Định Hướng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Chăm Pa Sắc Đến Năm 2015


Công tác xã hội phát triển du lịch thực hiện chưa tốt, nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch còn hạn chế.

Tóm tắt chương 2

Hai quá trình phát triển du lịch Tỉnh Chăm Pa Sắc trong thời gian qua đã đạt một số thành tựu: tốc độ tăng trưởng không giảm, đóng góp cho GDP của tỉnh khá nhiều, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sự mở rộng đầu tư và địa bàn du lịch, giải quyết việc làm cho người dân địa phương, thu hút đầu tư, cơ chế chính sách phát triển du lịch từng bước được thực hiện để đáp ứng tình hình kinh doanh du lịch. Bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Chăm Pa Sắc vẫn còn rất nhiều việc cần làm để đạt được kế hoạch hàng năm của ngành, xứng đáng là vị trí then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh.

Nhận thức rõ những thành tựu đã đạt được, bên cạnh những tồn tại, tìm hiểu những nguyên nhân khách quan và chủ quan để đưa ra những giải pháp phát triển du lịch Chăm Pa Sắc theo định hướng chất lượng cao và bền vững trong thời kỳ mở rộng phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xã hội chủ nghĩa.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NĂM 2015


3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NĂM 2015‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

3.1.1. Những cơ hội và thuận lợi

3.1.1.1. Trên bình diện quốc tế.

Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015 - 9

Thế giới trong những năm đầu của thế kỷ XXI đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị và xã hội; Xu thế toàn cầu và hợp tác phát triển tăng lên, đòi hỏi phải có sự thay đổi phạm vi, chức năng và cấu trúc của các tổ chức toàn cầu như ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Liên hợp quốc tế (UN), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IFM), Tổ chức thương mại thế giới (WTO)…; nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Theo dự báo của tổ chức Du lịch Thế giới, khu du lịch Đông Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lượt khách quốc tế, mức tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế đến khu vực hiện nay 6 %/ năm. Bối cạnh đó tạo thuận lợi để du lịch Lào nói chung và du lịch Chăm Pa Sắc nói riêng phát triển theo hướng hội nhập ngang tầm khu vực và quốc tế.

3.1.1.2. Trong nước

Mới gần đây Đại hội Đảng nhân dân Cách mạng Lào lần thứ IX được tổ chức ngày 17 – 21 tháng 6 năm 2011, trong báo cáo hoạt động quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm qua, đã nhấn mạnh nền kinh tế của nước Lào ngày càng phát triển, GDP bình quân hàng năm tăng lên, cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi theo định hướng XHCH; Định hướng chương trình phát triển chủ yếu trong việc mở rộng quan hệ ASEAN trong 5 năm cũng đã định hướng 3


ngành quan trọng như: Lâm nghiệp, môi trường và ngành du lịch mục tiêu để trở thành nước “ xanh, sạch và đẹp” (green, clean anh beautiful) cũng là thế mạnh để phát triển du lịch; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển; đời sống vật chất và tình thần của nhân dân đang được cải thiện; nhận thức du lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch tăng nhanh.

Hệ thống pháp luật đang từng bước được hoàn thiện mà điển hình là sự ra đời của Luật Du lịch ngày 09 tháng 11 năm 2005 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển du lịch;

Chính sách đổi mới, đang mở cửa và đang ở trong giai đoạn xem xét sắp đến nước CHDCDN Lào sẽ được gia nhập WTO chính thức, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển.

Lào có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo; đất nước, con người Lào mến khách; là điểm đến an toàn, thân thiện đối với khách du lịch quốc tế. Ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc được sự quan tâm giúp đỡ các cơ quan

Trung ương.

