngờ 32

Bảng 2.2: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được Cục PCRT thu thập từ năm 2006 – 2012 (số báo cáo) 33

Bảng 3.1 Các dấu hiệu định lượng 55

Bảng 3.2 Các dấu hiệu định tính 58

Biểu đồ 1.1: Số trường hợp bị kết án về tội rửa tiền từ năm 2006 – 2011 ở Mỹ24

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2.1: Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 (Tỷ USD) 40

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán 43

Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - Nguyễn Ngọc Loan - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 1.1: Chu trình rửa tiền 8


Hình 2.1: Quy trình phòng chống rửa tiền tại Vietcombank 30



1. Tính cấp thiết của đề tài

Lời mở đầu


Hoạt động rửa tiền thường gắn liền với hoạt động tội phạm ở các quốc gia nhằm che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của nguồn thu nhập có được từ hoạt động phạm tội. Rửa tiền không chỉ ảnh hưởng xấu đến uy tín của quốc gia mà còn tác động đến cơ cấu chính trị, tác động đến tính hiệu quả của thị trường tài chính, tác động đến môi trường đầu tư…Vì vậy, kiểm soát được hoạt động rửa tiền là một trong những cách thức bảo vệ hữu hiệu nhất cho nền kinh tế xã hội chính trị của mỗi quốc gia. Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển liên tục của công nghệ thông tin, hành vi rửa tiền ngày càng lớn về mặt quy mô, đa dạng, tinh vi về cách thức tiến hành. Ngân hàng và tổ chức tài chính có thể vô tình trở thành trung gian cho việc chuyển những khoản tiền thu được từ hoạt động phạm tội, cung ứng cho bọn tội phạm dịch vụ bảo quản tiền một cách thuận lợi và an toàn. Đặc biệt, khi các trung tâm tiền tệ hàng đầu thế giới đang nỗ lực chống lại hoạt động rửa tiền thì tội phạm rửa tiền có xu hướng chuyển hoạt động rửa tiền sang các quốc gia mới nổi, có hệ thống tài chính ngân hàng lỏng lẻo, sơ khai trong đó có Việt Nam. Công tác phòng chống rửa tiền tại các NHTM Việt Nam mới được chú ý trong những năm gần đây nhưng vẫn thiếu sự hỗ trợ của các qui định pháp luật, các công cụ cũng như nguồn lực cần thiết. Với mong muốn đóng góp ý kiến vào công cuộc phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, đề tài “GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM”

được chọn để nghiên cứu.


2. Mục tiêu nghiên cứu


- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động rửa tiền.


- Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực trạng của hoạt động rửa tiền trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng để đánh giá những kết quả đã đạt


được, những tồn tại và hạn chế của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong hoạt động chống rửa tiền.

- Đề xuất giải pháp để phòng chống hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: PCRT qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.


- Phạm vi nghiên cứu: chỉ xem xét ở góc độ hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. Khung thời gian thu thập số liệu trong nghiên cứu: từ 2006 – 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu


Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính.


5. Kết cấu luận văn


Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu theo 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rửa tiền và phòng chống rửa tiền qua ngân hàng.

Chương 2: Thực trạng hoạt động phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua.

Chương 3: Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

1.1 Những vấn đề cơ bản về rửa tiền‌

1.1.1 Khái niệm rửa tiền

- Theo Liên Hợp Quốc, dựa vào công ước Vienna (1988) và công ước Palermo (2000), khái niệm rửa tiền được nhiều quốc gia đồng thuận nhất là: Việc sử dụng (nghĩa là bất cứ hình thức nào của cả hành động cho và nhận) bất cứ tài sản nào mà nó được cho là có nguồn gốc từ hoạt động hoàn toàn hay một phần của phạm tội mà có hoặc từ hoạt động che đậy, trá hình nhằm giúp đỡ người phạm tội đó thoát khỏi pháp luật.

- Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): “Rửa tiền” là quá trình chuyển đổi qua nhiều giai đoạn khoản tiền kiếm được từ những hoạt động bất hợp pháp hoặc tội phạm để nó có vẻ được phát sinh từ các quỹ hợp pháp.

- Theo quan điểm của các nhà tội phạm học, “rửa tiền” là hoạt động mà bọn tội phạm tiến hành để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của những đồng tiền tội lỗi. Hoạt động rửa tiền là hành vi hợp thức hoá những khoản tiền thu được từ hoạt động tội phạm. Mục đích của hoạt động rửa tiền là tạo ra một khoảng cách xa nhất giữa tài sản bất hợp pháp và chủ sở hữu những tài sản đó. Hình thức biểu hiện lợi nhuận có được ban đầu thông thường là “tiền”, nhưng sau các giai đoạn chuyển đổi để hợp pháp hoá “tiền” đã có các hình thức biểu hiện khác như: ngân phiếu, thẻ tín dụng, bất động sản... Nhìn chung các hình thức biểu hiện lợi nhuận của hoạt động rửa tiền bao gồm những lợi ích kinh tế của hoạt động rửa tiền mang lại được quy là “sản phẩm của tội phạm” (Theo Công ước Strasbong 1990 của Hội đồng Châu Âu)

- Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền ( FATF) đã định nghĩa hoạt động “rửa tiền” là:

Việc giúp đỡ các đối tượng phạm pháp lẫn tránh sự trừng phạt của pháp luật;

Việc cố ý che giấu nguồn gốc, bản chất, việc cất giấu, di chuyển hay chuyển

quyền sở hữu tài sản phạm pháp;

Việc cố ý mua, sở hữu hay sử dụng tài sản phạm pháp


- Luật phòng, chống rửa tiền đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XVIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/06/2012, hiệu lực từ 01/01/2013 giải thích thuật ngữ “rửa tiền” như sau: “ Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:

a) Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;

b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có;

c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do

phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản”

- Đối tượng hoạt động rửa tiền bao gồm những cá nhân và pháp nhân tham gia vào quá trình “rửa tiền” với mong muốn hợp pháp hoá tiền và tài sản có được từ hoạt động tội phạm và sử dụng tài sản đó. Chủ sở hữu những khoản tiền cần tẩy rửa bao gồm những cá nhân và tổ chức đã thực hiện các hành vi tội phạm như:

Buôn bán ma tuý, vũ khí, mại dâm, làm tiền giả, tổ chức đánh bạc

Tham nhũng, nhận hối lộ hoặc lợi dụng chức vụ, địa vị trong bộ máy nhà nước để biết trước các chủ trương, chính sách quy hoạch để trục lợi cá nhân

Mua bán nội gián trên thị trường chứng khoán

Trốn thuế hoặc do hoạt động chuyển giá giữa các công ty thuộc cùng một tập đoàn hoặc công ty mẹ - con

Ở một số nước có hệ thống chống rửa tiền nghiêm khắc và hoàn chỉnh như Mỹ và cộng đồng Châu Âu thì đối tượng hoạt động rửa tiền khá rộng. Ngoài những cá nhân, pháp nhân có hành vi rửa tiền một cách trực tiếp, nhân viên ngân hàng vô ý hay cố ý tiếp tay cho hành vi rửa tiền qua ngân hàng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vì vậy, luật Ngân hàng các nước này quy định: Mọi nhân viên ngân hàng khi tiếp nhận các khoản tiền gửi lớn đều phải có nghĩa vụ yêu cầu khách hàng khai báo nguồn gốc tiền, chủ sở hữu thực...phục vụ thông tin phòng chống rửa tiền. Nhân viên nào không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên, nếu phát hiện ra các khoản tiền bất hợp pháp, cơ quan pháp luật hoàn toàn có thể truy tố họ về một trong các tội rửa tiền vì mất cảnh giác, không thực hiện nghĩa vụ quy định cho dù họ cho rằng, họ không biết đây là


tiền có nguồn gốc tội phạm và như vậy, họ cũng bị quy kết tham gia vào quá trình rửa tiền.

Hệ thống luật pháp phòng chống rửa tiền ở những nước khác nhau có những quy định khác nhau về loại tội phạm này. Có quốc gia chỉ rõ những hành vi phạm tội cụ thể như: Pháp luật Malaysia liệt kê 18 tội danh, Thái Lan 24 tội danh, Australia 180 tội danh,...Có quốc gia (như ở Việt Nam) không xác định rõ nguồn tiền được sinh ra từ hành vi phạm tội nào cụ thể, miễn đó là thu nhập từ hành vi phạm tội.

- Tội phạm nguồn của tội rửa tiền là hành vi phạm tội chính, từ đó đã tạo ra

những đồng tiền mà khi đã được rửa thì sẽ dẫn tới hành vi phạm tội rửa tiền.

Hoạt động rửa tiền, bề ngoài có vẻ như vô hại nhưng kì thực là loại hoạt động có tổ chức và vô cùng nguy hiểm. Rửa tiền vừa là công cụ vừa là động lực của các tổ chức tội phạm. Khi tiền bẩn được đem rửa thì có nghĩa trước đó đã xảy ra các hoạt động phạm pháp. Tiền có rửa được thì bọn tội phạm mới tồn tại được và càng lao vào phạm tội để kiếm tiền bất hợp pháp. Rửa tiền là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong những hoạt động phạm pháp nhằm đem lại những tài khoản kếch xù.

