Khái Quát Về Chi Nhánh Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Thái Nguyên


ngân hàng ngày một phong phú hơn với chất lượng dịch vụ tốt hơn, chi phí rẻ hơn (cả về tiền bạc và thời gian) và để chiến thắng trong cạnh tranh bắt buộc các ngân hàng thương mại phải không ngừng đổi mới và phát triển. Đổi mới phong cách phục vụ, đổi mới trong quản lý, phát triển mạng lưới sản phẩm, đưa ra các dịch vụ ngân hàng mới, phát triển và để thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của mình, nâng cao uy tín, thu hút được nhiều lợi nhuận hơn. Quản lý ngân hàng chặt chẽ và hợp lý hơn, giảm thiểu chi phí quản lý và do đó tạo ra động lực cạnh tranh tốt hơn. Trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam, các ngân hàng cũng phải lưu ý tới yếu tố cạnh tranh quốc tế khi Việt Nam tham gia ngày một nhiều hơn vào các hiệp đinh song phương, đa phương.

1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Mỗi ngân hàng khi triển khai bất kỳ một mảng dịch vụ nào cũng đều phải xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh, một tầm nhìn phù hợp. Đó chính là chiến lược kinh doanh, được xây dựng trên nền tảng điều tra, khảo sát các đối tượng khách hàng mục tiêu, môi trường công nghệ, môi trường cạnh tranh, nguồn lực của bản thân ngân hàng,… Ngân hàng cần xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống tài chính để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đang chờ đợi mình. Nếu một ngân hàng xác định được tầm quan trọng của hoạt động dịch vụ trong hoạt động kinh doanh thì sẽ có những đầu tư nguồn lực thích đáng để phát triển dịch vụ. Trong chiến lược kinh doanh cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề con người và công nghệ nhằm sử dụng tốt nhất tài sản, các tài nguyên đầu vào để tạo đầu ra có hiệu quả và ít rủi ro nhất. Chính sách khách hàng cần phải được xem xét cẩn trọng và nhất quán, bởi nó góp phần làm tăng uy tín, tăng thị phần và chiến thắng trong cạnh tranh, tác động tới việc tăng lợi nhuận ngân hàng.

Hoạt động Marketing

Hoạt động Marketing sẽ có tác dụng thu hút sự chú ý của khách hàng về hình ảnh của ngân hàng để khách hàng có sự so sánh và chọn lựa trước khi quyết định tham gia giao dịch với ngân hàng. Xây dựng một hình ảnh đồng nhất, hấp dẫn sự


quan sát của khách hàng là vấn đề đầu tiên của các NHTM phải quan tâm khi xây dựng mạng lưới giao dịch. Không chỉ tạo ra cảm giác chuyên nghiệp trong nhìn nhận của khách hàng mà đơn giản còn tạo ra cảm giác dễ nhận biết, ghi sâu vào tâm trí khách hàng. Do vậy, hình ảnh ngân hàng phải tạo sự đồng nhất nhưng khác biệt với các ngân hàng khác. Trụ sở giao dịch của ngân hàng là một hình thức quảng bá thương hiệu, quảng cáo ngân hàng hiệu quả nhất hiện nay.

Mặt khác, không phải ai cũng thông hiểu mọi thủ tục, thể lệ gửi tiền cũng như các chính sách khuyến khích, ưu đãi mà họ được hưởng, nhất là với những khách hàng có trình độ học vấn chưa cao và với những khách hàng mới lần đầu đến ngân hàng gửi tiền. Với hoạt động marketing ngân hàng, thông qua các bảng niêm yết đầy đủ, công khai các tiện ích dễ hiểu sẽ tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái dễ chịu, không cảm thấy khó khăn về thủ tục khi gửi tiền. Hơn nữa, hoạt động Marketing sẽ giúp khách hàng tìm thấy được cơ hội hấp dẫn để gửi tiền vào ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể tiếp xúc, duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Quy mô và uy tín của ngân hàng

Kinh doanh ngân hàng thường xuyên đối đầu với rủi ro. Các khoản tổn thất của ngân hàng sẽ được bù đắp bằng vốn chủ sở hữu (Đầu tiên là quỹ dự phòng rủi ro, sau đó là lợi nhuận tích luỹ và cuối cùng là vốn ban đầu). Trong trường hợp ngân hàng phá sản hoặc ngừng hoạt động, các khoản tiền sẽ được hoàn trả trước, sau đó đến nghĩa vụ với Chính phủ và người lao động, các khoản vay, cuối cùng mới đến các chủ sở hữu. Do vậy quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn, người gửi tiền và người cho vay càng cảm thấy an tâm về ngân hàng. Ngân hàng sẽ huy động được nhiều vốn hơn, chi phí huy động vốn giảm, hiệu quả huy động vốn được nâng cao.

Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên - 4

Uy tín của mỗi ngân hàng trong hệ thống tài chính là một loại “tài sản vô hình” của ngân hàng đó. Uy tín này phải được tạo dựng qua nhiều năm hoạt động có hiệu quả, qua công tác quảng cáo, khuếch trương để tạo ra hình ảnh của ngân hàng đó trên thị trường.

Quy mô của ngân hàng là nhân tố quan trọng quyết định cơ cấu danh mục

dịch vụ ngân hàng. Cơ cầu vốn của ngân hàng quyết định khả năng chi trả và cung


ứng dịch vụ tài chính cho khách hàng. Nếu như các ngân hàng truyền thống chỉ chú trọng vào hoạt động tín dụng thì đa số các ngân hàng hiện nay đều phát triển theo hướng là ngân hàng đa năng, đáp ứng cho khách hàng tất cả các nhu cầu về dịch vụ tài chính, đa dạng hóa hoạt động để thu hút ngày càng nhiều khách hàng.

Tùy theo quy mô mà mỗi ngân hàng sẽ tập trung vào loại hình dịch vụ mà mình có ưu thế nhất, chẳng hạn các ngân hàng lớn có ưu thế trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng Internet; các ngân hàng có quy mô trung bình đạt chi phí thấp nhất đối với các tài khoản thẻ tín dụng…

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Cơ cấu của ngân hàng bao gồm: Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Trong mỗi doanh nghiệp nói chung, vai trò, chức năng, quyền hạn của ban lãnh đạo từng cấp được xác định theo từng mức độ khác nhau. Hệ thống tổ chức nếu được thực hiện theo cơ cấu phù hợp, giữa các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ thì việc định hướng, triển khai và đánh giá thực trạng hoạt động của ngân hàng trở nên có hiệu quả hơn.

Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng được bố trí, sắp xếp một cách khoa học, hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, các bộ phận trong ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhờ đó hiệu quả huy động vốn của ngân hàng được nâng cao. Ngược lại, nếu ngân hàng có bộ máy tổ chức cồng kềnh, các phòng ban, các bộ phận trong ngân hàng được bố trí, xắp xếp một cách chồng chéo, không khoa học sẽ kìm hãm sự phát triển của các cá nhân, các bộ phận trong ngân hàng. Hơn nữa, với bộ máy tổ chức cồng kềnh, chồng chéo, chi phí hoạt động của ngân hàng gia tăng, lợi nhuận của ngân hàng giảm, hiệu quả huy động vốn giảm.

Đặc biệt, đối với dịch vụ ngân hàng, hệ thống ngân hàng cần xây dựng một cơ cấu tổ chức phù hợp để xác định rõ các kênh hoạt động, phân định rõ giữa bộ máy quản lý và bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng, triển khai moi hoạt động nhằm hướng tới việc phục vụ khách hàng tốt hơn.


Nâng cao năng lực quản trị ngân hàng và kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Công tác này phải thường xuyên được nâng lên ngang tầm với trình độ hiện đại hóa của công nghệ. Đồng thời cần thường xuyên rà soát lại các quy trình, quy định nội bộ trong Chi nhánh để hoàn thiện, bổ sung, nâng cấp và tránh sơ hở dễ bị lợi dụng.

Chất lượng dịch vụ cung cấp

Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả huy động của NHTM. Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ ngày càng tăng, ngân hàng nào có danh mục dịch vụ đa dạng, chất lượng tốt sẽ chiếm ưu thế. Khi mức lãi suất huy động và sự đa dạng của các hình thức huy động vốn giữa các ngân hàng ít có sự khác biệt, vấn đề thu hút sự chú ý của khách hàng chính là sự tiện lợi cao nhất, chất lượng tốt và sự khác biệt về đặc điểm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch hơn. Khách hàng không chỉ đến ngân hàng gửi tiền mà còn sử dụng các dịch vụ khác như thanh toán, bảo lãnh, tín dụng,… Khi khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ do ngân hàng cung cấp, ngân hàng sẽ có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn có chi phí thấp và gia tăng thu nhập, nhờ đó hiệu quả huy động vốn được nâng cao

Trình độ kỹ thuật – công nghệ của ngân hàng

Cơ sở vật chất trang thiết bị của ngân hàng là yếu tố đầu tiên thu hút được sự chú ý của khách hàng, khách hàng luôn mong muốn tiến hành các giao dịch với một ngân hàng có trụ sở khang trang, bề thế, được trang bị các thiết bị hiện đại. Đồng thời, cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp. Nếu ngân hàng được trang bị các thiết bị hiện đại, chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và yên tâm hơn khi đến giao dịch với ngân hàng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị là yếu tố quan trọng giúp ngân hành thực hiện cạnh tranh phi lãi suất. Với cùng lãi suất huy động như nhau, ngân hàng nào có cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền hơn, từ đó hiệu quả huy động vốn sẽ được nâng cao.


Do yêu cầu của thị trường, các dịch vụ ngân hàng ngày nay luôn gắn với thiết bị công nghệ cao bao gồm: Hệ thống mạng máy tính nội bộ được bảo mật cao và được nối mạng Internet, điện thoại, máy ATM…

Công nghệ hiện đại sẽ tạo ra sự thuận lợi nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng, giảm bớt thời gian và chi phí giao dịch, tăng khả năng kiểm soát đối với các dịch vụ ngân hàng, cập nhật, thu thập, xử lý và phân tích thông tin nhanh hơn, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đa tiện ích, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng.

Tuy nhiên công nghệ hiện đại cũng có mặt trái là đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có trình độ phù hợp để làm chủ được công nghệ ấy, hay khách hàng phải đủ hiểu biết để sử dụng được những phương thức giao dịch hiện đại. Ngân hàng phải căn cứ vào khả năng tài chính, trình độ đội ngũ nhân viên và đối tượng khách hàng để lựa chọn áp dụng những công nghệ phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN

2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc với tổng diện tích tự nhiên 3.562,82km2 dân số hơn 1,27 triệu người.

Thái Nguyên có những thuận lợi cơ bản là:

- Có tiềm năng kinh tế phong phú đa dạng, đất đai tương đối tốt, khí hậu

không khắc nghiệt, ít bão lũ, có nhiều loại tài nguyên khoáng sản.

- Có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn của Trung ương bao gồm: Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, nhà máy cơ khí Sông Công, các mỏ than của công ty than Nội Địa, các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng: Xi măng La hiên, xi măng Cao Ngạn, tấm lợp Amiăng và một số ngành công nghiệp gia công chế biến: Chè Sông Cầu, chè Quân Chu...

- Có hệ thống 6 trường đại học, 11 trường trung học chuyên nghiệp và 9 trung tâm dạy nghề trên địa bàn, góp phần tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

Bên cạnh những thuận lợi Thái Nguyên còn có những khó khăn chính là:

- Thái Nguyên là tỉnh còn nghèo, thu ngân sách chưa đủ cho chi. Nền kinh tế phát triển chưa đồng đều, chưa vững chắc. Cơ sở hạ tầng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, lượng vốn đầu tư cho các ngành còn thiếu.

- Các cơ sở sản xuất nhất là công nghiệp nặng được xây dựng từ nhiều năm trước đây, thiết bị, công nghiệp lạc hậu, việc đầu tư đổi mới còn chậm, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, sức cạnh tranh trên thị trường yếu.

* Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội chủ yếu:

- Các chỉ tiêu kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP ) bình quân hàng năm đạt ít nhất 7%, trong đó nông, lâm nghiệp 3,5-4 %; công nghiệp, xây dựng 9-9,5 %, dịch vụ 7-8 %.


+ Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 8%/ năm.

+ Thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước 10%.

+ Sản lượng lương thực có hạt đến 2010 đạt trên 500 ngàn tấn. Chè trồng 3000 ha (trồng mới 2000ha, trồng lại 1000 ha), trồng mới cây ăn quả hàng năm 1000 ha, trồng rừng mới hàng năm 2000ha.

+ Cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2011 là công nghiệp- dịch vụ- nông, lâm nghiệp với tỷ trọng trong GDP như sau: Công nghiệp, xây dựng 34- 35%, dịch vụ 33-34%, nông, lâm nghiệp 31-32%.

- Các chỉ tiêu xã hội:

+ Phấn đấu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập trung

học cơ sở. Thay thế toàn bộ các phòng học kiên cố và bán kiên cố.

+ Hàng năm giải quyết thêm việc làm cho 10.000 lao động.

+ Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm: 0,4 phần ngàn.

* Định hướng chủ trương và giải pháp phát triển

- Xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với nhu cầu thị trường và tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Đưa nhanh tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất.

- Tiếp tục đầu tư để hoàn chỉnh và mở rộng năng lực tưới tiêu, khai thác tốt các công trình thủy lợi hiện có, phát triển kinh tế đồi rừng, đẩy mạnh phát triển hạ tầng nông thôn.

- Tích cực đổi mới công nghệ và thiết bị trong các doanh nghiệp trọng yếu, các khâu quy định đều chất lượng sản phẩm và các sản phẩm xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng, hạ tầng đa dạng hóa sản phẩm.

- Thực hiện nhanh và có hiệu quả dự án khôi phục và mở rộng khu gang thép Thái Nguyên đã được chính phủ phê duyệt.

- Tích cực đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng xây lắp, phát triển nhanh

công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

- Tạo điều kiện xây dựng một số cơ sở sản xuất mới như: Xi măng, sản xuất

vật liệu xây dựng, công nghệ may mặc, da giầy, mía đường...


- Phát huy sức mạnh tổng hợp, tăng cường đầu tư cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển thương mại dịch vụ, phục vụ đắc lực cho phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân như: Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện nước và quản lý đô thị, thương mại dịch vụ.

- Công tác tiền tệ - tín dụng:

+ Tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại.

+ Mở rộng các hoạt động dịch vụ ngân hàng.

+ Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

- Cung ứng đủ vốn cho sản xuất kinh doanh, tăng vốn trung hạn và dài hạn, chống tham nhũng tiêu cực trong tín dụng.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Thái Nguyên

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (ĐT&PT) Thái Nguyên, trực thuộc ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, thành lập ngày 26/04/1957 với tên gọi ban đầu là Phòng cấp phát vốn Kiến thiết cơ bản trực thuộc Ty Tài chính Bắc Thái, tiền thân của Ngân hàng Kiến thiết Bắc Thái. Đến năm 1996, trên cơ sở tách Ngân hàng ĐT&PT Bắc Thái thành 02 chi nhánh cấp I là Thái Nguyên và Bắc Kạn. Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thái Nguyên chính thức được thành lập theo quyết định số 267/QĐ - TCCB ngày 20/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở đặt tại tổ 27, phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên.

Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thái Nguyên (sau đây gọi tắt là Chi nhánh) là ngân hàng đầu tiên trên địa bàn đã thực hiện xong dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng từ tháng 04/2005. Mọi thông tin, dữ liệu đều được quản lý tập trung tại hội sở chính. Là ngân hàng hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong việc ứng dụng khoa học công nghệ thông tin hiện đại vào phục vụ hoạt động ngân hàng. Hệ thống máy móc trang thiết bị của chi nhánh đã được đổi mới đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Tất cả các giao dịch tại Hội sở chính và các điểm giao dịch đều được

Ngày đăng: 13/12/2022