Tình Hình Thu Phí Bảo Lãnh Của Chi Nhánh Bidv Thái Nguyên


Trong các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh, khách hàng được tín chấp có tỷ trọng lớn nhất (chiếm 67%) năm 2008 nhưng xu hướng này ngày càng giảm đến năm 2010 còn là 46%. Như vậy không có nghĩa là uy tín của khách hàng với ngân hàng bị giảm mà do cơ chế, quy định của ngân hàng trong việc đánh giá phân loại khách hàng nếu khách hàng đạt loại A+ thì tỷ lệ tín chấp cao; tỷ trọng các khách hàng ngoài quốc doanh của Ngân hàng ngày càng nâng lên, do đó tỷ lệ khách hàng phải sử dụng các biện pháp đảm bảo cũng tăng lên tương ứng.

Khách hàng đựơc tín chấp trên cơ sở được các Tổng công ty hay Công ty mẹ bảo lãnh thông qua công văn gửi tới Chi nhánh BIDV Thái Nguyên. Như vậy khả năng đảm bảo khách hàng thanh toán trong trường hợp ngân hàng phải trả thay rất cao và rủi ro với ngân hàng được giảm thiểu.

Về thu phí bảo lãnh

Đây là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng. Khách hàng khi tham gia bảo lãnh thì bắt buộc phải nộp khoản phí bảo lãnh trên cơ sở mức phí do ngân hàng đưa ra tính trên giá trị, thời gian của khoản bảo lãnh. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, ngân hàng đưa ra mức phí bảo lãnh như thế nào cho phù hợp có tác động rất lớn đến việc thu hút khách hàng về hoạt động tai ngân hàng mình. Hiện nay Ngân hàng ĐT&PT Thái Nguyên đang áp dụng mức phí tối thiểu là 500.000đ/món, tối đa là 3% giá trị bảo lãnh/ năm.

Bảng 2.12: Tình hình thu phí bảo lãnh của Chi nhánh BIDV Thái Nguyên

Đơn vị tính: Triệu đồng.



Chỉ tiêu.

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Số tiền.

Tỷ

trọng.

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Thu phí bảo lãnh.

5.516

31,98%

6.523

34,15%

9.957

27,20%

Tổng thu dịch vụ.

17.248

100%

19.100

100%

36.600

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên - 8

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính chi nhánh BIDV Thái Nguyên)


Qua bảng trên ta thấy rõ nguồn thu từ dịch vụ của ngân hàng qua các năm đạt mức tăng trưởng cao và ổn định (năm 2009 tăng 10,73% so với 2008, năm 2010 tăng 91,62% so với năm 2009) Như vậy có thể khẳng định ngân hàng đã có sự quan tâm chú trọng đến việc phát triển các hoạt động dịch vụ của mình. Đây cũng chính là xu hướng phát triển chung của các ngân hàng hiện đại. Vì trước đây các ngân hàng tập trung chủ yếu vào việc thu lãi cho vay thì đến nay đã có chuyển hướng tích cực tập trung vào phát triển, khai thác các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở nền công nghệ hiện đại. Tuy nhiên trong tổng thu dịch vụ thì thu từ dịch vụ bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn và tương lai sẽ ngày càng phát triển cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Vì vậy dịch vụ bảo lãnh đang chiếm một vai trò đáng kể và đóng góp quan trọng trong sự tăng trưởng hoạt động dịch vụ của ngân hàng

Về chất lượng dịch vụ bảo lãnh

Trong những năm qua, chất lượng dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên nhìn chung đạt kết quả tốt. Dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động tín dụng, thanh toán, kinh doanh đối ngoại, nâng cao hiệu quả kinh doanh từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Thực tế đã chứng minh trong những năm qua số lượng các dự án khả thi và số lượng các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả khi được ngân hàng bảo lãnh ngày càng tăng.

Nghiệp vụ bảo lãnh mới được thực hiện ở Chi nhánh BIDV Thái Nguyên từ năm 1996 đến nay, tuy còn mới nhưng nó đã trở thành một dịch vụ hỗ trợ quan trọng trong hoạt động của Chi nhánh BIDV Thái Nguyên, mở rộng mối quan hệ giữa Ngân hàng và doanh nghiệp, tăng nguồn thu cho ngân hàng.

Công tác kế toán nghiệp vụ bảo lãnh được hoàn thiện là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo tính kịp thời, tính chính xác, cập nhật, đảm bảo thanh toán nhanh, an toàn trong hệ thống. Đây là công cụ quan trọng để quản lí kính tế tài chính ở Ngân hàng nhằm cung cấp thông tin kế toán phục vụ yêu cầu kiểm tra, điều hành và quản lí kinh doanh, đánh giá hoạt động của Ngân hàng, bảo vệ


an toàn tài sản của bản thân Ngân hàng cũng như tài sản của toàn xã hội bảo quản tại Ngân hàng.

Không những thế, với việc ngân hàng chưa phải trả thay khoản bảo lãnh nào trong những năm qua đã cho thấy ngân hàng thực hiện và tuân thủ tốt quy trình dịch vụ bảo lãnh, nhất là hồ sơ đề nghị bảo lãnh và khách hàng được bảo lãnh. Điều này đã làm cho uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, tạo cho ngân hàng một lợi thế rất lớn cho kinh doanh sau này. Như vậy có thể nói cùng với việc số lượng bảo lãnh ngày càng tăng thì chất lượng bảo lãnh tại chi nhánh cũng ngày càng được hoàn thiện.

2.2.5. Sản phẩm dịch vụ khác

Từ chỗ hoạt động kinh doanh chủ yếu là từ hoạt động tín dụng thì đến nay Chi nhánh BIDV Thái Nguyên đã mở rộng và phát triển nhiều dịch vụ khác nhau như: thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ chuyển tiền nhanh, kiều hối, thanh toán quốc tế, dịch vụ nhắn tin BSMS,…Nhờ vậy, ngoài nguồn thu chính từ hoạt động tín dụng, đến nay nguồn thu từ dịch vụ của Chi nhánh không ngừng được tăng lên và chiếm trên 17% trong tổng lợi nhuận của Chi nhánh.

Bảng 2.13: Hoạt động dịch vụ Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thái

Nguyên


Chỉ tiêu

2008

2009

2010

Thu dịch vụ ròng (triệu đồng)

17.248

19.170

36.600

So sánh tăng trưởng so với năm trước liền kề (%)

80,34

110,74

190,92

Mức tăng so với kế hoạch TW giao(%)

5,82

22,22

55,76

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh BIDV Thái Nguyên năm 2008-2010)

Chi nhánh BIDV Thái Nguyên là một ngân hàng hàng đầu trên địa bàn tỉnh về cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng. So với các ngân hàng khác trong tỉnh Chi nhánh BIDV Thái Nguyên hiện chiếm thị phần 40% về dịch vụ, là ngân hàng có thị phần dịch vụ cao nhất.


Chi nhánh BIDV Thái Nguyên đặc biệt có ưu thế về các sản phẩm dịch vụ truyền thống như: Dịch vụ thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh… Qua bảng số liệu trên cho thấy thu dịch vụ ròng qua các năm đều tăng và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Năm 2009, thu dịch vụ ròng đạt 22,22% kế hoạch được giao, tăng so với năm 2008 là 10,74%. Đặc biệt năm 2010 thu dịch vụ ròng đạt 36.600 tỷ đổng tăng so với năm 2009 là 90,92% vượt 55,76% kế hoạch được giao.

Kết quả hoạt động dịch vụ của Chi nhánh những năm qua được thể hiện cụ

thể ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.14: Cơ cấu thu dịch vụ tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thái

Nguyên

Đơn vị tính: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

2008

Năm

2009

Năm 2009 so

với 2008

(%)

Năm

2010

Năm 2010

so với 2009

(%)

1. Thu dịch vụ

20.338

30.100

148

44.800

148,84

2. Chi dịch vụ

3.090

11.000

355,99

8.200

74,55

3. Thu dịch vụ ròng

17.248

19.100

110,74

36.600

191,62

- Dịch vụ thanh toán

4.598

6.499

141,34

11.570

178,03

- Tài trợ xuất nhập

khẩu


2.728


2.250


82,48


7.810


347,11

- Mua bán ngoại tệ

3.381

2.798

82,76

5.273

188,46

- Bảo lãnh

5.516

6.523

118,26

9.957

152,64

- Các dịch vụ khác

1.025

1.030

100,49

1.990

193,20

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh BIDV Thái Nguyên năm 2008-2010)


Biểu đồ 2.5: Cơ cấu thu dịch vụ ròng Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT TN


12000


10000


8000


6000


4000


2000

Dịch vụ thanh toán Tài trợ xuất nhập khẩu Mua bán ngoại tệ

Bảo lãnh

Các dịch vụ khác

0

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010


a. Dịch vụ thanh toán

Nguồn thu dịch vụ của Chi nhánh chủ yếu thu từ nguồn dịch vụ thanh toán trong nước của tất cả các thành phần kinh tế.

- Dịch vụ thu tiền tại các điểm khách hàng yêu cầu

Chi nhánh thực hiện yêu cầu này thông qua hoạt động của tổ thu tiền lưu động bằng việc sẵn sàng đến địa điểm theo yêu cầu của khách hàng để nhận tiền gửi của khách hàng. Dịch vụ này được thực hiện nhằm tăng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.

- Dịch vụ thanh toán quốc tế và chi trả kiều hối

Ngân hàng thực hiện thanh toán quốc tế thông qua thanh toán L/C hàng nhập và chuyển tiền điện tử. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới là hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ, sự giao lưu buôn bán đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì sự ra đời và phát triển tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế là một tất yếu. Nó bảo vệ quyền lợi cho cả bên mua và bên bán và được coi là hình thức tín dụng an toàn hiện nay.

Cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và sự phát triển của hệ thống thanh toán quốc tế nói riêng, từ tháng 9/2000, Chi nhánh đã đưa nghiệp vụ thanh toán quốc tế vào hoạt động. Tuy còn khá mới mẻ đối với Chi nhánh và chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng Chi nhánh đã cố gắng, quyết tâm cao


trong việc thực hiện tốt các hoạt động thanh toán quốc tế từ đó làm tăng tổng thu

dịch vụ và từng bước nâng cao uy tín của Chi nhánh.

Năm 2009 lợi nhuận từ chuyển tiền kiều hối đạt 500 triệu đồng đã phản ánh sự cố gắng không nhỏ của Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong khâu tìm kiếm, mở rộng khách hàng cũng như quan tâm hơn nữa trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn.

- Thanh toán qua Ngân hàng

Nền kinh tế ngày càng phát triển thì các quan hệ kinh tế ngày càng đa dạng và phức tạp từ đó làm xuất hiện các quan hệ thanh toán chồng chéo. Nhiều hình thức thanh toán đã ra đời để giải quyết vấn đề này. Ngân hàng với uy tín và kinh nghiệm kinh doanh tiền tệ lâu năm cùng với việc tích cực áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong thanh toán đã đảm bảo cho việc thanh toán tiền giữa các đối tác kinh doanh được an toàn, nhanh chóng, chính xác. Do đó, hình thức thanh toán qua ngân hàng ngày nay được sử dụng nhiều trong thanh toán và luôn được hoàn thiện và đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bắt nhịp với sự phát triển của ngành Ngân hàng nói chung và của hệ thống BIDV Việt Nam nói riêng, BIDV Thái Nguyên đã và đang từng bước hiện đại hóa phương tiện thanh toán để đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế. Trong những năm gần đây hoạt động thanh toán qua Ngân hàng tại chi nhánh BIDV Thái Nguyên đã có những chuyển biến rõ nét theo hướng tích cực. Phạm vi thanh toán không chỉ bó hẹp trong một lượng khách hàng ít ỏi là các TCTD và doanh nghiệp mà đã mở rộng tới mọi tầng lớp dân cư. Do đó doanh số thanh toán qua ngân hàng đã tăng lên đáng kể với tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt giảm, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt tăng nhanh. Thu từ dịch vụ thanh toán năm 2008 đạt 4.598 triệu đồng, năm 2009 tăng thêm 41,34% đạt 6.499 triệu đồng. Đến năm 2010 chỉ tiêu này đạt 11.570 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 78,03%. Những con số trên chứng tỏ Chi nhánh đã làm tốt vai trò là trung gian thanh toán đã thực hiện thanh toán một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn theo nhu cầu của khách hàng.


Trong nghiệp vụ thanh toán vốn với các Ngân hàng khác để hoàn thành tiếp quá trình thanh toán cho khách hàng. Chi nhánh đã áp dụng 4 phương thức thanh toán là: thanh toán trong nội bộ hệ thống, thanh toán bù trừ, thanh toán qua tài khoản tại NHNN, thanh toán qua tài khoản tại các TCTD.

Hiện nay, Chi nhánh đang sử dụng 4 hình thức thanh toán qua Ngân hàng đó

là : Séc, UNC chuyển tiền, UNT, thư tín dụng.

Hình thức thanh toán bằng Séc: Tại Chi nhánh hình thức thanh toán Séc có số món đứng thứ nhất trong số các hình thức thanh toán qua ngân hàng. Có được điều này là do thủ tục thanh toán Séc đơn giản, dễ sử dụng, người mua, bán chủ động trong việc mua bán sản phẩm của mình. Tuy nhiên với đặc điểm là không an toàn cho người bán nên chỉ áp dụng cho những khoản tiền nhỏ, hoạt động mang tính chất dịch vụ thường xuyên như điện, nước. Do đó doanh số thanh toán Séc chỉ đạt 23,1% và tỷ lệ này còn đang tiếp tục giảm. Hiện nay Chi nhánh chỉ sử dụng hai loại Séc đó là Séc chuyển khoản và Séc bảo chi.

Hình thức UNC chuyển tiền: Đây là hình thức thanh toán có khối lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao nhất tại Chi nhánh. Khoảng 65% trong tổng doanh số thanh toán do ưu điểm của hình thức này là an toàn trong thanh toán và giản đơn về thủ tục. Phạm vi áp dụng hình thức này là rất rộng có thể cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng. Nếu khác ngân hàng có thể thanh toán bù trừ, liên hàng hay thanh toán qua TKTG tại NHNN. Do đó khối lượng khách hàng chấp nhận thanh toán bằng hình thức này là rất lớn. Tại Chi nhánh hầu hết các đơn vị khách hàng là doanh nghiệp đều sử dụng phương thức này để thanh toán. Ngoài ra, với UNC khách hàng có thể dung để trích TKTG của mình khi có nhu cầu chuyển tiền, cấp séc bảo chi. Bên cạnh đó, UNC chuyển tiền được thực hiện trên mạng vi tính nên tốc độ thanh toán nhanh, tại chi nhánh mỗi món thanh toán chỉ được thực hiện trong vòng một ngày, chậm nhất là đến đầu giờ làm việc thứ hai do đó thu hút được nhiều khách hàng sử dụng.

Tuy nhiên trong thanh toán UNC, bên bán chỉ chấp nhận phương thức này khi bên mua có quan hệ truyền thống hoặc được tín nhiệm trong khâu thanh toán do


khi thực hiện phương thức thanh toán UNC bên bán dễ gặp rủi ro vì họ giao hàng trước, nhận tiền sau, việc nhận được tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của bên mua. Sử dụng phương thức thanh toán UNC đòi hỏi các đơn vị kinh tế phải chú trọng đến uy tín của mình trong lĩnh vực thanh toán. Có như vậy mới có sự hợp tác lâu dài với nhau, đảm bảo cho sự phát triển của mỗi bên cũng như sự phát triển của toàn xã hội.

Hình thức thanh toán UNT: Phạm vi áp dụng hình thức này cũng rất rộng có thể cũng ngân hàng hoặc khác ngân hàng. Tuy nhiên tại Chi nhánh hình thức này không được sử dụng nhiều. Doanh số thanh toán chỉ chiếm tỷ trọng 0,01% đến 0,02% trong tổng doanh số thanh toán qua ngân hàng. Điều này là do:

Trên thực tế, UNT chỉ được sử dụng trong những khoản chi trả thường xuyên mang tính chất định kỳ trong các lĩnh vực dịch vụ như: Điện lực, nước, bưu điện…theo phương châm “sử dụng trước, trả tiền sau” trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết. Giá trị mỗi khoản thanh toán thường không cao.

Sau khi hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ cho người mua, người bán mới lập giấy nhờ thu gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ minh để đề nghị thu hộ số tiền theo giấy nhờ thu và việc đòi được tiền hay không, nhanh hay chậm phụ thuộc vào người mua. Do đó, nhìn chung hình thức này thường gây ứ đọng vốn cho người bán.

Hình thức thanh toán thư tín dụng L/C: hình thức này được Chi nhánh quan tâm trong mấy năm gần đây với tỷ trọng số món cũng như tỷ trọng doanh số thanh toán qua ngân hàng tăng qua các năm. Do Chi nhánh chủ yếu thanh toán L/C hàng nhập, hàng xuất nên bình quân một món lớn khoảng 1.339 triệu đồng/món.

b. Dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu

Thu ròng từ hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu năm 2008 đạt 2.728 triệu đồng, năm 2009 thu từ hoạt động này giảm 17,52% chỉ còn 2.250 triệu đồng. Nhưng đến năm 2010 chỉ tiêu này tăng mạnh đạt 7.810 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 247,11%

Ngày đăng: 13/12/2022