1.1.2 Các hình thức rửa tiền

Theo phạm vi thực hiện, thì hình thức rửa tiền thể hiện dưới 5 trường hợp:

- Trường hợp 1: “tiền bẩn” được rửa và sử dụng ngay trong nước. Đây là quá trình rửa tiền trong đó số tiền bất hợp pháp thu được, được rửa cũng như được tái đầu tư qua hệ thống tài chính nước đó

- Trường hợp 2: “tiền bẩn” có nguồn gốc trong nước, sau đó chuyển ra nước ngoài để tẩy rửa trong hệ thống tài chính khác và cuối cùng đem trở lại lưu thông ở thị trường trong nước

- Trường hợp 3: “tiền bẩn” được hình thành ở nước ngoài, được tẩy rửa ở nước đó hay nước khác và cuối cùng được đầu tư cho các nước đang phát triển

- Trường hợp 4: “tiền bẩn” được rửa và rút ra khỏi hệ thống tài chính của một

nước đang phát triển để sử dụng ở nước khác, không quay lại đầu tư cho nước đó

- Trường hợp 5: “tiền bẩn” được chuyển vào một quốc gia đang phát triển nhưng

không phải để đầu tư mà được lưu thông tản mạn, tiêu thụ khắp nơi.

Theo nội dung hoạt động, rửa tiền biểu hiện thông qua một số hình thức sau đây:


- Thông qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt: đổi từ đồng tiền nước này sang

đồng tiền nước khác để tiêu thụ

- Thông qua việc mua tài sản: vàng, bạc, kim cương… là những tài sản gọn nhẹ, có giá trị cao và thực hiện mua đi bán lại các tài sản này

- Thông qua sổ tiết kiệm của người lao động ngụ cư ở nước ngoài: bọn tội phạm thường lợi dụng người lao động nước ngoài, cho họ một ít hoa hồng và yêu cầu họ gửi một số tiền dưới mức kiểm soát của nước đó đến một tài khoản cụ thể.

- Thông qua các trung tâm giải trí, sòng bạc, xổ số, cá cược: Đây là những lĩnh vực kinh doanh có tỉ lệ thanh toán tiền mặt cao. Lợi dụng các casino, sòng bạc này, bọn tội phạm tổ chức đánh bạc, việc thắng thua không quan trọng, cái chính là sau khi ra khỏi đây, chúng có giấy chứng nhận đã thắng với một khoản tiền lớn của các ông chủ Casino. Hoặc chúng có thể tìm mua những vé xổ số, cá cược trúng thưởng có giá trị lớn để chứng minh cho nguồn thu nhập của mình là hợp pháp.

- Thông qua các hợp đồng thương mại: bọn tội phạm khai tăng số lượng hàng hóa trong hóa đơn mua bán hoặc lợi dụng các công ty kinh doanh hàng hóa thật nhưng không bán hàng hoặc bán rất ít so với hóa đơn. Những hóa đơn chứng từ đó, chứng minh cho thu nhập của chúng có được là nhờ hoạt động kinh doanh.

- Thông qua đầu tư nước ngoài: Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia đang phát triển tăng cường kêu gọi đầu tư nước ngoài, tạo hành lang pháp lí thông thoáng cho nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trong nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động rửa tiền. Chúng mang tiền vào thuê quyền sử dụng đất, lập nhà xưởng… Trong quá trình hoạt động, lợi nhuận được chuyển đến một số địa chỉ theo mong muốn. Một thời gian sau, chúng tuyên bố phá sản hoặc biến mất, những đồng tiền bẩn đã được khoác vỏ bọc hợp pháp.

- Thông qua các giao dịch xuyên quốc gia: Lợi dụng các yếu tố địa lí và sự khác nhau về mặt pháp luật, bọn tội phạm vận chuyển tiền qua biên giới, tạo khoảng cách về địa lí giữa tội phạm gốc và đồng tiền cần tẩy rửa. Từ đó, chúng tìm cách đưa vào hệ thống tài chính, ngân hàng để rồi có thể rút ra ở nước thứ ba, thứ tư. Ở một số quốc gia, hoạt động rửa tiền chưa được quy định là tội phạm hình sự nên những hành vi phạm tội của bọn tội phạm ở đó càng gặp ít rủi ro.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2022