Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam - 1



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------***-------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ HIỆN 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM


Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam - 1

Sinh viên thực hiện : Tạ Minh Thu Lớp : Anh 14

Khóa : 42D – KT&KDQT

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Hồng Yến


Hà Nội – Tháng 11/2007


LỜI CẢM ƠN


Em mong muốn bày tỏ sự trân trọng và biết ơn với những sự hướng dẫn tận tình từ Thạc sỹ Phạm Thị Hồng Yến, giáo viên trường Đại học Ngoại thương trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.

Em cũng chân thành cảm ơn Thạc Sỹ Vũ Văn Quyền, vụ phó vụ Chính sách thị trường trong nước, Bộ Công Thương và Viện nghiên cứu Thương mại đã giúp đỡ trong việc tiếp cận nguồn tài liệu, số liệu thực tế và đóng góp ý kiến trong quá trình nghiên cứu.

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để hoàn thiện và phát triển đề tài hơn nữa.


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ HỆ THỐNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI 3

1. Tổng quan về hệ thống phân phối 3

1.1 Khái niệm hệ thống phân phối hàng hóa 3

1.2 Đặc điểm và vai trò của hệ thống phân phối 3

1.2.1 Đặc điểm 3

1.2.2. Vai trò của hệ thống phân phối hàng hóa 4

1.3 Xu hướng phát triển của hệ thống phân phối trong nền kinh tế hiện đại 6

2. Tổng quan về hệ thống bán lẻ và hệ thống bán lẻ hiện đại 8

2.1 Tổng quan về bán lẻ 8

2.1.1 Khái niệm 8

2.1.2. Vị trí và chức năng của bán lẻ trong kênh phân phối 8

2.1.3. Phân loại các nhà bán lẻ 10

2.2 Khái niệm và đặc điểm của hệ thống bán lẻ hiện đại 11

2.2.1 Khái niệm 11

2.2.2 Đặc điểm 12

3. Kinh nghiệm phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại một số nước 16

3.1 Kinh nghiệm của Thái Lan 16

3.1.1 Khái quát về hệ thống bán lẻ của Thái Lan 16

3.1.2 Tác động của việc mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ 17

3.1.3 Chính sách của chính phủ Thái Lan 18

3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 19

3.2.1 Khái quát về hệ thống bán lẻ của Trung Quốc 19

3.2.2 Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ 20

3.2.3 Chính sách của chính phủ Trung Quốc 20

3.3 Bài học cho Việt Nam 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM

.............................................................................................................................. 25

1. Thực trạng hệ thống bán lẻ tại Việt Nam 25

2. Thực trạng phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam 29

2.1 Thực trạng các nhân tố tác động đến hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại tại Việt Nam 29

2.1.1 Chính trị luật pháp 29

2.1.2 Kinh tế 30

2.1.3 Xã hội 32

2.1.4 Văn hóa 33

2.1.5 Khoa học công nghệ 34

2.2 Đánh giá thực trạng hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam 35

2.2.1 Các thành tựu đạt được 35

2.2.2 Các mặt tồn tại 46

2.3 Giới thiệu một số hình thức bán lẻ hiện đại tiêu biểu 54

2.3.1 Siêu thị (Super market) 55

2.3.2 Trung tâm thương mại (Shopping mall, shopping centre) 57

2.3.3 Cửa hàng tiện lợi 59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM 62

1. Những căn cứ chính để định hướng phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại 62

1.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 62

1.2 Những thay đổi trong thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam 63

1.3 Mức độ đô thị hoá và lối sống công nghiệp 64

1.4 Lợi thế cạnh tranh của hệ thống bán lẻ hiện đại so với các loại hình bán lẻ truyền thống 64

2.1. Mục tiêu 65

2.2 Định hướng phát triển đối với hệ thống bán lẻ hiện đại 66

3. Các giải pháp và kiến nghị 67

3.1 Đối với Chính phủ 67

3.2 Đối với các doanh nghiệp thuộc hệ thống bán lẻ hiện đại 76

3.3 Đối với các doanh nghiệp sản xuất 83

3.4 Đối với người tiêu dùng 84

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AVR : Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA : Hiệp định thương mại tự do

GCCI : Chỉ số lạc quan tiêu dùng toàn cầu GDP : Tổng thu nhập quốc nội

GRDI : Chỉ số phát triển thị trường bán lẻ toàn cầu HTX : Hợp tác xã

MFN : Quy chế tối huệ quốc


NT : Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia


PNTR : Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

UBND : Ủy ban nhân dân


WTO : Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1: Hệ thống phân phối hàng hóa nối sản xuất và tiêu dùng 5

Sơ đồ 2: Vị trí của bán lẻ trong kênh phân phối 9

Bảng 3: Các mô hình cửa hàng bán lẻ 11

Bảng 4: Phân tích SWOT giữa hệ thống bán lẻ hiện đại và truyền thống 15

Bảng 5: Ước tính thị phần của loại hình bán lẻ truyền thống và hiện đại trong dịch vụ bán lẻ năm 1998 và 2002 16

Bảng 6: Xếp hạng 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất năm 2007 25

Bảng 7: Thu nhập và chi tiêu bình quân 1 người/tháng theo giá thực tế phân theo thành thị và nông thôn 31

Bảng 8: Phân bố dân số qua các năm 32

Biểu đồ 9: Tỷ trọng hàng hóa bán lẻ qua các phương thức phân phối 46

Bảng 10: Kênh phân phối một số mặt hàng tiêu dùng 47

Biểu đồ 11 : Phân hạng siêu thị năm 2005 theo tiêu chuẩn quy định trong Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại 48


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, cùng với tiến trình mở cửa hội nhập kinh tế của đất nước và sự phát triển của kinh tế xã hội, các loại hình phân phối hiện đại theo mô hình của các nước tiên tiến như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại… đã xuất hiện ngày càng phổ biến tại một số đô thị lớn tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người dân thành phố và xu hướng xích lại gần đời sống sinh hoạt của một xã hội hiện đại.

Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại các nước có nền kinh tế thị trường cho thấy đây là hình thức tổ chức thương mại rất có hiệu quả và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong các hình thức phân phối hàng hóa. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khi các hệ thống phân phối kiểu truyền thống đang còn giữ vai trò chi phối thì việc hiện đại hóa hệ thống phân phối nói chung và hệ thống bán lẻ nói riêng đang là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Thị trường bán lẻ Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây song việc nghiên cứu và xác định chiến lược phát triển các hình thức bán lẻ hiện đại còn là vấn đề tương đối mới mẻ. Mặt khác, phần lớn các mô hình tổ chức hoạt động của hệ thống bán lẻ hiện đại được đưa vào Việt Nam một cách thiếu chọn lọc, chưa được nghiên cứu để vận dụng sáng tạo cho phù hợp với đặc thù văn hóa và tâm lý tiêu dùng của nước ta.

Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ các khái niệm về hệ thống phân phối, vai trò, vị trí của mô hình bán lẻ hiện đại trong hệ thống phân phối nói chung. Đồng thời, nghiên


cứu chiến lược phát triển hệ thống phân phối của các nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng, tình hình phát triển, chỉ ra các thành tựu và mặt còn hạn chế của mô hình bán lẻ hiện đại tại Việt Nam và dự báo triển vọng trong tương lai.

- Xây dựng các giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam, hỗ trợ hợp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một số mô hình bán lẻ hiện đại, bao gồm các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi và các trung tâm thương mại tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề nêu, khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp duy vật biên chứng; phương pháp lịch sử; phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu; phương pháp điều tra khảo sát hiện trường tại một số siêu thị, trung tâm thương mại như Vincom Plaza, Metro, Big C…và phương pháp chuyên gia.

5. Kết cấu đề tài

Ngoài phần lời mở đầu, danh mục bảng biểu và kết luận, khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về hệ thống phân phối và hệ thống bán lẻ hiện đại Chương II: Thực trạng của hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam Chương III: Giải pháp để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2022