DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1:Tổng tài sản, vốn tự có, vốn điều lệ của toàn hệ thống
Biểu đồ 2: Tăng trưởng tổng tài sản, vốn tự có, vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng tại thời điểm 31/7 so với cuối 2011 (%) (Nhóm NHTMNN gồm cả ngân hàng Vietcombank và Vietinbank)
Biểu đồ 3: Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng ở VN
Biểu đồ 4: tỷ lệ tiền gửi/GDP của Việt Nam so với các nước trong khu vực
Biểu đồ 5: Lãi suất huy động giai đoạn 2000 – 2009 của Việt Nam so với các nước Biểu đồ 6: Tăng trưởng GDP và các khu vực kinh tế giai đoạn 2000- 2010
Biểu đồ 7: Tăng trưởng GDP theo qu
Biểu đồ 8: GDP bình quân đầu người giai đoạn 2000 – 2010
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 1
- Các Nhân Tố Quyết Định Đến Quy Mô Nguồn Vốn Huy Động Tiền Gửi
- Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
- Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Lý do chọn đề tài:
PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, hệ thống các tổ chức tín dụng ở nước ta đã phát triển lớn mạnh, đa dạng về loại hình, đa dạng về sở hữu với 5 ngân hàng thương mại nhà nước hoặc cổ phần chi phối nhà nước, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 54 ngân hàng chi nhánh nước ngoài, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính và 1.085 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 1 tổ chức tài chính quy mô nhỏ va 50 văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế thế giới dự báo vẫn còn nhiều bất ổn.Trong nước, lạm phát đã giảm tốc, song vẫn đứng ở mốc cao, sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Không những thế, năm 2012 cũng sẽ là năm thực hiện chương trình tái cấu trúc nền kinh tế mà trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng thương xây dựng hệ thống ngân hàng quản trị tốt, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đa dạng, có tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.
Với tất cả khó khăn cũng như thách thức trên, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam luôn đặt công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt, Vietcombank luôn bám sát diễn biến thị trường, tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn. Đó là l do em chọn đề tài: “ Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốntiền gửi cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, nguồn vốn huy động và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao huy
động vốn cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng như một số kiến nghị cho Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài: “ Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” bao gồm đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu như sau:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu, thống kê, so sánh, phân tích … đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn. Đề tài sử dụng mô hình phân tích Swot nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hoạt động huy động vốn tiền gửi.
Đề tài cũng thực hiện công cụ khảo sát nhằm thu thập, thống kê ý kiến khách hàng về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hoạt động huy động vốn tiền gửi để từ đó đưa ra một số giải pháp Phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng này. Do hạn chế về thời gian và địa bàn công tác nên việc khảo sát được giới hạn cho khách hàng của Vietcombank chi nhánh Bình Dương. Tuy nhiên, đây là chi nhánh hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm liền, đặc biệt Vietcombank chi nhánh Bình Dương có những điều kiện thuận lợi như sự phát triển lớn mạnh của tỉnh nhà, với các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao so với cả nước và thành phần dân cư là dân từ Bắc đến Nam nhập cư về nên tác giả hy vọng kết quả khảo sát này có thể đánh giá phần nào chất lượng huy động vốn tiền gửi của Vietcombank.
Ý nghĩa của đề tài:
Đề tài đã thực hiện tổng hợp những lý thuyết cơ bản về huy động vốntiền gửi của ngân hàng thương mại và phân tích hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại nói chung và của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam nói riêng. Để từ đó, kết quả của đề tài sẽ cho thấy một số mặt mạnh cần phát huy và một số hạn chế cần khắc phục trong hoạt động huy động vốn tiền gửi và từ đó đưa ra môt số giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.
Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 03 Chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại và nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi
Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
1.1 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại:
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan như: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
1.1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại:
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu quan trọng nhất của ngân hàng thương mại.Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Nhìn vào bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại chúng ta thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn được phản ảnh bên phần tài sản Nợ. Do vậy, huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tài sản Nợ.
Theo Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm cụ thể hóa việc thi hành luật của các Tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau đây:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có gía khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc ngân hàng nhà nước chấp thuận, …
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.2 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn:
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng.Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của ngân hàng thương mại. Vì một ngân hàng thương mại khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định. Tuy nhiên, vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để Ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Do vậy, nghiệp vụ huy động vốn rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách hàng .
1.2.1 Đối với ngân hàng thương mại:
Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác.Không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ không đủ vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, ngân hàng thương mại có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng.Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng.
1.2.2 Đối với khách hàng:
Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có nghĩa quan trọng đối với ngân hàng mà còn có nghĩa quan trong đối với khách hàng.Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Cuối cùng, nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc tiệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng.
1.3 Đặc điểm và hình thức huy động vốn tiền gửi:
1.3.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán:
Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tiền gửi thanh toán.Tài khoản này mở cho các đối tượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
Thanh toán qua ngân hàng là một loại dịch vụ thanh toán, theo đó ngân hàng thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đơn vị phải trả, bằng cách ghi Nợ vào tài khoản, sang tài khoản của đơn vị thụ hưởng, bằng cách ghi Có tài khoản.
Để thực hiện được nghiệp vụ thanh toán này, đòi hỏi khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng có thể hình thành từ hai nguồn: do khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản hoặc do khách hàng nhận chuyển khoản từ đơn vị khác. Số dư này nhằm duy trì khả năng thanh toán và chi trả của khách hàng bất cứ thời điểm nào.
Tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàng cũng sử dụng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của họ. Do vậy, đôi khi số dư này nhàn rỗi tạm thời cho đến khi được huy động và thanh toán. Những lúc nhàn rỗi tạm thời, số dư này trở thành nguồn vốn của nguồn vốn của ngân hàng , do đó, ngân hàng có thể sử dụng cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, do tài khoản tiền gửi thanh toán là tài khoản không kỳ hạn, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào khi cần mà không phải báo trước với ngân hàng nên ngân hàng rất khó có kế hoạch việc sử dụng loại tiền gửi này.Chính vì vậy, ngân hàng trả lãi suất rất thấp cho loại tiền gửi này, hoặc thậm chí không trả lãi. Do vậy, khách hàng thường duy trì số dư cho tài khoản tiền gửi thanh toán không nhiều, chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu chi trả hàng ngày của họ. Mặc dù số dư mở tài khoản tiền gửi thanh toán của từng khách hàng không lớn nhưng do là trung tâm tập trung tiền tệ và cung cấp dịch vụ thanh toán, nên ngân hàng thương mại có số lượng khách hàng rất đông khiến cho tổng vốn huy động qua tiền gửi thanh toán của khách hàng trở nên lớn đáng kể.
1.3.2 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi cá nhân:
Tài khoản tiền gửi cá nhân được mở cho khách hàng cá nhân có nhu cầu sử dụng như: nhận tiền lương hàng tháng, nhận chuyển tiền từ nước ngoài hoặc trong nước. Hiện nay, số lượng tài khoản cá nhân tại các ngân hàng thương mại không ngừng tăng lên nhờ có sự định hướng của Chính phủ hướng tới tất cả các giao dịch thanh toán đều thực hiện qua ngân hàng, cũng như nhờ có sự phối hợp tốt giữa ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp cũng như các tổ chức khác trong việc triển khai mở tài khoản và trả lương trực tiếp cho nhân viên vào tài khoản. Thông thường, số dư tài khoản này tăng lên khi khách hàng nhận tiền lương vào thời điểm trả lương và giảm dần khi khách hàng rút tiền về chi tiêu nên số dư trên các tài khoản này thường không lớn nhưng do số lượng tài khoản rất lớn nên ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn đáng kể. Do đó, đây là một thị trường hấp dẫn để các ngân hàng luôn đưa ra những chính sách cạnh tranh nhằm tăng nguồn vốn huy động của mình.
1.3.3 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm: 1.3.3.1Tiết kiệm không kỳ hạn:
Sản phẩm tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn, sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai.
Đối với khách hàng khi lựa chọn hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi.Với sổ tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào trong giờ giao dịch. Tuy nhiên, khác với hình thức tài khoản tiền gửi cá nhân mỗi lần giao dịch khách hàng xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân quỹ như là gửi tiền và rút tiền chứ không thể thực hiện được các giao dịch thanh toán như trong trường hợp tài khoản tiền gửi thanh toán.
Đối với ngân hàng, vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi. Mặc dù, số dư trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng