Một Số Bài Học Rút Ra Cho Phát Triển Du Lịch Phú Yên Theo Hướng Bền Vững


hoạt động DL bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về BVMT, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân cải thiện dần dần về ý thức và hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững. (Trần Tiến Dũng, 2007)

1.3.3. Một số bài học rút ra cho phát triển du lịch Phú Yên theo hướng bền vững

Từ những kinh nghiệm phát triển DLBV của Malaysia, Thái Lan, Phong Nha

- Kẻ Bàng, của Hội An có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn cho phát triển bền vững tại các địa phương DL nói riêng và ngành DL Phú Yên nói chung như sau:

- Cần hài hòa các tiêu chí phát triển DLBV (du lịch sinh thái, du lịch xanh, đảm bảo hài hòa KT – XH – MT). Khai thác phải đi đôi bảo vệ, bảo tồn. Cần qui hoạch hợp lý phát triển DL, xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết, liên kết các tổ chức ban ngành liên quan để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch.

- Tích cực quảng bá, tiếp thị hiệu quả dựa trên tiềm năng độc đáo của khu DL, xây dựng hệ thống thông tin chi tiết để phục vụ du khách tìm hiểu về DL Phú Yên; thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, tích cực cải thiện môi trường xung quanh khu DL.

- Phát triển đa dạng hóa các loại hình DL, hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động DL, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong BVMT và cảnh quan khu DL. Tích cực phát triển các ngành nghề địa phương phục vụ DL, việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống phục vụ DL cũng chính là cách làm DLBV.

- Xây dựng kênh thông tin phản hồi ý kiến của du khách, mạng lưới cộng đồng tham gia vào việc giám sát, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và môi trường. Nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, các khu vui chơi phục vụ DL. Có các chính sách bảo đảm an toàn cho khách DL…


TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Phát triển du lịch theo hướng bền vững trong những năm gần đây trở thành mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia và đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới.

Quá trình làm rõ cơ sở lý luận ở chương 1 đã khẳng định được những vấn đề:


- Một là phân tích khái quát những khái niệm về phát triển bền vững và phát triển DLBV, vai trò của phát triển DLBV trong phát triển KTXH…

- Hai là, phân tích nội dung và những nhân tố tác động đến phát triển du lịch bền vững.

- Ba là, nêu ra một số kinh nghiệm các nước trên thế giới về phát triển du lịch, phát triển du lịch theo hướng bền vững qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và Phú Yên nói riêng.

Trên cơ sở đó luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển DL theo hướng bền vững của tỉnh Phú Yên ở chương 2.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Khái quát về du lịch tỉnh Phú Yên


2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý: là cơ sở quan trọng đến phát triển du lịch đối với phát triển KTXH nói chung và du lịch của tỉnh nói riêng. Tổng diện tích đất tự nhiên hiện nay đã thống kê của tỉnh là: 5.060,70 km 2. Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý là: vĩ tuyến: 12o39’10’’ đến 13o45’20’’ Bắc; kinh tuyến: 108o40’40’’ đến 109o27’47’’ Đông.


Hình 2 1 Bản đồ du lịch Phú Yên Nguồn Website Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên Địa hình 1

Hình 2.1 Bản đồ du lịch Phú Yên


(Nguồn: Website Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên)


- Địa hình, thổ nhưỡng, địa mạo: Địa hình khá đa dạng: đồng bằng đồi núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ nhau và thấp dần từ Tây sang Đông, trong đó đất có địa hình tương đối bằng phẳng chiếm 14% diện tích, đất có độ dốc từ 0o đến trên 25o chiếm 86%. Phú Yên có 03 mặt là dãy núi: dãy Cù Mông ở phía Bắc, dãy Vọng Phu – Đèo Cả ở phía Nam, phía Tây là rìa đông của dãy Trường Sơn. Ở giữa sườn Đông của dãy Trường Sơn có một dãy núi thấp hơn đâm ngang ra biển tạo nên Cao Nguyên Vân Hòa; là ranh giới phân chia hai đồng bằng trù phú do sông Ba và sông Kỳ Lộ bồi đắp. Diện tích đồng bằng toàn tỉnh là 816km2 , trong đó riêng đồng bằng Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa đã chiếm 500km2, đây là đồng bằng màu mỡ nhất do nằm ở hạ lưu sông Ba chảy từ các vùng đồi bazan ở thượng lưu đã mang về lượng phù sa màu mỡ. Địa hình Phú Yên thuộc loại có độ dốc lớn.

