Một Số Lễ Hội Tiêu Biểu Của Phú Yên (Theo Âm Lịch)


loại hình lễ hội lịch sử, lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội dân gian. Tuy nhiên, tình hình lễ hội chưa đồng nhất, còn mang tính chất tự phát, chưa được đầu tư nhiều nên chưa xây dựng nên nét đặc sắc vốn có của nó dưới góc độ DL cần thiết phải nghiên cứu chọn lọc, có kế hoạch khôi phục hay phát triển một số hình thức lễ hội có giá trị phục vụ DL. Một số lễ hội tiêu biểu của Phú Yên như:

Bảng 2.3 Một số lễ hội tiêu biểu của Phú Yên (theo âm lịch)


TT

Tên gọi

Thời gian tổ chức


1

Hội đua thuyền Sông

Đà Rằng

Ngày mùng 7 tháng Giêng. Tại: Sông Chùa, đường Bạch Đằng, TP Tuy Hòa. Đua thuyền rồng, lắc thúng chai, trình

diễn: múa siêu, múa lân, hò bá trạo...


2

Hội đua ngựa Gò Thì Thùng

Ngày mùng 9 tháng Giêng. Tại: Gò Thì Thùng xã An

Xuân, H.Tuy An; mở đầu là màn diễu hành của các “kỵ sĩ”, rồi đến đua ngựa và các trò chơi: kéo co, đẩy gậy...


3

Lễ hội Chùa Đá Trắng

Ngày mùng 10 tháng Giêng. Tại: thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An. Lễ hội được tổ chức hàng năm thu

hút đông đảo tăng ni phật tử và du khách gần xa.


4


Hội đánh bài chòi

Trong tháng Giêng. Tại các vùng nông thôn Tuy Hòa, Tuy An. Vào dịp Tết Nguyên đán, nhân dân thường tổ chức hội Bài chòi. Đây là một hình thức diễn xướng dân gian phổ

biến ở Nam Trung Bộ và Phú Yên.


5

Lễ hội Đâm

trâu của dân tộc Bana, Êđê

Tháng 2 đến tháng 6. Tại: Huyện Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân. Sau phần lễ thức cúng Giàng là phần hội với

những màn diễn xướng cồng chiêng và hát múa dân gian.


6

Hội đêm thơ Nguyên Tiêu trên Núi Nhạn

Đêm 15 (đêm Rằm tháng Giêng). Tại: Sân tháp Nhạn, phường 1, TP Tuy Hòa. Đêm thơ với nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí thu hút đông đảo văn nghệ

sĩ và khách DL

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên)


Ẩm thực nói đến văn hóa không thể không nhắc đến ẩm thực một nét văn 1

- Ẩm thực: nói đến văn hóa không thể không nhắc đến ẩm thực, một nét văn hóa đã được nâng lên thành nghệ thuật. Phú Yên từ lâu đã nổi tiếng với nhiều món ăn như cá ngừ đại dương, gỏi sứa, bánh tráng Hòa Đa, sò huyết, hàu đầm Ô Loan, ghẹ đầm Cù Mông, bánh ít lá gai, bánh xèo, chả Giông, bánh hỏi cháo lòng heo, gỏi cá diếc, mắm cá thu, tôm hấp nước dừa… luôn hấp dẫn

khách DL thưởng thức và làm quà. Các dự án vệ sinh môi trường, tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại đã được xây dựng triển khai để văn hóa ẩm thực phát triển theo hướng đi bền vững.

2.1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch


- Hệ thống giao thông:


Hiện trạng: mạng lưới giao thông ở Phú Yên hiện nay đã phát triển đầy đủ các loại hình đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, CSVC được đầu tư khá tốt nhằm phục vụ cho ngành DL nói riêng và phát triển kinh tế huyện nói chung. Những năm qua Phú Yên đã tập trung xây dựng tương đối đồng bộ với nhiều công trình được đưa vào sử dụng như: ĐT643, cầu An Hải, đường từ nam cầu Hùng Vương đến bắc cầu Đà Nông; đầu tư sửa chữa quốc lộ 29, quốc lộ 25… kể cả khách DL bằng đường bộ hiện nay hầu hết bằng loại xe 47 – 52 ghế trong niên hạn sử dụng theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải. Công ty CP Thuận Thảo đã đưa vào khai thác thêm loại xe 16 ghế chạy tuyến Nha Trang – Phú Yên – Bình Định. Nhìn chung trong thời gian qua công tác vận chuyển hành khách tương đối đầy đủ.

Định hướng: với mục tiêu đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông tỉnh Phú Yên tiếp tục cũng cố, nâng cấp các công trình giao thông đường


bộ hiện có, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào thiết kế, xây dựng khai thác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng thân thiện với môi trường, phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng, kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông, tăng cường năng lực quản lý và nâng cao nhận thức về BVMT giao thông vận tải cho cán bộ quản lý. Hiện nay, Phú Yên nói riêng và cả nước nói chung đang ráo riết thực hiện chiến lược phát triền lâu dài là phát triển giao thông công cộng để thay thế cho phương tiện giao thông cá nhân. Đó cũng chính là định hướng sắp tới để phát triển đô thị xanh, giao thông xanh bền vững và sinh thái.

- Hệ thống thông tin liên lạc:


Hiện trạng: hệ thống thông tin liên lạc có bước phát triển khá nhanh, ngành đã tích cực đầu tư mạng lưới với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân và phục vụ phát triển kinh tế. Hiện nay, Phú Yên có 1 bưu điện trung tâm, tổng số bưu cục, đại lý, kiốt trên toàn tỉnh là 133 đơn vị, tổng số máy điện thoại hơn 14.716 máy, dịch vụ bưu chính cũng phát triển mạnh, tỷ lệ sử dụng điện thoại tăng từ 50 máy/100 dân, 100% xã có điện thoại đến trung tâm xã, tại các khu vực thị trấn, thị tứ, dọc QL 1A cơ bản đã phủ sóng di động. Từ Phú Yên, du khách có thể liên lạc trực tiếp với các nơi trong nước và quốc tế. Các loại hình đa dịch vụ như Viba, Fax, telex, nhắn tin, Internet, truyền data, số liệu, Vinaphone, Mobifone, gọi đi quốc tế IDD… tạo điều kiện thuận lợi cho HĐDL. Các tuyến truyền dẫn chủ yếu nối Phú Yên với các địa phương trong toàn quốc (tuyến cáp quang và Viba). Các vùng được phủ sóng chính là thành phố, thị trấn, khu công nghiệp và các khu DL. Tuy nhiên, hiện nay giá cước điện thoại tại Việt Nam còn khá cao so với các nước trong khu vực châu Á và thế giới nên hạn chế sự phát triển ngành bưu chính viễn thông và gây ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác.

Định hướng: xây dựng và phát triển mạng lưới bưu chính – viễn thông trên địa bàn tỉnh với công nghệ hiện đại, an toàn, tin cậy, có độ bao phủ rộng, chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, phục vụ phát triển


KTXH và đảm bảo an ninh quốc phòng. Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ bưu chính – viễn thông và internet đa dạng, phong phú với chất lượng tốt, giá cả phù hợp.

- Hệ thống cung cấp điện:


Hiện trạng: hệ thống điện lưới quốc gia ngày càng mở rộng, sử dụng lưới điện 100KV quốc gia. Năm 2005: 100% xã đã có điện, trên 95,3% thôn có điện, tỷ lệ số hộ dùng điện 95%. Sản lượng điện thương phẩm năm 2005: 235 triệu kwh, bình quân 273 kwh/người. Hiện nay Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng đã làm tốt việc đảm bảo cung cấp điện cho người dân với gần như 100% dân số được sử dụng điện, du khách tới DL hầu như không phải lo về tình trạng thiếu điện hoặc mất điện ở một số khu vực xa trung tâm ở tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian tới, ngành Điện lực của tỉnh cần tiếp tục đổi mới, đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu DN, xây dựng chiến lược phát triển nhanh, bền vững.

Định hướng: tiếp theo cần đảm bảo phát triển hệ thống điện bền vững, đẩy nhanh tiến độ đầu tư và đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện sông Ba Hạ, khuyến khích phát triển các dự án thủy điện nhỏ, điện gió, các dạng năng lượng mới… thích hợp để phục vụ cho những vùng không thể đưa lưới điện quốc gia đến, nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện, xác định cơ cấu nguồn tối ưu đảm bảo các yêu cầu về phát triển bền vững đặc biệt tuyên truyền cả cộng đồng sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả đó là một trong những định hướng phát triển bền vững quan trọng hàng đầu.

- Hệ thống cung cấp nước:


Hiện trạng: người nông thôn sử dụng phổ biến là nguồn nước mặt, nước ngầm.

+ Nước mặt: Phú Yên có trên 50 con sông lớn nhỏ, với 03 con sông lớn là sông Kỳ Lộ, sông Ba, sông Bàn Thạch và nhiều hồ chứa nước vừa và nhỏ như hồ chứa nước thủy điện Sông Hinh, sông Ba Hạ, hồ Đồng Tròn, hồ Phú Xuân… cung cấp và bổ sung nguồn nước ngầm.


+ Nước ngầm: có chất lượng tốt được người dân khai thác và sử dụng. Hiện nay, nước thải trong khu vực tỉnh chưa được xử lý triệt để. Hệ thống xử lý duy nhất cho nước thải sinh hoạt là bể tự hoại nhưng chỉ tập trung ở khu trung tâm và một số cụm dân cư. Vì vậy cần quan tâm hơn nữa đến cung cấp nguồn nước sạch đặc biệt là những khu vực xa trung tâm và các khu DL để phục vụ du khách được tốt hơn.

Định hướng: về lâu dài, cần có quy hoạch cụ thể về phát triển bền vững ngành nước gắn với chiến lược phát triển KTXH, phấn đấu đến năm 2020 tất cả các khu đô thị trên địa bàn tỉnh đều có nhà máy cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, cung cấp đủ nước cho các nhu cầu phục vụ công cộng, DL, chữa cháy, sản xuất công nghiệp… 80% dân cư nông thôn có nước sạch để sử dụng. Tăng cường giáo dục, truyền thông để cộng đồng thấy rõ lợi ích của việc sử dụng nước của hệ thống, hiểu rõ các đặc tính của hệ thống cấp nước, tình hình ô nhiễm nguồn nước trong vùng.

2.2. Phân tích tính bền vững trong phát triển du lịch tại tỉnh Phú Yên


2.2.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch


Phú Yên đã được tăng cường và không ngừng đổi mới công tác quản lý Nhà nước về DL, đặc biệt là công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, ban hành các chính sách quản lý, các quy chế, kế hoạch, đề án… theo hướng phát triển bền vững từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đã có chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành ý thức triển khai các biện pháp phát triển DLBV đến gần hơn với cộng đồng. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về lĩnh vực DL, BVMT và xúc tiến đầu tư, quy chế phối hợp quản lý HĐDL, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, xây dựng MT DL an toàn, văn minh, thân thiện, công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.


Hình 2 2 Hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch tỉnh Phú Yên Nguồn Sở VHTTDL 2


Hình 2.2 Hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch tỉnh Phú Yên

(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên)

HĐDL của Phú Yên có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đặt dưới sự quản lý của UBND tỉnh. Trong đó, Phòng Văn hoá – Thông tin thành phố, huyện sẽ quản lý các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã DL và đặt dưới sự quản lý của UBND huyện, thành phố, các hình thức DN còn lại do Sở VHTTDL phối hợp với các sở ngành liên quan quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý này phù hợp với quy định chung của cả nước về HĐDL, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về HĐDL tại địa phương. Thời gian qua, tỉnh đã tích cực hướng đến những phương án lâu dài về vấn đề phát triển DLBV cụ thể như: ban hành quyết định phê duyệt các đề án sản xuất hàng lưu niệm, đặc sản phục vụ DL tỉnh Phú Yên tạo công ăn việc làm cho dân địa phương; đề án “Tổ chức điểm biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách DL tại Phú Yên”; đề án “phát triển DL cộng đồng làng rau Ngọc Lãng” - đề cao vai trò của cộng đồng dân cư trong việc lập kế hoạch, đưa ra những quy tắc, những hình phạt đối với những hành động làm ảnh hưởng đến việc phát triển DL cộng đồng của địa phương như hành động đeo bám khách, bán hàng kém chất lượng cho khách DL; kế hoạch 82 về việc hình thành phố mua sắm, phố ẩm thực, chợ đêm


trên địa bàn thành phố Tuy Hòa; quy chế quản lý kinh phí khuyến công và quy định mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách DL khi đến Phú Yên. Hơn nữa, Ban chỉ đạo phát triển Du lịch của đã phối hợp cùng với Hiệp hội Du lịch tỉnh Phú Yên trong việc tham mưu cho UBND tỉnh về ban hành các chính sách khuyến khích các dự án đầu tư cơ sở DL trên địa bàn tỉnh và các quy định về thủ tục xuất nhập cảnh để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho du khách. Bên cạnh đó, công tác quản lý an toàn thực phẩm, quản lý MT văn hóa, bảo đảm an ninh, an toàn tại các khu, điểm DL cũng được cải thiện đáng kể, bước đầu tạo được niềm tin của du khách. Đặc biệt, giá cả tại các khu, điểm DL được kiểm tra chặt chẽ, niêm yết công khai giá các sản phẩm được bày bán; hàng hóa phục vụ khách DL phải có xuất xứ, chất lượng, thời hạn sử dụng. Trên cơ sở đó tiếp tục đề ra các mục tiêu, giải pháp đẩy mạnh phát triển DL Phú Yên mang tính bền vững trong những giai đoạn tiếp theo, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân.

Song, xét về tổng thể công tác quản lý DL hiện nay của tỉnh nhà còn chồng chéo đang bộc lộ dần những hạn chế, bất cập. Công tác quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực còn sơ hở, thiếu sót chưa thể hiện trách nhiệm rõ ràng, nhận thức về khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên còn hạn chế, nhất là việc cấp phép kinh doanh DL, quản lý cư trú; bộ máy chuyên quản, chuyên trách về DL chưa có, đội ngũ cán bộ chất lượng chưa đáp ứng và kiêm nhiệm hoặc trái chuyên môn dẫn đến các tác động tiêu cực đến các sản phẩm DL và hơn hết là sự quay lưng của du khách đối với điểm đến. Cần có sự phối hợp giữa các ngành chức năng, cộng đồng địa phương, các DN và chính du khách là cần thiết để góp phần bảo vệ hiệu quả các nguồn tài nguyên DL, đáp ứng phát triển DLBV.

2.2.2. Tình hình khai thác khách du lịch

2.2.2.1. Doanh thu du lịch

Giai đoạn 2011 – 2015, ngành DL Phú Yên đã có những chuyển biến tích cực, cùng với xu hướng gia tăng của lượng khách DL, doanh thu từ DL cũng có sự tăng


trưởng đáng kể. Nếu như năm 2011, doanh thu từ hoạt động DL đem về 450 tỷ đồng thì đến năm 2015 đã tăng gấp 1,9 lần, đạt 850 tỷ đồng. Đặc biệt, doanh thu qua các năm đều vượt chỉ tiêu so với kế hoạch hằng năm đề ra, bình quân mỗi năm tăng 27,8%. Trong khi, doanh thu từ khách nội địa tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng bình quân 28,4%/năm thì doanh thu từ khách quốc tế có sự biến động qua từng năm, giai đoạn 2013 – 2015 doanh thu từ du khách quốc tế có sự suy giảm theo xu hướng chung của số lượt khách quốc tế đến Phú Yên. Đến năm 2015, khách DL nội địa đã đem về doanh thu cho ngành DL hơn 793 tỷ đồng, chiếm 93,3% trong cơ cấu doanh thu; ngược lại doanh thu từ khách DL quốc tế đem lại chỉ dừng ở mức khá khiêm tốn gần 56,875 tỷ đồng, chiếm 6,7% cơ cấu doanh thu DL. Nhìn chung, ngành DL Phú Yên đã gặt hái được những thành quả đáng khích lệ trong giai đoạn đầu; Vì vậy cần có những giải pháp tập trung hơn nữa nhằm thu hút và giữ chân du khách quốc tế và quan trọng hơn là đóng góp vào ngân sách xã hội của tỉnh.

Bảng 2.4 Cơ cấu doanh thu du lịch của Phú Yên


(Đơn vị tính: Triệu đồng)



Chỉ tiêu


2011


2012


2013


2014


2015

Tăng bình quân (%)


Doanh thu

Tổng

450.000

500.000

540.000

675.060

850.000

27,8

Khách quốc tế


46.575


66.250


72.600


65.625


56.875


20,3

Khách nội địa


403.425


433.750


467.400


609.435


793.125


28,4

Tỷ trọng/GRDP

4,74

4,84

5,0

5,09

5,23

2,33

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Yên)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023