lỏng hoặc siết chặt các hoạt động trên sẽ hạn chế hay mở rộng hoạt động tập đoàn TC-NH. Bên cạnh đó việc thừa nhận hay không thừa nhận yếu tố pháp lý về hình thức tập đoàn TC-NH cũng là yếu tố ảnh hưởng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự ra đời tập đoàn. Nói cách khác, quá trình hình thành và phát triển tập đoàn TC-NH diễn ra theo quy luật khách quan, nhưng cơ quan quản lý nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quy định cũng như định hướng.
Tại Mỹ, việc nới lỏng và loại bỏ các quy định ràng buộc đối với hệ thống ngân hàng giữa các bang và việc áp dụng mô hình công ty mẹ - con đã tạo điều kiện cho sự thống nhất trong lĩnh vực tài chính. Các quy định về ngân hàng giữa các bang ban đầu được siết chặt để tránh rủi ro nhưng sau đó thì được nới lỏng dần từ đầu những năm 1980, đến 1994 thì hết hiệu lực, thay mới bằng Luật liên bang năm 1994. Việc bãi bỏ các quy định này thúc đẩy việc hợp nhất và sáp nhập các ngân hàng trong cùng ngành. Theo thống kê cho thấy từ 1994 – 2003, trong vòng 10 năm đã có 3.157 vụ sáp nhập trong ngành ngân hàng [24].
Hay như từ năm 1987, cơ quan lập pháp bang Texas đã cho phép sự thâm nhập của các ngân hàng ngoài tiểu bang. Trong cùng năm đó, Chemical Bank of New York đã thâu tóm Texas Commerce Bank với giá trị tài sản 11.4 tỷ USD. Tương tự, Interfirst Bank với giá trị tài sản 8.8 tỷ USD đã bị thâu tóm bởi RepublickBank, chỉ trong vòng 2 năm, thị trường Texas đã bị thống lĩnh bởi 5 tổ chức bên ngoài bang này.
Khi Quốc hội Mỹ bãi bỏ đạo luật Glass-Steagall Act ban hành năm 1933 thì việc hợp nhất giữa các ngân hàng lớn hình thành nên các tập đoàn tài chính bắt đầu diễn ra mạnh mẽ, các siêu ngân hàng (megabank) bắt đầu xuất hiện. Khi những quy định và luật lệ được nới lỏng hơn, các tổ chức tài chính đã tăng trưởng nhanh chóng về quy mô cũng như độ phức tạp, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Mỹ.
1.3.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và nhân sự của NHTM
Hiệu quả hoạt động của tập đoàn TC-NH phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực của đội ngũ nhân sự mà NHTM đang có, nhất là đội ngũ lãnh đạo. Tập đoàn TC-NH có quy mô lớn và độ phức tạp càng cao đòi hỏi đội ngũ nhân sự phải có tính chuyên nghiệp trong xử lý nghiệp vụ, quản lý hoạt động cũng như giao dịch khách hàng.
Đặc biệt đội ngũ lãnh đạo cấp cao đòi hỏi là những chuyên gia nhiều kinh nghiệm không chỉ trong chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải giỏi cả kỹ năng quản trị và các kỹ năng “mềm” khác. Một trong những vấn đề quan trọng nhất là đạo đức của nhà quản lý vì nó ảnh hưởng đến tính minh bạch, trung thực và hiệu quả lâu dài của cả tập đoàn.
Bên cạnh đó "văn hóa doanh nghiệp" ngày càng thể hiện tầm quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển NHTM. Đây một đề tài lớn cần được nghiên cứu một cách đầy đủ và là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển ngân hàng. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình để ngân hàng hoàn chỉnh, nâng cao thương hiệu của mình. Văn hóa doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển ở ngân hàng khi cán bộ nhân viên ngân hàng thấu hiểu được bản chất của nó, còn nhà quản trị ngân hàng cụ thể hóa thành các chuẩn mực, đồng thời có các biện pháp giáo dục, đào tạo và khuyến khích mọi người thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác. Tuy văn hóa doanh nghiệp không thay thế các nguồn lực khác của ngân hàng nhưng nó lại có thể tạo ra môi trường và cách thức để phát huy cao nhất hiệu quả các nguồn lực trên. Trong văn hóa doanh nghiệp cũng cần nói đến đạo đức nghề nghiệp, đó là trách nhiệm cao độ mà NHTM phải xây dựng được từ đội ngũ nhân sự để tạo lòng tin và tăng uy tín, thương hiệu ngân hàng.