- Khí hậu, thời tiết: Phú Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ không khí trung bình biến đổi từ 26,50C ở phía Đông và giảm dần về phía Tây 26,00C; tháng có nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất vùng miền núi là tháng 5 (28,80C); ở đồng bằng vào tháng 6 (29,20C). Những vùng có độ cao dưới 100m, nhiệt độ trung bình năm thường dao động khoảng 26-270C; ở độ cao từ 100-300m, nhiệt độ trung bình năm thường dao động từ 24-250C. Càng lên cao nhiệt độ không

khí càng giảm. Ở độ cao trên 400m, nhiệt độ trung bình năm giảm xuống còn 23- 230C; trên 1000m, nhiệt độ trung bình năm giảm xuống dưới 210C. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Phú Yên tương đối ôn hòa, là điều kiện thuận lợi để khai thác DL quanh năm. Bên cạnh đó, thời tiết ổn định không có những hiện tượng bất thường giúp người dân địa phương thuận lợi trong canh tác cũng như trong thu hoạch mùa vụ, đồng thời trong nông nghiệp còn có thể tạo ra những sản phẩm trái mùa để thu hút du khách tham quan ở mọi thời điểm trong năm.

Những đặc điểm về lịch sử hình thành, vị trí địa lý lãnh thổ, địa hình thổ nhưỡng địa mạo, khí hậu và sự đa dạng về các điều kiện tự nhiên của Phú Yên đã tạo ra sự phong phú, tính pha trộn sinh thái cao của các vùng lân cận như vùng duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra Phú Yên được ban tặng cho một hệ thống cảnh quan thiên nhiên khá đa dạng đầy đủ với núi, cao nguyên, đồng


bằng châu thổ, sông, hồ, đầm, vịnh, hải đảo... với nhiều di sản văn hóa độc đáo còn lưu giữ cho đến ngày nay. Đây chính là những yếu tố cơ bản tạo nên tài nguyên DL, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của vùng trong tương lai.

2.1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội


- Đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội: các huyện miền núi: dân số khoảng

155.000 người, mật độ trung bình 53 người/km2. Là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu sổ, đời sống kinh tế, VHXH còn nhiều khó khăn, dân cư thưa và phân tán. Phú Yên có gần 30 dân tộc thiểu số chủ yếu sống tập trung ở các huyện miền núi phía Tây nhiều dân tộc có từ lâu đời như: Chăm, Êđê, BaNa, Hrê, Hoa, Mnong... Do vị trí địa lý và điều kiện tạo lập cuộc sống thuận lợi nên nhiều dân tộc đã về đây sinh sống và lập nghiệp. Các dân tộc ít người được đưa về sống nơi đây với công việc hàng ngày là dệt thổ cẩm, làm gốm, đúc đồng… nhằm tái hiện lại các nghề truyền thống của người dân Việt Nam. Đây cũng là một địa điểm thu hút khách DL đến

tham quan và hiểu thêm văn hóa các dân tộc.Các huyện đồng bằng và ven biển: dân

số khoảng 730.800 người, mật độ trung bình 330 người/km2 đời sống kinh tế, VHXH phát triển khá.

- Điều kiện KTXH: kinh tế Phú Yên những năm qua có mức độ tăng trưởng khá cao (năm 2010 khoảng 12,7%), đời sống người dân không ngừng nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 779.000 đồng/tháng tính theo giá thực tế, trong đó khu vực đô thị khoảng 894.000 đồng, khu vực nông thôn khoảng 748.000 đồng chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất là 2,8 lần; giữa thành thị và nông thôn là 1,2 lần.

Nhìn chung, cùng với tiến trình phát triển của đất nước mức sống dân cư ở Phú Yên đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên so với nhu cầu đời sống thì vẫn còn ở mức thấp và đáng lưu ý, theo đánh giá của các chuyên gia trong buổi hội thảo chuyên đề về “dân số và phát triển bền vững” của Sở VHTTDL trình cho tỉnh ngày 30/5/2011 cho thấy, trong mọi hình thái KTXH, dân số là động lực, là trung tâm của phát triển. Những biến đổi về quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số chính


là yếu tố quan trọng liên quan đến phát triển theo hướng bền vững. Các nhà lãnh đạo và quản lý của tỉnh đã ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về sự ổn định quy mô dân số với sự gia tăng hợp lý. Điều đó đã giúp Phú Yên giảm bớt những căng thẳng về nguồn tài nguyên cạn kiệt, suy thoái MT, quá tải dân cư đô thị... từ đó tăng các nguồn lực đầu tư phát triển dài hạn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho người dân.

2.1.3. Tiềm năng du lịch


- Tài nguyên du lịch tự nhiên: nằm giữa đèo Cù Mông phía Bắc và đèo Cả phía Nam, Phú Yên được các dãy núi cao của dãy Trường Sơn nối tiếp nhau bao bọc cả ba mặt: Bắc – Tây – Nam và hướng ra biển Đông. Đây là những yếu tố mang lại cho Phú Yên nguồn tài nguyên DL tự nhiên đa dạng và phong phú, sau đây là một số cảnh quan tiêu biểu đã khai thác:

Bảng 2.1 Một số tài nguyên thiên nhiên tiêu biểu của Phú Yên



TT


Tài nguyên


Phân bố


Thông tin cơ bản


Tình trạng tài nguyên

Khả năng

khai thác


1


Gành Đá Đĩa


Thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An

Chiều rộng: 200 m; chiều dài: 50 m.

Nhiệt độ trung bình mùa hè: 28,90; mùa đông: 25,10.

Đá ở Gành Đá Đĩa có màu đen huyền hoặc màu nâu vàng xếp thành cột, nửa chìm nửa nổi trên mặt nước biển, chồng lên nhau như có một bàn tay vô hình bê từng phiến đá lục giác, bát giác xếp chồng lên nhau. Gành đã được xếp hạng di tích

thắng cảnh cấp Quốc gia.


Hiện tại nơi đây đã có một số dịch vụ phục vụ ăn uống


Rất cao


2

Nguồn nước khoáng

nóng Phú

Thôn Phú Sen, xã

Hòa Định

Nhiệt độ nước: 700C. Nước

trong, không mùi. Nguồn nước khoáng nóng ở nhiệt độ cao,

được khoan từ độ sâu 100m, đang được khai thác để sản


Chưa khai thác cho hoạt động du lịch.


Rất cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.



Sen

Tây

xuất các loại nước giải khát.




3


Hồ thủy điện Sông Hinh

Thuộc 02 xã Đức Bình Đông huyện Sông Hinh

Diện tích mặt nước: 4100 ha; có đảo trên hồ; có thảm thực vật bao quanh hồ phong phú; có các bãi tắm ven hồ, ven một số đảo.

Có các bản làng người dân tộc thiểu số sinh sống quanh hồ. Khí hậu trong lành, mát mẻ

quanh năm.


Đã khai thác, phục vụ cho DL, chịu ảnh hưởng của tính thời vụ (khai thác vào mùa Xuân và Hạ)


Cao


4


Núi Thơm


An Phú, TP Tuy Hòa


Độ cao: Diện tích: 45,15ha. Nhiệt độ trung bình: mùa hè 28,90; mùa đông 25,10.

Cảnh quan: là khu vực đồi núi nằm sát QL1A, có cảnh quan đẹp và vị trí thuận lợi.

Đang triển khai xây dựng khu DL sinh thái Sao Việt, đã đưa vào sử dụng một số DV như nhà

hàng, khách sạn, biệt thự…


Rất cao


5


Bãi Tràm


Thôn Hòa Thạnh, xã Xuân Canh, Thị xã Sông Cầu

Chiều rộng bãi: 600m

Độ dốc bãi: 0,35% Độ cao sóng: 0,4m.

Chất lượng bãi cát: bãi thoải, cát trắng mịn.

Chất lượng nước biển: nước trong, nhiệt độ trung bình: 27,30.

Nhiệt độ không khí trung bình: 28,90.


Hiện đang triển khai đầu tư khu du lịch và kinh doanh một số dịch vụ du lịch


Rất cao

(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên)


- Tài nguyên du lịch nhân văn: Phú Yên có hàng trăm di tích các loại, trong đó có 18 di tích lịch sử văn hoá nghệ thuật, khảo cổ, kiến trúc được xếp hạng cấp quốc gia, Tiêu biểu nhất là hai khu di tích di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn và di tích thắng cảnh Đầm Ô Loan là hai điểm tham quan hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến du lịch. Đây là một trong những sản phẩm DL đặc thù của tỉnh Phú Yên, dưới đây là một số di tích tiêu biểu đã và đang tiếp tục khai thác:


Bảng 2.2 Một số di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của Phú Yên



TT


Di tích


Phân bố


Thông tin cơ bản


Tình trạng tài nguyên

Khả năng khai

thác


1


Tháp Nhạn

-

Núi Nhạn


Phường 1, Tp.

Tuy Hòa

Đây là một trong những ngôi tháp vào loại lớn của người Chăm, nằm trên đỉnh Núi Nhạn ở độ cao 64m. Tháp có cấu trúc bình đồ vuông vững chắc, gồm 3 phần chính đế, thân và mái. Tháp Nhạn được xây dựng từ cuối thế kỷ XI, là di tích lịch sử

cấp quốc gia.


Đã được tu bổ và khai thác cho

hoạt động du lịch


Cao


2


Hải Đăng Mũi Đại Lãnh


Xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa

Được xây dựng tại Mũi Đại Lãnh, người Pháp đặt tên là Cap Varella. Là một công trình kiến trúc đẹp, đặt ở vị trí cực Đông của đất liền Việt Nam, là nơi đón nhận ánh bình minh sớm

nhất trên đất liền nước ta.

Đã được tu bổ và khai thác cho

hoạt động du lịch


Rất cao


3


Mộ và đến thờ Lương Văn Chánh


Xã Hoà Trị, huyện Phú Hòa

Năm 1578 được chúa Nguyễn Hoàng cử vào ổn định vùng đất từ Đèo Cù Mông đến đèo Cả, ông được nhân dân Phú Yên tôn là Thành Hoàng. Mộ và đền thờ Lương Văn Chánh là di tích lịch

sử cấp quốc gia

Đã được tu bổ và khai thác cho

hoạt động du lịch


Cao


4


Căn cứ Phú Yên gắn với Nhà thờ Bác Hồ


Xã Sơn Định, huyện Sơn Hoà

Năm 1969 Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Yên đã lập nhà thờ và tổ chức trọng thể lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện tình cảm sâu nặng, lòng thành kính biết ơn vô hạn đối với vị

lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Đã được tu bổ và khai thác cho

hoạt động du lịch


Cao

(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên)


- Lễ hội và văn hóa dân gian: Phú Yên là tỉnh có nhiều hoạt động lễ hội trong năm với những bản sắc khác nhau. Tùy vào nội dung hoạt động có thể phân ra các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023