động phòng chống thiên tai đặc biệt là các công trình phòng chống lũ quét, sạt lở đất, hệ thống đê điều, hồ chứa,...
Nhìn chung, những kết quả đạt được về mặt cơ chế, chính sách phát triển thị
trường sản phẩm NLTT tại vùng TDMNPB nói riêng và cả nước nói chung đã
không chỉ tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
ngành phát triển nguồn cung sảng phẩm mà còn tạo ra cơ hội thuận lợi cho người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận điện năng cũng như tiếp cận thị trường NLTT.
2.6.2. Những tồn tại và hạn chế
2.6.2.1. Một số hạn chế phát triển cung, cầu trên thị trường sản phẩm NLTT
1) Việc phát triển quá mức các nguồn cung sản phẩm NLTT, nhất là thủy điện nhỏ trên địa bàn các tỉnh đang để lại những hệ lụy không chỉ làm giảm hiệu suất hoạt động của các nhà máy thủy điện, tăng chi phí khấu hao, sản lượng điện cung ứng có sự dao động lớn theo mùa,… mà còn liên quan đến bảo vệ môi trường, ổn định nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp
Với tiềm năng về thủy điện, nhiều tỉnh TDMNPB đã coi phát triển Thủy điện nhỏ là “con gà đẻ trứng vàng” Việc khai thác tối đa nguồn “vàng trắng” giàu tiềm năng, phát triển một cách ồ ạt các công trình thủy điện đã gây ra những hàng loạt hệ lụy: Gây mất rừng, dự án xây dựng dở dang, vận hành không hiệu quả do thiếu
nước,…Ví dụ, tại tỉnh Cao Bằng, riêng hệ thống sông Gâm (dài khoảng 60km)
Có thể bạn quan tâm!
- Ưu Tiên Phát Triển, Quy Mô Phát Triển Năng Lượng Tái Tạo
- Tổng Hợp Về Quy Mô Gđ Và Quy Mô Nhà Của Các Hộ Được Nghiên
- Tổng Hơp Các Hỗ Trợ Cần Thiết Nhằm Thúc Đẩy Phát Triển Thị Trường Các Sản Phẩm Năng Lượng Tái Tạo
- Bối Cảnh Phát Triển Thị Trường Các Sản Phẩm Năng Lượng Tái Tạo
- Quan Điểm Và Định Hướng Phát Triển Thị Trường Sản Phẩm Năng Lượng Tái Tạo Vùng Trung Du Miền Núi Phía Bắc Việt Nam
- Định Hướng Phát Triển Công Nghệ Và Hợp Tác Quốc Tế
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
được quy hoạch tới 6 dự án thủy điện. Nhiều dự án thủy điện có thời gian vận hành trong năm ngắn và hầu như không thể vận hành vào mùa khô
2) Việc phát triển các nguồn cung điện NLTT và sản phẩm NLTT khác phục vụ cho qui mô hộ gia đình, nhóm nhỏ còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng
Chương trình Điện khí hóa nông thôn cho vùng sâu vùng xa bằng NLTT không nối được WB trợ giúp đã sớm bị đình trệ và việc thực hiện dự án ở huyện Mường Tè kết hợp điện khí hoá không nối lưới mới với việc cải tạo hệ thống TĐN hiện có bởi một công ty vận hành và bảo dưỡng cấp huyện đã gặp khó khăn. Một đề xuất của JICA về điện khí hoá cấp làng có chi phí ban đầu thấp rất phù hợp nhưng đã gặp khó khăn khi thực hiện. Gần đây, dự án NLNT Việt Nam Thuỵ Điển đã triển khai, thực hiện 4 dự án ở tỉnh Hà Giang và Quảng Nam cũng gặp những khó khăn. Thực tế, trên địa bàn các tỉnh TDMNPB, mặc dù tỷ lệ thôn bản sử dụng điện không nối lưới cao hơn mức trung bình cả nước, số thôn bản chưa có điện cũng cao hơn
mức trung bình cả nước. Đồng thời, tính ổn định của dòng điện cũng là hạn chế lớn của các nguồn điện NLTT không nối lưới.
Mặt khác, vùng TDMNPB được đánh giá có tiền năng về năng lượng Sinh
khối, nhưng việc đầu tư phát triển sản phẩm NLTT này cũng rất hạn chế. Các dự án về hầm khí Biogas đã được định hướng phát triển nhưng hầu như chưa được triển khai thực hiện.
3) Việc phát triển hạ tầng phân phối điện NLTT và sản phẩm thiết bị chuyển đổi sản phẩm năng lượng tái tạo cũng đang hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của các hộ dân trên địa bàn vùng TDMNPB
Sự thiếu đồng bộ của hệ thống truyền tải điện gây khó khăn cho các dự án sản xuất điện trong việc đấu nối, không giải toả hết công suất, buộc giảm sản lượng điện, giảm doanh thu bán điện làm cho phương án tài chính của dự án không đảm bảo như tính toán ban đầu. Mặt khác, những xã đã có lưới điện nhưng nhiều xã, điện lưới mới chỉ tới trung tâm xã, còn các bản, cụm dân cư ở xa trung tâm. Việc phát triển NLTT rẻ hơn nhiều so với mở rộng mạng lưới điện và giảm được áp lực trả tiền cho toàn bộ chi phí dịch vụ điện cho các hộ nghèo, nhưng một trong các thách thức lớn nhất là xây dựng mô hình không nối lới có thể nhân rộng cho hàng nghìn làng, bản nằm ngoài phạm vi mở rộng mạng lưới điện. Bên cạnh đó,
việc xây dựng một khung chính sách hữu hiệu cho việc trợ cấp các công nghệ
NLTT được đảm bảo bởi thị trường hoặc bởi nguồn vốn xã hội ở vùng sâu vùng xa nghèo cũng là thách thức lớn đang đặt ra.
4) Số lượng và năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường sản phẩm NLTT vùng TDMNPB còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra kích thích nhu cầu sử dụng NLTT cho người tiêu dùng.
Trong lĩnh vực phân phối điện, các công ty điện lực tỉnh mặc dù được qui định nhiều chức năng, nhiệm vụ liên quan đến sản xuất, kinh doanh điện. Tuy nhiên, hầu hết các công ty mới chú trọng đến phát triển lưới điện theo kế hoạch của nhà nước. Trong khi đó, các hoạt động kinh doanh cung cấp thiết bị chuyển đổi NLTT, tư vấn lắp đặt, vận hành chưa được chú trọng.
Các doanh nghiệp trong nước kinh doanh thiết bị chuyển đổi năng lượng tái tạo, nhờ cải tiến phương thức tổ chức sản xuất cũng như áp dụng công nghệ mới đã sản xuất được một số sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp mới tập trung hoạt động
ở các khu vực thị trường thành phố lớn.
5) Về phía cầu, người tiêu dùng tuy đã quan tâm đến các sản phẩm NLTT, nhưng chưa nhiều và vẫn còn những e ngại trong việc mua sắm các thiết bị chuyển đổi NLTT. Theo kết quả khảo sát cho thấy, người tiêu dùng quan tâm đến các sản phẩm TKNL chủ yếu từ ý nghĩa về bảo vệ môi trường, còn về mặt kinh tế và sự tiện dụng chưa được thuyết phục. Mặt khác, các thiết bị chuyển đổi TKNL ở nước ta vẫn chủ yếu từ nhập khẩu nên số lượng sản phẩm, thông tin về nhà sản xuất, độ tin cậy còn hạn chế, giá cả các sản phẩm còn cao.
2.6.2.2. Một số hạn chế trong chính sách phát triển NLTT, sản phẩm NLTT
Mặc dù, Việt Nam đã đạt được tiến bộ lớn về việc cải thiện khung tổ chức và thể chế cho các nhà sản xuất điện NLTT nối lưới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khung khổ chính sách phát triển NLTT còn nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện, bao gồm:
1) Thị trường NLTT, Sản phẩm NLTT cần có các chính sách và thủ tục pháp lý rõ ràng để tăng sự quan tâm của các nhà đầu tư. Các cơ chế hỗ trợ thời gian qua chưa đưa ra được định hướng lâu dài: Từ đầu năm 2021 đến nay, các dự án điện mặt trời không được áp dụng biểu giáFIT, trong khí cơ chế đấu thầu chưa được ban hành. Tương tự, các dự án điện Gió sau ngày 01/11/2021 cũng chưa có cơ chế áp dụng.
Cơ chế mua bán điện hiện nay vẫn là cơ chế độc quyền do chưa vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Hiện tại, giá bán điện của Việt Nam đang ở mức 7,6 cent/kWh, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như: Campuchia giá điện tới 20,04 cent/kWh, Singapore 14,5 cent/kWh... Bất cập về giá còn thể hiện ở hàng chục dự án điện được đầu tư theo hình thức BOT, IPP nằm trong Quy hoạch điện VII đã không đủ sức lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài cũng bởi chính sách giá điện và trình tự thủ tục đầu tư còn nhiều bất cập, phức tạp. Trên thực tế đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài bỏ cuộc, bởi giá bán điện của chúng ta còn thấp, dẫn đến thời gian thu hồi vốn quá dài, giảm hiệu quả đầu tư…
2) Giá hỗ
trợ
(FIT) được áp dụng thống nhất trong cả nước dẫn đến hiện
tượng tập trung phát triển tại các khu vực có tiềm năng kinh tế lớn (bức xạ điện mặt trời cao, tốc độ gió bình quân lớn), hệ quả là quá tải lưới điện một số khu vực hoặc đầu tư tại những nơi có nhu cầu điện thấp, phải tải điện đi xa. Để khắc phục nhược điểm này, cần có chính sách khuyến khích phát triển theo vùng, miền.
3) Thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn của các dự án năng lượng tái tạo: Cần có các tiêu chuẩn và chứng chỉ để đảm bảo rằng thiết bị được sản xuất hoặc mua sắm từ nước ngoài phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành. Việc ban hành các tiêu chuẩn cần thiết nhằm đảm bảo rằng các doanh nghiệp đang vận hành nhà máy đã tuân thủ luật pháp hiện hành. Việc chưa có các tiêu chuẩn cần thiết cũng gây ra sự nhầm lẫn và các nhà sản xuất năng lượng tái tạo phải đối mặt với những khó khăn không cần thiết.
4) Đầu tư các dự án NLTT, sản xuất SPNLTT có nhu cầu về vốn lớn, rủi ro cao do công suất và sản lượng phụ thuộc thời tiết, khí hậu, khả năng thu hồi vốn lâu do suất đầu tư và giá điện cao hơn nguồn năng lượng truyền thống. Vì vậy, các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại thường chưa sẵn sàng cho vay các dự án đầu tư vào lĩnh vực NLTT đặc biệt là SPNLTT.
Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính phù hợp và thời hạn vay và lãi
xuất vay. Cường độ vốn đầu tư SPNLTT là cao nên các tài khoản vốn đầu tư của
tổng các chi phí phải lớn hơn nhiều so với nguồn nhiệt điện, có nghĩa là dòng vốn của các nhà phát triển phụ thuộc nhiều vào thời hạn vay. Hiện nay thời hạn là 58 năm trong hệ thống ngân hàng thương mại thì dòng tiền đến các nhà đầu tư trong những năm đầu là nhỏ nhất làm kéo dài thời gian hoàn vốn và do đó không khuyến khích các nhà đầu tư góp cổ phần.
Mức trợ cấp, cộng với doanh thu từ bán chứng chỉ giảm phát thải (CERs) thấp hơn so với tổng giá chi phí tăng thêm của một số các dự án NLTT. Đặc biệt, cơ chế trợ cấp được thực hiện trên cơ sở số lượng kWh sản xuất ra chứ không phải là trợ cấp cho đầu tư ban đầu. Điều này đi ngược với kinh nghiệm chung của thế giới cung cấp tài trợ cho các dự án NLTT ở dạng tài trợ vốn. (Ví dụ, ở Ấn Độ, Chính phủ sẽ trợ cấp cho đầu tư vốn ban đầu nếu có bằng chứng là dự án đã vận hành thương mại tốt được sáu tháng), làm cho các dự án trở lên kém hiệu quả.
Việc tổ
chức thực hiện các dự
án NLTT tại các tỉnh trong vùng TDMNPB
cũng đang bộc lộ những hạn chế như:
Việc xây dựng, phê duyệt qui hoạch, nhất là các dự án thủy điện qui mô nhỏ tại các tỉnh chưa thực sự thuyết phục, thiếu cơ sở khoa học. Ví dụ, một số tỉnh quy hoạch quá nhiều dự án thủy điện, sau đó phải tiến hành rà soát loạt bỏ các dự án để đảm bảo hiệu quả đầu tư và hạn chế tác động đến môi trường. Bên cạnh đó, một số tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ, sau đó lại điều chỉnh tăng thêm theo
“phong trào”.
Cách thức tổ
chức thực hiện các dự
án thủy điện nói riêng và NLTT nói
chung tại các tỉnh chưa được các tỉnh trong vùng tổng kết, trao đổi và rõ tính đặc thù vùng miền núi (như thói quen, phong tục tập quán, và các mô hình cộng đồng).
2.6.2.3. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế
1) Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước: Luật Điện lực quy định độc quyền nhà nước về truyền tải điện làm hạn chế xã hội hoá đầu tư vào lĩnh vực này. Sự thiếu đồng bộ của hệ thống truyền tải điện gây khó khăn cho các dự án sản xuất điện trong việc đấu nối, không giải toả hết công suất, buộc giảm sản lượng điện, giảm doanh thu bán điện làm cho phương án tài chính của dự án không đảm bảo như tính toán ban đầu. Cơ chế mua bán điện hiện nay vẫn là cơ chế độc quyền do chưa vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Cơ chế về giá mua vào và bán ra sản phẩm điện NLTT do nhà nước chi phối chưa tuân theo quy luật thị trường ( ví dụ: giá điện Gió, điện Mặt trời, điện Sinh khối).
Cơ chế chính sách chưa đủ mạnh, chưa ổn định đặc biệt là về cơ chế giá gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc phân tích phương án tài chính để quyết định đầu tư các dự án NLTT và sản xuất các sản phẩm NLTT.
Các địa phương có tiềm năng phát triển NLTT, SPNLTT còn bị động trong hỗ trợ phát triển; Chưa quy hoạch sử dụng đất cho loại hình đầu tư phát triển NLTT, SPNLTT còn mất nhiều thời gian, thủ tục cho bổ sung quy hoạch; Chưa có quy trình về công bố thông tin dự án cho các nhà đầu tư, chủ yếu là nhà đầu tư tự tìm địa điểm để xin cấp phép đầu tư, có khi chồng chéo quy hoạch, khó triển khai dự án.
2) Về phía doanh nghiệp: Việc đầu tư các dự án phát triển NLTT, SPNLTT cần nguồn vốn đầu tư lớn, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, trong khi hệ thống ngân hàng thương mại chưa có định hướng cụ thể về cho vay phát triển năng lượng tái tạo mà chủ yếu thực hiện thông qua tín dụng xanh. Các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong cho vay đầu tư phát triển năng lượng tái tạo do bị khống chế tỷ lệ cho vay trung và dài hạn. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, lãi suất ngân hàng đối với các dự án năng lượng tái tạo quá cao khoảng 10 – 11,5%/năm làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án. Việc vay vốn nước ngoài có lãi suất thấp hơn, nhưng không được nhà nước bảo lãnh nên không thể thực hiện. Để thực hiện
đầu tư hoàn chỉnh dự án về NLTT thủ tục hành chính phức tạp, mất nhiều thời gian, về Công nghệ sản xuất SPNLTT phần lớn trong nước chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu vì vậy giá thành của SPNLTT vẫn còn cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm thông thường.
Ở nước ta còn thiếu các doanh nghiệp thương mại cung cấp các thiết bị NLTT và dịch vụ điện liên quan đến NLTT. Các dịch vụ sau lắp đặt chưa có, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ lưu trữ năng lượng chưa phổ biến, quy mô công suất nhỏ và giá thành còn cao. Do đó, việc đầu tư phát triển BESS cần phải được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả
3) Kiểm soát chất lượng, các tiêu chuẩn hoạt động và chứng nhận thiết bị là một phần quan trọng để tạo ra những hệ thống điện mặt trời hộ gia đình bền vững (điều này cũng tương tự khi áp dụng đối với hệ thống đun nước nóng bằng NLMT,
các thiết bị KSH). Trong khi ở nước ta, các tiêu chuẩn kỹ thuật được xây dựng,
chưa có tổ chức kiểm định, cấp giấy chứng nhận cho các nhà cung cấp thiết.
4) Ngoài nguyên nhân về cơ chế chính sách, nguyên nhân chủ yếu về công tác tuyên truyền về sử dụng NLTT, SPNLTT vẫn chưa sâu rộng, nhận thức của một bộ phận người dân và doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sử dụng năng lượng lớn, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm về chủ trương sử dụng NLTT, sản phẩm NLTT còn hạn chế.
Đối với các nhà máy TĐN nối lưới (công suất ≤ 30MW), đây là gam công suất có công nghệ đã chín muồi, Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này (như thiết kế, xây dựng và vận hành), cũng như đã có các quy phạm, tiêu chuẩn ngành cho phát triển. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại chính hiện nay đối với TĐN chủ yếu là trong các dự án không nối lưới, nhiều khi khó phân biệt đâu là rào cản kỹ thuật đâu là rào cản thể chế đối với TĐN không nối lưới. Sự thiếu đào tạo trong vận hành, cũng như các tài liệu hướng dẫn đã dẫn đến việc khai thác kém hiệu quả các công trình ngoài lưới. Ngoài ra, vấn đề về mô hình quản lý, vận hành phù hợp cho từng khu vực cộng đồng dân cư cũng đang là những thách thức lớn cho điện khí hoá dựa trên nguồn TĐN.
Tiểu kết Chương 2
Nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, về quy mô và cơ cấu thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo: Việc
đẩy mạnh phát triển và sử dụng sản phẩm năng lượng tái tạo (sản phẩm điện năng lượng tái tạo) và tăng nguồn cung cấp năng lượng trong vùng sẽ góp phần thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế xã hội môi trường, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và tăng trưởng bền vững.
Thứ
hai,
về thực trạng phát triển nguồn cung: Cần tăng cường đầu tư hệ
thống truyền tải theo kịp tiến độ các dự án năng lượng tái tạo để giải tỏa công suất đối với các dự án điện gió, điện mặt trời. Đối với điện Mặt trời mái nhà, dù rất tiềm năng và dễ làm nhưng cũng chưa đạt được như kỳ vọng vì chi phí đầu tư ban đầu còn khá cao, chưa có sự tham gia, hỗ trợ mạnh mẽ từ các tổ chức tài chính; Thị trường sản phẩm, dịch vụ điện mặt trời khá đa dạng nhưng chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp mong muốn đầu tư.
Thứ ba, về cơ chế chính sách: Để đảm bảo sự đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả pháp lý của khung pháp luật hiện hành, có thể cân nhắc xây dựng một bộ luật cụ thể để khuyến khích đầu tư, phát triển NLTT, SPNLTT góp phần giải quyết các vấn đề bất cập phát sinh không thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, cũng như bổ sung hướng dẫn những cơ chế mới (cơ chế đấu thầu cạnh tranh điện mặt trời và điện gió và cơ chế mua bán điện trực tiếp). Cải cách thủ tục hành chính, trong đó có việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước khi thực hiện các thủ tục về đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng… để cắt giảm các chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả đầu tư của khu vực tư nhân, cũng như hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Trong các thủ tục đó, việc đơn giản hóa quy trình và rút ngắn thời gian lập quy hoạch và bổ sung các dự án vào quy hoạch
Thứ tư, vấn đề về thực hiện các chính sách và cơ chế giá cả: Bên cạnh việc cập nhật thông tin, cơ chế chính sách hiện tại, cần đề cập đến những cơ chế mới sẽ được triển khai trong thời gian tới như cơ chế đấu thầu các dự án điện NLTT nối lưới; cơ chế xã hội hoá đầu tư lưới điện truyền tải; Các vấn đề liên quan đến quản lý, tiêu chuẩn kỹ thuật lắp đặt, an toàn của sản phẩm, dịch vụ điện NLTT. Chính phủ cần xem xét quyết định theo hướng có thể kết hợp chính sách ưu đãi, hỗ trợ với cơ chế thị trường và lập chính sách giá điện (FiT). Ưu đãi nên ổn định, minh bạch, có tính dự báo cao để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư lâu dài và bền vững. Việc xây dựng cơ chế chính sách cụ thể về giá cần gắn liền với các chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững để đảm bảo việc phát triển thị trường được bền vững và ổn định, sử dụng tài
nguyên một cách hợp lý và khoa học.
Thứ năm, đánh giá được những hạn chế và nguyên nhân của thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo ở Việt Nam nói chung và vùng TDMNPB nói riêng bao gồm: 1) Thể chế chính sách; 2) Năng lực về kinh tế và tài chính, điều kiện cơ sở hạ tầng; 3) Nhận thức của người tiêu dùng.
Thứ sáu, Các nội dung phân tích trong chương 2 được thực hiện dựa trên các phân tích thông tin thứ cấp các số liệu thống kê kết hợp các thông tin sơ cấp có được từ các kết quả điều tra thực tế.