Các kế
hoạch tiếp cận SPNLTT cần
ưu tiên áp dụng các hệ
thống nấu ăn
sạch và chuyển đổi nhiên liệu sang các loại nhiên liệu hiện đại. Chất lượng và tiêu chuẩn, nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực là những thành phần quan trọng để cung cấp các giải pháp nấu ăn sạch và cần được lồng ghép vào các kế hoạch phát triển khí sinh học để giải quyết nhu cầu năng lượng của địa phương.
Định giá sử dụng năng lượng phải kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu: Hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và khả thi về tài chính; Chính sách giá năng lượng được xem là một trong những công cụ quản lý nhu cầu, bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường;
Hỗ trợ tài chính và khuyến khích tài chính phù hợp (ví dụ: Miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cho SPNLTT) có thể giúp giải quyết thách thức tiếp cận tài chính cho cả người dùng cuối và nhà cung cấp. Các biện pháp kiểm soát chất lượng cũng cần được thực hiện để tránh sự gia tăng của các sản phẩm chất lượng thấp và hư hỏng trên thị trường.
Cung cấp năng lượngdịch vụ cần được gắn kết chặt chẽ với mục đích sử dụng cuối cùng của sản xuất, nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp địa phương và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế địa phương và phát triển sinh kế. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại với các bên liên quan ở giai đoạn thiết kế dự án, xây dựng năng lực đầy đủ về các mục đích sử dụng cuối cho năng suất tiềm năng và cung cấp tài trợ đổi mới có rủi ro cao.
3.3.1.5. Nhóm giải pháp tăng cường hợp tác liên ngành, liên tỉnh trong vùng
Thúc đẩy liên kết khu vực động lực, các chuỗi liên kết kinh tế, chuỗi sản phẩm, ngoài các vấn đề về liên kết giao thông, cần hướng đến một số nội dung cụ
Có thể bạn quan tâm!
- Bối Cảnh Phát Triển Thị Trường Các Sản Phẩm Năng Lượng Tái Tạo
- Quan Điểm Và Định Hướng Phát Triển Thị Trường Sản Phẩm Năng Lượng Tái Tạo Vùng Trung Du Miền Núi Phía Bắc Việt Nam
- Định Hướng Phát Triển Công Nghệ Và Hợp Tác Quốc Tế
- Khuyến Nghị Với Khách Hàng, Người Dân Về Sử Dụng Spnltt
- Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030 - 24
- Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030 - 25
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
thể theo định hướng phát triển vùng động lực của toàn vùng, từ đó lan tỏa, kích
thích kinh tế các khu vực lân cận. Liên kết các chuỗi kinh tế, các chuỗi sản phẩm mang quy mô vùng. Trong đó: Dựa trên các điều kiện phát triển, có thể xác định chuỗi liên kết khu vực động lực của vùng với định hướng phát triển chính của khu vực là công nghiệp, công nghiệp chế tạo để tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Hình thành chuỗi liên kết các sản phẩm, liên kết kinh tế, trong đó các chuỗi sản xuất công nghiệp, gắn công nghiệp khai thác với chế biến, chế tạo. Tập trung bố trí phát triển công nghiệp và hình thành các chuỗi liên kết, cụm liên kết tại khu vực vùng động lực phát triển thuộc các tỉnh nằm trong vùng.
Tạo sự liên kết trong phát triển đô thị và nông thôn, gắn với khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. Xây dựng cơ chế liên kết trong huy động nguồn lực đầu tư bảo đảm thực thi các dự án vùng, liên vùng. Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước gồm cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho vùng để đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế xã hội lớn, quan trọng, thiết yếu liên kết vùng, nhất là hoàn thiện, nâng cấp các quốc lộ, các đường nối với cao tốc. Nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện một số chính sách nhằm phát huy các thế mạnh của vùng, như chính sách hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng kết nối với đường cao tốc, đường quốc lộ của các địa phương; liên kết đầu tư xây dựng hạ tầng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh khu kinh tế cửa khẩu
Phát triển các loại hình nguồn điện từ NLTT vận hành linh hoạt (thủy điện tích năng, hệ thống lưu trữ năng lượng...) phù hợp với quy mô và tỷ trọng nguồn NLTT trong hệ thống điện. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư phát triển nguồn điện, nghiên cứu mô hình hệ thống điện liên kết hệ thống điện giữa các tỉnh trong vùng ở các cấp điện áp 500 kV và 220 kV để giải tỏa công suất các dự án điện NLTT trong tình hình mới, phù hợp với hạ tầng cung cấp điện nhằm tăng cường khả năng tích hợp năng lượng tái tạo và tận dụng được các lợi ích của việc liên kết lưới điện.
