Khuyến Nghị Với Khách Hàng, Người Dân Về Sử Dụng Spnltt

bạch, đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng…

Chủ trương định hướng phát triển NLTT của Việt Nam là đúng đắn, được Bộ Chính trị ủng hộ, khuyến khích, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, doanh nghiệp tích cực vào cuộc và lộ trình phát triển đã có những khởi đầu đáng khích lệ. Với cơ chế khuyến khích phát triển các nguồn NLTT của Chính phủ, nhiều nhà đầu tư đã tích cực tham gia nghiên cứu và đề xuất đầu tư các dự án nguồn điện NLTT. Tính đến cuối tháng 8/2020, tổng công suất các nguồn điện gió và điện mặt trời đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch gần 23.000 MW, trong đó, điện mặt trời khoảng 11.200 MW; điện Gió khoảng 11.800 MW.

Chính sách phát triển hạ tầng bền vững và nâng cao nội lực ngành công

nghiệp chế tạo, dịch vụ về năng lượng; Chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển năng lượng bền vững. Xu hướng công nghệ trong lĩnh vực năng lượng trên thế giới và khả năng ứng dụng tại Việt Nam.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế và nâng cao năng lực hoạch định chính sách phục vụ

phát triển bền vững ngành NLTT Việt Na góp phần thực hiện Nghị 55/NQ­TW.

quyết số

Ngoài ra là những tồn động trong việc quản lý, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương về thực thi chính sách trong một số trường hợp chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ. Công tác nghiên cứu quy hoạch và dự báo cung cầu còn yếu; công tác chỉ đạo,

tổ chức thực hiện triển khai còn nhiều vướng mắc. Trước thực trạng này, việc

triển khai ngay một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển NLTT là vô cùng cấp bách đòi hỏi sự vào cuộc của Chính phủ, các bộ, ngành cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

3.3.4.2. Kiến nghị với UBND các tỉnh trong vùng

Xây dựng hoàn thiện các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo phù hợp với đặc thù Thủ đô, tiến tới tự chủ một phần về nguồn cung ứng điện trên địa bàn. Ưu tiên sử dụng năng lượng điện mặt trời và điện rác cho phát điện; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế tuần hoàn; Đánh giá chi tiết tiềm năng năng lượng điện mặt trời mái nhà và tác động đối với lưới điện phân phối. Đánh giá tiềm năng năng lượng gió, thủy điện trên địa bàn, đề xuất phát triển NLTT và

Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030 - 23

SPNLTT.

Tổ chức triển khai lập và thực hiện Quy hoạch tỉnh phù hợp với Quy hoạch năng lượng quốc gia đã được phê duyệt.

Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư cho các dự án phát triển năng lượng theo quy định.

Bố trí quỹ đất các công trình năng lượng được phê duyệt; tăng cường công tác quản lý đất đai, ưu tiên bố trí đất cho các dự án năng lượng.

Tổ chức thực hiện việc lựa chọn chủ đầu tư các dự án năng lượng sau khi Kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch được duyệt theo các quy định của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và các quy định khác có liên quan.

Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư đối với các dự án NLTT, dự án sản xuất SPNLTT, cải cách thể chế, đơn giải thủ tục hành chính trong việc thu hút đầu tư các dự án sản xuất, lắp ráp, kinh doanh các thiết bị, sản phẩm NLTT trên địa bàn. Chỉ đạo các sở ban ngành, UBND các huyện, thành thị quan tâm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác GPMB tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, gia công, lắp ráp SPNLTT nói riêng.

Ưu tiên đầu tư cho hệ thống giao thông kết nối vùng, liên vùng và kết nối các tỉnh miền núi, các huyện nghèo trong vùng như hạ tầng lưới điện truyền tải và phân phối nhằm giải tỏa công suất cho các dự án điện NLTT và hạ tầng thương mại trong việc phân phối SPNLTT.

3.3.4.3. Kiến nghị lượng

về phía các Doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp năng

Đơn vị quản lý lưới điện ký thỏa thuận đấu nối lưới điện với các doanh

nghiệp sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để phát điện đã được cấp giấy

phép hoặc có trong danh mục các dự án nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mua toàn bộ sản lượng điện sản xuất từ các dự án nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối lưới điện trong khu vực thuộc phạm vi hệ thống lưới điện do các đơn vị điện lực quản lý.

Thực hiện phát triển lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và phát triển điện lực của các địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có tính đến dự kiến phát triển các nguồn điện sử

dụng nguồn năng lượng tái tạo và các liên kết giữa các khu vực, đảm bảo an ninh cung cấp điện.

Phát triển và ứng dụng công nghệ lưới điện thông minh và kỹ thuật lưu trữ năng lượng, cải thiện vận hành và quản lý lưới điện, cải thiện khả năng cho việc tiếp nhận nguồn điện sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Nghiên cứu, chuẩn bị mô hình thiết kế thị trường và điều hành hệ thống điện để cho phép tích hợp với tỷ lệ lớn của nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo thay đổi (điện Gió và điện Mặt trời).

Nghiên cứu để nâng cao khả năng dự báo sản lượng của các nguồn thủy điện, điện gió, điện mặt trời; nghiên cứu tích hợp các dữ liệu dự báo trực tuyến với hệ thống điều khiển của các trung tâm điều độ hệ thống điện.

Nghiên cứu phương pháp đánh giá sự cần thiết phải bổ sung các giải pháp nhằm nâng cao độ linh hoạt của hệ thống điện; thực hiện nghiên cứu để kiểm tra, đánh giá chi phí và lợi ích trong hệ thống điện trong trường hợp các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo chiếm tỷ lệ cao.

Trong quá trình thực hiện đầu tư và kinh doanh, vốn là một trong các khó khăn mà doanh nghiệp luôn luôn phải tính đến.Với mức lãi vay từ 10­11,5%/năm tương ứng với thời hạn hoàn vốn đầu tư lớn hơn 10 năm, điều này không khuyến khích được các nhà đầu tư (NĐT) nội tham gia phát triển dự án điện mặt trời. Trong khi đó, đây sẽ là lợi thế với các NĐT nước ngoài hoặc DN có thể vay vốn nước ngoài với lãi suất thấp. Chính vì vậy tỷ lệ các dự án NLTT đi vào vận hành hiện chỉ đạt khoảng 32% đối với điện mặt trời và chỉ khoảng 3,8% đối với dự án điện gió trên tổng số dự án được bổ sung quy hoạch. “Con số này đã nói lên thực trạng triển khai dự án NLTT trên thực tế không phải dễ dàng và hầu hết các dự án hiện nay chỉ nằm trên giấy, nguy cơ xảy ra quy hoạch “treo” là hiện hữu nếu không có giải pháp kịp thời và hữu hiệu!”. Một trong những khó khăn mà các dự án NLTT gặp phải là việc tiêṕ câṇ

nguôǹ

vôń

vay từ các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước do các ngân hàng

không đủ hạn mức cho vay.

Bên cạnh đó, việc các NHTM yêu câù


tỷ lệ vốn tự có cao theo quy định (từ 30­

40%) đã gây nhiêù

khó khăn trong viêc

thu xêṕ

tài chính cho dự án. Trong khi đó, việc

vay vôń từ ngân hàng nước ngoài, mặc dù lãi suất thấp (khoảng 4­5%) nhưng nhà

đâù

tư nội khó tiêṕ

cận được do yêu cầu phải có bảo lãnh Chính phủ. Vì vậy các

doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu, bắt đầu từ giai đoạn lập dự án, “Tuy nhiên,

trong quá trình thẩm định cho vay các ngân hàng cũng gặp một số khó khăn vướng mắc như:

Các dự án điện NLTT có thời gian vay vốn rất dài, từ 10­15 năm nên các ngân hàng bị vướng các giới hạn an toàn, tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Việc này làm giảm quy mô vốn của ngân hàng có thể cấp tín dụng cho lĩnh vực NLTT; Rủi ro về giải tỏa công suất và từ chối mua điện trên PPA làm cho ngân hàng rất khó thẩm định hiệu quả dự án…”,

Ngoài ra, nhằm phát triển kinh tế xã hội địa phương, các doanh nghiệp triển khai dự án thường là doanh nghiệp mới được thành lập tại các địa phương nên năng lực tài chính chỉ có vốn tự có. Việc thẩm định năng lực tài chính, kinh nghiệm triển khai và năng lực đầu tư của khách hàng là khó khăn; Các dự án NLTT được định nghĩa là dự án tài trợ chuyên biệt nên hệ số rủi ro RWA được đánh giá ở mức 160% là mức khá cao và hạn chế nguồn vốn cấp tín dụng cho lĩnh vực này.

Cùng với đó, Nghị định 81/2020­NĐ­CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ­CP ngày 04/12/2018 quy định về phát hành trái phiếu DN ra đời, các dự án NLTT cơ bản không phát hành được trái phiếu, do quy định mỗi đợt phát hành cách nhau 6 tháng, trong khi nhu cầu vốn là liên tục.

Để hỗ trợ khơi thông dòng vốn cho tín dụng xanh phục vụ các dự án NLTT cần xem xét loại trừ hoặc tính một phần của các khoản vay dài hạn cho các dự án tín dụng xanh vào các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn về tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Xem xét giảm tỷ lệ tính hệ số rủi ro RWA đối với các DN dự án từ 160% xuống còn 100%.

3.3.4.4. Khuyến nghị với khách hàng, người dân về sử dụng SPNLTT

Đối với sản phẩm điện năng lượng tái tạo nối lưới (điện mặt trời áp mái): Hiện tại có nhiều điểm thuận lợi: Chủ trương chính phủ khuyến khích đầu tư điện

Mặt trời; Hành lang pháp lý ngày càng rõ ràng & cụ

thể

hơn so với những năm

trước 2019; EVN chính thức mua & thực hiện thanh toán cho các đơn vị, hộ dân hoà lưới điện QG. Chi phí đầu tư ban đầu đang giảm dần. Vật tư thiết bị ngày càng phổ biến, đa dạng, độ bền cao. Các tổ chức tài chính, ngân hàng tham gia tài trợ vốn đặc biệt cho dự án NLMT tăng dần. Cách tính giá điện bậc thang gây áp lực lớn cho các

đơn vị sử

dụng lượng điện lớn. Tiêu chuẩn kỹ

thuật rõ ràng, thời gian thi công

nhanh, đơn giản trong vận hành, bảo trì.

Xu hướng: Pháp lý ngày càng rõ ràng, các thông tư hướng dẫn cụ thể, minh

bạch hơn. Tổ chức tài chính, Ngân hàng cấp vốn đến hàng ngàn tỷ với lãi xuất ưu đãi, thế chấp bằng chính dự án, thời gian giải ngân nhanh, thời gian vay dài 5­10 năm; Tổ chức, cá nhân có nhu cầu trực tiếp đầu tư, hợp tác đầu tư NLMT tăng dần. Tâm lý nhà đầu tư vào NLMT đang tốt dần lên và có tính ổn định tương đối cao. Đầu tư hệ thống đáp ứng nhu cầu tự phục vụ nhu cầu của tổ chức & cá nhân; Đầu tư hệ thống để bán thẳng lên lưới điện quốc gia; Kết hợp vừa dùng vừa bán.

Phương án đầu tư: Rất linh hoạt, đa dạng theo từng dự án cụ thể có thể là hộ gia đình đầu tư nhỏ lẻ; hoặc tổ chức, doanh nghiệp tự đầu tư hoặc hợp tác đầu tư với các NCC giải pháp NLMT.

Đầu tư

bài bản có sử

dụng nguồn vốn vay

ưu đãi của nước ngoài (WB,

ADB ...) theo các dự án tài trợ cho năng lượng tái tạo;

Đầu tư dự án có sử dụng vốn vay của các tổ chức tài chính, ngân hàng trong nước thế chấp bằng động sản, bất động sản, hoặc/và bằng chính dự án;

Đầu tư theo hình thức hợp tác công tư ­ PPP (Public Private Partnership).

Doanh nghiệp đầu tư, cơ quan chủ quản cho thuê mặt bằng mái và/hoặc mua lại 1 phần điện.

Tóm tắt lợi ích khi đầu tư hệ thống NLMT áp mái;

Lợi ích về vốn đầu tư: Đến thời điểm hiện tại có nhiều nguồn vốn ưu đãi cấp cho các dự án NLMT áp mái với thủ tục đơn giản, lãi suất thấp, thời gian vay 5­10 năm (đủ toàn bộ vốn đầu tư);

Lợi ích về kinh tế: Không những giảm tiền điện, sử dụng từ lưới điện quốc gia, mà còn bán lại cho EVN.

Lợi ích về chính trị ­ xã hội: Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tăng cường hình ảnh đẹp trong xã hội vì sử dụng nguồn năng lượng sạch ­ tái tạo.

3.3.4.5. Đối với các sản phẩm năng lượng tái tạo không nối lưới

Tấm pin mặt trời được đặt trên các giá đỡ

của cột đèn tạo nên các tế

bào

quang điện,chúng thu thập năng lượng từ mặt trời vào ban ngày và chuyển đổi năng lượng mặt trời này thành điện năng sau đó lưu trữ chúng trong pin cấp nguồn điện chiếu sáng cho các bóng đèn Led.

Thay thế đèn chiếu sáng hiện hữu bằng đèn chiếu sáng LED sử dụng nguồn cấp điện bằng năng lượng mặt trời có thể áp tại các đô thị có số giờ nắng trong năm nhiều, lượng bức xạ mặt trời cao. Tuy nhiên với phương án này mặc dù mang

lại hiệu quả kinh tế cao (không mất chi phí tiền điện sử dụng) nhưng số vốn đầu tư tương đối lớn.

Những nơi nên lắp đặt mô hình điện mặt trời áp mái độc lập:

Nơi không có điện lưới quốc gia; Nơi địa hình hiểm trở gây khó khăn hoặc chi phí quá cao để lắp lưới điện quốc gia.

Ưu điểm của mô hình điện mặt trời áp mái độc lập: Có thể sử dụng điện mà không cần đến lưới điện quốc gia; Không bị phụ thuộc vào lưới điện quốc gia.

Những nơi nên lắp đặt mô hình điện mặt trời áp nối lưới trực tiếp để tiêu thụ lượng điện cực lớn như: Nhà máy, Bệnh viện…

Ưu điểm của mô hình điện mặt trời áp nối lưới trực tiếp: Mô hình này có ưu điểm của cả hai mô hình trên khi không sử dụng hết nguồn điện từ năng lượng mặt trời sẽ bán cho ngành điện qua hệ thống công tơ hai chiều.

KẾT LUẬN

Vấn đề nghiên cứu về giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020­2030 là cần thiết và quan trọng có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn cao đối với Việt Nam nói chung và vùng Trung du miền núi phía Bắc nói riêng.

Về cơ bản luận án đã đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ yêu cầu đặt ra cụ

thể:

Mục tiêu nhứ nhất, Luận án đã hệ thống hoá, xây dựng lý luận về phát triển

thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo và kinh nghiệm của một số nước về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo đồng thời rút ra một số kinh nghiệm đối với Việt Nam nói chung và vùng TDMNPB nói riêng.

Luận án có một số đóng góp về lý luận cụ thể như sau:

Hệ thống hóa và làm rõ các nội dung có luận giải về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo theo hướng tiếp cận dưới góc độ Kinh doanh thương mại

Luận án đã nghiên cứu và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận có liên quan đến phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo: Trên cơ sở giới hạn phạm vi nghiên cứu về nội dung vào thị trường sản phẩm điện năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Luận án đã nghiên cứu, phân tích những nội dung như sau:

1) Nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển thị trường sản phẩm NLTT về đặc điểm thị trường, nội dung phát triển thị trường, các yếu tố cấu thành thị trường sản phẩm NLTT, tiêu chí phát triển thị trường.

2) Luận án đã tổng hợp, phân tích kinh nghiệm của một số nước về phát triển

NLTT và sản phẩm NLTT làm cơ sở rút ra mọt̂ sốbài học kinh nghiẹm̂ cho Việt

Nam nói chung và cho vùng TBMNPB nói riêng về phát triển thị trường sản phẩm NLTT.

Mục tiêu thứ hai, luận án đã nghiên cứu, phân tích thực trạng thị trường sản phẩm NLTT vùng trên cơ sở các yếu tố cầu thành thị trường (phát triển cân đối đồng bộ và hiệu quả các yếu tố cấu thành thị trường sản phẩm NLTT; Cầu; Cung; Giá và cạnh tranh); các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường sản phẩm NLTT (thể chế chính sách, kinh tế và dân cư, công nghệ, văn hóa xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế);

Về thực tiễn: Thứ nhất, cần phát triển năng lượng tái tạo và thực hiện dự trữ năng lượng. Mặc dù vùng Trung du miền núi phía Bắc được đánh giá là có tiềm

năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo, nhưng sự phát triển các dự án điện năng

lượng tái tạo tại vùng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Thực hiện đồng bộ các chương trình, kế hoạch dự án về phát triển năng lượng tái tạo cụ thể là phát triển các sản phẩm điện năng lượng tái tại tại các khu vực vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.

Thứ hai, đẩy mạnh tìm kiếm, đánh giá các nguồn tài nguyên năng lượng, phát

triển năng lượng gắn với bảo vệ

môi trường. Tăng cường sử

dụng nguồn năng

lượng thay thế, tái tạo, như: Thủy điện, năng lượng Mặt trời, Sinh khối, Gió... giúp giảm tiêu thụ năng lượng truyền thống và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Đây là giải pháp thường xuyên nhằm tăng cường khả năng khai thác sản xuất các nguồn năng lượng sơ cấp, giảm bớt sự phụ thuộc bên ngoài. Phát triển ngành năng lượng tái tạo phải gắn với bảo đảm môi trường, xử lý kịp thời vấn đề môi trường, ngay cả với các nguồn năng lượng tái tạo, như rác thải từ điện mặt trời… hướng tới một nền năng lượng xanh, sạch, tiết kiệm và hiệu quả.

Thứ ba, Thực hiện chính sách giá điện bảo đảm tính đúng, tính đủ theo cơ chế thị trường. Hiện nay, giá năng lượng nói chung và giá điện nói riêng chưa thực sự phản ánh đúng bản chất giá cả thị trường, dẫn đến quan hệ cung ­ cầu méo mó. Cần hoàn thiện giá bán buôn và bán lẻ điện bảo đảm các nguyên tắc của cơ chế thị

trường, tính đúng, tính đủ

và tạo nguồn lực tài chính để

tái đầu tư

ngành năng

lượng, khắc phục cho được cách tính giá điện chưa hợp lý như hiện nay.

Thứ tư, Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền để thay đổi tư duy, nhận thức trong sản xuất, sử dụng năng lượng bảo đảm an ninh năng lượng trong tình hình mới.

Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia một cách bền vững là yêu cầu sống còn đối với một quốc gia, là nền tảng và tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế ­ xã hội. Do đó, Việt Nam nói chung và vùng Trung du miền núi phía Bắc nói riêng cần ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong suốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 19/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí