Quan Điểm Và Định Hướng Phát Triển Thị Trường Sản Phẩm Năng Lượng Tái Tạo Vùng Trung Du Miền Núi Phía Bắc Việt Nam

chế tạo cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển nông nghiệp hàng hóa an toàn hữu cơ, công nghệ cao theo chuỗi giá trị, tạo liên kết chặt trẽ giữa các hộ sản xuất thông qua mô hình hợp tác xã, doanh nghiệp, gắn kết với phát triển công nghiệp chế biến. Đồng thời, mạng lưới giao thông vận tải trong Vùng đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở, đa dạng hóa ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế ­ xã hội đang đặt ra ngày càng cấp bách.

Các tỉnh thuộc vùng TDMNPB có một tiềm năng dồi dào và khá đa dạng các nguồn NLTT có thể khai thác và sử dụng như Thủy điện, Sinh khối, Gió, Địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng mới khác. Đây là cơ sở để vùng gia tăng đầu tư vào phát triển các nguồn NLTT trong giai đoạn 2020­2030. Tuy nhiên, Vùng có vị trí địa lý khá đặc biệt, việc khai thác và sử dụng NLTT trong giai đoạn tới cần chú trọng một số vấn đề như: Yêu cầu tập trung bảo vệ, khôi phục rừng nhất là rừng đầu nguồn gắn với phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển nguồn NLTT cần gắn với nhu cầu gia tăng các cơ sở khai thác chế biến sâu các loại khoáng sản một cách hiệu quả và bảo vệ môi trường.

Việc khai thác các nguồn NLTT cần gắn với hình thành các khu vực động lực, các chuỗi liên kết, các hành lang phát triển kinh tế trọng điểm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân.

3.2. Quan điểm và định hướng phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam

3.2.1. Quan điểm phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo

Trên cơ

sở các đạo của Bộ

Chính trị

tại Nghị

quyết số

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

55­NQ/TW và của

Chính phủ

Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030 - 20

tại Nghị

quyết số

140/NQ­CP về

chiến lược phát triển năng lượng.

Trong đó đối với NLTT cụ thể như sau:

Thúc đẩy sự phát triển của công nghệ năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp, xây dựng hệ thống công nghiệp năng lượng tái tạo, đưa tỷ lệ giá trị thiết bị sản xuất trong nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo: nâng lên đến 60% vào năm 2030; đến năm 2050, đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước, một phần dành cho xuất khẩu đến các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cơ cấu công suất có sự thay đổi dần theo hướng giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than, tăng dần tỷ trọng nguồn nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo. Tỷ trọng thủy

điện sẽ giảm dần do hiện đã khai thác gần hết tiềm năng, các nguồn điện gió và mặt trời sẽ được phát triển mạnh trong tương lai, tỷ trọng công suất nguồn NLTT (gồm cả thủy điện lớn) đạt 49% năm 2020, 48% năm 2030 và 53% năm 2045.

Các loại hình năng lượng tái tạo được đưa vào quy hoạch gồm có: (i) năng lượng gió; (ii) năng lượng mặt trời; (iii) năng lượng sinh khối; (iv) năng lượng chất thải rắn; (v) thủy điện nhỏ; (vi) năng lượng tái tạo khác (thủy triều, địa nhiệt và khí sinh học).

Thúc đẩy sự phát triển của công nghệ năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp, xây dựng hệ thống công nghiệp năng lượng tái tạo, đưa tỷ lệ giá trị thiết bị sản xuất trong nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo: nâng lên đến 60% vào năm 2030; đến năm 2050, đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước, một phần dành cho xuất khẩu đến các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bổ sung nội dung theo hướng đề cập đến việc sử dụng NLTT cho dự trữ năng lượng & cho sản xuất các loại năng lượng khác thân thiện với môi trường/hiệu quả hơn (như Hydro). Bổ sung định hướng phát triển đối với năng lượng hydro xanh trong chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam.

Dựa trên quan điểm định hướng chiến lược năng lượng Việt Nam về phát

triển năng lượng tái tạo. Trong điều kiện của vùng TDMNPB Việt Nam, vấn đề phát triển thị trường SPNLTT trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và thị trường. Mức độ tham gia hỗ trợ của Nhà nước sẽ có sự điều chỉnh phù hợp theo từng giai đoạn phát triển và từng khu vực thị trường. Trong đó, nhà nước cần ưu tiên hỗ trợ đối với vùng TDMNPB.

Phát triển nguồn cung NLTT tại các tỉnh TDMNPB trên cơ sở kết hợp mạnh mẽ giữa hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo, đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia nói chung và khu vực này nói riêng. Đây là vấn đề nền tảng, là một trong những ưu tiên hàng đầu trong thiết kế chính sách năng lượng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế ­ xã hội tại các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc theo cách tiết kiệm chi phí. Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng Thủy điện bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Kết hợp giữa các nguồn nối lưới điện tập trung và các lưới điện độc lập, điện cho cụm dân cư, điện cho hộ gia đình đơn lẻ, cung cấp nhiệt cho sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, cho đun nấu hộ gia đình. Việc kết hợp phát triển các hệ

thống năng lượng tại các tỉnh sẽ đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản trong quá trình hình thành và vận hành các hệ thống năng lượng. Điều này đòi hỏi phải lập qui hoạch hệ thống năng lượng dài hạn và chuyển sang cách tiếp cận chính sách toàn diện hơn và các cách tiếp cận phối hợp hơn giữa các tỉnh, ngành và quốc gia. Điều này rất quan trọng trong triển khai cơ sở hạ tầng kịp thời và thiết kế lại các quy định của ngành năng lượng để tích hợp hiệu quả chi phí sản xuất năng lượng tái tạo ở các cấp độ quy mô.

Công nghệ mới đóng một vai trò then chốt trong khai thác các nguồn năng

lượng tái tạo qua việc sử dụng SPNLTT phân tán để đạt được một sự chuyển đổi

năng lượng trong toàn vùng thành công. Những nỗ

lực đổi mới công nghệ

năng

lượng tái tạo phải bao gồm toàn bộ vòng đời của công nghệ, bao gồm thử nghiệm, triển khai và thương mại hóa sản phẩm. Nghiên cứu các cách tiếp cận mới để vận

hành các hệ

thống và thị

trường SPNLTT cũng như

các mô hình kinh doanh

mới. Tập trung đổi mới sự kết hợp các chính sách cần thiết cho quá trình phát triển sản phẩm năng lượng tái tạo của Chính phủ, các địa phương và khu vực tư nhân.

Thiết lập hệ thống tài chính phù hợp với các yêu cầu chuyển đổi năng lượng rộng và bền vững hơn. Các khung pháp lý và chính sách phải được thiết lập nhanh chóng, cung cấp cho tất cả các bên liên quan một sự đảm bảo lâu dài và rõ ràng rằng các hệ thống năng lượng tái tạo sẽ được phát triển để đáp ứng các mục tiêu khí hậu, giảm chi phí môi trường, xã hội và loại bỏ các rào cản trong việc đẩy nhanh việc triển khai các giải pháp carbon thấp. Các khung pháp lý và chính sách phải phù hợp với các đặc thù của nhu cầu đầu tư phân tán (hiệu quả năng lượng và thế hệ phân tán) tại các tỉnh TDMNPB.

Phát triển các nguồn cung SPNLTT tại các tỉnh TDMNPB phải đảm bảo rằng chi phí chuyển đổi và lợi ích được phân phối công bằng. Quá trình phát triển năng lượng tái tạo nói chung và tại các tỉnh TDMNPB nói riêng chỉ có thể đạt được bằng một quá trình hợp tác liên quan đến toàn bộ xã hội trên cơ sở chia sẻ một cách công bằng các chi phí và lợi ích. Tạo dựng khung chính sách cho phép các cá nhân, cộng đồng, các chính quyền địa phương và Chính phủ chia sẻ chi phí đầu tư, đồng thời thúc đẩy và tạo điều kiện phân phối công bằng các lợi ích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

Đột phá về thể chế phải là những cải cách mở rộng hoạt động và nâng cấp mức độ phát triển của thị trường và Hội nhập quốc tế. Nhà nước tạo điều kiện và

khuyến khích những giao dịch chiều ngang. Cụ thể là cải thiện môi trường kinh doanh, giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện đồng thời hạn chế và triệt tiêu cơ chế “xin cho, ban phát” theo chiều dọc.