Các giải pháp phát triển thị trường SPNLTT phải luôn được xem xét đến các tác động phát triển liên ngành, bao gồm các mục tiêu liên quan đến xóa đói giảm nghèo, y tế, nước, tạo việc làm và khí hậu. Phát triển SPNLTT cần được lồng ghép
với sự phát triển ở cấp tỉnh, quốc gia. Kết hợp giải pháp tuyên truyền nâng cao
nhận thức cộng đồng hiểu rõ lợi ích, sự
cần thiết về phát triển các dự
án năng
lượng tái tạo, SPNLTT như: Điện rác, điện Mặt trời, từ đó sẽ tập trung lựa chọn công nghệ hiện đại, hiệu suất cao để phát điện tại các dự án đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt nhằm thúc đẩy phát triển thị trường SPNLTT tại các địa phương trong vùng.
3.3.2. Giải pháp về
phía doanh nghiệp cung
ứng thiết bị, công nghệ
chuyển đổi năng lượng tái tạo phân tán, không nối lưới
3.3.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm thiết bị chuyển đổi năng lượng tái tạo
Đa dạng hóa sản phẩm thiết bị chuyển đổi NLTT là điều tất yếu khi muốn mở rộng thị trường SPNLTT và phù hợp với điều kiện của vùng TDMNPB, xu thế
cũng như chiến lược phát triển Năng lượng ở Việt Nam hiện nay. Nếu chỉ đầu tư vào xây dựng nhà máy sản xuất, gia công và lắp rắp như hiện nay thì dù có chất lượng cao nhưng cũng rất khó tìm được khách hàng. Các doanh nghiệp trong nước hiện nay đầu tư rất mạnh vào công nghệ và cho ra những sản phẩm chất lượng cao, không thua kém gì các doanh nghiệp nước ngoài. Mặt khác, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong hoạt động sản xuất, gia công, lắp rắp là doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, cũng có tiềm lực mạnh không kém, lại vào thị trường từ lâu nên chiếm lĩnh thị phần khá cao vì vậy cần tăng tỷ trọng các loại hình điện năng
lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió, thuỷ
điện, năng lượng thuỷ
triều,..); tận
dụng các nguồn phát điện sạch (điện sinh khối, điện rác, nhiên liệu sinh học) bổ sung vào hệ thống phụ tải quốc gia.
Triển khai thực hiện đầu tư giải pháp lưu trữ năng lượng: thủy điện tích năng; pin tích năng quy mô lớn; pin nhiên liệu phương tiện giao thông vận tải nhằm thay thế các phương tiện truyền thống sử dụng dầu mỏ, khí đốt (phát thải CO2).
3.3.2.2. Thực hiện chính sách giá phù hợp
Chính sách giá là một trong những nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm của một doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, gia công, lắp ráp SPNLTT. Doanh nghiệp không thể định giá một cách cứng nhắc mà phải linh hoạt sao cho vừa bù đắp được những chi phí bỏ ra, các chi phí nhân công, vừa phù hợp với mặt bằng giá chung của thị trường, nhưng cũng hài hòa với lợi ích của khách hàng.
Xây dựng chiến lược tiếp thị và giá cả phù hợp, nhấn mạnh các yếu tố giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như nguồn lợi từ sản phẩm có được sau khi sử
dụng SPNLTT, đây cũng là vấn đề quan tâm.
được chính quyền và nhà đầu tư, người dân
Hiện nay, giá bán của sản phẩm thiết bị
NLTT chủ
yếu (sản phẩm điện
NLTT) được đánh giá là giá thành khá cao so với các sản phẩm sử dụng điện nối lưới. Chính vì vậy, Doanh nghiệp có thể thực hiện những giải pháp sau nhằm thay đổi quan điểm của khách hàng cũng như của chính bản thân các nhà quản lý liên quan đến chính sách giá cụ thể như:
Một là: Tạo tâm lý được ưu đãi về giá cho khách hàng giúp khách hàng luôn có tâm thế muốn được ưu đãi và giảm giá, nhưng với những SPNLTT, việc giảm giá quá nhiều sẽ tạo ra tâm lý ngược lại, đó là khách hàng đánh giá chất lượng sản
phẩm không cao. Trong những hồ sơ đấu thầu, chắc chắn những hồ sơ giá thấp sẽ đạt, và doanh nghiệp chào bán giá thấp với những mô tả công nghệ tương đương sẽ thu hút hơn là những doanh nghiệp chào giá cao. Doanh nghiệp có thể cải tiến phương thức ưu đãi về giá cho khách hàng thông qua các hoạt động cụ thể như:
Thực hiện chính sách bảo hành, bảo dưỡng và kiểm tra sản phẩm định kỳ trong một khoảng thời gian nhất định; Cung cấp những phụ tùng thay thế miễn phí trong 1
đến 3 năm đầu khi mới chuyển giao hoặc giảm giá phụ
tùng thay thế
trong một
khoảng thời gian nhất định; Tập huấn và thực hành việc vận hành, bảo trì, bảo dưỡng miễn phí.
Hai là, thực hiện các chính sách mềm làm giảm giá thành.
Hiện nay, hầu hết công nghệ và nguyên vật liệu được doanh nghiệp nhập
khẩu từ nước ngoài vào sản xuất gia công lắp rắp tại Việt Nam, chính vì vậy giá thành của sản phẩm NLTT thường bị đội lên khá nhiều. Để thực hiện chính sách giá mềm, doanh nghiệp có thể:
Nghiên cứu sử dụng những nguyên vật liệu tương tự trong việc sản xuất, gia công, lắp rắp với giá thành rẻ hơn, sử dụng cung cấp ngay trong nước để giảm chi phí và không bị mất đi chất lượng của sản phẩm.
Xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý và tận dụng được các vật liệu nhằm tiết kiệm chi phí.
Nghiên cứu công nghệ của sản phẩm làm sao đảm bảo chất lượng sản xuất nhưng tiết kiệm vật tư, năng lượng, thời gian…
Giảm thiểu các chi phí tài chính hoặc cắt giảm một số chi phí không cần thiết.
Hoàn thiện kỹ năng phân tích giá cạnh tranh, xây dựng các phương án lựa chọn giá hợp lý.
3.3.2.3. Thực hiện tốt công tác xúc tiến và quảng bá thương hiệu
Do sản phẩm của doanh nghiệp là sản phẩm NLTT (sản phẩm điện năng lượng tái tạo) nên vấn đề marketing cũng có đặc thù riêng do vậy cần thiết phải xây dựng chiến lược, kế hoạch truyền thông phù hợp trên các tạp chí chuyên ngành
…
Với những sản phẩm đã được định vị, doanh nghiệp phải tập trung phối hợp các giải pháp để tạo được đặc thù cho sản phẩm của mình với những sản phẩm
cùng loại khác trên thị trường.
Nâng cao năng lực điều tra và phân tích thị trường, kỹ năng dự đoán xu thế phát triển của sản phẩm mới. Nghiên cứu công nghệ sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn và thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, cần xúc tiến quảng bá thương hiệu song song với các chương trình
marketing, có thể
thông qua các Hội thảo, các tọa đàm để
giới thiệu, quảng bá
thương hiệu SPNLTT tới các đối tác và khách hàng.
Xem xét đơn giá của sản phẩm dịch vụ, có thể có sự điều chỉnh một số chính sách như khuyến mại, chính sách hậu mãi để thu hút khách hàng.
Phát triển SPNLTT tại địa bàn có nhiều tiềm năng lợi thế ở các tỉnh thuộc
vùng TDMNPB phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để dùng sản phẩm năng lượng tái tạo.
thúc đẩy tiêu
3.3.2.4. Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm năng lượng tái tạo
Tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, tăng cường đầu tư phát triển hệ thống
phân phối sản phẩm NLTT nhất là địa bàn nông thôn. Tiến hành nghiên cứu thị trường và tổ chức kênh bán hàng phù hợp với loại thiết bị chuyển đổi NLTT.
Phát triển hệ thống phân phối phù hợp với mặt hàng thiết bị, khả năng và trình độ quản lý của từng doanh nghiệp; Doanh nghiệp nên chọn kiểu kênh phân phối bán hàng cá nhân và sử dụng đại lý tại các địa phương.
Tăng cường việc liên doanh, liên kết nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, gia công, lắp ráp các SPNLTT ở nước ta hiện nay có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp. Do đó, việc liên doanh, liên kết để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, giảm chi phí, tạo kênh phân phối và nguồn hàng ổn định;
Thực hiện mô hình các doanh nghiệp phân phối liên kết và hợp tác với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để hình thành cơ chế tín dụng khuyến khích tiêu dùng cá nhân dưới nhiều hình thức khác nhau.
3.3.2.5. Đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cạnh tranh
Công nghệ luôn luôn phát triển, nhất là trong ngành năng lượng tái tạo, càng ngày những công nghệ mới được càng nhiều các nghiên cứu và ứng dụng trong sản phẩm, việc ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm, quy trình sản xuất làm giảm giá thành sản phẩm. Việc đầu tư vào công nghệ tuy có thể chi phí cao nhưng mang
lại lợi ích rất lớn, vừa giữ vững được thị trường, vừa đảm bảo những yếu tố phát triển trong tương lai.
Sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có, tiến hành phân công lao động trong doanh nghiệp đối với từng loại công việc cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển doanh nghiệp. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, lao động để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, ngoại ngữ, am hiểu thị trường đặc biệt về thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo,
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, nâng cao kiến thức và năng lực tư duy sáng tạo, quản lý và điều hành doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, qua đó định hướng và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả. Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp bằng các chính sách tạo động lực cho người lao động. Xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ quản lý gắn với kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tăng cường năng lực của chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp về quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược. Trong mọi điều kiện, doanh nhân cần thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết (như: Kỹ năng quản trị trong cạnh tranh, lãnh đạo doanh nghiệp, quản lý sự biến đổi, khả
năng thuyết trình, đàm phán và giao tiếp v.v..) để
có đủ
sức cạnh tranh trên thị
trường và tiếp cận kinh tế tri thức. Đặc biệt chú trọng đến chiến lược cạnh tranh và những kỹ năng mang tính chiến lược, như quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, tính nhạy cảm trong quản lý, phân tích kinh doanh, dự báo và định hướng chiến lược phát triển.
Trên cơ sở các chính sách khuyến khích và hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất, gia công, lắp ráp phải tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Tổ chức nghiên cứu và xây dựng chiến lược kinh doanh để định hướng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời phát huy tối đa các năng lực sản xuất, gia công chế tạo, lắp ráp sẵn có của doanh nghiệp.
Các giải pháp thực hiện được tính toán trên cơ sở phân bổ nguồn hợp lý giữa các chương trình sản xuất và định hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần tính đến các hoạt động điều chỉnh chiến lược tại từng thời điểm một cách hợp lý và hiệu nhất. Các hoạt động điều chỉnh được thực hiện từ đội ngũ lãnh đạo cao cấp nhất nhằm xem xét lại hiệu quả của việc thực hiện chiến lược trong từng giai đoạn phù hợp với các yếu tố nội bộ hoặc những vấn đề phát
sinh từ môi trường bên ngoài. Các hoạt động chiến lược được triển khai dựa trên cơ sở rà soát các hoạt động và tìm kiếm sự hợp tác thực hiện của các bộ phận nghiệp vụ và từng cá nhân
Chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với các biến động bất lợi của thị trường đối với doanh nghiệp. Phát triển quy mô, địa bàn và phương thức kinh
doanh, tiến hành nghiên cứu thị trường; tăng cường tuyên truyền quảng bá sản
phẩm, thương hiệu giúp người tiêu dùng định vị và nhận biết sản phẩm.
3.3.3. Giải pháp về phía Hiệp hội doanh nghiệp năng lượng
Nhìn chung, Hiệp hội doanh nghiệp năng lượng Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt vai trò làm cầu nối, đại diện và hỗ trợ quyền lợi cho doanh nghiệp; kiến nghị với Nhà nước trong xây dựng chính sách phát triển ngành năng lượng; tháo gỡ
những vướng mắc cho doanh nghiệp; Cung cấp thông tin thị
trường; hỗ
trợ kỹ
thuật, tư
vấn đào tạo; xúc tiến thương mại; Bảo vệ
quyền lợi chính đáng của
doanh nghiệp và thực hiện những nghĩa vụ khác đối với Nhà nước.
Thứ
nhất,
vai trò cầu nối tích cực và hữu hiệu giữa Nhà nước và doanh
nghiệp. Hiện nay, giá FIT của điện gió kết thúc năm 2021, điện mặt trời 2020 trong lúc Chính phủ và Bộ Công Thương chưa ban hành quy chế đấu thầu và tổ chức đấu thầu rộng rãi điện Gió, điện Mặt trời thì nên cho kéo dài giá FIT thêm ít năm nữa đến khi việc tổ chức đấu thầu rộng rãi điện gió, điện mặt trời sẽ kết thúc giá FIT.
Vì vậy Hiệp hội năng lượng Việt Nam cần tiếp tục đóng vai trò làm cầu nối tích cực và hữu hiệu giữa Nhà nước và các doanh nghiệp trong các hoạt động phát triển năng lượng nói chung và phát triển năng lượng tái tạo, sản phẩm NLTT. Muốn như vậy, đầu tiên Hiệp hội cần phải nâng cao hơn nữa năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách trong các hoạt động cung cấp thông tin thị trường, phổ biến hướng dẫn quy định, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển năng lượng tái tạo, các sản phẩm NLTT; Cần chủ động góp ý đối với các dự thảo văn bản pháp
luật của Chính phủ về SPNLTT.
các vấn đề
liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo,
Cụ thể, Hiệp hội cần cử người tham dự, cho ý kiến và chủ động đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành về việc cắt giảm thủ tục hành chính trong sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu, nhằm tạo thuận lợi, cắt giảm các thủ tục, điều kiện chuyên ngành và đơn giản thủ tục khai hải quan cho doanh nghiệp. Hiệp hội cần rà soát các vướng mắc của doanh nghiệp
Hiệp hội cần nghiên cứu đề xuất Chính phủ sớm ban hành cơ chế về phí giá khuyến khích phát triển các nguồn làm dự phòng linh hoạt cho điện gió, điện mặt
trời, như: Pin lưu trữ
năng lượng, các nguồn dự
phòng linh hoạt, thủy điện tích
năng, cơ chế giá riêng với các lưới truyền tải năng lượng tái tạo..., Tạo điều kiện để phát triển các dự án điện gio,́ điện mặt trời, ưu tiên phát triển các dự án gần trung tâm phụ tải, thuận tiện đấu nối. Hỗ trợ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương tổ chức lập, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch tiềm năng phát triển nguồn năng lượng tái tạo cấp tỉnh. Tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tiềm năng phát triển nguồn năng lượng tái tạo quốc gia.
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành, hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư phát triển các dự án năng lượng taí tạo. Nghiên cứu phát triển các dự án điện gio,́ điện mặt trời nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho khu vực.
Thứ hai, hỗ trợ thông tin, tư vấn về thị trường năng lượng tái tạo
Hiệp hội cần tích cực cung cấp thông tin cập nhật về tình hình phát triển
NLTT và sản phẩm NLTT các cơ hội và thách thức; Hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt thông tin thị trường; Cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu ngành; Thường xuyên gửi các thông tin (qua thư mời email, điện thoại) về các nội dung cần tham vấn và các hoạt động, sự kiện của ngành tới các doanh nghiệp hội viên và các ủy viên Ban Chấp hành; triển khai các hoạt động tuyên truyền và xây dựng các bộ tài liệu, sổ tay hướng dẫn các DN tiếp cận các điều kiện thuận lợi của các Hiệp định FTA đã có hiệu lực, hiệp định CPTPP và FTA Việt Nam – EU (EVFTA).
Thứ ba, hỗ trợ xúc tiến thương mại, triển lãm, hội thảo, đào tạo.
Tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống và hiện đại như: các hội thảo, đào tạo nâng cao năng lực quản lý sản xuất cho doanh nghiệp và tham dự các hội thảo, hội nghị theo định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2040.
3.3.4. Một số kiến nghị
3.3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành trung ương
Ưu tiên xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn NLTT nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch, nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh