Các Loại Nguồn Vốn Của Chi Nhánh Ngân Hàng Đt&pt Thái Nguyên


2.2.2. Nhóm sản phẩm huy động vốn

Là một ngân hàng lớn và có uy tín lâu năm trên địa bàn, Chi nhánh BIDV Thái Nguyên luôn coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Nguồn vốn của Chi nhánh huy động được bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung vào: Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng; vay của các tổ chức tín dụng khác.

2.2.2.1. Tình hình huy động nguồn vốn

Bảng 2.3: Các loại nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thái Nguyên


Chỉ tiêu

Số lượng (Triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

2009/2008

2010/2009

Vốn HĐTG + phát hành GTCG

1.410.602

1.707.002

2.021.000

121

118,39

Vốn vay

3.039

4.050

6.032

133,27

148,94

Vốn điều lệ và quỹ

61.452

70.320

82.435

114,43

117,23

Vốn khác

764.482

830.250

925.330

108.6

111,45

Tổng nguồn vốn

2.239.575

2.611.622

3.034.797

116,61

116,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên - 6

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Chi nhánh BIDV Thái Nguyên)

Công tác huy động vốn tại chỗ từ nguồn tiền gửi nhàn rỗi của dân cư, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức trên địa bàn luôn được chú trọng. Nguồn vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước.

Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình huy động vốn của Chi nhánh là rất khả quan. Tổng vốn huy động được liên tục tăng qua các năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tổng nguồn vốn của Chi nhánh năm 2009 là 2.611.622 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 26,61%; năm 2010 là 3.034.797 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 16,2%. Trong đó thì lớn nhất là nguồn vốn huy động tiền gửi và phát hành các giấy tờ có giá (chiếm khoảng 60-70%) và thấp nhất là nguồn vốn vay và vốn điều lệ và quỹ.


Biểu đồ 2.1: Các loại nguồn vốn tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thái

Nguyên


2500000


Vốn huy động tiền gửi + phát hành GTCG

Vốn vay


Vốn uỷ thác đầu tư


Vôn và quy Vốn khác

2000000


1500000


1000000


500000


0

2008 2009 2010


Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ biểu hiện sự tăng trưởng của các loại nguồn vốn cho thấy: Đối với Chi nhánh BIDV Thái Nguyên thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi chiếm 60% đến 70% so với tổng nguồn vốn. Con số này tương đương với tỷ trọng nguồn vốn huy động tiền gửi của cả hệ thống BIDV nhưng thấp hơn so với Vietinbank (Tại Vietinbank con số này từ 74% trở lên). Điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn từ tiền gửi vẫn là một hoạt động rất quan trọng đòi hỏi phải có nhiều đầu tư cả về chất lẫn về lượng. Tỷ trọng vốn và quỹ theo các năm cũng tăng lên cho thấy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh ngày càng hiệu quả.

Bảng 2.4: Thị phần huy động vốn tại Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Thái

Nguyên so với các ngân hàng trên địa bàn


Danh mục

2008

2009

2010

Tổng nguồn vốn huy động Chi nhánh Ngân

hàng ĐT & PT Thái Nguyên (triệu đồng)

1.410.602

1.707.002

2.021.000

Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn

(triệu đồng)

6.315.503

6.904.302

7.501.515

Thị phần vốn của Chi nhánh trên địa bàn(%)

22,34

24,72

26,94

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh BIDV Thái Nguyên năm 2008-2010)


Thị phần huy động vốn của Chi nhánh trong các năm gần đây tăng không nhiều do từ cuối năm 2009, đến thời điểm 30/9/2010 thị phần huy động vốn của Chi nhánh BIDV Thái Nguyên là 26,94%, Tuy nhiên về thời điểm cuối năm do lãi suất biến động tăng đột biến ở một số ngân hàng TMCP khiến nguồn vốn chi nhánh bị sụt giảm nhẹ. Trên địa bàn có thêm nhiều NHTM cổ phần mở chi nhánh và phòng giao dịch. Các NHTM cổ phần liên tục áp dụng các biện pháp lôi kéo khách hàng bằng lãi suất, bằng các hình thức tặng quà khuyến mại (đặc biệt giai đoạn đầu năm 2010 khi các ngân hàng thiếu nguồn, nhiều ngân hàng đã huy động với mức lãi suất rất cao lên tới 18

% ÷ 20 %). Vì thế, để có thể tiếp tục giữ được vai trò tiên phong đứng đầu trong hệ thống NHTM quốc doanh trên địa bàn của mình, Chi nhánh BIDV Thái Nguyên cần chú trọng hơn nữa tới các phương pháp gia tăng nguồn vốn huy động và nâng cao hiệu quả huy động vốn.

2.2.2.2. Về cơ cấu nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động 31/12/2010 đạt 2.021 tỷ đồng tăng 18,39 % so với năm 2009 đạt 91,55 % kế hoạch. Mặc dù huy động vốn hết sức khó khăn xong chi nhánh vẫn giữ được đà tăng trưởng. Tuy nhiên mức tăng trưởng nguồn vốn vẫn thấp hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành và thấp hơn mức tăng trưởng huy động trên địa bàn. Nguồn vốn huy động bình quân đạt 1.795 tỷ đồng, đạt 98,05 % kế hoạch giao, tăng 16,26 % so với 2009 thấp hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn cuối kỳ, điều đó thể hiện nguồn vốn chưa thực sự ổn định và bền vững.

- Năm 2010 NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, bám sát thị trường. Giai đoạn đầu năm 2010, lãi suất cơ bản là 8 %, NHNN điều hành chính sách trần lãi suất huy động là 10,49 %/năm và trần lãi suất cho vay bằng 150 % lãi suất cơ bản(12 %). Trong điều kiện huy động vốn khó khăn nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay nên mức lãi suất trên không đủ thu hút được tiền gửi. Trước sức ép thanh khoản, ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng chính sách lãi suất thỏa thuận từ ngày 16.3.2010, theo đó được sự đồng thuận của Hiệp hội ngân hàng, lãi suất huy động xoay quanh mức 11,2 % đến 11,5 %, đây là giai đoạn thanh khoản tương đối tốt, nguồn vốn ngân hàng rất khả quan, tốc độ tăng


trưởng mạnh, giá cả phù hợp, rất thuận lợi cho hoạt động ngân hàng cũng như hoạt động doanh nghiệp. 9 tháng đầu năm 2010 cũng là thời gian lãi suất cơ bản được giữ ổn định lâu nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên từ tháng 10 năm 2010 trước sức ép thực hiện thông tư 13 và thông tư 19 cùng với việc chỉ số CPI được công bố ở mức cao, tỷ giá ngoại tệ, giá vàng biến động mạnh đã đẩy các ngân hàng vào một cuộc đua tăng lãi suất huy động, đặc biệt là thời điểm đầu tháng 12 một số ngân hàng cổ phần đã tăng lãi suất đột biến lên đến 17-18 % gây lên sự hỗn loạn thị trường lãi suất, khiến một lượng vốn lớn bị rút ra khỏi khối ngân hàng thương mại quốc doanh trong đó có BIDV. Đến cuối tháng 12/2010, dưới sự chỉ đạo sát sao của NHNN cùng với sự đồng thuận của hệ thống các NHTM, lãi suất huy động duy trì ở mức 14 %. Tuy nhiên huy động vốn vẫn vô cùng khó khăn.

Trước những khó khăn áp lực trong công tác huy động vốn, Chi nhánh đã nỗ lực quyết tâm áp dụng mọi biện pháp để giữ vững và khơi tăng nguồn vốn:

+ Tập trung nỗ lực đẩy mạnh huy động vốn, ưu tiên nguồn nhân lực, vật lực cho công tác huy động vốn.

+ Hoàn chỉnh nâng cấp hệ thống mạng lưới các quỹ tiết kiệm, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, nâng cao phong cách giao dịch, chất lượng phục vụ để thu hút khách hàng.

+ Bám sát diễn biễn thị trường lãi suất, phối hợp tốt với các ngân hàng lớn trên địa bàn để thống nhất lãi suất huy động, tìm hiểu các cơ chế chăm sóc khách hàng của ngân hàng bạn, linh hoạt áp dụng chính sách khuyến mại, chính sách khách hàng đảm bảo cạnh tranh, hạn chế tối đa dòng tiền ra khỏi hệ thống.

+ Phân giao kế hoạch huy động vốn đến từng phòng, từng bộ phận, có cơ chế khen thưởng kịp thời. Thực hiện các cuộc vận động cán bộ và người thân của cán bộ tham gia gửi tiền góp phần nâng cao nguồn vốn cho chi nhánh

Kết quả huy động nguồn vốn theo cơ cấu vốn trong 3 năm 2008 – 2010 được

thể hiện qua bảng dưới đây:


Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT TN

Đơn vị tính: triệu đồng,%


Các chỉ tiêu

2008

2009

2009 so

với 2008

2010

2010 so

với 2009

Nguồn vốn huy động

1.410.602

1.707.002

21,01%

2.621.000

18,39%

+Chia theo loại hình

1.410.602

1.707.002

21,01%

2.021.000

18,39%

-TCKT và dân cư

1.286.110

1.457.002

13,29%

1.687.000

15,79%

- Kỳ phiếu và TP

CCTG

124.492

250.000

100,8%

334.000

33,6%

Tỷ trọng TG TCKT &

DC

91,14

85,35


83,47


Tỷ trọng Kỳ phiếu và

TP CCTG

8,86

14,65


16,53


+ Chia theo loại tiền

1.410.602

1.707.002

21,01%

2.021.000

18,39%

-VND

1.217.140

1.562.002

28,33%

1.861.000

19,14%

-Ngoại tệ quy đổi

193.462

145.000

-25,05%

160.000

10,34%

Tỷ trọng VND

86,28

91,51


92,08


Tỷ trọng ngoại tệ

13,72

8,49


7,92


+ Chia theo thời gian

1.410.602

1.707.002

21,01%

2.021.000

18,39%

- Ngắn hạn

1.244.534

1.528.000

22,78%

1.770.500

15,87%

-Trung-dài hạn

170.020

179.002

5,28%

250.500

39,94%

Tỷ trọng ngắn hạn

87,98

89,51


87,61


Tỷ trọng trung dài hạn

12,02

10,49


12,39


(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh BIDV Thái Nguyên năm 2008-2010)


a. Cơ cấu nguồn vốn theo loại hình

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn theo loại hình


2000000


-TCKT và dân cư


- Kỳ phiếu và TP

CCTG

1500000


1000000


500000


0

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010



Nếu phân loại theo loại hình ta thấy: Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư liên tục tăng qua các năm. Năm 2008 chỉ đạt 1.286.110 triệu đồng chiếm tỷ lệ 91,14% nhưng đến năm 2010 thì nguồn vốn huy động được từ loại hình này tăng lên 1.687.000 triệu đồng chiếm tỷ lệ 83,47%. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi các tổ chức kinh tế hoạt động sử dụng vốn diễn ra thường xuyên đặc biệt là hoạt động thu, chi, thanh toán nên họ phải gửi tiền vào ngân hàng để phục vụ cho các hoạt động này, nhằm giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian, an toàn. Năm 2010, thị trường chứng khoán của Việt Nam có nhiều sự biến động, để đảm bảo an toàn về nguồn vốn của mình, các tổ chức kinh tế và dân cư đã chuyển sang phương thức đầu tư khác ổn định và an toàn hơn đó là gửi tiền vào ngân hàng. Cùng với đó, Chi nhánh đã tích cực thực hiện các hoạt động Marketing về các sản phẩm huy động vốn như các hình thức khuyến mại, quà tặng... đi kèm khi khách hàng gửi tiền vào Chi nhánh. Điều này đã làm cho lượng tiền Chi nhánh huy động được tăng.

* Mức độ tập trung vốn: huy động vốn của 20 khách hàng lớn nhất đạt 514 tỷ đồng

tỷ chiếm 25,4% tổng nguồn vốn, tăng 5,5% so 2009. Bao gồm:

- 11 khách hàng dân cư có số dư là 269 tỷ đồng tỷ đồng, chiếm 52,3% số dư nhóm khách hàng lớn, chiếm 13,3% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó có 3 khách hàng mới phát sinh trong năm 2010 với tổng số dư là 71 tỷ đồng


- 9 khách hàng doanh nghiệp có số dư là 245 tỷ đồng, chiếm 47,7% số dư

nhóm khách hàng lớn, chiếm 12,1% tổng nguồn vốn huy động.

Mức độ tập trung vốn mở một nhóm khách hàng lớn tiếp tục tăng cao. Với mức độ tập trung cao như vậy nguồn vốn chịu tác động mạnh khi thị trường có biến động dẫn đến rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng.

Kỳ phiếu và TP CCTG có biến động tăng. Năm 2009 đạt 250.000 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 100,8%. Năm 2010 nguồn vốn này đạt 334.000 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 33,6%.

b. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền


2000000


1500000


-VND

-Ngoại tệ quy đổi

1000000



500000


0

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010


Tỷ trọng nguồn vốn Việt Nam đồng đều tăng qua các năm. Năm 2008 đạt 86,28%, năm 2009 tăng lên 91,51% và đến năm 2010 đã đạt 92,08%. Sở dĩ tỷ trọng nguồn vốn này liên tục tăng qua các năm là do lượng tiền ngoại tệ gửi vào ngân hàng giảm mạnh. Lý giải điều này là do lãi suất huy động tiền VNĐ thì luôn có xu hướng tăng còn lãi suất huy động ngoại tệ lại giảm mạnh.

Để giảm áp lực tăng tỷ giá, hạn chế doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ, năm 2010 NHNN quy định trần lãi suất huy động tiền USD đối với TCKT là không quá 1% với tất cả các kỳ hạn đã làm cơ cấu loại tiền thay đổi theo hướng giảm dần tỷ


trọng huy động vốn ngoại tệ, dân chúng có tâm lý muốn gửi tiền VNĐ để sinh lời nhanh hơn. Đến 31.12.2010 nguồn vốn huy động ngoại tệ đạt 160 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,49 % tổng nguồn vốn huy động, giảm 0,57 % so 2009.

c. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian tại Chi nhánh NH ĐT&PT TN


























































1800000


1600000


1400000


1200000


Huy động vốn ngắn hạn

Huy động vốn trung dài hạn

1000000

800000


600000


400000


200000


0

2008 2009 2010


Từ bảng số liệu trên cho thấy năm 2009 nguồn vốn ngắn hạn tăng mạnh từ

1.244.534 triệu đồng năm 2008 tăng lên 1.528.000 triệu đồng năm 2009 tức là tăng 22,78 %; nguồn vốn trung – dài hạn tăng không đáng kể, từ 170.020 triệu đồng năm 2008 tăng lên 179.002 triệu đồng năm 2009 tức là chỉ tăng 5,28 %. Nhưng đến năm 2010 thì cơ cấu giữa nguồn vốn ngắn hạn với nguồn vốn trung – dài hạn biến động ngược lại. Nguồn vốn ngắn hạn chỉ tăng 15,87 % so với năm 2009 đạt 1.770.500 triệu đồng, nhưng nguồn vốn trung - dài hạn lại tăng 39,94 % so với năm 2009 lên mức 250.500 triệu đồng. Điều này cho thấy trong năm 2010 Chi nhánh đã có những biện pháp tích cực để thu hút nguồn vốn trung – dài hạn, đó là Chi nhánh đẩy mạnh thực hiện triển khai sản phẩm tiền gửi kỳ hạn linh hoạt dành cho định chế tài chính và tổ chức kinh tế mà khi rút vốn trước hạn khách hàng sẽ được hưởng lãi theo kỳ hạn thực gửi. Bởi vậy đã thu hút được một số khách hàng định chế tài chính gửi kỳ hạn dài (BSC,BIC, Ngân hàng phát triển…), tạo sự chuyển dịch cơ cấu tiền gửi theo hướng tích cực cho sự phát triển dài hạn của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cho vay trung và dài hạn.

Ngày đăng: 13/12/2022