3.1.1.3. Trong tỉnh

Các cấp lãnh đạo tỉnh đã có sự nhìn nhận đúng đắn trong xu thế phát triển lâu dài, cụ thể là:

Du lịch, dịch vụ du lịch đã được định hướng là ngành kinh tế góp phần tạo động lực của tỉnh; kết cấu hạ tầng trong đó có hạ tầng du lịch đang được quan tâm đầu tư phát triển mang chiều hướng thuận lợi, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm; Tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách thông thoáng ưu đãi trong công tác đầu tư tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Tỉnh Chăm Pa Sắc có nhiều tiềm năng và lợi thế trở thành một đô thị du lịch lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế, với các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, du lịch thiên nhiên, văn hóa lịch lầu đời và du


lịch tham các 4000 đảo gắn với các trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo chất lượng cao;

Xu thế phát triển, liên kết vùng được rộng mở, Chăm Pa Sắc có nhiều khả năng về thế mạnh để phát triển và mở rộng thị trường sản phẩm du lịch với các Tỉnh Miền Bắc – Trung – Nam như: tỉnh Luong Pha Bang, Sa Van Na Khệt, Thủ đô Viêng Chăn, hơn cũng mở rộng thị trường các có biên giới giáp với nhau như Vương quốc Thái tỉnh U Bon và Vương quốc Campuchia;

Nhận thức về du lịch của dân trong tỉnh được cải thiện, tạo môi trường xã hội thuận lợi để phát triển du lịch theo đúng mục tiêu đề ra.

3.1.2. Những khó khăn và thách thức

Du lịch Lào, trong đó có du lịch Chăm Pa Sắc phát triển trong môi trường nhiều biến động về mặt kinh tế, chính trị, thời tiết… ở phạm vị toàn cầu. Đặc biệt cuộc suy thoái kinh tế hiện nay trên thế giới là một trong những khó khăn, thách thức lớn của ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng.

Trình độ phát triển kinh tế của đất nước, mức sống của người dân nhìn chung còn thấp so với nhiều nước trong khu vực; cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt; ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Tài nguyên, môi trường du lịch bị xuống cấp do những bất cập trong quản lý, bảo vệ và khai thác và nhiều nguyên nhân khác. Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch.

Việc phát triển du lịch còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu vốn, chưa hiệu quả; chính sách về đầu tư chưa thực sự hấp dẫn mọi nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển du lịch.


Công tác xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy khoạch phát triển du lịch chồng chéo; hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ; kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, người lao động trong lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế.

3.2. QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NAM 2015

3.2.1. Các quan điểm phát triển

Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc phải đi theo hướng phát triển chung của Đảng và Nhà nước. Theo nghị quyết Đại hội Đảng Dân nhân Cách mạng Lào lần thứ IX năm 2011 đã cụ thể hoá: Định hướng phát triển ngành du lịch theo hướng phát triển bền vững và có sự tham gia của người dân địa phương.

Việc phát triển ngành du lịch Lào nói chung tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng là theo hướng du lịch bền vững phải dựa trên các quan điểm sau:

- Phát triển du lịch phải theo hướng bền vững, có phần đóng góp của người dân để xoá đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

- Phát triển du lịch phải đảm bảo sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả. Đồng thời phải hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải;

- Phát triển phải gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng về thiên nhiên, về văn hóa và xã hội, là nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của du lịch làm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tăng cường sự phong phú về sản phẩm du lịch.

- Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, ví dụ lịch là ngành kinh tế có mối quan hệ liên ngành, liên vùng cao. Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trong mối quan hệ


với các ngành kinh tế khác cũng như với việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đảm bảo môi trường.

- Phát triển phải chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường. Đối với bất kỳ hoạt động phát triển nào con người luôn đóng vài trò quyết định. Đưa nhận thức về quản lý môi trường vào chương trình đào tạo của ngành du lịch sẽ đảm bảo cho việc thực hiện những chính sách và luật pháp về môi trường tại các cơ sở du lịch.

- Phát triển phải tăng cường quảng cáo tiếp thị một cách có trách nhiệm và thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu.

- Phát triển du lịch phải đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội.

3.2.1.1. Mục tiêu chung

- Về kinh tế: Nếu như trong giai đoạn vừa qua phát triển du lịch Chăm Pa Sắc với mục tiêu chỉ để trở thành một ngành kinh tế khá mạnh có sức thuyết phục, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, thì giai đoạn từ nay đến năm 2015 du lịch Chăm Pa Sắc phát triển với mục tiêu chung:

- Phát triển du lịch theo hướng du lịch chất lượng cao và bền vững để ngành kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh; khai thác có hiệu quả các nguồn lực của địa phương, sự hỗ trợ của Trung ương, thu hút đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế để xây dựng tỉnh Chăm Pa Sắc trở thành một trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực Miền Nam Lào. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển các loại hình du lịch có lợi thế của địa phương như du lịch thiên nhiên, du lịch tham quan các 4000 đảo, du lịch văn hóa, Vat Phu, du lịch sinh thái, hội thảo, nghỉ dưỡng, hội nghị đi đôi với đẩy mạnh phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bản địa, phát triển nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ thúc


đẩy tiêu dùng, tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Về văn hoá - xã hội: quy hoạch phát triển du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc đặc thù của địa phương. Khai thác tốt các di sản văn hoá có giá trị, các di sản lịch sử để phục vụ phát triển du lịch. Việc phát triển du lịch phải bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, giữ ổn trật tự xã hội tốt đẹp cũng như môi trường chính trị ổn định và phải góp phần cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân Chăm Pa Sắc.

- Môi trường: quy hoạch phát triển du lịch phải trên cơ sở phát triển bền vững. Phải có kế hoạch và quản lý phù hợp, sử dụng hợp lý các tài nguyên du lịch và có hiệu quả, đặc biệt là các vùng sinh thái, di tích lịch sử văn hoá.

- Về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội : phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc phải góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định khu vực, tạo nên một điểm đến an toàn và thân thiện.

Nếu các mục tiêu trên được thực hiện một cách đúng đắn thì sẽ tạo điều kiện cho Chăm Pa Sắc phát triển ngành du lịch mạnh một cách bền vững.

3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể

Khách du lịch: tăng cường thu hút khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đến tỉnh Chăm Pa Sắc từ năm 20010 – 2015 đạt cho được

2.066.053 lượt khách, lượng khách tăng trưởng bình quần thời kỳ 2010 – 2015 đạt 15%/, trong năm 2015 sẽ có lượng khách đến Chăm Pa Sắc 535.944 lượt khách.

Doanh thu từ ngành du lịch: Nâng cao nguồn thu từ du lịch. Phấn đấu năm 2010 – 2015 thu nhập từ ngành du lịch đạt khoảng 3.460 triệu Kíp, tương đương 276 triệu USD.


Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; các khu du lịch; các tuyến, điểm du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch… Phấn đấu từ năm 2010 – 2015 toàn Tỉnh có khu du lịch 206 điểm, trong đó khu du lịch thiên nhiên 109 điểm, khu du lịch lịch sử 40 điểm, khu du lịch văn hóa 57 điểm, Phấn đấu phát triển cơ sở lưu trú đạt khoảng 5,448 phòng khách sạn, trong đó có 35% đạt tiêu chuẩn xếp hạng (4% đạt tư 1 – 4 sao).

Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Phấn đấu đến năm 2015 toàn ngành du lịch Chăm Pa Sắc có khoảng 4500 lao động, (trong đó lao động trực tiếp 2500 và 2000 lao động gián tiếp).

3.2.1.3. Các chỉ tiêu cụ thể

Hiện nay, khách du lịch đến Chăm Pa Sắc chủ yếu tập trung ở khu vực Pakse, Khổng, Paksong và Chăm Pa Sắc, trong tương lai để giảm áp lực lên tài nguyên và môi trường ở các khu vực nay, cần thiết đầu tư phát triển đồng bộ các khu vực khác như Ba chiêng, Pa Thum Phon, Sa Na Som Bun. Tuy nhiên Pakse và Khổng, Pak song, Chăm Pa Sắc vẫn là cụm du lịch chính, thu hút phần lớn khách du lịch của Tỉnh Chăm Pa Sắc.

- Thu nhập du lịch

Thu nhập du lịch của một địa phương bao gồm tất cả các khoản thu mà do khách du lịch chi trả ở địa phương đó như: doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và các dịch vụ khác như Bưu điện, Ngân hàng, Y tế, bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí v.v… Việc tính toán doanh thu từ du lịch của một địa phương được căn cứ vào các chỉ tiêu chủ yếu như số lượt khách, ngày lưu trú trung bình, mức chi tiêu trung bình trong ngày của một khách.

Về ngày lưu trú trung bình:

Năm 2005 -2010 ngày lưu trú trung bình của khách đến Chăm Pa Sắc chỉ đạt 1,6 ngày khách quốc tế, và khách nội địa 2,4 ngày, để phù hợp với bối

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 28/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí