Bối Cảnh Phát Triển Thị Trường Các Sản Phẩm Năng Lượng Tái Tạo

CHƯƠNG 3.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020­2030

3.1. Bối cảnh phát triển thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

3.1.1.1. Bối cảnh chung

Phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn. Tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến động phức tạp tác động đến việc cung cấp năng lượng. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn có tác động mạnh đến thị trường năng lượng toàn cầu.

Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng bắt buộc các nền kinh tế phải hạn chế biến đổi khí hậu và đạt được sự tăng trưởng bền vững đang và sẽ củng cố, gia tăng. Điều đó trở thành động lực của sự chuyển đổi năng lượng toàn cầu. Quá trình chuyển đổi đang đang được thúc đẩy diễn ra nhanh hơn.

Các nỗ lực chống biến đổi khí hậu nhằm giảm khoảng hai phần ba lượng khí thải nhà kính toàn cầu tập trung vào vấn đề cốt lõi từ khí thải liên quan đến sản

xuất và sử

dụng năng lượng. Để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

đáp

ứng các mục tiêu khí hậu, ngành điện

cần phải tăng tốc tiến bộ trong quá trình khử cacbon. Các dự báo cho thấy, để giữ cho khí hậu toàn cầu tăng lên dưới 2°C, thế giới sẽ cạn kiệt ngân sách carbon liên quan đến năng lượng của trong vòng 20 năm. Trong khi đó, với giới hạn giữ cho khí

hậu toàn cầu tăng lên ở mức 1,5°C, vòng chưa đầy một thập kỷ.

ngân sách các bon sẽ có khả năng hết trong

Do đó, đòi hỏi sự thay đổi nhanh chóng, ngay lập tức và bền vững. Việc triển khai năng lượng tái tạo phải tăng ít nhất sáu lần so với các mức được quy định trong các kế hoạch hiện tại. Tỷ lệ điện trong tổng năng lượng sử dụng phải tăng gấp đôi để đáp ứng nhu cầu điện khí hóa trong lĩnh vực vận chuyển và cung cấp

nhiệt. Năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới sẽ chiếm hai phần ba mức tiêu

thụ năng lượng và 85% sản lượng điện. Cùng với hiệu quả năng lượng, điều này có thể cung cấp hơn 90% giảm thiểu biến đổi khí hậu cần thiết để duy trì giới hạn

2°C. Sự

gia tăng năng lượng tái tạo sẽ

cho phép tăng trưởng nhanh hơn, tạo ra

nhiều việc làm hơn, tạo ra các thành phố sạch hơn và cải thiện phúc lợi tổng

thể. Về kinh tế, giảm chi phí sức khỏe con người và môi trường sẽ mang lại khoản

tiết kiệm hàng năm tới năm lần so với chi phí bổ sung hàng năm cho quá trình

chuyển đổi vào năm 2050. Dự báo vào năm 2050, nền kinh tế toàn cầu sẽ lớn và hiệu quả hơn, với gần 40 triệu việc làm liên quan trực tiếp đến năng lượng tái tạo.

3.1.1.2. Xu hướng đầu tư phát triển năng lượng tái tạo ở một số nước

Chúng ta đang ở giữa cuộc cách mạng NLTT toàn cầu, với mức đầu tư tăng lên mạnh mẽ hằng năm. Hiệp định Paris về BĐKH được các quốc gia thông qua với các mục tiêu về giảm sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và cắt giảm khí thải nhà kính. Để thực hiện được các mục tiêu này bằng việc thay thế toàn diện và lâu dài các nguồn hóa thạch và sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế. Từ đó, xu hướng đầu tư vào NLTT tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Nhiều nước trên thế giới đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo và dự báo các ngành NLTT có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, tạo ra tới 28 triệu việc làm từ nay đến năm 2050.

Đi đầu về xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng sạch là các nước châu Âu. Hồi đầu năm nay, các nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) đã thông qua đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) đầu tư 873 triệu euro cho các dự án lớn của châu Âu về cơ sở hạ tầng năng lượng sạch. Liên minh năng lượng là một trong những ưu tiên của EC nhằm chuyển đổi châu Âu sang một nền kinh tế sạch và hiện đại. Thụy Điển, Na Uy và Thụy Sĩ là ba quốc gia hàng đầu thế giới về chuyển đổi năng lượng; xếp sau là Phần Lan và Đan Mạch. Trong số các nước này, hệ thống năng lượng của Thụy Sĩ được đánh giá tốt hàng đầu thế giới. Tại Thụy Sĩ, gần hai phần ba điện năng được sản xuất bằng thủy điện và năng lượng tái tạo.

Tại châu Á, nhiều quốc gia cũng đang trong quá trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch. Cục Năng lượng quốc gia Trung Quốc (NEA) cho biết, năng lượng sạch được kỳ vọng sẽ vượt qua than đá về công suất phát điện tại nước này trong khoảng 10 năm tới. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đặt mục tiêu trong tương lai gần, năng lượng sạch sẽ đóng vai trò chủ đạo trong tiêu thụ điện năng với các loại nhiên liệu phi hóa thạch sẽ chiếm 50% tổng công suất phát điện vào năm 2030. Ấn Độ cũng tập trung vào NLTT. Nước này cùng Pháp đồng sáng lập Liên minh năng lượng mặt trời quốc tế (ISA) năm 2016, với mong muốn thúc đẩy NLMT trên

quy mô toàn cầu. Ấn Độ đã phát động Chương trình mở rộng NLTT và dự kiến đến năm 2022 sẽ sản xuất 175 GW điện từ nguồn năng lượng này. Chính phủ Hàn Quốc công bố kế hoạch chi khoảng 110 tỷ USD từ nay đến năm 2030 để xây dựng thêm các nhà máy điện mặt trời và điện gió trên cả nước nhằm tăng gấp ba lần tỷ lệ điện năng từ nguồn NLTT.

3.1.1.3. Xu hướng phát triển các phân khúc thị trường năng lượng tái tạo

Biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng sẽ

tiếp tục đặt ra nhiều thách thức cho phát triển năng lượng bền vững. Trong khi

công suất thủy điện cơ bản đạt đến mức bão hòa và duy trì ổn định lâu dài. Năng lượng hạt nhân tiếp tục được khai thác trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại

giảm phát thải CO2 và duy trì ở mức cân bằng với các nguồn năng lượng khác.

Năng lượng tái tạo được khuyến khích khai thác sử dụng và phát huy tối đa năng lực và đạt đến mức giới hạn trong vài thập kỷ tới.

Hình 3.1: Xu thế sản lượng điện theo loại nhiên liệu theo dự báo của EIA


Theo dự báo của EIA 2018 Năng lượng tái tạo chiếm 17 1 sản lượng điện 1

Theo dự báo của EIA (2018), Năng lượng tái tạo chiếm 17,1% sản lượng điện sẽ tăng 35% vào năm 2030 và 50% vào năm 2050, trong đó Thủy điện, Gió và Sinh khối chiếm phần lớn. Tài trợ của Chính phủ và tiến bộ công nghệ liên tục được xem là một trong những xu hướng chính trên thị trường năng lượng tái tạo. Ngoài ra, nhận thức ngày càng tăng về quản lý dấu chân carbon cũng có thể sẽ tạo ra triển

vọng tăng trưởng sinh lợi cho thị tương lai.

trường năng lượng tái tạo trên toàn cầu trong

Nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới vẫn tiếp tục gia tăng dẫn đến sự cạnh tranh các nguồn nhiên liệu nhập khẩu. Năng lượng trở thành vấn đề đặc biệt

quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội, ổn định chính trị của các nước trên thế giới. Năng lượng tái tạo, năng lượng xanh là xu thế lớn, phát triển rõ nét trong thời gian tới.

Nhìn chung, thế giới đang nỗ lực xây dựng các chính sách chung tạo ra một hệ

thống năng lượng bền vững. Điều đó sẽ

rất quan trọng để

thúc đẩy quá trình

chuyển đổi công bằng và hợp lý có thể tối đa hóa lợi ích cho các quốc gia, khu vực và cộng đồng khác nhau. Các sáng kiến của chính phủ nhằm thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo hoạt động như một yếu tố thúc đẩy chính cho thị trường năng lượng tái tạo trên toàn cầu.

+ Xét theo các phân khúc thị trường phân theo nguồn năng lượng tái tạo bao gồm Thủy điện và năng lượng Đại dương, năng lượng Gió, năng lượng Mặt trời, năng lượng Sinh học và năng lượng Địa nhiệt. Trong đó, năng lượng Mặt trời và gió tiếp tục là lựa chọn chính cho đầu tư. Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) ước tính rằng, năng lượng gió có thể cung cấp hơn 20% tổng lượng điện toàn cầu vào năm 2030 với công suất lắp đặt ước tính là 2.110GW trên thị trường năng lượng tái tạo trên toàn cầu. Do đó, với sự đầu tư ngày càng tăng vào các nguồn năng lượng

tái tạo và tăng cường áp dụng, thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu dự kiến sẽ

tăng trưởng đáng kể trong tương lai. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cao có thể sẽ là yếu tố kìm hãm sự phát triển của thị trường năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới.

+ Xét theo các phân khúc người dùng cuối, thị trường được phân chia thành khách hàng thương mại, khách hàng dân dụng và công nghiệp. Trong đó, phân khúc thương mại khác có thể sẽ chiếm lĩnh thị trường do nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.

+ Xét theo các phân khúc thị trường theo khu vực, các khu vực chính như: Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và ROW. Trong đó, châu Âu được dự đoán sẽ nổi lên là khu vực thị trường tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn dự báo 2018­2025 do các chính sách môi trường nghiêm ngặt của chính phủ áp đặt cho lĩnh vực công nghiệp cùng với các sáng kiến của Chính phủ nhằm thúc đẩy NLTT.

Châu Á­Thái Bình Dương sẽ tiếp tục thống trị thị trường năng lượng tái tạo do các nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo cùng với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Ngoài ra, sự tăng trưởng của khu vực châu Á ­ Thái

Bình Dương được chứng kiến do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh

chóng.

Các nước đang phát triển chiếm khoảng 80% dân số thế giới nhưng chỉ tiêu thụ 30% năng lượng thương mại toàn cầu. Các nước đang phát triển cũng đã được hỗ trợ phát triển chính thức cho cho các công nghệ địa nhiệt, gió và thủy điện nhỏ, đặc biệt là viện trợ cho khu vực nông thôn. Tuy nhiên, nhiều dự án đã được coi là thất bại. Theo đánh giá của Chương trình hỗ trợ quản lý ngành năng lượng của Liên hợp quốc (UNDP) và Chương trình hỗ trợ quản lý ngành năng lượng của Ngân hàng Thế giới: Các dự án thường không chứng minh được khả năng thương mại và thiếu

cơ chế bảo trì thiết bị, nguồn tín dụng và các cấu trúc khuyến khích cho hiệu

suất hoạt động bền vững. Trong giai đoạn tới, bên cạnh các chương trình hỗ trợ

của UNDP, nhiều nước đang phát triển

tiếp tục

thiết lập các chương trình năng

lượng tái tạo riêng theo hướng đảm bảo sự phù hợp giữa công nghệ và nhu cầu và thực tiễn của người dùng.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2020 ­ 2030 các phân khúc NLTT sẽ được thúc đẩy nhanh do một số yếu tố khác, như: (1) Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến nhanh, tác động sâu

rộng, đa chiều đến kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Công nghệ số sẽ làm thay đổi phương thức quản lý Nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội, trong đó có sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng năng lượng; (2) Xu thế phát triển các siêu đô thị và đô thị thông minh ngày càng gia tăng, tác động mạnh đến nhu cầu và phương thức sử dụng năng lượng và an ninh năng lượng của mỗi quốc gia; (3) Chi phí năng lượng tái tạo giảm nhanh, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, điện khí hóa rộng khắp, công nghệ thông minh ngày càng cao, đột phá công nghệ liên tục và chính sách đầy đủ thông tin khiến tất cả thay đổi, mang lại một tương lai năng lượng bền vững.

3.1.2. Bối cảnh trong nước

Sau hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của Việt Nam đã lớn mạnh hơn. Đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng nhanh để phát triển kinh tế nhanh và bền vững là thách thức lớn khi các nguồn năng lượng truyền thống như than, dầu khí ở trong nước không đủ, dẫn đến yêu cầu phải nhập khẩu năng lượng ngày càng tăng.

Những thách thức về bảo vệ môi trường sinh thái và cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu cũng tạo ra áp lực lớn khi thực hiện chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững. Các diễn biến phức tạp ở Biển

Đông gây ra những trở ngại lớn trong tìm kiếm, thăm dò và khai thác tài nguyên dầu khí.

Trong bối cảnh nguồn năng lượng sơ cấp trong nước đã được khai thác ở

ngưỡng tối đa, nhiều dự án nguồn điện truyền thống tiếp tục chậm tiến độ vận hành và các nguồn thủy điện lớn đã gần như được khai thác hết thì việc phát triển nguồn NLTT ở Việt Nam được xem là xu hướng tất yếu, là một trong những giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước, vừa bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

Với các cơ chế, chính sách thông thoáng của Đảng và Chính phủ đã ban hành trong thời gian qua, đặc biệt là định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Bộ Chính trị ban hành tại Nghị quyết 55, chỉ trong vài năm trở lại đây, nguồn điện NLTT đã có bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió. Đây là những đóng góp tích cực và kịp thời, góp phần đảm bảo an ninh cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.

Theo tính toán nhu cầu của Bộ Công Thương, đến năm 2025, nguồn điện gió cần bổ sung quy hoạch ở phương án cao là 11.630 MW, chiếm đến 20% tổng nguồn

điện cả

nước. Tức là ngoài 4.800 MW đã được bổ

sung quy hoạch thì có thêm

khoảng 7.000 MW dự án mới được tiếp tục bổ sung.

Đến năm 2030, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 7,0%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 8.000 USD/người. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%; tổng đầu tư xã hội bình quân đạt 33­35% GDP, nợ công không quá 60% GDP, đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt 50%, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt trên 6,5%/năm. Đặc biệt, chỉ tiêu giảm tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP ở mức 1­1,5%/năm.

3.1.2.1. Kịch bản tăng trưởng thấp.

Tốc độ

tăng trưởng GDP dự

báo đạt bình quân 6,32%/năm trong giai đoạn

2021­2025; đạt bình quân 5,90%/năm trong giai đoạn 2026­2030. Tính chung cả giai

đoạn 2021­2030 đạt bình quân 6,11%/năm. Giai đoạn đến năm 2050, tốc độ tăng

trưởng giảm sâu chỉ đạt 5,1%/năm giai đoạn 2031­2040 và 3,96%/năm giai đoạn

2041­ 2050.Về các cân đối vĩ mô: Được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở

mức khoảng 2,5­3,0%. Tỉ lệ lạm phát thấp là điều kiện để ổn định tỉ giá hối đoái,

tốc độ

mất giá đồng nội tệ

chỉ

khoảng 2,0%/năm.Về

thu nhập bình quân đầu

người: Dự báo đến năm 2030 đạt 5.238 USD/người, đến năm 2040 đạt 8.608

USD/người và năm 2050 đạt 12.734 USD/người. Như vậy, với kịch bản này, Việt Nam sẽ không trở thành nước thu nhập cao theo phân loại của Ngân hàng thế giới hiện nay.

3.1.2.2. Kịch bản tăng trưởng trung bình

Tốc độ

tăng trưởng GDP dự

báo đạt bình quân 6,86%/năm trong giai đoạn

2021­2025; đạt bình quân 6,45%/năm trong giai đoạn 2026­2030. Tính chung cả giai

đoạn 2021­2030 đạt bình quân 6,65%/năm. Giai đoạn đến năm 2050, tốc độ tăng

trưởng giảm xuống 5,67%/năm giai đoạn 2031­2040 và 5,13%/năm giai đoạn 2041­

2050.Dự báo đến năm 2030 đạt 5.515 USD/người, đến năm 2040 đạt 9.559

USD/người và năm 2050 đạt 15.817 USD/người. Như vậy, với kịch bản này, Việt Nam sẽ trở thành nước thu nhập cao vào khoảng năm 2045.

3.1.2.3. Kịch bản tăng trưởng cao

Tốc độ

tăng trưởng GDP dự

báo đạt bình quân 7,47%/năm trong giai đoạn

2021­2025; đạt bình quân 7,04%/năm trong giai đoạn 2026­2030. Tính chung cả giai đoạn 2021­2030 đạt bình quân 7,26%/năm.

Giai đoạn đến năm 2050, tốc độ tăng trưởng giảm xuống 6,11%/năm giai đoạn 2031­2040 và 5,58%/năm giai đoạn 2041­2050.

Phải cung cấp đầy đủ năng lượng đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng nhanh phục vụ phát triển kinh tế. Với tăng trưởng kinh tế khoảng 7% hàng năm, nhu cầu năng lượng, đặc biệt là nhu cầu về điện phục vụ phát triển kinh tế ­ xã hội sẽ vẫn duy trì ở mức cao. Nhu cầu điện dự báo vẫn tăng khoảng 10% trong thập kỷ tới, do đó, việc đảm bảo phát triển đầy đủ và kịp thời hạ tầng cơ sở hệ thống năng lượng là một thách thức hàng đầu.

Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển năng lượng tăng nhanh, nhà nước không đủ để đáp ứng nhu cầu. Đặc biệt trong bối cảnh nợ công tăng cao và quá trình cổ phần hóa chậm: theo ước tính vốn đầu tư cho 3 phân ngành điện (IE, 2017, trang 234), than, dầu khí trong giai đoạn 2016­2035, nhu cầu vốn đầu tư hàng năm khoảng 300 nghìn tỷ đồng (xấp xỉ 15 tỷ USD hàng năm), trong đó, ngành điện lực chiếm khoảng 66%, phân ngành dầu khí chiếm 29% và phân ngành than chiểm 5%.

Theo ước tính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), để đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng cần phải chi gần 150 tỷ USD vào năm 2030. Khoản tài trợ cần thiết cho ngành năng lượng tái tạo sẽ vào khoảng 24 tỷ USD vào năm 2030.

Hình 3.2: Mục tiêu sản xuất điện từ các nguồn tái tạo


Nguồn Kế hoạch tổng thể phát triển điện quốc gia PDP­7 Do đó Việt Nam 2

Nguồn: Kế hoạch tổng thể phát triển điện quốc gia (PDP­7) Do đó, Việt Nam sẽ cần thu hút đầu tư khoảng 10 tỷ USD từ nay đến năm 2030 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đất nước. Để thu hút đầu tư cao như

vậy, chính phủ cho phép 100% sở hữu nước ngoài tại các công ty Việt Nam trong

lĩnh vực năng lượng. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể chọn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng thông qua: 100% Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; Liên doanh; Đối tác công tư (PPP) dưới hình thức hợp đồng BOT (Xây dựng­vận hành­chuyển giao). Cách hiệu quả nhất để thâm nhập thị trường là thông qua hình thức PPP vì nó giúp giảm thiểu rủi ro do giá bán thấp và chi phí sản xuất cao. Thời gian hợp tác cho PPP là 20 năm từ COD.

Thị trường năng lượng mới ở giai đoạn đầu, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tính cạnh tranh và hiệu quả chưa cao: Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (The World Bank, 2014), Việt Nam đã có những nỗ lực thị trường hóa năng lượng dựa các biện pháp định giá theo thị trường. Tuy nhiên những nỗ lực này cần phải đẩy mạnh và

tăng tốc hơn nữa. Áp lực trong nước và quốc tế ngày một tăng về yêu cầu phát

triển bền vững năng lượng.

3.1.3 Bối cảnh vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam

Giai đoạn đến năm 2030 mục tiêu của vùng TDMNPB là duy trì mức tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn mức bình quân của cả nước, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2022