Những Tồn Tại, Hạn Chế Và Nguyên Nhân Trong Phát Triển Sản Phẩm Dịch Vụ Ngân Hàng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Thái Nguyên


c. Kinh doanh ngoại tệ

Năm 2008 phí thu từ kinh doanh ngoại tệ đạt 3.381 triệu đồng, năm 2009 thu từ hoạt động này giảm 17,24% xuống còn 2.798 triệu đồng. Năm 2010 hoạt động này có bước phát triển mạnh mẽ, doanh số bán ngoại tệ đạt 99,56 USD, phí thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 5.273 triệu đồng tức là tăng 88,64% so với năm 2009, chủ yếu là từ thu đổi ngoại tệ từ khách hàng và bán lại cho Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Chi nhánh chấp hành nghiêm túc việc niêm yết tỷ giá và giới hạn trạng thái ngoại hối, thực hiện mua bán giao ngay theo đúng quy định về kinh doanh ngoại tệ.

d. Các dịch vụ khác

Thu ròng từ các hoạt động khác đều tăng qua các năm. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 0,49%. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 93,20% đạt 1.990 triệu đồng. Các kết quả đạt được cụ thể như sau:

- Tổ nghiệp vụ thẻ ATM trong năm qua đã tích cực triển khai công tác quảng cáo, tiếp thị dịch vụ thẻ và triển khai chỉ thị 20 trả lương qua tài khoản cho các đơn vị hưởng lương từ NSNN. Hiện nay đã thực hiện trả lương qua tài khoản cho trên 200 đơn vị cả ngân sách và ngoài ngân sách, với hàng nghìn cán bộ công nhân viên.

- Tổng số thẻ ATM đã phát hành 25.815 thẻ trong đó số thẻ phát hành mới trong năm là 6.388 thẻ. Tổng phí dịch vụ thẻ là 530 triệu đồng tăng 61,66% so với năm trước. Hiện chi nhánh có 13 máy ATM do được lựa chọn kỹ vị trí nên đã phát huy hiệu quả hoạt động của các máy. Số giao dịch bình quân là 380 giao dịch/máy/ngày và doanh số giao dịch bình quân 750 trđ/máy/ngày.

- Về phát hành thẻ VISA: chi nhánh mới thực hiện triển khai sản phẩm này tới khách hàng từ tháng 7/2009 nhằm vào đối tượng khách hàng có nguồn thu nhập cao nên việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Trong năm chi nhánh đã phát hành 80 thẻ VISA, nâng tổng số thẻ VISA lên 286 thẻ, đạt 66% kế hoạch giao.

- Dịch vụ POS: Trong năm 2010, Chi nhánh lắp đặt mới 12 máy POS nâng

tổng số POS hiện có của chi nhánh lên 54 máy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

- Thu phí từ hoạt động tín dụng đạt 230 triệu đồng.


Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên - 9

- Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ chéo CCS: Tổng doanh số CCS năm 2010 đạt 5,8 triệu USD giảm 48,6% so 2009, tổng phí thu được 1,3 tỷ đồng tăng 48,7% so 2009.

Như vậy, với những kết quả đạt được như trên có thể nhận thấy:

- Nhìn chung thu dịch vụ của chi nhánh chủ yếu vẫn là từ các dịch vụ truyền thống như thanh toán, tài trợ thương mại, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ. Tốc độ tăng trưởng của các mảng nghiệp vụ truyền thống luôn đạt mức cao hơn so với năm trước.

- Các dịch vụ mới như dịch vụ thẻ ATM, BSMS, POS, VISA…mang lại nguồn thu chưa nhiều. Hiện tại chỉ dừng lại ở mục tiêu chiếm lĩnh thị phần và tạo điều kiện cho việc phát triển các sản phẩm NHBL trong dài hạn. Các dịch vụ này hiện chưa được đông đảo người dân tin dùng một mặt do trình độ dân trí nhìn chung còn hạn chế cùng với thói quen ưa dùng tiền mặt, mặt khác do nền tảng công nghệ chưa đồng bộ, hệ thống máy móc phục vụ còn gặp nhiều sự cố, gây nhiều phiền hà cho khách hàng nên việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại thực sự vẫn còn nhiều khó khăn. Bởi vậy lợi nhuận mạng lại rất thấp, chưa tương xứng với chi phí đầu tư.

- Hiện tại chi nhánh là đơn vị có thu dịch vụ ròng cao nhất trong 14 chi

nhánh khu vực miền núi phía Bắc và cao nhất trên địa bàn.

2.3. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN

2.3.1. Những tồn tại, hạn chế

Về nền tảng khách hàng

- Đa dạng và chiếm thị phần khá lớn nhưng đang có nguy cơ giảm dần.

- Tần suất sử dụng dịch vụ của khách hàng cá nhân tại BIDV Thái Nguyên còn thấp: khoảng 0,8 sản phẩm/KH (trong khi thông lệ thế giới: 2 SP/KH)

- Phạm vi rộng nhưng chủ yếu tập trung tại thành phố, thị xã trong tỉnh.

- Cách thức phục vụ khách hàng tại chi nhánh chưa ổn định và đồng đều.


Về sản phẩm

- Danh mục đa dạng nhưng chủ yếu thỏa mãn nhu cầu cơ bản của khách hàng, chưa có những tiện ích vượt trội.

- Chưa gắn với từng phân đoạn khách hàng dẫn đến hiệu quả còn thấp.

Chính sách tiếp thị và bán sản phẩm

- BIDV Thái Nguyên chưa thực hiện phân đoạn khách hàng để có chính sách

tiếp thị và bán sản phẩm theo từng phân đoạn.

- Phần lớn các khách hàng cá nhân tự chủ động tìm đến chi nhánh.

- Hoạt động mang ý nghĩa thương hiệu bán lẻ chưa thực sự rõ ràng.

Chính sách phục vụ

- BIDV Thái Nguyên đang áp dụng các chính sách phục vụ khác nhau và khá

đa dạng do Chi nhánh tự đề xuất.

- Chưa có một phân khu chức năng giao dịch khách hàng tại Chi nhánh.

Chính sách giá

- Đã ban hành biểu phí đối với khách hàng cá nhân nhưng mang tính đại trà.

- Chưa có chính sách giá (ưu đãi giá/ phí) đối với những khách hàng quan trọng và thân thiết.

2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế

2.3.2.1. Tình hình kinh tế xã hội

Việc chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện dần các cơ chế, quản lý điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Do đó, việc một số doanh nghiệp không điều chỉnh kịp phương án sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển tất yếu sẽ dẫn đến hiện tượng giảm hiệu quả kinh doanh, thua lỗ và phá sản kéo theo việc thanh toán nợ vay ngân hàng đến hạn cũng không thể thực hiện được.

Do điểm xuất phát thấp, nền kinh tế thị trường nước ta còn đang ở mức sơ khai: Cơ sở hạ tầng yếu kém, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật chưa cao. Trình độ phát triển sản xuất của các ngành sản xuất kinh doanh của Việt Nam chưa đòi hỏi phải chuyên môn hóa các khâu kinh doanh và dịch vụ


ngân hàng. Nhiều tầng lớp dân cư trình độ hiểu biết về các nghiệp vụ ngân hàng còn hạn chế, do phong tục tập quán, thói quen lâu đời của người dân Việt Nam nên số đông dân cư chưa có thói quen đến ngân hàng giao dịch để giải quyết các nhu cầu thanh toán, chi trả, ký gửi, tư vấn, bảo hiểm. Cơ sở vật chất, thu nhập bình quân của người dân còn thấp, chưa đủ điều kiện thực hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hoạt động trong cơ chế thị trường, đặc biệt trong thời kỳ tình hình kinh tế thế giới có nhiều sự biến động, sự khủng hoảng kinh tế của Mỹ, kéo theo sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiều biến động, kinh tế tăng trưởng không đạt mức cao như các năm trước do tình hình kinh tế thế giới có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự tăng giá dầu, giá lương thực và giá vàng. Đồng USD trên thế giới tiếp tục mất giá, trong khi trong nước, đồng USD lại tăng giá. Cán cân thương mại nghiêng hẳn về nhập khẩu, Việt Nam đã tăng mức nhập siêu.

Đứng trước tình hình đó, Chi nhánh BIDV Thái Nguyên cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong công tác huy động vốn, hơn nữa kinh tế trên địa bàn đang trong giai đoạn chậm phát triển, chưa có nhiều tổ chức kinh tế lớn nên quy mô hoạt động của Chi nhánh còn bị hạn chế.

2.3.2.2. Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng

Do chính sách mở cửa của Nhà nước nên nhiều ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh liên kết với nước ngoài và ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển mạnh mẽ với mức lãi suất hấp dẫn. Đây là một tử thách lớn đối với chi nhánh BIDV Thái Nguyên nói riêng và của các ngân hàng Nhà nước nói chung. Sự gia tăng số lượng các ngân hàng dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, các ngân hàng nước ngoài đã được huy động vốn với một tỷ lệ mở hơn theo cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, với mô hình gọn nhẹ, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, lãi suất huy động hấp dẫn đã ngày càng thu hút được nhiều khách hàng. Nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, các ngân hàng đã đua nhau tăng mức lãi suất huy động, đồng thời đưa ra các hình thức khuyến mại hấp dẫn.


CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH

VỤ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN

3.1. XU HƯỚNG HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Trải qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, các ngân hàng Việt Nam mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song trong giai đoạn phát triển tới, cần phải tập trung phấn đấu nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động bắt kịp tốc độ phát triển của ngân hàng một số nước phát triển trong khu vực. Việt Nam đến năm 2020 phải đảm bảo phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, cạnh tranh và năng động, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, phải hướng tới một nền tảng công nghệ ngân hàng sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tự do hóa và toàn cầu hóa.

Hệ thống ngân hàng ổn định, vững mạnh và an toàn, đó là hệ thống có thể chịu được những cú sốc đột ngột bất lợi về kinh tế và tài chính xảy ra từ bên trong và bên ngoài hệ thống mà không gây ảnh hưởng đáng kể các chức năng trung gian và chức năng của nền kinh tế. Có một hệ thống ổn định, thì phải có các định chế tài chính hoạt động vững mạnh, hiệu quả và có hiệu lực, có các qui định quản lý thận trọng, có hệ thống thanh tra giám sát mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng tài chính đáng tin cậy.

Khu vực ngân hàng sẽ phát triển ổn định, lành mạnh và đa dạng, phát triển theo chiều sâu, nâng cao vị thế, vai trò và tầm ảnh hưởng của khu vực ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân, trong hệ thống tài chính của khu vực và thế giới nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, của xã hội về các sản phẩm và dịch vụ tài chính.

Từ nay đến 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục tạo ra những bước đột phá mới, xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển ổn định bền vững với qui mô ở mức trung bình thế giới và khu vực, đảm bảo sự ổn định thị trường tài chính.

- Ngân hàng Nhà nước tập trung xây dựng và phát triển thành một ngân hàng trung ương với tầm nhìn, triển vọng vì lợi ích của khu vực tài chính, củng cố và nâng cao niềm tin của dân chúng đối với những động thái chính sách của Ngân


hàng Nhà nước; thực thi CSTT hiệu quả, chủ động với các công cụ CSTT (lãi suất, tỷ giá) mang tính thị trường; từng bước tiến tới tự do hóa thị trường tài chính; nâng cao năng lực thanh tra giám sát ở một cấp độ mới.

- Các tổ chức tín dụng, nhất là các NHTM trong nước, có những đổi mới mạnh mẽ trong mô hình tổ chức, mở rộng các hoạt động xuyên quốc gia và nếu đủ mạnh có thể từng bước thành lập một số tập đoàn tài chính; đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính; xây dựng những điều kiện tín dụng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn; phát triển tín dụng vi mô, các phương thức ngân hàng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và những những dịch vụ tài chính của nền kinh tế. Điều này vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính vừa điều chỉnh được cấu trúc của thị trường tài chính.

Các thách thức của ngân hàng thương mại Việt Nam

- Lợi thế cạnh tranh có nguy cơ suy giảm đối với các tổ chức tín dụng trong nước khi số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý tham gia vào thị trường tài chính nội địa ngày càng tăng. Cần thiết phải nỗ lực duy trì lợi thế cạnh tranh và củng cố vai trò của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính ngày càng sâu rộng với áp lực cạnh tranh tăng dần theo lộ trình nới lỏng các qui định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài sau năm 2010.

- Mở cửa thị trường tài chính trong nước cũng làm gia tăng rủi ro do những tác động từ bên ngoài, vì vậy, cần thiết phải xây dựng và vận hành có hiệu quả các công cụ điều hành chính sách tiền tệ ,các khuôn khổ chính sách quản lý thích hợp đảm bảo cho hệ thống ngân hàng Việt Nam chống đỡ kịp thời với các cú sốc kinh tế, tài chính quốc tế.

- Vấn đề qui mô và năng lực tài chính của các định chế tài chính còn rất nhỏ bé so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cho tới thời điểm hiện nay, chưa có một định chế tài chính nào có phạm vi hoạt động mang tính khu vực và toàn cầu.


- Cấu trúc của khu vực ngân hàng hiện nay đã đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình hoạt động. Tuy nhiên, đã có sự phát triển không đều của các loại hình định chế này. Trong đó, vai trò chủ đạo của các NHTMNN đang dần lu mờ đi, chưa khẳng định rõ khía cạnh của tính chủ đạo; các NHTMCP về thị phần hoạt động có sự phân chia rõ nét. Một số các NHTMCP có quy mô lớn về vốn, năng lực cạnh tranh tốt, chiếm một thị phần đáng kể trong khu vực ngân hàng, nhưng vẫn tồn tại một số các NHTMCP có quy mô rất nhỏ, khó có thể cạnh tranh hoạt động và trụ vững về tài chính trong dài hạn; các định chế tài chính phi ngân hàng phát triển ở mức hạn chế, thiếu các định chế tài chính vi mô.

- Hệ thống thanh tra giám sát và các quy định an toàn, thận trọng còn có khoảng cách xa với khu vực và thế giới

- Hạ tầng tài chính phát triển chưa đầy đủ (công nghệ, hệ thống thanh toán, thị trường liên ngân hàng..) là thách thức không nhỏ để phát triển một khu vực ngân hàng ổn định.

- Chất lượng nguồn nhân lực trong khu vực ngân hàng còn nhiều bất cập, số lượng cán bộ có kỹ năng nghiệp vụ cũng như quản trị điều hành và hoạch định chính sách tốt còn ít, các chương trình đào tạo còn chưa thật sát với yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức nghề nghiệp hiện cũng đang là một thách thức lớn.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT THÁI NGUYÊN

Bước sang năm 2011, chi nhánh BIDV Thái Nguyên phải đứng trước một số khó khăn thử thách như: Sự cạnh tranh trên lĩnh vực tín dụng - ngân hàng gia tăng mạnh, nền kinh tế trong nước, khu vực và trên thế giới có nhiều biến động phức tạp, nhu cầu về vốn để thực hiện tự cân đối vốn.... Tuy vậy chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển của địa phương, của ngành và tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp hữu quan, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân để từng bước tháo gỡ những khó khăn của mình, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

Tư tưởng chung là nắm chắc chỉ đạo của NHĐT&PT VN, tinh thần nghị

quyết Tỉnh Đảng bộ, các chương trình kinh tế lớn năm 2011 trên địa bàn, sự chỉ đạo


về chính sách tiền tệ - tín dụng của NHNN Thái nguyên từ đó hướng hoạt động của chi nhánh vào phục vụ tốt nhất phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh nhà, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Từ đó nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản trị điều hành 2011 là: tiếp tục tạo ra bước tăng trưởng toàn diện trên tất cả các mặt nghiệp vụ, gắn tăng trưởng với nâng cao chất lượng, hoạt động tuân thủ luật pháp, an toàn, hiệu quả, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên tất cả các sản phẩm tín dụng và dịch vụ cung ứng cho nền kinh tế và khả năng cạnh tranh của đội ngũ cán bộ nhân viên. Tập trung đánh giá thực trạng nợ, phát hiện, quản lý và xử lý nợ xấu kịp thời một cách kiên quyết. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý nghiêm minh các vi phạm, sai phạm trong hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.

* Các trọng tâm lớn:

Tiếp tục thực hiện đề án cơ cấu lại gắn liền với sự phát triển bền vững của kế hoạch 5 năm (2010- 2015) nhằm nâng cao sức cạnh tranh ngân hàng trên các mặt : tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực để cùng toàn hệ thống thực hiện thắng lợi hội nhập khu vực và quốc tế.

Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh 2011 góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, phục vụ đắc lực cho đầu tư phát triển.

Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động, nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong quản trị điều hành của chi nhánh. Chăm lo nâng cao mức sống cho người lao động trên cơ sở kết quả đóng góp và phù hợp với quy định của nhà nước. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đẩy mạnh công tác Đảng, Công đoàn, đoàn Thanh niên, phát huy tính dân chủ, tiềm năng lao động năng động sáng tạo trong chi nhánh, tạo lập sự đoàn kết thống nhất cao, phát huy sức mạnh nội lực của tập thể phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh doanh 2011.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2022