CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ HỆ THỐNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI
1. Tổng quan về hệ thống phân phối
1.1 Khái niệm hệ thống phân phối hàng hóa
Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa từ nhà sản xuất muốn đến tay người tiêu dùng cuối cùng phải trải qua một chuỗi hoạt động mua và bán. Hệ thống phân phối hàng hóa là thuật ngữ mô tả toàn bộ quá trình lưu thông, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường. Đó là dòng chuyển quyền sở hữu hàng hóa qua các doanh nghiệp và tổ chức khác nhau tới người mua cuối cùng.
Theo quan điểm tổng quát, “Hệ thống phân phối hàng hóa là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng”1.
Nói cách khác, đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn dàng để người tiêu dùng cuối cùng hoặc người sử dụng công nghiệp có thể mua và sử dụng.
1.2 Đặc điểm và vai trò của hệ thống phân phối
1.2.1 Đặc điểm
Hệ thống phân phối hàng hóa là một chuỗi các mối quan hệ giữa các tổ chức liên quan trong quá trình mua bán hàng hóa. Mỗi chủ thể trong quá trình kinh doanh chắc chắn phải tham gia vào một hoặc một số hệ thống phân phối hàng hóa nhất định.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam - 1
- Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Hệ Thống Bán Lẻ Hiện Đại
- Tác Động Của Việc Mở Cửa Thị Trường Bán Lẻ
- Thực Trạng Phát Triển Của Hệ Thống Bán Lẻ Hiện Đại Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Mỗi hệ thống phân phối hàng hóa thông qua các dòng vận động (dòng chảy) để đảm bảo hàng hóa đến được địa điểm tiêu dùng như: chuyển quyền sở hữu, đàm phán, vận động vật chất của hàng hóa, thanh toán, trao đổi thông tin xúc tiến đặt hàng, chia sẻ rủi ro, tài chính…Các dòng chảy này kết nối các thành viên của hệ thống phân phối với nhau.
1Nguồn: Trần Minh Đạo (2002), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội
Các hệ thống phân phối hàng hóa có sự phân công lao động và chuyên môn hóa trong từng hệ thống. Các tổ chức kinh doanh nhất định chuyên môn hóa một hoặc một số công việc nhất định. Sở dĩ những trung gian thương mại hoặc tổ chức hỗ trợ khác được sử dụng để thực hiện công việc phân phối bởi họ thực hiện các chức năng phân phối hiệu quả hơn so với các nhà sản xuất.
Hàng hóa lưu thông trong các hệ thống phân phối hàng hóa thông qua cơ chế “kéo-đẩy”. Cơ chế “kéo” tức là doanh nghiệp dùng các biện pháp tác động vào nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng để tạo lực hút hàng hóa ra thị trường. Cơ chế “đẩy” là việc doanh nghiệp sử dụng các biện pháp khuyến khích hệ thống phân phối tăng cường hoạt động tiêu thụ, tạo thành lực đẩy hàng hóa ra thị trường.
1.2.2. Vai trò của hệ thống phân phối hàng hóa 2
Vai trò với nền kinh tế
Hệ thống phân phối hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn cơ bản vốn có của các nền kinh tế thị trường, góp phần đảm bảo nền kinh tế hoạt động và phát triển bền vững. Sau đây là ba mâu thuẫn cơ bản trong phân phối hàng hóa trên thị trường mà hệ thống có vai trò giải quyết:
Một là, mâu thuẫn giữa người sản xuất khối lượng lớn, chuyên môn hóa với nhu cầu tiêu dùng theo khối lượng nhỏ nhưng đặc biệt và đa dạng. Các nhà sản xuất chuyên môn hóa và cung cấp ra thị trường một khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn, song những người tiêu dùng đơn lẻ lại chỉ có nhu cầu mua hàng hóa với số lượng nhỏ.
Hai là, sự khác biệt về không gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Thông thường, việc sản xuất tập trung tại một địa điểm nhất định, còn tiêu dùng lại phân bố rộng khắp, hoặc ngược lại. Sự xuất hiện cấu trúc của hệ
2 Nguồn: Lê Trịnh Minh Châu (2004), Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội
thống phân phối hàng hóa nhiều cấp độ với các trung gian thương mại là để tạo sự ăn khớp về không gian giữa người sản xuất và tiêu dùng.
Ba là, sự khác biệt về thời gian khi thời điểm sản xuất và tiêu dùng không trùng khớp. Vì sản xuất thường không xảy ra trùng thời gian với nhu cầu tiêu dùng nên nảy sinh nhu cầu sự trữ hàng hóa. Sự ăn khớp về thời gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng được giải quyết thông qua dòng chảy của sp trong các kênh lưu thông và dự trữ hàng hóa trong hệ thống phân phối đảm bảo hàng hóa luôn sẵn có để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Sơ đồ 1 thể hiện vai trò của hệ thống phân phối hàng hóa trong việc giải quyết những mâu thuẫn của nền kinh tế thị trường
Sơ đồ 1: Hệ thống phân phối hàng hóa nối sản xuất và tiêu dùng
Khu vực sản xuất: chuyên môn hóa và phân công lao động dẫn đến khả năng cung cấp đa dạng
Xã hội hóa hệ thống phân phối hàng hóa cần thiết để giải quyết những khác biệt và mâu thuẫn
Khu vực tiêu dùng: nhu cầu và mong muốn đa dạng về chủng loại, thời gian, địa điểm và quyền sở hữu
Vai trò với các doanh nghiệp
Sự hoạt động nhịp nhàng thông suốt của hệ thống phân phối đã định hướng tốt cho các ngành sản xuất hướng tới thị trường, sản xuất ra những gì thị trường đang có nhu cầu. Vì vậy mà quyền lợi của người sản xuất luôn gắn với
quyền lợi của nhà phân phối. Theo xu hướng đó, quyền lực của hệ thống phân phối ngày càng lớn, chi phối thậm chí áp đặt cuộc chơi cho ngành sản xuất.
Hệ thống phân phối giúp doanh nghiệp đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, tạo lập lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị trường. Hệ thống phân phối hàng hóa là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Việc phát triển và quản lý được các hệ thống phân phối hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian hàng hóa đến tay người tiêu dùng, nhờ đó tăng tốc độ quay vòng vốn, mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Hệ thống phân phối hàng hóa cung cấp cho nhà sản xuất nhiều thông tin cần thiết để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của người tiêu dùng. Với chức năng tổ chức mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng, những nhà phân phối là những người có điều kiện tiếp cận tốt hơn với các thông tin từ thị trường. Do vậy, các doanh nghiệp nên thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với nhà phân phối để trao đổi thông tin, nắm bắt nhu cầu thị hiếu tiêu dùng, từ đó lập kế hoạch kinh doanh, cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhanh với nhu cầu của thị trường.
Vai trò với người tiêu dùng
Hệ thống phân phối mang lại nhiều sản phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Ngoài ra, hoạt động phân phối còn cung cấp cho người tiêu dùng hàng loạt các dịch vụ bổ sung như địa điểm thuận lợi, giao hàng tại nhà, tư vấn tiêu dùng…giúp cho sự lựa chọn chính xác hơn, tăng thêm sự thuận tiện khi mua hàng.
1.3 Xu hướng phát triển của hệ thống phân phối trong nền kinh tế hiện đại
Xu hướng phát triển của hệ thống phân phối những năm cuối thập kỷ 90 đến nay là:
Tập trung hoá hệ thống phân phối ngày càng cao. Cùng với sự xuất hiện của các công ty khổng lồ trong lĩnh vực phân phối, mối quan hệ giữa nhà
sản xuất, người bán buôn và bán lẻ ngày càng mật thiết để tạo ra một hệ thống phân phối hàng hóa ngày càng hiệu quả.
Trong bán lẻ, có sự thay thế các cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ, độc lập bằng những cửa hàng bách hóa với quy mô lớn.
Quy mô trung bình của các cửa hàng (diện tích, doanh số, lao động…) tăng lên
Ngày càng xuất hiện nhiều siêu thị, đại siêu thị có quy mô cực lớn, kinh doanh theo chuỗi.
Phương thức kinh doanh nhượng quyền của các công ty lớn đã liên kết các cửa hàng quy mô nhỏ trong cùng một hệ thống nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Có sự tham gia của các nhà bán lẻ, những người sản xuất vào hệ thống phân phối truyền thống làm cho vai trò của các phương thức bán lẻ truyền thống ngày càng giảm, đặc biệt là với các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày.
Sự xuất hiện và phát triển với tốc độ cao của phương thức bán hàng không thông qua cửa hàng như bán hàng qua mạng, tivi, bưu điện…Thương mại điện tử tạo ra một xu hướng bán hàng mới, xuất hiện trong thời đại “số hoá” giúp cho khách hàng giao dịch nhanh, nhà kinh doanh tiết kiệm chi phí cửa hàng, đồng thời xoá bỏ rào cản địa lý giữa các quốc gia.
Sự mở rộng hoạt động của các tập đoàn phân phối bán lẻ khổng lồ: cùng với xu thế toàn cầu hoá và dỡ bỏ dần các rào cản thương mại của các quốc gia, các công ty phân phối lớn đang tích cực tiến hành khảo sát và điều tra để thâm nhập các thị trường tiềm năng.
2. Tổng quan về hệ thống bán lẻ và hệ thống bán lẻ hiện đại
2.1 Tổng quan về bán lẻ
2.1.1 Khái niệm
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về bán lẻ, trong đó có 2 định nghĩa được thừa nhận rộng rãi như sau:
Trong cuốn “Quản trị Marketing”, Phillip Kotler đã đưa ra định nghĩa:
Bán lẻ là mọi hoạt động nhằm bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho cá nhân, không mang tính thương mại.3
Trong cuốn “Retail management”, Micheal Levy định nghĩa:
Bán lẻ là một loạt các hoạt động kinh doanh làm gia tăng giá trị cho sản phẩm dịch vụ được bán cho người tiêu dùng vì mục đích sử dụng cho cá nhân hoặc gia đình.4
Như vậy có thể hiểu nhà bán lẻ hay công ty bán lẻ là nhà một công ty thương mại mà tổng doanh thu của nó chủ yếu từ hoạt động bán lẻ mang lại. Bất kể tổ chức nào (nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ) bán cho người tiêu dùng cuối cùng đều làm chức năng bán lẻ.
2.1.2. Vị trí và chức năng của bán lẻ trong kênh phân phối
Vị trí của bán lẻ
Các nhà sản xuất thường đưa hàng hóa của mình ra thị trường thông qua các kênh phân phối. Các nhà bán lẻ nằm ở vị trí cuối cùng trong kênh phân phối. Họ mua lại hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn để bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Người bán lẻ không những là những người quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng ma còn hoạt động như một đại lý mua hàng cho công chúng bằng cách xác định, lựa chọn hàng hóa, thỏa
3 Phillip Kotler (2003), “Quản trị marketing”, NXB Thống kê, trang 314
4 Micheal Levy (2003), “Retail management”, NXB McGraw Hill Higher Education
thuận mức giá với nhà cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa dịch vụ cho tất cả mọi người trong xã hội.
Sơ đồ 2: Vị trí của bán lẻ trong kênh phân phối5
Nhà SX (NK)
Người tiêu dùng
Nhà SX (NK)
Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng
Nhà SX (NK)
Nhà bán sỉ
Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng
Nhà SX (NK)
Nhà bán sỉ
Nhà bán sỉ nhỏ
Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng
Chức năng của bán lẻ
Bán lẻ là một khâu của quá trình phân phối nên nó cũng đảm nhiệm đầy đủ chức năng cơ bản của phân phối. Tuy nhiên do đặc thù là kênh cuối cùng đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng nên bán lẻ mang một số đặc điểm riêng.
Thứ nhất là nghiên cứu, thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi. Nhà bán lẻ là người trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng nên có thể thu thập những thông tin về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng… để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Những thông tin này của nhà bán lẻ là rất cần thiết để người sản xuất có
5 Nguồn: Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, trang 290
thể nắm bắt được phản hồi từ phía khách hàng, kịp thời cải tiến hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Thứ hai là kích thích tiêu thụ, cung cấp các thông tin về hàng hóa cho người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ có thể tự tiến hành các biện pháp xúc tiến bán hàng riêng của mình để tăng doanh thu bán lẻ. Đồng thời, họ có thể đóng vai trò là người chuyển thông điệp quảng cáo hoặc các thông tin khuyến nghị của nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Thứ ba là hoàn thiện hàng hóa, làm cho hàng hóa đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua. Tại các cửa hàng bán lẻ như siêu thị, số mặt hàng có thể lên tới 15.000 từ hơn 500 nhà sản xuất khác nhau. Việc sắp xếp và phân loại này giúp người tiêu dùng có sự lựa chọn phong phú các sản phẩm với đủ mọi thương hiệu, kiểu dáng, giá cả… Bên cạnh đó, dù các nhà bán lẻ có thể nhận hàng hóa đã hoàn thiện từ người sản xuất hay nhà bán buôn nhưng do đặc thù ngành bán lẻ, nhà bán lẻ phải tiến hành sơ chế, đóng gói…để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong điều kiện tốt nhất và hình thức phù hợp nhất.
Thứ tư là lưu kho bãi: Đây là chức năng quan trọng của người bán lẻ để đảm bảo luôn có hàng phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được nhiều hàng hóa vào mọi nơi mọi lúc. Ngoài ra, một số hoạt động sản xuất có tính thời vụ, còn tiêu dùng diễn ra quanh năm, do đó cần tới chức năng dự trữ hàng hóa của người bán lẻ.
Thứ năm là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ: nhà bán lẻ cung cấp các dịch vụ giúp cho người tiêu dùng dễ dàng mua và sử dụng sản phẩm hơn, bằng các biện pháp như cho người mua trả chậm, mời sử dụng hàng thử, tư vấn và sẵn sàng cung cấp thêm thông tin về sản phẩm.
2.1.3. Phân loại các nhà bán lẻ
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, hoạt động bán lẻ được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau rất đa dạng nên việc phân loại chúng gặp nhiều khó