Một vấn đề khác là công tác quản trị. Quản trị một doanh nghiệp đã khó, quản trị một tập đoàn với nhiều doanh nghiệp còn khó hơn. Vì vậy chỉ có những
NHTM có hệ thống quản trị tiến tiến, quản trị rủi ro hiệu quả mới có khả năng hình thành tập đoàn bởi tập đoàn luôn phức tạp và đa dạng trong quan hệ sở hữu.
1.3.2.3. Năng lực tài chính của NHTM
Đứng trên góc độ kinh tế các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ cũng như trong các lĩnh vực kinh doanh khác, vốn là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng và cần thiết. Lợi thế và hiệu quả kinh doanh nhờ vào vốn và quy mô của vốn. Chỉ có có tiềm lực tài chính dồi dào, quy mô vốn lớn, quy mô tài sản lớn mới có thể khẳng định vị thế và thương hiệu của tập đoàn với thị trường, đồng thời phát huy được lợi thế nhờ quy mô để tăng khả năng đầu tư, chống đỡ rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Nếu không có được năng lực tài chính dồi dào thì tập đoàn TC-NH khó triển khai nghiên cứu sản phẩm, mở rộng thị trường, thị phần cũng như hiện đại hóa công nghệ thông tin và nâng cao năng lực quản trị.
Về lý thuyết cho đến nay người ta cũng chưa thống nhất được quy mô như thế nào sẽ tạo lợi thế và đến quy mô nào thì lợi thế hết phát huy tác dụng, tuy nhiên qua xem xét các ngân hàng Châu Âu được Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) nghiên cứu thì những năm 1990 quy mô đó là 600 triệu EURO đối với tài sản của mỗi ngân hàng tiết kiệm (Saving Bank), và những năm gần đây là 25 tỷ USD [60]. Mặc dù chưa thống nhất nhưng ở bảng 1.2 cho thấy các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới luôn có giá trị tài sản hàng trăm, ngàn tỷ USD.
1.3.2.4. Sự phát triển của hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Trải qua thời gian dài cùng với sự phát triển xã hội, từ những sản phẩm dịch vụ nhận giữ, mua bán, đổi tiền giản đơn ban đầu, đến nay sản phẩm dịch vụ ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức, nhiều công cụ, nhiều phương thức đa dạng và ngày càng hiện đại. Sự phát triển về sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm phái sinh dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, kết nối giữa ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm đã góp phần thúc đẩy sự thay đổi về
cấu trúc bộ máy tổ chức ngân hàng. Từ những cấu trúc tổ chức giản đơn ngân hàng sẽ phải tái cấu trúc sao cho sản phẩm dịch vụ luôn hướng về khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm và xây dựng các mối quan hệ liên doanh liên kết để bán chéo sản phẩm cũng như khai thác tối đa tiềm năng khách hàng[6,23].
Bên cạnh đó sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà vươn ra toàn cầu, bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể có tính tương hợp và liên thông với các ngân hàng khác trên thế giới, ví dụ như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng hay nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Đặc biệt các sản phẩm phái sinh bancassurance hay sự kết hợp với việc hoán đổi tín dụng, tư vấn đầu tư, chứng khoán, bảo hiểm mới hình thành đã góp phần thay đổi cấu trúc ngân hàng và hình thành tập đoàn TC-NH lớn để tìm kiếm sự phát triển mạnh mẽ hơn [1].
1.3.2.5. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại
Công nghệ thông tin là yếu tố và điều kiện cần thiết để góp phần thúc đẩy sự hình thành phát triển tập đoàn TC-NH. Công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp cho công tác quản trị tập trung và chặt chẽ hơn, cho phép thực hiện quản lý ở quy mô rộng hơn, không chỉ gói gọn trong lĩnh vực ngân hàng mà còn mở rộng ra lĩnh vực khác của các thành viên trực thuộc, tăng cường cảnh báo rủi ro kịp thời cũng như khai thác các nguồn lực khác hiệu quả hơn. Công nghệ thông tin phát triển còn cho phép phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ cao với nhiều tiện ích cho bản thân tập đoàn và khách hàng.
1.3.2.6. Hệ thống mạng lưới và các quan hệ đại lý
Khi thị trường thế giới và khu vực dần trở nên là những thị trường chung thì phạm vi hoạt động của các chủ thể kinh tế không còn giới hạn bởi quốc gia hay lãnh thổ. Điều này thúc đẩy các NHTM mở rộng hệ thống mạng lưới trực thuộc trong và ngoài phạm vi một nước cũng như xây dựng quan hệ đại lý với các NHTM khác trên phạm vi toàn cầu để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chính
nhờ vào sự mở rộng hệ thống mạng lưới và quan hệ đại lý mà tập đoàn TC-NH có khả năng mở rộng thương hiệu, đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh nhất, rút ngắn thời gian dịch vụ đồng thời khai thác các nguồn tài nguyên thị trường, khách hàng, vốn, tài sản hiệu quả hơn.
1.3.2.7. Một số điều kiện khác
Đó là sự tự nguyện của NHTM CP và các thành viên và giữa các ngân hàng với nhau. Trước hết, để hình thành tập đoàn TC-NH thì ý chí chủ quan và tự nguyện của các bên liên quan là yếu tố tiên quyết, cùng thực hiện nguyên tắc đầu tư, hợp tác, liên kết một cách tự nguyện. Việc hình thành tập đoàn tài chính phải tuân theo các quy luật kinh tế, không thể lắp ghép bằng mệnh lệnh hành chính, phải tuân theo phương thức tự nguyện đóng góp cổ phần, tham gia cổ phần của người đầu tư, với sợi dây liên kết giữa các doanh nghiệp chủ yếu là vốn và thị trường chung.
Bên cạnh là khả năng quản lý rủi ro vì bản thân NHTM đã là một tổ chức lớn, phức tạp thì quản lý tập đoàn đỏi hỏi khả năng quản lý rủi ro phải tốt hơn. Khả năng quản lý rủi ro phải thể hiện bắt đầu từ việc thiết lập chính sách quản lý rủi ro đến thực thi và kiểm soát thường xuyên.
1.4. KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ MỘT SỐ TẬP ĐOÀN TC- NH TRÊN THẾ GIỚI
1.4.1- Hongkong and Shanghai Banking Corporation Holdings (HSBC)
HSBC Holdings được thành lập năm 1991 để làm công ty mẹ của The Hong Kong and Shanghai Banking Corporation ở Hồng Kông. Trụ sở của HSBC tại HSBC Tower (8 Canada Square) ở Canary Wharf, Luân Đôn. Tập đoàn này đã được đặt tên theo thành viên sáng lập và là thành viên góp vốn nhiều nhất.
The Hongkong and Shanghai Banking Corporation, một ngân hàng được Thomas Sutherland thành lập ở Hồng Kông năm 1865 để cung cấp dịch vụ tài chính cho mậu dịch giữa Trung Quốc và châu Âu. Trong suốt hơn một thế kỷ tồn
tại HSBC chỉ là một ngân hàng ở mức trung bình, không nổi tiếng như các ngân hàng của Mỹ. Tuy nhiên trong vòng hơn 30 năm gần đây, HSBC mới thực hiện cuộc “đại nhảy vọt” để trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới.
Kể từ năm 1997 trở lại đây, HSBC đã có hơn 50 vụ mua bán lớn nhỏ mà chủ yếu là mua lại các ngân hàng ở nhiều nước để mở rộng hoạt động và tầm ảnh hưởng. Điển hình như năm 1992, HSBC bỏ ra 9,7 tỷ USD mua lại Ngân hàng Republic National Bank of New York (Mỹ) và tiến hành niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán New York (Mỹ). Năm 2000, HSBC thôn tính CCF (Pháp) và năm 2003, tiếp tục mua tập đoàn tài chính Household International (Mỹ) với giá 15 tỷ USD. Năm 2004, HSBC mua 19,9% cổ phần của Bank of Communications (có trụ sở Thượng Hải), NHTM lớn thứ 5 Trung Quốc, với giá 1,75 tỷ USD và năm 2005, mua lại 19,9% của tập đoàn tài chính - bảo hiểm Ping An Insurance [53].
HSBC Holdings hiện nay là một trong những tập đoàn cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng hàng đầu thế giới với tổng tài sản là 2.468 triệu USD, có hơn 110 triệu khách hàng. Tập đoàn này cũng sở hữu hơn 10.000 văn phòng,
312.000 nhân viên tại 83 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tập đoàn HSBC hoạt động tại 5 khu vực Châu Âu, Hồng Kông, các nước khác thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả khu vực Trung Đông và Châu Phi; Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Với một mạng lưới quốc tế được kết nối với nhau bằng hệ thống công nghệ hiện đại, khả năng lớn mạnh của thương mại điện tử, HSBC cung cấp một hệ thống dịch vụ tài chính cho bốn nhóm khách hàng chính:
- Ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cá nhân đại trà
- NHTM phục vụ khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ,
- Ngân hàng phục vụ các TĐKT lớn và đầu tư kinh doanh trên thị trường tài chính
- Ngân hàng phục vụ các khách hàng giàu có
Hình 1.4: Khái quát mô hình hoạt động của HSBC Holding
HSBC Holding | |||||
Retail Banking | Corporate and | Business | Private Banking | ||
Investment | Investment | ||||
Banking | Banking | ||||
(chuyên trách các | (chuyên phục vụ | (phục vụ Tập đoàn | (chuyên phục vụ | ||
hoạt động ngân | khách hàng Doanh | và đầu tư trên thị | khách hàng giàu | ||
hàng bán lẻ) | nghiệp) | trường tài chính) | có) |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh - 5
- Tập Đoàn Tc-Nh Lấy Nhtm Làm Nòng Cốt Chi Phối Các Thành Viên
- Mô Hình Công Ty Mẹ - Con (Parent - Subsidiary Relationship)
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việc Phát Triển Tập Đoàn Tc-Nh Ở Việt Nam
- Sự Cần Thiết Hình Thành Tập Đoàn Tc–Nh Tại Tp. Hcm
- Sự Cần Thiết Hình Thành Tập Đoàn Tc-Nh Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.
(Nguồn: tổng hợp từ www.hsbc.com) [52]
Về cơ chế điều hành của HSBC Holdings, HĐQT của HSBC lựa chọn quy chế hoạt động cho toàn tập đoàn từ các điều khoản, thông lệ kết hợp với quản trị điều hành; các điều khoản về niêm yết chứng khoán, quản lý tài chính, giao dịch. Các công ty thành viên có thể tự quyết định các hoạt động kinh doanh của công ty mình nhưng phải tuân thủ một số quy định chung đã thống nhất.
HĐQT của HSBC Holdings có 21 thành viên. Đứng đầu là Chủ tịch tập đoàn, dưới Chủ tịch tập đoàn có 2 phó Chủ tịch. Trong HĐQT còn có 1 giám đốc tác nghiệp, 1 giám đốc tài chính và quản lý rủi ro, 1 cố vấn và các thành viên khác là giám đốc không tham gia điều hành và các giám đốc không tham gia điều hành đại diện cho đơn vị liên kết với HSBC Holdings.
HĐQT điều hành toàn bộ hoạt động của tập đoàn thông qua 5 ủy ban chính: ủy ban điều hành, ủy ban kiểm toán, ủy ban quản trị nguồn nhân lực, ủy ban bầu cử và ủy ban trách nhiệm xã hội.
HSBC thiết lập hệ thống cảnh báo và phòng ngừa rủi ro thông qua phân cấp và quy định trách nhiệm xử lý từng giao dịch, thiết lập hệ thống cảnh báo kỹ thuật thông qua hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, kiểm soát trực tiếp thông qua công tác kiểm tra kiểm toán độc lập, khách quan… hàng năm tập đoàn này thành lập một ủy ban kiểm tra việc thực hiện quy chế hoạt động của từng thành viên tập đoàn.
Các qui trình kiểm soát nội bộ chính của HSBC bao gồm: qui trình quản lý hoạt động của các công ty thành viên bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn về chức năng, hoạt động, báo cáo tài chính, quản lý chế độ báo cáo, loại hình kinh doanh của mỗi thành viên; qui trình xác định, kiểm soát và báo cáo các rủi ro chính như rủi ro tín dụng, thay đổi giá thị trường của các công cụ tài chính, khả năng thanh khoản, các lỗi tác nghiệp, các hành vi vi phạm luật, các hành vi lạm quyền; qui trình xác định rủi ro phát sinh từ sự thay đổi thông lệ thị trường hay hành vi của khách hàng; qui trình lập kế hoạch chiến lược cho các nhóm khách hàng, các nhóm sản phẩm toàn cầu áp dụng cho các thành viên tập đoàn hàng năm.
Hiện nay HSBC bên cạnh các thị trường truyền thống, tiếp tục vươn ra các thị trường mới nổi ở khu vực Châu Á như Trung Quốc bằng cách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ bán lẻ, tiêu dùng, phát huy tối đa giá trị cốt lõi về tiềm lực tài chính, tăng cường phát triển mạng lưới khắp các châu lục, phát triển hệ khách hàng bán lẻ toàn cầu và trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới với phương châm “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”
1.4.2. Oversea-chinese Banking Corporation (OCBC)
Thành lập năm 1912, OCBC là ngân hàng lớn thứ 3 ở Singapore và khá nổi tiếng ở các thị trường tài chính khu vực châu Á, nhất là tại Singapore và Malaysia. OCBC hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con với tổng tài sản hơn 90 tỷ USD. OCBC có trên 310 chi nhánh và văn phòng đại diện tại 15 quốc gia. Về phạm vi hoạt động, OCBC chuyên cung cấp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và cho vay cá nhân, doanh nghiệp…mà phần lớn tập trung mảng ngân hàng bán lẻ.