Đào Tạo Nâng Cao Hiểu Biết Cho Cán Bộ Về Công Tác Phòng Chống Rửa


thống sẽ có bức tranh toàn diện về khách hàng với những thông tin đầy đủ, chi tiết và cập nhật thường xuyên.

Chấp nhận khách hàng.


Chính sách chấp nhận khách hàng phải được quy định theo mức độ rủi ro, cấp có thẩm quyền phê duyệt, những yêu cầu đối với bộ hồ sơ khi mở tài khoản hoặc khi thiết lập giao dịch.

Các ngân hàng cần phải xây dựng những quy định chấp nhận khách hàng một cách rõ ràng, bao gồm việc miêu tả cụ thể các loại khách hàng có thể gây ra rủi ro cao hơn mức bình thường cho ngân hàng. Khi xây dựng những quy định này, các yếu tố như: lý lịch khách hàng, quốc tịch, chức danh … và các tài khoản có liên quan cần phải được xem xét. Các ngân hàng cần phải xây dựng những quy định chấp nhận khách hàng theo mức độ rủi ro và đòi hỏi theo dõi sâu rộng hơn.

Quản lý thường xuyên các tài khoản và các giao dịch.


Quản lý thường xuyên là khía cạnh cơ bản trong quy trình nhận biết khách hàng hiệu quả. Các ngân hàng chỉ có thể kiểm soát một cách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro cho mình nếu như họ hiểu về những giao dịch của khách hàng. Đối với tất cả các tài khoản, các ngân hàng phải có chương trình phát hiện ra những dấu hiệu bất thường hay đáng ngờ trong hoạt động.

Ngân hàng phải theo dõi mục đích các khoản chuyển tiền để tránh hiện thượng hợp thức hóa các khoản tiền bất hợp pháp. Bọn tội phạm thường rửa tiền qua ngân hàng thông qua hình thức chuyển tiền, các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản trong một thời gian ngắn hoặc ngược lại, chuyển tiền lòng vòng qua nhiều tài khoản…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro


Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - 11

Phương pháp phân loại rủi ro rửa tiền dựa trên ma trận rủi ro: Ma trận rủi ro rửa tiền được xây dựng để đánh giá rủi ro, kiểm soát các rủi ro đã được xác định,


đánh giá tần suất xảy ra, mức độ ảnh hưởng và xếp hạng rủi ro. Các ngân hàng thường phân theo các mức độ rủi ro rửa tiền: Mức độ rủi ro thấp, mức độ rủi ro trung bình, mức độ rủi ro cao. Mỗi ngân hàng phải đưa ra những tiêu chí chính về việc xếp hạng khách hàng thông qua các thông tin về quốc tịch, nguồn vốn của khách hàng, loại giao dịch được thực hiện và những yếu tố rủi ro khác.

Các ngân hàng cần xác định rủi ro, các dấu hiệu rửa tiền trong từng sản phẩm dịch vụ, từng hoạt động kinh doanh, giao dịch như: trong hoạt động kế toán giao dịch, hoạt động tín dụng, hoạt động tài trợ thương mại, hoạt động thẻ. Việc cụ thể hóa theo từng mảng nghiệp vụ giúp nhân viên ngân hàng nhận biết các dấu hiệu rửa tiền nhanh chóng, chính xác và đầy đủ hơn.

Lưu trữ hồ sơ


Lưu trữ hồ sơ giữ vị trí quan trọng đối với cả việc ngăn ngừa lẫn phát hiện các mục đích rửa tiền. Nếu một khách hàng biết rằng hồ sơ sẽ được lưu trữ thì người đó có thể sẽ không cố gắng sử dụng tổ chức đó cho những mục đích phi pháp. Lưu trữ hồ sơ cũng giúp phát hiện những kẻ liên quan và cung cấp những dấu vết về tài chính để giúp các cơ quan có thẩm quyền truy nã những kẻ liên quan.

Do đó, việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến phòng chống rửa tiền phải được thực hiện một cách khoa hoạc và đầy đủ, đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu. Đặc biệt, quy định nội bộ phải phân cấp rõ ràng trong việc khai thác thông tin phòng chống rửa tiền, thiết lập và tuân thủ nghiêm ngặt những quy định khai thác thông tin cũng như bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.



tiền

3.4.3 Đào tạo nâng cao hiểu biết cho cán bộ về công tác phòng chống rửa


Ngân hàng cần chủ động trong công tác đào tạo phòng chống rửa tiền đáp

ứng tối thiểu theo quy định của pháp luật. Định kỳ hàng năm, ngân hàng phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên chuyên trách hoặc bán chuyên trách phòng chống


rửa tiền và cán bộ, nhân viên được giao nhiệm vụ liên quan đến giao dịch tiền, tài sản với khách hàng về nghiệp vụ phòng chống rửa tiền. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên mới cần phải được trang bị về kiến thức, tầm quan trọng của phòng chống rửa tiền trong vòng 6 tháng kể từ ngày tuyển dụng.

Bên cạnh đó, đối với cán bộ làm việc ở các bộ phận khác nhau cần phải có những chương trình và thời gian đào tạo một cách phù hợp. Nội dung đào tạo về phòng chống rửa tiền có thể được lồng ghép với những nội dung đào tạo nghiệp vụ khác nhưng cần phải đảm bảo nhân viên có thể nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng, phát hiện giao dịch đáng ngờ và phương thức thủ đoạn rửa tiền liên quan đến nghiệp vụ. Đặc biệt, đối với các cán bộ phụ trách công tác phòng chống rửa tiền phải thường xuyên học tập nâng cao nghiệp vụ cũng như thường xuyên cập nhật những văn bản pháp luật Nhà nước để xây dựng phương án phòng chống rửa tiền phù hợp với điều kiện của ngân hàng. Các ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn giúp nhân viên nâng cao ý thức, hiểu biết và có thể đưa ra các sáng kiến giúp cho hoạt động phòng chống rửa tiền có hiệu quả.

3.4.4 Hiện đại hóa công nghệ tin học trong ngân hàng

Các ngân hàng cần chú trọng đầu tư nghiên cứu, nâng cấp hệ thống công nghệ trong phòng chống rửa tiền. Hàng ngày, một cán bộ ngân hàng phải thực hiện hàng trăm giao dịch khác nhau. Nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin thì sẽ mất rất nhiều thời gian, nhưng lại không chính xác. Do vậy, hiện đại hóa công nghệ tin học trong ngân hàng, đầu tư các phần mềm phục vụ công tác phòng chống rửa tiền giúp các ngân hàng nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng; sàng lọc khách hàng theo các danh sách đen, danh sách cảnh báo, danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị, danh sách cấm vận...,phát hiện và cảnh báo giao dịch đáng ngờ.

Hệ thống công nghệ phòng chống rửa tiền cần đáp ứng được hai yếu tố quan trọng, một là có thể ngăn chặn tức thời các giao dịch đáng ngờ, hai có thể phân tích khách hàng dựa trên cơ sở thông tin:


-Đối với yêu cầu ngăn chặn tức thời: Các kịch bản rửa tiền được các ngân hàng đưa ra sẽ được cài đặt vào trong hệ thống và kiểm nghiệm kết quả từ các kịch bản đang được xây dựng; thu thập tất cả các giao dịch nghi ngờ phục vụ cho việc ngăn chặn giao dịch; quy tắc với các tham số xác định các thành phần của kịch bản. Ví dụ: các tài khoản có giao dịch lớn hơn 300 triệu đồng, các khách hàng có nhiều hơn 5 tài khoản tại ngân hàng; danh sách các khách hàng đen, các nước, quốc gia không hợp tác về rửa tiền do các tổ chức có uy tín cung cấp hàng năm…

-Đối với yêu cầu phân tích: tiến hành phân tích các thông tin khách hàng nhằm hỗ trợ trong việc nhận dạng khách hàng, hệ thống có thể phân tích xếp hạng rủi ro dựa trên ma trận rủi ro, ma trận rủi ro phải được xây dựng dựa trên: sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mà khách hàng sử dụng, quốc gia khách hàng cư trú...

3.4.5 Phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng, chống rửa tiền

Bên cạnh việc thành lập bộ phận chuyên trách về phòng chống rửa tiền, xây dựng chính sách nhận biết khách hàng, hiện đại hóa công nghệ tin học trong ngân hàng … thì các ngân hàng cũng cần phải quan tâm phối hợp với Cục Phòng, chống rửa tiền. Việc phối hợp này trên nhiều khía cạnh như: thực hiện đầy đủ báo cáo liên quan đến phòng chống rửa tiền; tích cực phản hồi, đóng góp ý kiến trong việc triển khai thực hiện phòng chống rửa tiền; tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, đào tạo phòng chống rửa tiền do Cục tổ chức….Việc phối hợp này không chỉ giúp các NHTM nhận được sự tư vấn chính xác trong việc xây dựng các biện pháp phòng chống rửa tiền và xử lý các giao dịch đáng ngờ, mà còn là cơ hội để Cục Phòng, chống rửa tiền nhận được các phản hồi chính xác từ phía các NHTM trong việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trên cơ sở những kết đạt được cũng như những tồn tại còn hạn chế trong việc phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng kết hợp với định hướng, mục tiêu hành động phòng chống rửa tiền do Chính phủ đề ra, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các giải pháp được tập hợp, trình bày theo phạm vi và chức năng của các cơ quan Nhà nước, NHNN và các NHTM. Để hoàn thiện công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thì các giải pháp đưa ra phải được triển khai một cách đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau.

Qua nghiên cứu cho thấy, hoạt động rửa tiền qua ngân hàng của bọn tội phạm ngày càng đa dạng, phức tạp và hết sức tinh vi. Vì vậy, để công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt hiệu quả thì vấn đề phòng chống rửa tiền không chỉ riêng của bất kỳ ngân hàng nào mà là sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành, giữa NHNN và các NHTM và giữa các NHTM với nhau.


KẾT LUẬN

Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động ngân hàng chịu áp lực ngày càng gia tăng của các tội phạm liên quan đến hoạt động ngân hàng vì ngoài việc phải đối phó với các khoản tiền bất hợp pháp trong nước mà còn phải đối phó với nguy cơ các tổ chức tội phạm quốc tế, bởi lẽ khi các trung tâm tiền tệ hàng đầu thế giới nỗ lực chống lại các hoạt động rửa tiền thì những tội phạm rửa tiền lại có thêm động cơ để chuyển hoạt động rửa tiền sang các quốc gia mới nổi, trong đó có Việt Nam. So với quốc tế, hệ thống luật pháp về phòng chống rửa tiền tại Việt Nam hiện nay vẫn đang trong giai đoạn triển khai những bước khởi đầu. Công tác phòng chống rửa tiền tại các NHTM Việt Nam mới được chú ý trong vài năm gần đây và vẫn thiếu các công cụ, hệ thống cũng như nguồn lực cần thiết. Các ngân hàng mặc dù đã có những biện pháp phòng chống rửa tiền nhưng hiện nay mới dừng lại ở mức độ tuân thủ chứ chưa được chú trọng. Bài nghiên cứu đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về rửa tiền, tình hình thực tiễn công tác phòng chống rửa tiền tại nước ta nói chung và qua hệ thống ngân hàng nói riêng trên cơ sở đã tìm hiểu tổng quan lý thuyết về rửa tiền và phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng. Qua nghiên cứu tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng.

Do hạn chế về thời gian, tư liệu nghiên cứu nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và anh chị quan tâm để luận văn được hoàn chỉnh.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bảo Nam 2016, 'Vì sao khó xử lý tội phạm rửa tiền?', Công lý ngày 08 tháng 04, truy cập tại < http://congly.com.vn/phap-luat/vi-sao-kho-xu-ly-toi-pham-rua-tien- 146206.html> [ngày truy cập: 09/04/2016].

Bích Diệp 2015, 'Quy mô thị trường chứng khoán Việt tương đương 34% GDP', Dân Trí ngày 21 tháng 12, truy cập tại < http://dantri.com.vn/kinh-doanh/quy-mo-thi-truong-chung-khoan-viet-tuong-duong-34-gdp-p76r20151220162608232.htm> [ngày truy cập: 03/01/2016].

Hồng Chi 2015, 'Thị trường bảo hiểm 2015: Tăng trưởng doanh thu cao nhất trong

5 năm trở lại đây', Thời báo Tài chính ngày 18 tháng 12, truy cập tại

<http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2015-12-18/thi-truong-bao-hiem-2015-tang-truong-doanh-thu-cao-nhat-trong-5-nam-tro-lai-day-27137.aspx> [ngày truy cập: 03/01/2016].


Jamaliah Said, Erlane K. Ghani, Normah Omar and Sharifah Norzehan Syed Yusuf 2013, 'Money Laundering Prevention Measures among Commercial Banks in Malaysia', International Journal of Business and Social Science, vol. 4, no. 5, pp. 227-235.

Kim Thủy 2016, 'Năm 2015, hơn 12 tỷ USD kiều hối đổ về Việt Nam', Doanh nhân Sài Gòn ngày 29 tháng 12 , truy cập tại < http://www.doanhnhansaigon.vn/thoi-su-trong-nuoc/nam-2015-hon-12-ty-usd-kieu-hoi-do-ve-viet-nam/1094274/> [ngày truy cập: 02/01/2016].

Lê Thị Mận và Nguyễn Thanh Giang 2015, 'Phòng chống rửa tiền: những vấn đề nan giải', Hội nhập và phát triển, số 25 (tháng 11-12/2015), trang 78-83.

Mạnh Hùng 2016, '5 năm thực hiện Chỉ thị 48: Tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp', Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 06 tháng 01, truy cập tại


<http://dangcongsan.vn/thoi-su/5-nam-thuc-hien-chi-thi-48-tinh-hinh-toi-pham-van- dien-bien-phuc-tap-365420.html> [ngày truy cập: 03/02/2016].


Minh Giang 2013, 'Vụ án "tiền ảo LR": Sẽ điều tra dấu hiệu rửa tiền', Tuổi trẻ ngày 01 tháng 06, truy cập tại <http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20130601/vu-an-tien-ao-lr-se- dieu-tra-dau-hieu-rua-tien/551470.html> [ngày truy cập: 15/02/2016].


Nhật Huy 2016, 'Đường dây rửa tiền xuyên quốc gia bị bóc gỡ', Đài tiếng nói Việt Nam ngày 05 tháng 01, truy cập tại <http://vov.vn/tin-nong/duong-day-rua-tien- xuyen-quoc-gia-bi-boc-go-465934.vov> [ngày truy cập: 15/02/2016].


Paul Allan Schott 2007, Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Pierre-Laurent Chatain, John McDowell, Cédric Mousset, Paul Allan Schott and Emile van der Does de Willebois 2009, Preventing Money Laundering and Terrorost Financing, Washington DC.

Phạm Huy Hùng 2011, 'Giải pháp phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại Việt Nam', Tạp chí ngân hàng, số 21.

Tô Đức Hạnh 2014, 'Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2011- 2015: Một chặng đường, nhiều giải pháp', truy cập tại <www.vnep.org.vn/vi-vn/HKKAK/print.html> [ngày truy cập: 20/09/2014].

Thanh Thanh Lan và Lệ Chi 2013, 'Đại gia rửa tiền Liberty Reserve vươn tới Việt Nam', Vnexpress ngày 29 tháng 05, truy cập tại<http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/thanh-toan-dien-tu/dai-gia-rua-tien-liberty-reserve-vuon-toi-viet-nam-2769464.html> [ngày truy cập: 28/10/2015].


Thùy Dương 2015, 'Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Khó thể về đích “đúng hẹn”', truy cập tại <http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/co-phan-hoa-doanh-nghiep-nha- nuoc-kho-the-ve-dich-dung-hen-20151217152133723.chn> [ngày truy cập: 28/12/2015].

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 17/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí