2.2.3. Sản phẩm tín dụng
Mặc dù phải chịu sức ép cạnh tranh giữa các TCTD trong và ngoài địa bàn, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nhưng chi nhánh BIDV Thái Nguyên đã vượt qua được khó khăn thử thách trong công tác tín dụng để khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Để có được kết quả này, trong thời gian qua BIDV Thái Nguyên đã kết hợp đồng thời nhiều hình thức cấp tín dụng với các kỳ hạn khác nhau để đáp ứng tố nhất nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng dựa trên nguồn vốn huy động được.
* Tín dụng ngắn hạn
Chi nhánh áp dụng các hình thức cấp tín dụng ngắn hạn, trong đó:
- Cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh: Hình thức cấp tín dụng
này ngày càng tăng qua các năm.
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá, chiết khấu bộ chứng từ hàng hoá xuất khẩu: Được thực hiện chủ yếu đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhưng doanh số cho vay bằng hình thức này còn thấp
- Cho vay ngoại tệ phục vụ nhập khẩu máy móc, hàng hoá vật tư, nông sản
phẩm
* Tín dụng trung – dài hạn
Là một NHTM với mục đích là cho vay để đầu tư phát triển nên nhu cầu vay
vốn trung - dài hạn của khách hàng là rất lớn. Cho vay trung - dài hạn có xu hướng ngày càng tăng. Chi nhánh thực hiện cho vay đối với tất cả các ngành kinh tế, các dự án có tính khả thi, trong đó:
- Cho vay đầu tư XDCB: Đối tượng cho vay là những khách hàng lớn với mục đích XDCB, đầu tư phát triển với tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ. Với chủ trương đầu tư vào những ngành kinh tế mũi nhọn, những dự án có tính khả thi cao chi nhánh đã đi đúng hướng
- Tín dụng đồng tài trợ, hợp vốn: Mặc dù đã có trong danh mục SPDV của chi nhánh nhưng hiện hình thức này vẫn chưa được triển khai.
Hiện nay, so với các tổ chức tín dụng khác, Chi nhánh chưa có một số sản phẩm tín dụng như: Bao thanh toán, gồm: Bao thanh toán trong nước và bao thanh toán XNK (VCB, Techcombank, ACB); thấu chi doanh nghiệp (ACB, Techcombank); Thẻ tín dụng doanh nghiệp (ACB, Eximbank). Trong thời gian tới, cần có các hoạt động khảo sát, đánh giá hiệu quả và xây dựng, triển khai các sản phẩm trên để cung cấp cho khách hàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.
Hoạt động tín dụng (cho vay) luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro xong cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên, thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tới trên 80% tổng nguồn thu của Chi nhánh. Do vậy, hoạt động này luôn được chú trọng hàng đầu. Là một ngân hàng có truyền thống từ lâu trong các hoạt động cho vay phục vụ đầu tư phát triển đặc biệt là cho vay các dự án lớn của nền kinh tế, Chi nhánh BIDV Thái Nguyên nói riêng cũng như cả hệ thống BIDV nói chung rất có uy tín trong hoạt động tín dụng. Thị phần tín dụng của Chi nhánh luôn chiếm trên 30% thị phần tín dụng của địa bàn.
a. Về doanh số cho vay
Bảng 2.6: Kết quả cho vay năm 2008 – 2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2009 so với 2008 | Năm 2010 | Năm 2010 so với 2009 | |
Tổng số | 6.980,72 | 8.356.00 | 119,70% | 6.259 | 74,90% |
- Cho vay ngắn hạn | 6.579,50 | 7.834.00 | 119,07% | 5.697 | 72,72% |
- Cho vay trung, dài hạn | 401,21 | 522.00 | 130,11% | 562 | 107,66% |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Chi Nhánh Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Thái Nguyên
- Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Chi Nhánh Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển
- Các Loại Nguồn Vốn Của Chi Nhánh Ngân Hàng Đt&pt Thái Nguyên
- Tình Hình Thu Phí Bảo Lãnh Của Chi Nhánh Bidv Thái Nguyên
- Những Tồn Tại, Hạn Chế Và Nguyên Nhân Trong Phát Triển Sản Phẩm Dịch Vụ Ngân Hàng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Thái Nguyên
- Đề Xuất Các Giải Pháp Phát Triển Sản Phẩm Dịch Vụ Tại
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Chi nhánh BIDV Thái Nguyên)
Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay của Chi nhánh trong 3 năm qua đều có sự biến động cả về cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn. Năm 2008 doanh số cho vay đạt 6.980,72 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là cho vay ngắn hạn với doanh số là 6579,5 tỷ đồng, còn lại là cho vay trung và dài hạn. Năm 2009, doanh số
cho vay tăng so với năm 2008 là 19,7% đạt 8.356 tỷ đồng, trong đó vay ngắn hạn tăng 19,07% đạt 7.834%, vay trung – dài hạn tăng mạnh hơn với mức tăng là 30,11% so với năm 2008 lên mức 522 tỷ đồng. Năm 2010, doanh số cho vay giảm chủ yếu là do cho vay ngắn hạn giảm 27,28% xuống mức là 5.697 tỷ đồng, cho vay trung – dài hạn tăng nhẹ lên 7,66% so với năm 2009 đạt 562 tỷ đồng. Điều này cho thấy trong năm qua Chi nhánh đã có chiến lược kinh doanh mới, tăng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn. Đây là hướng phát triển tốt, so với cho vay ngắn hạn thì cho vay trung và dài hạn mang lại lợi nhuận lớn hơn cho Chi nhánh, tuy nhiên con số này còn chưa lớn. Vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần cân nhắc các biện pháp Marketing, tăng cường quảng bá, ưu tiên cho các dự án sử dụng vốn trung và dài hạn có tính khả thi qua các hình thức cho vay, cho thuê tài sản....
Đáng lưu ý là tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh qua các năm đều cao nhưng vẫn nằm trong khả năng nguồn vốn và giới hạn tín dụng do Trung ương giao. Điều này giúp Chi nhánh hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo an toàn, phát triển bền vững và từng bước nâng cao sức mạnh, vị thế và hình ảnh của Chi nhánh.
b. Về cơ cấu dư nợ
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ năm 2008 – 2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2009 so với 2008 | Năm 2010 so với 2009 | |
Tổng số | 2.082,77 | 2.478,00 | 2.899,00 | 119,02% | 116.99% |
- Dư ngắn hạn | 1.524,942 | 1.740,00 | 2.058,00 | 114,17% | 118.28% |
- Dư nợ trung dài hạn | 557,83 | 738,00 | 841,00 | 132,30% | 113.96% |
* Dư nợ bình quân | 1.914,66 | 2.404,00 | 2.703,00 | 125,60% | 112.44% |
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Chi nhánh BIDV Thái Nguyên)
Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ phân theo kỳ hạn liên tục tăng qua 3 năm. Tổng dư nợ của năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2008 tổng dự nợ đạt 2082,77 tỷ đồng, đến năm 2009 đã tăng lên 19,02% lên tới 2.478 tỷ đồng, năm 2010
tăng so với năm 2009 là 16,99% đạt 2.899 tỷ đồng. Trong đó dư nợ ngắn hạn biến động không nhiều, từ năm 2008 đến năm 2009 chỉ tăng 14,17%, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 18,28%. Dư nợ dài hạn năm 2009 lại có mức tăng tương đối lớn đạt 738 tỷ đồng tức là tăng so với năm 2008 là 32,30%. Sau đó đến năm 2010 thì tăng nhẹ lên 841 tỷ đồng.
Năm 2010, tổng dư nợ đạt 2.899 tỷ đồng tăng 17% so với 2009 và được kiểm soát tốt trong giới hạn được giao, phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn, thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành(21,7%), Dư nợ bình quân đạt 2.703 tỷ đồng tăng 12,44% so với năm 2009. Trong năm 2010 chi nhánh đã cung ứng cho nền kinh tế gần 7 nghìn tỷ đồng, tạo ra hàng nghìn việc làm cho công nhân, hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận cho các doanh nghiệp là khách hàng của BIDV, góp phần ổn định an sinh xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương.
c. Về kết quả thu nợ
Bảng 2.8: Kết quả thu nợ trong 3 năm 2008 – 2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2009 so với 2008 | Năm 2010 | Năm 2010 so với 2009 | |
Tổng số | 6.639,24 | 7.960,77 | 119,90% | 6.259,00 | 78,62% |
- Thu nợ ngắn hạn | 6.321,53 | 7.618,94 | 120,52% | 5.697,00 | 74,77% |
- Thu nợ trung, dài hạn | 317,71 | 341,83 | 107,59% | 562,00 | 164,41% |
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Chi nhánh BIDV Thái Nguyên)
Mặc dù kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn do: Diễn biến thị trường tài chính tiền tệ bất ổn, phức tạp và ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất, tỷ giá tăng cao, giá cả đầu vào tăng cao hoạt động của các doanh nghiệp hết sức khó khăn. Điều đó có thể cho thấy nợ xấu luôn có nguy cơ tiềm ẩn, tăng cao đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do quy mô sản xuất nhỏ, năng lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh kém. Chi nhánh đã áp dụng các biện pháp quyết liệt nhằm xử lý nợ xấu, tận thu nợ ngoại bảng, kiểm soát tốt nợ xấu, làm lành mạnh dư nợ tín dụng.
Kết quả thu nợ đều có bước phát triển tốt qua các năm. Cụ thể, năm 2009 thu nợ tăng 19,90% so với năm 2008 trong đó thu nợ ngắn hạn tăng 20,52%, thu nợ dài hạn tăng 7,59%. Năm 2010, do doanh số cho vay giảm nên kết quả thu nợ cũng thấp hơn năm 2009. Tổng thu nợ đạt 6.259 tỷ đồng, giảm so với năm 2009 là 21,38% trong đó, thu nợ ngắn hạn giảm 25,23% chỉ còn 5.679 tỷ đồng, thu nợ dài hạn tăng rất mạnh đạt 562 tỷ đồng tức là tăng so với năm 2009 là 64,41%.
Trong năm 2010 chi nhánh đã thực hiện 2 đợt xử lý rủi ro tín dụng bằng quỹ
dự phòng rủi ro với dư nợ xấu được chuyển ngoại bảng là 7,2 tỷ đồng.
Trong năm đã tận thu được 14,538 tỷ nợ xấu nội bảng gồm: Nhóm III 0,569 tỷ, nhóm IV 3,888 tỷ, nhóm V 10,081 tỷ.
- Kết quả phân loại nợ 31/12/2010
Bảng 2.9: Phân loại nhóm nợ năm 2009 - 2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tổng số 2010 | Tỷ trọng tổng dư nợ | Tổng số 2009 | So với năm 2009 | |
Nhóm I | 2.526,5 | 87,15% | 2.247,7 | 12,4% |
Nhóm II | 357,4 | 12,3% | 458,4 | -77,96% |
Nợ xấu | 15,139 | 0,55% | 17,4 | -13% |
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Chi nhánh BIDV Thái Nguyên)
- Nợ xấu phân theo đối tượng khách hàng:
+ Tư nhân cá thể: Dư nợ xấu là 3,357 tỷ, chiếm 22,17% nợ xấu
+ Doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ): 11,782 tỷ chiếm
77,8% nợ xấu.
- Thu nợ hạch toán ngoại bảng đạt 1,005 tỷ đồng, đạt 117% kế hoạch giao.
- Quỹ dự phòng rủi ro 31/12/2010 là 56,590 tỷ đồng.
Mặc dù thời gian gần đây các ngân hàng đều có xu hướng mở rộng các hoạt động của mình sang phát triển các dịch vụ phi tín dụng xong có thể nói trong khoảng thời gian trước mắt nguồn thu chính của các ngân hàng vẫn là từ tín dụng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn còn có một số điểm hạn chế, đó là Chi nhánh chủ yếu cho vay đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, dư nợ của các khách hàng cá nhân còn thấp, các sản phẩm tín dụng bán lẻ chưa phát triển, các khách hàng truyền thống của Chi nhánh là các đơn vị xây lắp nên thường xuyên bị chậm tiến độ thanh toán, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng và là đối tượng khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
2.2.4. Sản phẩm bảo lãnh
Chi nhánh BIDV Thái Nguyên đã góp phần khẳng định vị trí của mình trong việc thúc đẩy các giao dịch trong và ngoài nước phát triển, hỗ trợ đáng kể cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Ngân hàng đã giúp nhiều doanh nghiệp thiếu vốn, giúp họ có điều kiện tiếp cận nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao doanh thu.
Một mặt phát triển doanh số, một mặt nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh, kinh doanh trên cơ sở lợi nhuận và an toàn...Tiêu chí đó đã giúp chi nhánh BIDV Thái Nguyên không những kinh doanh hiệu quả mà còn củng cố uy tín của ngân hàng trên thị trường.
Để đạt được những kết quả trên là do Chi nhánh đã thực hiện tốt các tiêu chuẩn chất lượng bảo lãnh cũng như coi trọng công tác thẩm định, kiểm tra giám sát quá trình hoàn thành hợp đồng của khách hàng. Trước khi quyết định bảo lãnh, các cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định hồ sơ bảo lãnh, đồng thời yêu cầu khách hàng phải đảm bảo như cầm cố, thế chấp tài sản, ký quỹ 100%.
Sau khi quyết định bảo lãnh, các cán bộ tín dụng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện đúng hợp đồng.
Những món bảo lãnh mà ngân hàng đã thực hiện giúp khách hàng rất nhiều trong việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Rất nhiều dự án xây dựng quan trọng đã được hoàn thành tốt, đúng thời hạn. Nhiều doanh nghiệp đã vay được vốn nước ngoài, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi có sự bảo lãnh của ngân hàng. Tất cả điều đó giúp cho hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng đạt được chất lượng cao.
Bảng 2.10: Tình hình thực hiện các loại bảo lãnh tại NHĐT&PT TN
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | |||
Doanh số | Doanh số | Tăng so với 2008 | Doanh số | Tăng so với 2009 | |
Bảo lãnh thanh toán | 45 | 71 | 57,7% | 106 | 49,3% |
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. | 71 | 99 | 39,4% | 112 | 13% |
Bảo lãnh dự thầu | 21 | 29 | 38% | 31 | 6,9% |
Bảo lãnh khác. | 14 | 20 | 42,8% | 25 | 25% |
Cam kết L/C | 122 | 145 | 18,8% | 164 | 13% |
Cộng: | 273 | 364 | 33,33% | 438 | 20,3% |
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Chi nhánh BIDV Thái Nguyên)
Từ bảng trên ta thấy hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên trong những năm gần đây đã có tăng trưởng rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Đây là một minh chứng sinh động nhất về sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên, cho thấy được hiệu quả của những nỗ lực, cố gắng của Chi nhánh BIDV Thái Nguyên trong việc từng bước phát triển hoạt động phục vụ nhu cầu của nền kinh tế và nâng cao uy tín của mình.
Về các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh
Trong những năm qua, Chi nhánh BIDV Thái Nguyên chưa để xảy ra rủi ro phải trả thay khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng. Mọi khoản bảo lãnh đều được tất toán sau khi khách hàng của ngân hàng thực hiện đúng, đủ các điều khoản được quy định trong hợp đồng gốc với bên thụ hưởng. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ những trục trặc và bên thụ hưởng có đề nghị ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do đơn vị
được bảo lãnh có vi phạm trong đấu thầu, thực hiện hợp đồng nhưng sau khi làm việc với đơn vị được bảo lãnh đã khắc phục và đàm phán, tự giải quyết thống nhất. Có được như vậy là đứng từ phía khách hàng họ muốn giữ uy tín với ngân hàng trong quan hệ lâu dài, bên cạnh đó Chi nhánh đã sử dụng hài hoà, hợp lý các hình thức bảo đảm trong bảo lãnh.
Bảng 2.11: Các hình thức bảo đảm trong bảo lãnh (không bao gồm LC)
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | ||||
Số tiên | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | |
- Tín chấp. | 92 | 67% | 108 | 55% | 126 | 46% |
- Ký quỹ. | 6 | 4% | 20 | 10% | 34 | 12,5% |
+ Ký quỹ 0%. | 4 | 3% | 15 | 7% | 27 | 10% |
+ Ký quỹ 100% | 2 | 1,5% | 5 | 2,5% | 7 | 2% |
- Thế chấp . | 30 | 22,5% | 42 | 23% | 68 | 25% |
- Hình thức ĐB khác. | 3 | 2% | 5 | 2,5% | 8 | 4,5% |
Cộng: | 137 | 100% | 195 | 100% | 270 | 100% |
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Chi nhánh BIDV Thái Nguyên)
Do đặc điểm khách hàng tham gia bảo lãnh của ngân hàng phần lớn là các doanh nghiệp quốc doanh với uy tín cao và được sự ưu đãi phần nào của Chính phủ, hơn nữa các doanh nghiệp này đa số là khách hàng truyền thống của ngân hàng, có nhiều năm gắn bó. Vì vậy mà điều kiện đảm bảo của ngân hàng không quá chặt chẽ, khắt khe. Thực tế trong những năm qua ngân hàng không yêu cầu khách hàng phải ký quỹ 100% giá trị được bảo lãnh đối với khách hàng cũ, đối với khách hàng mới, ít có quan hệ giao dịch với Ngân hàng, khi đề nghị bảo lãnh thì biện pháp đảm bảo là ký quỹ 100%.
Điều này tạo cho khách hàng một sự thuận lợi rất lớn về nguồn vốn khi được
ngân hàng bảo lãnh.