hiện hành, ban hành bổ xung các quy định về cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân. Theo đó, cần mở rộng đối tượng cho vay, có sự phân đoạn thị trường rõ ràng, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ tín nhiệm của KH để có mức cho vay phù hợp hơn cho từng đối tượng khách hàng. Thực hiện liên kết với các công ty bán lẻ, mở quầy cho vay ngay tại các điểm bán lẻ hàng hóa với các quy định về sản phẩm rõ ràng, khi KH cần có thể ký hợp đồng ngay tại điểm mua hàng mà không cần phải đến NH làm thủ tục.
- Cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán:
Số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán ngày càng tăng mạnh tại các NHTM, trong số đó một khối lượng đáng kể khách hàng có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên hiện nay các NHTMVN hầu như chưa có chính sách cho khách hàng được vay thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Trong lộ trình đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ thì số lượng tài khoản sẽ tăng đột biến. Vì vậy các NHTMVN cần khai thác để triển khai dịch vụ cho vay thấu chi từ tài khoản tiền gửi. Đây là dịch vụ cung cấp cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng đã kí với NH không cần đảm bảo bằng tài sản. Khách hàng trả lãi thấu chi hàng tháng theo số tiền, số ngày thấu chi thực tế và lãi suất thấu chi. Dịch vụ này cho phép khách hàng được phép chi vượt số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán với hạn mức thấu chi được cấp trong một khoảng thời gian nhất định. Khách hàng sẽ được tiếp cận vốn vay với thủ tục đơn giản, chủ động trong kế hoạch chi tiêu nhất là trong những trường hợp cần vốn đột xuất. Trước mắt các NHTM có thể triển khai với đối tượng là cán bộ công nhân viên đang làm việc tại các tổ chức KT, xã hội, sau đó triển khai một cách rộng rãi hơn.
- Dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán
Trong khi chờ tiền bán chứng khoán theo quy định, nhà đầu tư có thể phát sinh nhu cầu vay vốn để chớp lấy cơ hội đầu tư, do đó dịch vụ ứng trước
tiền bán chứng khoán của các NHTM cho các nhà đầu tư cá nhân ngày càng phát triển. Đối với dịch vụ này, các NHTM phải có xác nhận và cam kết của công ty chứng khoán về việc lệnh bán chứng khoán của khách hàng đã được khớp lệnh, cam kết quản lý tiền và chứng khoán của khách hàng và chuyển tiền bán chứng khoán ngay cho NH khi có tiền về công ty chứng khoán. Khách hàng và NH có thể thoả thuận mức lãi suất, số tiền được vay. Tuy nhiên trong xu thế cạnh tranh hiện nay các NHTMVN nhất là các NHTMNN phải có một chính sách cực kỳ linh hoạt trong việc cho vay đầu tư chứng khoán.
- Cho vay đối với người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài
Với mục đích chi trả các khoản chi phí như tiền đặt cọc, phí dịch vụ trả cho doanh nghiệp được phép cung ứng dịch vụ lao động, vé máy bay, chi phí đào tạo và các chi phí hợp lý khác nhu cầu vay vốn của các cá nhân có hợp đồng lao động xuất khẩu có thời hạn tại nước ngoài ngày càng gia tăng. Hiện nay thị trường xuất khẩu lao động của VN ngày càng mở rộng, các NH mở rộng việc cho vay này thông qua ký thoả thuận hợp tác với các công ty có chức năng xuất khẩu lao động về việc vay vốn và thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của cá nhân đi lao động. Thông qua dịch vụ cho vay vốn các NH còn bán chéo được dịch vụ chuyển tiền kiều hối cho các đối tượng này.
Có thể bạn quan tâm!
- Môi Trường Chính Trị, Luật Pháp, Kinh Tế Xã Hội
- Định Hướng Phát Triển Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Đa Dạng Hóa Các Sản Phẩm Dịch Vụ Truyền Thống
- Xây Dựng Và Thực Hiện Quy Trình Ban Hành Sản Phẩm
- Phát Triển Kênh Phân Phối Hiện Đại Và Tiện Ích
- Phát triển hoạt động bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 22
Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.
- Tín dụng thẻ
Các sản phẩm thẻ đặc biệt là thẻ tín dụng có quan hệ hữu cơ với các dịch vụ khác. Vì vậy cần coi hoạt động kinh doanh thẻ như một sản phẩm dịch vụ cơ bản và quan trọng của NH để có những chính sách đầu tư phát triển hợp lý. Thành lập trung tâm thẻ hoạt động kinh doanh độc lập đảm bảo tính chuyên môn hóa cho từng bộ phận: phát hành, thanh toán, cấp phép, tra soát, quản lý rủi ro...Củng cố các sản phẩm đang có, đẩy mạnh việc phát hành thẻ tín dụng liên kết với các tổ chức/ công ty danh tiếng với mục đích khai thác hiệu quả đối tượng khách hàng chung của các đơn vị với NH. Đơn giản hóa việc phát hành,
hiện nay khách hàng phải ký quỹ từ 125% đến 200% hạn mức chi tiêu khi phát hành thẻ tín dụng tùy quy định của từng NH. Tỷ lệ khách hàng được phát hành thẻ tín dụng theo hình thức tín chấp còn rất ít. Việc quy định khách hàng phải ký quỹ sẽ giảm rủi ro cho NH nhưng gây khó khăn cho khách hàng. Vì vậy cần đẩy mạnh việc thẩm định để quyết định phát hành thẻ cho khách hàng trên cơ sở xem xét tính ổn định, uy tín của khách hàng, coi đó là hình thức đảm bảo (tín chấp) một cách linh hoạt và công khai ra thị trường.
Các NHTMVN cũng cần liên kết chặt chẽ hơn nữa với các tổ chức cung ứng hàng hoá, các công ty xây dựng để tăng cường sản phẩm cho vay tiều dùng như cho vay mua ô tô, mua nhà, du học…
Phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt:
Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chiếm khối lượng đáng kể trong hoạt động NHBL. Việc tăng cường các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phát triển sẽ tiết kiệm chi phí cho xã hội (chi phí in ấn, bảo quản, phát hành, vận chuyển...), tạo cơ sở phát triển dịch vụ thanh toán qua NH, nâng cao khả năng thanh khoản của đồng VN đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong nền KT, góp phần hạn chế các giao dịch tiền mặt bất hợp pháp. Khi mà dân số ngày càng tăng nhanh, các giao dịch thanh toán và khối lượng thanh toán ngày càng lớn, sự gia tăng cung ứng các dịch vụ không dùng tiền mặt của các NHTMVN là hết sức cần thiết.
Chú trọng phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn
Hiện nay ở Việt Nam quá trình xử lý các hóa đơn thanh toán của các ngành dịch vụ như điện lực, nước, điện thoại, môi trường, truyền hình cáp vẫn hết sức thủ công trong khi số lượng hóa đơn ngày càng tăng mạnh mẽ. Đơn cử như ở Viettel mỗi tháng phát hành trung bình 3,5 triệu hóa đơn với 10.000 nhân viên thu ngân và 4.000 công nhân thuê ngoài để thực hiện phát hóa đơn và thu phí theo hình thức thủ công đến tận nhà khách hàng. Và phải mất 45
ngày cho việc hoàn thành 98% số hóa đơn phải thu. Như vậy sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, mất thời gian, không quản trị được chất lượng và không thuận lợi cho khách hàng. Trong khi dân số Việt Nam ngày càng phát triển, các dịch vụ đi kèm sẽ ngày càng tăng và lưu lượng thanh toán ngày càng lớn. Câu hỏi đặt ra là vai trò trung gian thanh toán được thể hiện như thế nào? Các NHTMVN không thể ngoài cuộc. Các NH cần hợp tác chặt chẽ với các đơn vị cung ứng dịch vụ trong việc cung ứng dịch vụ thanh toán hóa đơn. Khi đó hệ thống cơ sở dữ liệu của nhà cung cấp được chuyển tới ngân hàng, ngân hàng sẽ đóng vai trò trung gian trong việc thu và quyết toán chi phí hóa đơn với nhà cung cấp. Lợi ích cho các nhà cung cấp sẽ là: tiết kiệm chi phí, thời gian, tính minh bạch cao, tăng độ thanh khoản, chủ động trong kế hoạch tài chính, và tăng độ thỏa mãn cho khách vị hàng. Đối với NH sẽ tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, bán chéo sản phẩm, tăng độ trung thành của khách hàng. Đối với khách hàng sẽ chủ động trong kế hoạch tài chính cá nhân, quản lý tài chính cá nhân khoa học...Đối với xã hội, tạo văn minh trong thanh toán, tiết kiệm chi phí xã hội và thời gian lao động, tăng vòng quay của vốn góp phần vào sự phát triển của xã hội nói chung.
Các NH cần tập trung đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản tiền gửi và séc thanh toán nội địa
Các NH cần có chiến lược thu hút KH sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân với các thủ tục thuận lợi, an toàn và các tiện ích đa dạng kèm theo để thu hút nguồn vốn rẻ trong thanh toán và tạo cơ sở phát triển các dịch vụ thanh toán thẻ, séc cá nhân. Tăng cường hợp tác chặt chẽ các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ, hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ công cộng (siêu thị, nhà hàng, khách sạn, du lịch, công ty cung cấp nước sạch, điện lực, bưu chính viễn thông…). Đặc biệt tập trung đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích và thủ tục sử dụng séc thanh toán cá nhân trên phạm vi rộng vì hiện nay tính
trung bình trong một NH số lượng KH cá nhân sử dụng tài khoản thanh toán để phát hành séc chỉ tính bằng đơn vị chục. Phát triển dịch vụ tài khoản cá nhân các NH thu hút nguồn vốn rẻ, tạo cơ sở phát triển các dịch vụ thanh toán thẻ, séc cá nhân và các dịch vụ điện tử gia tăng khác nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập và xã hội hóa thanh toán không dùng tiền mặt.
Triển khai rộng rãi dịch vụ quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán
Theo Quyết định 27/2007/QĐ - BTC ngày 24/4/2007 kể từ tháng 2/2008, toàn bộ tài khoản tiền để đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư sẽ được chuyển về NH quản lý, tuy nhiên quy định này đã được gia hạn đến tháng 10/2008 với lý do các NH và các công ty chứng khoán chưa có sự triển khai mạnh mẽ và không tương thích về công nghệ. Cho đến nay số lượng tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán đang chuyển dần về các NHTM, các NH nên có một lộ trình rõ ràng và nhanh chóng, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để nhanh chóng kết nối được với các công ty chứng khoán và thu hút tiền của nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, số lượng nhà đầu tư cá nhân không ngừng tăng, kèm theo đó là danh mục đầu tư của các khách hàng cá nhân ngày càng phong phú. Đây là cơ hội tốt cho các NHTMVN thu hút đối tượng khách hàng này trong việc mở và quản lý tài khoản tiền đầu tư chứng khoán cho các cá nhân khi quy định của Nhà nước yêu cầu các nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch tại NHTM. Các NHTM sẽ tận dụng được nguồn vốn đáng kể, giá rẻ của các nhà đầu tư trên cơ sở các nhà đầu tư nộp, rút tiền đặt cọc đấu giá, tiền mua bán chứng khoán, nhận cổ tức…ngoài ra các NHTM còn bán chéo các dịch vụ như cho vay tạm ứng tiền bán chứng khoán, cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết, các dịch vụ khác của NH…
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối
Hiện nay các NHTMVN chưa phát huy hết thế mạnh của mình trong việc thu hút nguồn tiền kiều hối từ nước ngoài chuyển về. Đây là một nguồn ngoại tệ dồi đóng góp một phần không nhỏ trong việc gia tăng nguồn vốn, phí dịch vụ cho NH. Vì vậy cần có chính sách khai thác, tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua hệ thống NH và có các biện pháp hữu hiệu để thu hút kiều hối qua hệ thống NH như: tổ chức các chương trình tuyên truyền, quảng cáo về dịch vụ kiều hối và chuyển tiền quốc tế; thiết lập kênh chuyển tiền kiều hối trực tiếp với các NH đại lý ở các quốc gia; liên kết với các công ty chuyển tiền trên thế giới; mở rộng các điểm chi trả kiều hối và các phương thức chi trả kiều hối thuận tiện...NHTM cần “bắt tay” với các công ty xuất khẩu lao động, các công ty dịch vụ kiều hối, tổ chức chuyển tiền ở nước ngoài, các NH đại lý nước ngoài, để thu hút nguồn kiều hối đáng kể chuyển về và gửi ở NH. Đồng thời, các NHTM cần đầu tư thích đáng cho việc phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua hệ thống SWIFT và các kênh chuyển tiền nhanh khác để thu hút kiều hối qua hệ thống NH. Mở rộng các điểm chi trả kiều hối và các phương thức chi trả kiều hối thuận tiện.Các NH tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua hệ thống NH. Thiết lập kênh chuyển tiền kiều hối trực tiếp với các NH đại lý ở các quốc gia có nhiều người VN sinh sống và làm việc
3.2.5.2 Phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng được cung cấp cho KH thông qua các phương tiện điện tử và kỹ thuật số như các kênh ATM, POS, KIOS, Phone, Mobile, SMS, Internet.
Phát triển mạnh mẽ dịch vụ thẻ
Trong tương lai gần, đến năm 2010 thẻ sẽ trở thành phương tiện thanh toán tương đối quen thuộc trong một bộ phận dân chúng ở các thành phố và các khu công nghiệp lớn. Sự đa dạng của các sản phẩm thẻ như thẻ tín dụng,
thẻ ATM, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ liên kết,.. với tổng doanh số sử dụng thẻ vào khoảng 2.500 tỷ VNĐ/năm, với tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân hàng năm trong thời kỳ đầu 2005-2008 là 150%, dự báo trong các năm tiếp theo có thể tăng hàng năm tới 180%. Đây là một cơ hội rất lớn cho các NH tham gia vào thị trường thẻ và chính các NH cũng là người tạo nên một thị trường thẻ sôi động hơn, góp phần tạo nên một nền văn minh thanh toán không dùng tiền mặt ở VN. Các NHTM VN cần xây dựng định hướng và thực thi phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ bao gồm:
- Nghiên cứu cải tiến và đa dạng hóa các tính năng tiện ích của các loại sản phẩm thẻ: Vấn đề cốt lõi để duy trì và phát triển vòng đời của một sản phẩm là đa dạng hóa và liên tục tạo sự khác biệt, ngoài việc hoàn thiện thêm một số tiện ích của các loại thẻ đang có, cần nghiên cứu khả năng phát triển sản phẩm thẻ thành sản phẩm đa năng ví dụ như một thẻ ghi nợ cũng là thẻ sinh viên, thẻ mua hàng.... Các NHTMVN chủ động hợp tác với một số doanh nghiệp lớn như Vietnam Airlines, Cathay Pacific, Petrolimex, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) để trở thành đối tác liên kết trong việc phát triển sản phẩm của mình. Việc liên kết hóa không những có lợi cho người tiêu dùng là được hưởng các ưu đãi về giá cả nếu thanh toán tại các điểm dịch vụ của công ty liên kết, mà còn có lợi cho NH là tăng cường được các mối quan hệ với các đối tượng khách hàng lớn từ đó mở rộng dịch vụ cho cá nhân là cán bộ của đơn vị.
- Song song với việc đa dạng hóa sản phẩm thẻ các NH cũng cần chú trọng đến việc nâng cao tiện ích và chất lượng phục vụ của các máy ATM. Chính điều này sẽ góp phần mang lại sự thỏa mãn tối đa cho khách hàng. Với hệ thống mạng lưới ATM rộng khắp, các NH nghiên cứu và triển khai một số dịch vụ tiện ích như: phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ (điện thoại, điện, nước, điện lực…) để cung cấp các dịch vụ như bán thẻ điện thoại di động trả
trước, thanh toán các loại tiền dịch vụ của các khách hàng là chủ thẻ tại máy ATM. Triển khai dịch vụ này sẽ có 2 lợi ích đối với NH. Thứ nhất, các NH sẽ được hưởng phí hoa hồng từ các nhà cung cấp dịch vụ bù đắp chi phí như chi phí sản xuất thẻ, chi phí quản lý, chi phí phân phối…và giảm giá thành của sản phẩm dịch vụ khi cung cấp cho khách hàng. Thứ hai, dịch vụ này sẽ mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích hơn, khuyến khích công chúng mở thêm tài khoản tại NH, số lượng khách hàng tăng lên, lượng tiền gửi sẽ nhiều hơn.
- Để đảm bảo an toàn trong quá trình phát hành thẻ của NH cũng như hạn chế rủi ro cho KH trong việc sử dụng, các ngân hàng cần khẩn trương chuyển đổi thẻ chip sang thẻ EMV với giải pháp phù hợp, tiết kiệm chi phí nhất. Cần có sự đầu tư hợp lý, dung lượng thẻ phù hợp chỉ sử dụng những phần mềm cần thiết, vì vậy các NH cần hiểu rõ kỹ thuật, quy trình phát hành EMV để lựa chọn nhà cung cấp sao cho giảm thiểu chi phí khi tạo sản phẩm mới, kết nối với một loại máy cà thẻ mới, khi tích hợp chip mới...Đồng thời phải chủ động trong việc nghiên cứu tính năng của từng loại thẻ để phù hợp cho việc phân khúc thị trường.
Để dịch vụ thẻ phát triển, các NH cần có sự hợp tác chặt chẽ với các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn…đảm bảo ít nhất 70% phải có lắp đặt các thiết bị chấp nhận thẻ EDC. Đặt mục tiêu phấn đấu của VN đạt 95% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn... có lắp đặt các thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán vào năm 2020, (tại các nước phát triển thì gần như 100% các đơn vị này lắp EDC và chấp nhận thẻ của KH) đây thực sự là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển thị trường thẻ Việt Nam và văn minh thương mại điện tử (Sơ đồ
3.2 và Sơ đồ 3.3)