Đánh Giá Thành Công Và Hạn Chế Về Phát Triển Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm May Mặc Của Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng.

mất và rất khó khăn khi muốn gây dựng lại. Hiểu được tầm quan trọng đó, nên trọng quá trình phát triển, May Sông Hồng luôn hướng đến xây dựng uy tín, gây dựng niềm tin khách hàng bằng sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm, cung cấp sản phẩm đúng, đủ theo yêu cầu khách hàng...

Chiến lược tập trung đầu tư đúng chuyên ngành may mặc xuất khẩu, chăn ga gối nệm cùng với uy tín lâu năm, được tin dùng trên toàn quốc và nhiều nước trên thế giới, cũng là đòn bẩy để May Sông Hồng phát triển vững chắc.

2.3. Đánh giá thành công và hạn chế về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của Công ty Cổ phần May Sông Hồng.

2.3.1. Thành công

Công ty may Sông Hồng đã lựa chọn cho mình một hướng đi đúng là coi trọng thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu. Nhờ vậy mà doanh thu của Công ty đạt được và vượt mức các chỉ tiêu đề ra tăng từ 85-90% hàng xuất khẩu, còn lại là doanh thu hàng nội địa. Thành tựu quan trọng nhất mà Công ty đã được đó là chuyển từ hình thức xuất khẩu gia công sang hình thức xuất khẩu trực tiếp. Tăng vị thế và uy tín của Công ty trên thị trường thế giới.

Trước tình hình khó khăn chung của toàn ngành dệt may hiện nay do thị trường trong nước và thế giới luôn biến động, nhu cầu tăng nhưng sức mua giảm. Ban lãnh đạo Công ty đã quyết thực hiện chủ trương giữ vững thị trường đã có, mở rộng thêm nhiều thị trường mới, khách hàng mới như Mỹ và các nước EU. Sau một thời gian thực hiện, kết quả cho thấy Công ty luôn hoàn thành kế hoạch đề ra, bảo đảm đạt mức doanh thu và lợi nhuận dự kiến. Sản phẩm của Công ty đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó có rất nhiều thị trường lớn và tiềm năng, Công ty vẫn đang tiếp tục khảo sát và nghiên cứu để tiếp cận và chiếm lĩnh thị phần như EU, Mỹ, Nhật Bản.

- Chất lượng hàng hoá của Công ty nhất là hàng xuất khẩu được nâng cao, sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng, về chất liệu kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, giá cả. Công ty không chỉ tạo được uy tín trên thị trường nội địa mà còn tạo được uy tín trên thị trường thế giới.

- Công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Hiện nay Công ty đã có một cơ sở vật chất vững mạnh, nhờ vậy Công ty đã nâng cao đươc chất lượng sản phẩm đáp ứng kịp thời và đúng yêu cầu của khách hàng, đồng thời Công ty đã nâng cao được lợi thế so sánh sản phẩm của mình đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Công ty đã xây dựng được một đội ngũ quản lý về trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm và lực lượng công nhân có tay nghề cao, có

nhiệt huyết trong công việc. Công ty luôn tạo điều kiện thời gian và kinh phí, cử các cán bộ đi học các khoá học về chính trị tổ chức các lớp nâng cao tay nghề cho công nhân cơ khí điện, công nhân may. Công ty đã tổ chức tốt các hoạt động giao dịch và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với khách hàng nước ngoài.

- Công ty đã biết kết hợp giữa nhu cầu thị trường và các thế mạnh của mình để đạt được những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình, góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

- Thị trường của Công ty ngày càng được mở rộng sang các nước khác nhau, đấy là do Công ty đã duy trì được chính sách thâm nhập thị trường mới và giữ vững thị trường truyền thống. Bên cạnh những thành tựu được trong hoạt động kinh doanh Công ty còn thực hiện tốt chế độ, nghĩa vụ đối với nhà nước. Công ty luôn thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách về thuế, nộp ngân sách Nhà nước.

* Nguyên nhân đạt được những kết quả trên:

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của Công ty cổ phần may Sông Hồng - 7

- Nguyên nhân khách quan: Những thành công của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty may Sông Hồng nói riêng hoạt động kinh doanh buôn bán với nước ngoài. Việc Việt Nam gia nhập vào các tổ chức ASEAN, APEC và hoà nhập hoàn toàn vào khu vực mậu dịch tự do AFTA, WTO đã là tiền đề cho Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu. Một thành công nữa trong lĩnh vực ngoại giao nữa đó là Việt Nam đã ký kết được hiệp định thương maị Việt - Mỹ ngày 14/7/2000 và hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ tháng12/2001. Đây là cơ hội lớn cho ngành dệt may nói chung và của Công ty Cổ phần may Sông Hồng nói riêng xâm nhập vào thị trường có mức tiêu thụ hàng may mặc vào loại nhất trên thế giới nhưng cũng là thị trường khó tính nhất. Mặt hàng may mặc là một trong những mặt hàng khuyến khích xuất khẩu. Vì vậy Công ty được hưởng rất nhiều ưu đãi từ phía Nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động bằng cách giảm thuế nguyên liệu nhập khẩu sản xuất, trợ cấp xuất khẩu. Thông qua hoạt động thực tế ở các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, nhà nước đã từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động đặc biệt là các vấn đề vể thủ tục xuất nhập khẩu.

- Nguyên nhân chủ quan

Là một doanh nghiệp cổ phần hoá, Công ty Cổ phần May Sông Hồng đã gặp phải rất nhiều khó khăn và thử thách khi vươn mình ra đối chọi với một cơ chế mới của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên Công ty đã hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế đó.

Công ty đã đạt được những kết quả này là nhờ phần lớn vào vai trò của ban lãnh đạo Công ty, họ là những người đứng đầu có uy tín và trách nhiệm đối với sự sống còn của Công ty, cùng với đội ngũ nhân viên có tinh thần nhiệt huyết và trách nhiệm đối với công việc chung. Chính điều đó đã tạo nên bầu không khí làm việc thân tình cởi mở dựa trên những nguyên tắc Công ty đề ra. Bộ máy của Công ty được sắp xếp đảm bảo có đủ các phòng ban, được bố trí hợp lý tránh sự cồng kềnh và chồng chéo trong mỗi công việc. Ban lãnh đạo Công ty đã có kế hoạch và chế độ khen thưởng và kỷ luật với những người có công việc vi phạm quy tắc của Công ty, vi phạm chuẩn mực xã hội. Mặt khác đặc điểm của mặt hàng may mặc không những cần đạt chỉ tiêu về chất lượng mà còn phong phú về mẫu mã chủng loại. Do nắm bắt được kịp thời, nhanh nhạy nhu cầu và sự biến động của thị trường, Công ty Cổ phần May Sông Hồng đã đa dạng hoá nhiều mặt hàng phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế, có thể là do khách quan đưa lại nhưng cũng có thể là do chủ quan của bản thân Công ty. Những hạn chế này chính là nguyên nhân làm giảm tính hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng may mặc của Công ty.

- Trong sản xuất có những bộ phận chưa chấp hành triệt để quy trình công nghệ sản xuất hoặc việc theo dõi giám sát của các phòng ban chuyên ngành, của cán bộ quản lý không thường xuyên, không chặt chẽ đã dẫn đến sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu. Nhiều khi phải làm lại, ghi nhầm cỡ số, giao hàng cho khách hàng thiếu đã gây nên hiệu quả thấp, thiệt hại cho Công ty về cả thời gian, chi phí lẫn uy tín. Do chưa có kỹ năng chủ động tìm kiếm bạn hàng nên Công ty gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm nguyên vật liệu để sản xuất.

- Do việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, nên Công ty thường rơi vào thế bị động và kéo theo sự bị động trong việc xuất khẩu các sản phẩm. Công tác kế hoạch chuẩn bị vật tư, nguyên liệu cho sản xuất có lúc chưa kịp thời, chưa đồng bộ có khi xảy ra tình trạng người chờ việc, việc chờ người hoặc đang sản xuất đơn hàng mã hàng này phải chuyển sang sản xuất đơn hàng mã hàng khác. Đôi khi trong những trường hợp như vậy Công ty phải trả giá cao hơn, chi phí cao hơn đã làm giảm hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và năng suất lao động trong Công ty. Vấn đề nguyên vật liệu đầu vào còn gặp nhiều khó khăn di chuyển, giá cả cao, không ổn định vì ngành dệt và các ngành cung cấp phụ liệu cho ngành may nước ta chưa phát triển mà chủ yếu nhập nguyên liệu từ nước ngoài.

- Công nghệ máy móc thiết bị của Công ty tuy được chú trọng đầu tư, song còn tồn tại một phần là những công nghệ lạc hậu của các nước phát triển. Điều này đã hạn chế một phần việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của Công ty.

- Mặc dù Công ty đã xây dựng cho mình chiến lược về mặt hàng nhưng các sản phẩm xuất khẩu của Công ty chưa đảm bảo được sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã.

- Chính sách tập trung vào thị trường trọng điểm là EU tuy có ưu điểm nhưng bên cạnh đó còn có những hạn chế nhất định như là gặp nhiều rủi ro trong sự biến động của thị trường. Gần đây EU luôn có những chính sách mới như áp dụng hạn ngạch nhằm ngăn cản hàng của Việt Nam vào EU.

- Hoạt động sản xuất và tiêu thụ còn chưa ăn khớp, hàng tháng lượng hàng tồn kho còn quá lớn do Công ty chưa xây dựng được các kế hoạch tiêu thụ cụ thể. Chính sách phân phối chưa được chú trọng. Sản phẩm mua đứt bán đoạn đòi hỏi chất lượng rất khắt khe. Các khách hàng mua thẳng của Công ty chưa thực sự hài lòng về một số mặt hàng của Công ty đặc biệt là các khách hàng Mỹ, Nhật Bản. Phía đối tác chưa thực sự tin tưởng vào các nguồn nguyên vật liệu Công ty mua về để sản xuất các sản phẩm may mặc cho họ. Hơn thế nữa phía đối tác thường thích quan hệ theo hình thức gia công. Vì như vậy có thể cung cấp các nguyên vật liệu rẻ và đồng bộ hơn và hàng được theo thiết kế của họ. Năng lực và thiết bị công nghệ chưa huy động hết công suất, nhiều thiết bị công nghệ còn kém đồng bộ giữa các khâu.

- Công tác nghiên cứu, thiết kế tạo mẫu thời trang chưa được quan tâm đúng mức để phát triển phục vụ cho ngành may chuyển từ gia công sang xuất khẩu sản phẩm trực tiếp.

- Chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập, lực lượng lao động đông nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc thợ cao, giỏi còn ít. Đội ngũ quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp còn hạn chế trong tiếp cận với phong cách quản lý mới. Số lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ quá lớn trong tổng lao động của Công ty, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng công việc khi người phụ nữ thực hiện chức năng làm mẹ, mặt khác lao động nữ chỉ đảm đương được những công việc nhẹ mà không đảm đương được những công việc liên quan đến máy móc, kỹ thuật. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất lao động của Công ty.

- Để đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh. Ngoài phần vốn đã có Công ty còn phải vay thêm ngân hàng số vốn dùng trong dài hạn nên số tiền

phải dùng để trả lãi suất rất lớn. Do vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh đã phản ánh khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty may Cổ phần May Sông Hồng trong thời gian gần đây. Đánh giá được những thành tựu và những hạn chế tồn tại của hoạt động này. Để từ đó có thể xác định phương hướng sản xuất kinh doanh sao cho có thể phát huy được những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Trên cơ sở đó đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

MAY SÔNG HỒNG

3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

3.1.1. Mục tiêu phát triển đến năm 2025

Để tồn tại, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế hiện nay buộc doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn. Định hướng phát triển của Công ty là hướng tới trở thành một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng may mặc chuyên nghiệp, có tiếng tăm trên thế giới. Hiện nay, Công ty Cổ phần May Sông Hồng đang từng bước thu hẹp phạm vi sản xuất gia công hàng may mặc để tiến đến mặt hàng FOB. Với tham vọng trở thành một doanh nghiệp may mặc có tiếng trên thế giới, Công ty cổ phần May Sông Hồng đã và đang từng bước cùng Việt Nam hội nhập vào thị trường quốc tế. Đến nay nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới cùng các hãng thời trang đã biết đến danh tiếng của May Sông Hồng và trực tiếp liên lạc, đàm phán ký kết hợp đồng với Công ty như tập đoàn Wal-Mart, các hãng thời trang quốc tế như Timberland, Old Navy, GAP, Columbia. Bên cạnh việc mở rộng thị trường quốc tế với sản phẩm quần áo may sẵn, Công ty cổ phần May Sông Hồng cũng đã đầu tư, mở rộng thị trường nội địa với sản phẩm chăn, ga, gối đệm cao cấp mang nhãn hiệu Sông Hồng.

Mục tiêu phát triển:

Trở thành một nhà cung cấp sản phẩm dệt may thời trang lớn và có uy tín trong chuỗi cung ứng hàng dệt may trên toàn cầu.

Định hướng phát triển trung và dài hạn: Căn cứ vào tình hình nội tại của Công ty, các định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và nhằm nâng cao vị thế của May Sông Hồng, Ban lãnh đạo định hướng phát triển như sau:

- Xác định nhóm sản phẩm May mặc giữ vai trò chủ đạo, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các mảng phụ trợ như giặt, in, thêu – chần.

- Xác định thị trường xuất khẩu vẫn là chính, trong đó dần chuyển dịch doanh thu hàng gia công sang hàng FOB, tìm cách cân bằng giữa các thị trường để tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ.

- Tăng năng lực sản xuất của khu vực hàng nội địa nhằm đẩy mạnh phục vụ thị trường trong nước với hơn 90 triệu dân.

Mục tiêu phát triển bền vững:

- Phát triển trình độ doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Khuyến khích động lực phát triển và văn hóa doanh nghiệp.

- Phát triển mở rộng các giá trị mới của sản phẩm nhằm mang lại nhiều lợi ích và lựa chọn cho khách hàng.

- Luôn quan tâm đến môi trường, điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập của nhân viên.

- Cam kết không ngừng góp phần vào sự phát triển của cộng đồng và sự nghiệp bảo vệ môi trường.

3.1.2. Phương hướng hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần may Sông Hồng.

Công ty Cổ phần May Sông Hồng đã từng bước trưởng thành và mở rộng hơn về quy mô kinh doanh trên thị trường trong nước và thế giới. Sản phẩm của Công ty sản xuất ra đã đủ tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, còn lại là đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên để có thể cạnh tranh được với các Công ty trong và ngoài nước, Công ty cần đề ra phương hướng hoạt động cho các năm tới trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả cạnh tranh và kết quả hoạt động xuất khẩu của các năm trước, kết quả nghiên cứu thị trường, đồng thời đánh giá điều kiện thuận lợi và khó khăn của Công ty. Cùng với việc mở rộng đầu tư xây dựng thêm phân xưởng may. Tiếp tục phát huy sức mạnh của mình và góp phần với các doanh nghiệp trong toàn ngành thữ hiện chiến lược tăng tốc phát triển ngành Dệt May Việt Nam.

- Về thị trường tiêu thụ: Trong những năm tới đây Công ty Cổ phần May Sông Hồng sẽ tiếp tục nghiên cứu các phương án phát triển mở rộng thị trường của Công ty tới các thị trường có sức tiêu thụ lớn như Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật, Mỹ - đây là thị trường của các nước phát triển. Bên cạnh đó Công ty chú ý đến thị trường Châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc. Khách hàng ở các nước đang phát triển ở Châu Á đã có quan hệ almf ăn lâu năm với Công ty, nhưng sau khi họ đặt gia công ở Công ty Cổ phần May Sông Hồng họ tự tiến hành tái sản xuất sang các thị trường các nước đang phát triển để kiếm lời. Xu hướng hiện nay trên thế giới về sản xuất hàng may mặc đang có sự chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển vì sản xuất ở những nước này chi phí nhân công sẽ rẻ hơn. Chính vì vậy Công ty sẽ tiếp tục nõ lực tìm kiếm bạn hàng ở các nước phát triển để ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp nhằm thu được lợi nhuận cao hơn.

- Về sản phẩm may mặc: Lấy phương châm chất lượng đặt lên hàng đầu, Công ty cần chú trọng đẩy mạnh các nội dung sau:

+ Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

+ Thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm.

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới với yêu cầu kỹ thuật cao để khai thác tối đa thị trường và nâng cao uy tín cho Công ty.

- Về công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường: tăng cường công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, cần xác định được:

+ Đâu là thị trường then chốt, có triển vọng nhất đối với sản phẩm tủ điện của Công ty, cần có những chính sách như thế nào để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm may mặc?

+ Ai là người tiêu dùng sản phẩm may mặc của mình? Họ có mong muốn gì về sản phẩm của doanh nghiệp về sản lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán...

Qua việc nghiên cứu nhu cầu thị trường Công ty sẽ có các giải pháp về chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, … cho phù hợp.

- Về phát triển khách hàng: nâng cao lòng tin của khách hàng với Công ty, củng cố và duy trì tốt mối quan hệ lâu dài với khách hàng, mở rộng lượng khách hàng trong tương lai.

- Về nguồn lực: đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, chuẩn bị tốt nguồn tài chính để đầu tư phát triển thị trường đạt hiệu quả cao. Công ty có chính sách khuyến khích tinh thần lao động của cán bộ nhân viên về tinh thần lẫn vật chất như tổ chức đi thăm quan, vui chơi, giải trí, chế độ khen thưởng theo doanh thu và hiệu quả lao động.

3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty

Con người luôn được xem là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp trong kinh doanh. Đội ngũ nhân viên, đội ngũ nhà quản trị có thật sự vững mạnh mới dễ dàng đưa công ty ngày càng đi lên, vì vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, nhà quản trị trong thời gian tới cần thực hiện một số biện pháp như sau:

- Đầu tiên, cần tuyển chọn một đội ngũ nhân viên phải đảm bảo công bằng, nghiêm túc để tuyển được một đội ngũ nhân viên đầy năng lực.

- Công ty có thể kết hợp với các công ty “săn đầu người” để có thể tuyển chọn những nhân viên thật sự có năng lực phù hợp với vị trí làm việc.

- Công ty phải thống nhất các tiêu chuẩn bên ngoài như trang phục, đầu tóc, giày dép, cung cách phục vụ. Xây dựng các quy tắc ứng xử với khách hàng.

- Xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá hoàn thành công việc để tiến hành khen thưởng và kỷ luật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/02/2023