Trong kinh tế

thị

trường điều tối thiểu Nhà nước phải làm được là duy trì

cạnh tranh bình đẳng, sao cho các thành phần kinh tế được bình đẳng về tiếp cận đất đai, tiếp cận vốn… nếu ai vi phạm Nhà nước sẽ xử lý một cách công khai, công bằng để đảm bảo được lợi ích chính đáng và hợp pháp của các bên liên quan đặc biệt đảm bảo các chính sách ban hành có hiệu lực, hiệu quả lâu dài, hạn chế điều chỉnh.

3.2.2. Định hướng phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam

3.2.2.1. Định hướng phương thức khai thác các nguồn năng lượng tái tạo

Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và của Việt Nam thông qua chương trình cấp điện nông thôn từ NLTT do Liên minh Châu âu tài trợ việc về khai thác các tài nguyên năng lượng tái tạo và tiêu dùng SPNLTT ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, trong vùng TDMNPB có thể lựa chọn phát triển theo hai phương thức:

Phương thức 1: Sản xuất sản phẩm năng lượng điện tái tạo qui mô nhỏ:

Theo phương thức này, các khu vực có thể khai thác các tiềm năng năng lượng tái tạo, SPNLTT để xây dựng một cơ sở sản xuất cùng với thiết lập lưới điện nhỏ (độc lập với lưới điện quốc gia) để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khu vực.

Qui trình cần thiết để thực hiện phương thức này như sau:

Bước 1: Đánh giá các tiềm năng NLTT để SPNLTT phù hợp.

lựa chọn công nghệ

sản xuất

­ Các nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo được đánh giá bao gồm: Năng lượng Gió, năng lượng Mặt trời, Thủy điện, khí hóa, sinh khối, đốt sinh khối trực tiếp,… Chẳng hạn, cần theo dõi tốc độ gió trong ít nhất một năm trước khi chế tạo tuabin gió (World Bank, 2018).

­ Loại công nghệ phù hợp có thể khai thác để sản xuất sản phẩm năng lượng điện (gió, mặt trời, sinh khối..). Chẳng hạn, sự sẵn có dồi dào của tài nguyên thiên nhiên có thể khiến các tùy chọn công nghệ chuyển đổi nhất định trở nên hấp dẫn ở một khu vực này nhưng không hấp dẫn ở một khu vực khác. Các công nghệ hứa

hẹn nhất có thể mang lại cơ hội triển khai quy mô lớn ở khu vực nông thôn bao gồm sinh khối, năng lượng mặt trời, gió và thủy điện.

Bước 2: Đánh giá qui mô công suất công nghệ chuyển đổi nguồn tài nguyên năng lượng ở qui mô tạo lưới điện nhỏ (độc lập với lưới điện quốc gia), bao gồm:

­ Tính ổn định theo mùa, điều kiện khai thác tài nguyên năng lượng tái tạo

­ Khoảng cách từ cơ sở sản xuất đến các cộng đồng dân cư và lưới điện

­ Sự phân tán địa lý của các khu định cư

­ Loại tải trọng và quy mô nhu cầu sử dụng điện.

Bước 3: Đánh giá tính khả thi của phương án xây dựng lưới điện nhỏ (độc lập với lưới điện quốc gia)

­ Nguồn lực địa phương,

­ Mức thu nhập của người dùng (khả năng và mức độ sẵn sàng chi trả),

­ Tính khả dụng của thiết bị, hiệu quả chi phí và thông số đầu tư

­ Khả năng phối hợp với các chương trình đầu tư công khác và xác định các cơ hội sử dụng điện cho hoạt động sản xuất

Nhìn chung, phương thức chuyển đổi năng lượng tái tạo qui mô nhỏ có thể thực hiện hữu hiệu trên cơ sở liên kết với các hoạt động nông nghiệp hiện có hoặc các ngành nông nghiệp/lâm nghiệp. Ví dụ, theo Karekezi, Kimani và Wambile, 2007): Máy bơm gió để tưới; Các đơn vị thủy điện nhỏ để cung cấp năng lượng cho các nhà máy chế biến nông sản nông thôn từ xa trong các ngành công nghiệp chè, cà phê và lâm nghiệp; Ứng dụng nhiệt địa nhiệt ở vùng sâu vùng xa được sử dụng cho sản xuất trồng trọt ở nông thôn (hoa, rau và trái cây);…

Phương thức 2: Phát triển các công nghệ chuyển đổi năng lượng phân tán Phương thức này có nghĩa là tích hợp công nghệ chuyển đổi (hay sản xuất sản

phẩm) NLTT vào trong SPNLTT. Sản phẩm này là sản phẩm năng lượng tái tạo

tích hợp đầu ­ cuối. Ví dụ, bình đung nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời; máy bơm nước sử dụng năng lượng gió, thủy điện….Các công nghệ chuyển đổi năng lượng phân tán đã được phát triển nhanh trong những năm qua như: Đèn pin mặt trời, bộ dụng cụ hệ thống NLMT thu nhỏ cung cấp năng lượng cho một hoặc hai đèn LED và bộ sạc radio, điện thoại di động.

Nhìn chung, mỗi phương thức có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và do

đó mức độ phù hợp khác nhau đối với tính đặc thù, cách sử dụng, chi phí và kỳ

vọng của một khu vực nhất định trong Vùng.

3.2.2.2. Định hướng khai thác sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo

(i) Định hướng khai thác các nguồn NLTT cụ thể như: Đối với Thuỷ


điện:

Huy động tối đa các nguồn thuỷ điện hiện có, phát triển có chọn lọc, bổ sung một số thuỷ điện nhỏ và vừa, thuỷ điện tích năng. Có chiến lược hợp tác phát triển thuỷ điện gắn với phát triển lưới điện quốc gia.

Đối với điện Gió và điện Mặt trời: Ưu tiên phát triển phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý. Khuyến khích phát triển điện Mặt trời áp mái và trên mặt nước. Xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió, điện mặt trời gắn với tiềm năng của từng khu vực trong vùng.

Đối với điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn: Hình thành và phát triển một số trung tâm NLTT tại các vùng và các địa phương có lợi thế.

Đối với các nguồn năng lượng khác: Kịp thời nắm bắt các thông tin liên quan để nghiên cứu, phát triển trong điều kiện cho phép về tiến bộ khoa học ­ kỹ thuật, nguồn nhân lực, khả năng tài chính và những yếu tố cần thiết khác.

(ii) Định hướng về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả cụ thể như: Cơ cấu lại các ngành tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài để giảm thiểu cường độ năng lượng. Có chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp tiêu thụ ít năng lượng và có hiệu quả về kinh tế ­ xã hội.

Rà soát, điều chỉnh phân bố

các nguồn tiêu thụ

năng lượng linh hoạt theo

hướng phân tán, hạn chế việc tập trung quá mức vào một số địa phương, kết hợp chặt chẽ với phân bố lại không gian phát triển công nghiệp và đô thị trên phạm vi cả nước, vùng và địa phương.

Rà soát, hoàn thiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2020 ­ 2030. Triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc kèm theo chế tài về sử dụng hiệu quả năng lượng đối với những lĩnh vực, ngành và sản phẩm có mức tiêu thụ năng lượng cao. Có chính sách khuyến khích các hộ tiêu thụ sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, nhất là trong công nghiệp và giao thông; Thúc đẩy phát triển các phương tiện giao thông sử dụng điện NLTT phù hợp với xu thế chung trên thế giới.

3.2.2.3. Định hướng phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực

Có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng năng lượng bền vững; Xác

định danh mục hạ tầng năng lượng có thể dùng chung và xây dựng cơ chế dùng chung phù hợp với cơ chế thị trường. Xoá bỏ mọi độc quyền, rào cản bất hợp lý trong sử dụng cơ sở vật chất và dịch vụ hạ tầng năng lượng; có cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải điện, tách bạch với độc quyền nhà nước về truyền tải điện. Thực hiện xã hội hoá tối đa trong đầu tư và khai thác, sử dụng cơ sở vật chất cung cấp dịch vụ ngành năng lượng, bao gồm cả hệ thống truyền tải điện quốc gia trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Thúc đẩy nhanh

chuyển đổi số

trong ngành năng lượng; Xây dựng và triển

khai Chương trình quốc gia về

phát triển hạ

tầng năng lượng thông minh; Hoàn

thiện cơ chế, xây dựng cơ sở dữ liệu, thực hiện thống kê năng lượng quốc gia phục vụ công tác quản lý, điều hành hiệu quả ngành năng lượng.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển công nghiệp chế tạo và dịch vụ phục vụ ngành NLTT theo hướng tăng cường nội lực, ưu tiên phát triển các ngành chế tạo máy, thiết bị điện phù hợp phục vụ cho nhu cầu tại các vùng trong nước. Hoàn thiện khung pháp lý, khuyến khích và đẩy mạnh triển khai mô hình các công ty dịch vụ năng lượng. Khẩn trương xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách khuyến khích nâng cao tỉ lệ nội địa hoá trong ngành NLTT. Hoàn

thiện chính sách đặt hàng sản xuất của Nhà nước để khuyến khích các doanh

nghiệp trong nước thực hiện những công trình, dự án phức tạp, kỹ thuật cao trong ngành năng lượng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

3.2.2.4. Định hướng chính sách phát triển thị trường năng lượng bền vững

Đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông giữa các phân ngành điện, than, dầu khí và năng lượng tái tạo, kết nối với thị trường khu vực và thế giới. Xoá bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, các công cụ có tính thị trường để đẩy mạnh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển năng lượng, đặc biệt trong phân ngành điện, bảo đảm tính ổn định, đồng bộ và linh hoạt, gắn kết với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội của địa phương và một số ngành khác. Rà soát, điều chỉnh và sớm ban hành các quy hoạch liên quan đến phát triển năng lượng theo Luật Quy hoạch.

Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, sử dụng mặt nước, chống đầu cơ, trục lợi, lợi ích nhóm trong lĩnh vực năng lượng. Khuyến khích các dự án đầu tư năng lượng theo hình thức đối tác công tư (PPP). Hoàn thiện chính sách thuế khuyến khích sản xuất, sử dụng năng lượng sạch, tái tạo. Xây dựng cơ sở pháp lý để có thể hình thành và vận hành hiệu quả các quỹ về phát triển năng lượng bền vững Hoàn thiện cơ chế và thực hiện chính sách về tiêu chuẩn tỉ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu đầu tư và cung cấp năng lượng.

Sửa đổi, hoàn thiện các luật chuyên ngành về dầu khí, điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các luật khác liên quan. Nghiên cứu, thực hiện luật hoá việc điều hành giá điện và một số ưu đãi cho dự án được khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực năng lượng. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kiểm soát và điều phối điện lực. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành luật về năng lượng tái tạo.

Xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch. Nhà đầu tư được huy vốn dưới các hình thức pháp luật cho phép từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Áp dụng các biện pháp nhằm cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn vốn cũng góp phần tăng tính khả thi về mặt tài chính của các dự án NLTT. Mở rộng tiếp cận với các tổ chức tài chính đa quốc gia, như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng

Tái thiết Đức (KfW), Quỹ Dragon Capital,… có tính khả thi.

Với lãi suất khoảng 3­5%, dự án mới

Tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch; công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư, xoá bỏ mọi rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án năng lượng trong và ngoài nước, chú trọng những dự án phát

điện và các hoạt động bán buôn, bán lẻ

điện theo cơ

chế

thị

trường. Tiếp tục

khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài có quy mô, chất lượng và hiệu quả cho ngành năng lượng. Đẩy nhanh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành điện; xây dựng cơ chế đầu tư thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính để bảo đảm tiến độ các công trình điện.

Vận dụng tốt các cơ chế ưu đãi đặc thù đối với NLTT để thúc đẩy phát triển NLTT, Việt Nam cần có các chính sách hỗ trợ như cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 19/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí