So Sánh Lượt Khách Du Lịch Đến Phú Yên Và Các Tỉnh Lân Cận


Theo số liệu thống kê của Sở VHTTDL Phú Yên, năm 2015, doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh ăn uống chiếm tỷ trọng cao nhất 52,9%, tiếp đến là lĩnh vực lưu trú chiếm 20% và thấp nhất là lĩnh vực lữ hành chiếm 7%. Điều này cho thấy, DL Phú Yên chủ yếu chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đó là ăn uống và lưu trú (chiếm hơn 70% trong cơ cấu chi tiêu của du khách). Các khoản chi tiêu cho việc mua sắm, tham quan, vui chơi, giải trí… chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng doanh thu của toàn ngành.

Với tốc độ tăng trưởng về doanh thu DL trong thời gian qua, mức độ đóng góp của ngành DL cho ngân sách Nhà nước cũng có sự gia tăng. Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2011 – 2015, tỷ trọng đóng góp của ngành DL vào GRDP (Gross Regional Domestic Product) của tỉnh tăng đều qua từng năm. Đây là con số đáng kích lệ nhưng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, mức tăng vẫn còn rất hạn chế, bình quân tăng 2,34%/năm. Đến năm 2015, giá trị gia tăng ngành DL đóng góp vào GRDP của tỉnh Phú Yên là 5,23%, chỉ đạt 91,8% so với kế hoạch và vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bền vững trong phát triển DL của tỉnh. Vì vậy, cần nhiều hơn nữa các doanh nghiệp DL mới, hoạt động có hiệu quả trên thị trường, lợi ích cao hơn mà tăng trưởng DN khởi nghiệp đem lại là tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao thị hiếu đi DL của người dân, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách khác nhau, làm tăng doanh thu cho ngành, góp phần không nhỏ vào ngân sách xã hội của tỉnh.

2.2.2.2. Số lượt khách du lịch


Thời gian qua, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, HĐDL của tỉnh bước đầu đạt kết quả đáng ghi nhận về số lượng khách DL đến Phú Yên. Đặc biệt trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt hơn 20%. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với DL Phú Yên nói riêng và vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.


Bảng 2.5 Diễn biến lượt khách du lịch đến Phú Yên


(ĐVT: Nghìn lượt người)



Chỉ tiêu


2011


2012


2013


2014


2015


Tăng bình quân (%)


Khách quốc tế


40,0


53,0


60,0


52,0


45,0


17,0


Khách nội địa


490,0


497,0


540,0


703,2


855,0


21,2


Tổng lượt khách


530,0


550,0


600,0


755,2


900,0


20,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững - 8

(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên)


Lượng khách DL đến Phú Yên giai đoạn 2011 – 2015 tăng khá nhanh, đặc biệt là sau hiệu ứng của bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – dự án được tài trợ chính từ Nhà nước, của đạo diễn Victor Vũ, Phú Yên đón khoảng 900.000 lượt khách (năm 2015), tăng 19,1% so với năm 2014. Tổng lượt khách đến Phú Yên tăng bình quân hơn 20%/năm, tuy nhiên, giai đoạn 2013 - 2015 lượt khách quốc tế giảm cùng với xu hướng chung của cả nước; trong đó chủ yếu là du khách đến từ Nga và Hàn Quốc. So với một số điểm DL của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, lượng khách DL đến Phú Yên vẫn còn khá khiêm tốn, đặc biệt là với hai tỉnh lân cận là Bình Định và Khánh Hoà (lượng khách DL đến Phú Yên trung bình giai đoạn 2011

– 2015 chỉ chiếm 37,9% của Bình Định và 22,3% của Khánh Hoà). Điều này cho thấy sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của Phú Yên vẫn còn yếu so với các tỉnh láng giềng.


Bảng 2.6 So sánh lượt khách du lịch đến Phú Yên và các tỉnh lân cận


(Đơn vị tính: Lượt người)



Tên tỉnh


2011


2012


2013


2014


2015

Tăng bình quân (%)

Đà Nẵng

2.375.033

2.805.553

3.117.558

3.800.000

4.430.000

17,2

Quảng Nam


2.545.821


2.818.313


3.437.124


3.780.000


3.800.000


11,0

Quảng Ngãi


365.000


399.511


468.841


540.000


550.000


11,3

Bình Định

1.176.360

1.462.310

1.564.000

2.100.000

2.500.000

21,5

Phú Yên

530.000

550.000

600.000

755.200

900.000

14,7

Khánh Hòa


2.179.620


2.317.950


2.951.200


3.500.000


4.000.000


16,2

Ninh Thuận


820.000


950.000


1.100.000


1.380.000


1.500.000


16,1

(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên)


Cùng với sự gia tăng của lượng khách DL đến Phú Yên, tổng số ngày lưu trú của du khách cũng có sự gia tăng. Giai đoạn 2011 – 2015, tổng số ngày khách lưu trú tăng bình quân 3,6%/năm, đặc biệt là năm 2015 có sự tăng nhanh (12,2% so với năm 2014). Tuy nhiên, nếu xét riêng về khách quốc tế lưu trú ở Phú Yên thì giai đoạn 2012 – 2015 số ngày khách lưu trú có dấu hiệu tụt dốc. Nếu như năm 2012, số ngày lưu trú của khách quốc tế là 60.000 ngày (chiếm 6,3% trong tổng số ngày) thì năm 2015 số ngày lưu trú đã giảm xuống còn 14.000 ngày (chiếm 1,3% tổng số ngày), tương ứng giảm 76,7%. Nhìn chung, tổng số ngày khách lưu trú qua từng năm có sự tăng nhẹ tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của tỉnh nhà, năm 2015 lượt khách đến Phú Yên tăng 144.800 lượt trong khi số ngày khách


lưu trú chỉ tăng 120.000 ngày. Cũng theo số liệu thống kê của Sở VHTTDL tỉnh, năm 2011 số ngày lưu trú trung bình của khách DL là 1,88 ngày thì đến năm 2015 giảm còn 1,79 ngày. Thực trạng này phản ánh khả năng thu hút khách của ngành DL Phú Yên vẫn còn thấp, sản phẩm DL chưa hấp dẫn, đa số chỉ khai thác các lượt khách từ những hoạt động tham quan, khám phá, còn lại chưa thai thác được như các dịch vụ lữ hành, vui chơi giải trí, mua sắm… Vì vậy tình trạng khách trở lại Phú Yên trên hai lần rất ít dẫn đến sự chưa bền vững trong công tác khai thác lượt khách.

Bảng 2.7 Số ngày lưu trú của khách du lịch đến Phú Yên


(Đơn vị tính: Ngày)



Chỉ tiêu


2011


2012


2013


2014


2015

Tăng bình quân (%)

Khách quốc tế


44.000


60.000


45.100


30.000


14.000


-17,5

Khách nội địa


901.278


885.994


915.100


950.000


996.000


2,4

Tổng ngày khách


945.278


945.994


960.200


980.000


1.100.000


3,6

(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên)


2.2.2.3. Cơ cấu khách du lịch

Trong giai đoạn 2011-2015, các thị trường gửi khách chủ yếu đến Phú Yên bao gồm: Đông Nam Á chiếm 16,5%; thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ, Canada) chiếm 5,7%; thị trường Đông Bắc Á (chủ yếu là Nhật Bản) chiếm 4,3% và Úc chiếm tỷ trọng 3%... Lượng khách nội địa đến từ Hà Nội chiếm 30%; Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 29%; Bình Định, Khánh Hoà và các tỉnh Tây Nguyên chiếm 14%; Huế, Đà Nẵng khoảng 12%; các tỉnh miền Bắc khác chiếm 10% và các tỉnh Nam bộ khác chiếm 5%. Trong khi đó các thị trường khách hàng đầu của DL Phú Yên như


là Mỹ, Úc, Pháp, Nhật Bản là những thị trường khách sang trọng, có khả năng chi trả cao vẫn còn khá khiêm tốn, làm hạn chế nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách xã hội của tỉnh, làm giảm tính bền vững trong việc khai thác khách DL. Song, điểm đáng chú ý trong cơ cấu khách DL quốc tế đến Phú Yên trong giai đoạn này là sự gia tăng đột biến lượng khách DL đến từ thị trường Nga và Hàn Quốc, bắt đầu từ cuối năm 2013. Điều này phù hợp với xu hướng chung của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Nguyên nhân của việc gia tăng mạnh mẽ lượng khách Nga đến Việt Nam trong vài năm trở lại đây là do Việt Nam đã đơn phương miễn thị thực cho công dân Nga từ năm 2009. Ngoài ra, những bất ổn chính trị kéo dài trong thời gian gần đây ở khu vực Trung Đông, Thái Lan cùng với căng thẳng trong quan hệ giữa Nga với các nước phương Tây đang đưa Việt Nam trở thành điểm đến yêu thích hàng đầu của du khách Nga. Và xu hướng này vẫn chưa hề hạ nhiệt khi mà lượng khách Nga và Hàn Quốc dự báo sẽ tăng mạnh trong giai đoạn tiếp theo.

Khách quốc tế đến Phú Yên chủ yếu từ các trung tâm DL lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên. Khách quốc tế thường theo các tour DL xuyên Việt bằng phương tiện đường bộ hoặc đường sắt từ thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Nam hoặc từ Sài Gòn ra Bắc. Một số khách trực tiếp đến Phú Yên từ Hà Nội, TP.HCM bằng đường hàng không qua sân bay Tuy Hòa. Khách DL theo các chương trình DL trọn gói xuyên Việt đến Phú Yên chiếm tỷ lệ lớn nhất. Theo thống kê của Sở VHTTDL Phú Yên từ 2011 trở lại đây tỷ lệ này luôn chiếm trên 70%. Đối với khách Nga, việc tham quan DL tại Phú Yên thuận lợi hơn rất nhiều vì có đường bay thẳng từ Nga đến Cam Ranh. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ lượng khách Nga ở tỉnh trong thời gian qua.

2.2.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành du lịch


2.2.3.1. Cơ sở lưu trú


HĐKD cơ sở lưu trú đang phát triển trở thành loại hình kinh doanh tổng hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách DL. Hiện nay, các sơ sở lưu trú không chỉ phục vụ nhu cầu ngủ nghỉ mà còn quan tâm hơn đến các dịch vụ ăn uống, giải trí. Việc


thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lưu trú hợp lý không những tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của khu DL, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và đầu tư, phát triển bền vững trong các cơ sở lưu trú cần được giải quyết nghiêm túc, sao cho vừa kinh doanh với hiệu quả cao nhưng đảm bảo phát triển lâu dài. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú tại Phú Yên đã có những bước phát triển cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn của ngành DL Phú Yên. Bên cạnh đó, một số DN du lịch đã tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn loại hạng đã công nhận.

Bảng 2.8 Số cơ sở lưu trú của Phú Yên



Chỉ tiêu


Đơn vị tính


2011


2012


2013


2014


2015


Tăng bình quân (%)


Số cơ sở

Tổng


Cơ sơ

108

117

120

125

130

5,4

3 – 5 sao

4

4

5

5

5

-

1 – 2 sao

31

40

43

43

46

-

Số buồng

Buồng

2.370

2.435

2.508

2.551

2.660

6,2

Số giường

Giường

3.555

3.652

3.762

3.826

3.908

2,3


Số ngày lưu trú bình quân


Ngày


1,88


1,89


1,84


1,67


1,79


0,5

(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên)


Giai đoạn 2011 - 2015, số lượng cơ sở lưu trú có sự tăng đều qua các năm, trung bình tăng 5,4%/năm. Đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 130 cơ sở kinh doanh lưu trú; trong đó có 02 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao, 02 khách sạn 3 sao, 05 khách sạn 2 sao và 41 khách sạn 1 sao… nâng tổng số buồng lên 2.660 buồng (gồm


3.908 giường), trong đó có trên 500 buồng đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao. Nếu như năm 2011, tổng số cơ sở lưu trú là 108 cơ sở (gồm 2.370 buồng và 3.555 giường) thì năm 2015 đã tăng hơn 20%, số buồng và số giường cũng tương ứng tăng 12,2% và 10%. Nhìn chung hệ thống cơ sở lưu trú toàn tỉnh có quy mô nhỏ và vừa, đạt trung bình 22,5 buồng/cơ sở. CSVCKT là một nhân tố quan trọng, là cơ sở chính để phân chia hạng sao của khách sạn và cũng là yếu tố then chốt nhất thể hiện năng lực sẵn sàng phục vụ DL của 01 cơ sở, 01 địa phương. Đối với khách DL, dịch vụ lưu trú có ý nghĩa rất quan trọng trong chuyến đi của họ và nhu cầu lưu trú trong chuyến DL của họ cũng rất khác so với nhu cầu thường ngày khi diễn ra tại nơi cư trú thường xuyên của họ, do đó không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt bình thường mà nó còn đáp ứng nhu cầu tâm lý của khách hàng. Giai đoạn 2011 - 2015, số ngày lưu trú trung bình của khách DL có xu hướng giảm nhẹ, nếu như năm 2011 là 1,88 ngày thì đến năm 2015 giảm còn 1,79 ngày. Mức giảm tuy nhỏ nhưng cũng cho thấy rằng trong khi phần lớn cơ sở lưu trú DL duy trì chất lượng dịch vụ, đảm bảo các điều kiện CSVCKT thì cũng không ít các cơ sở xếp hạng buông lỏng quản lý, không duy trì đồng bộ cơ sở vật chất. Tình hình trên mặc dù không phổ biến nhưng đã ảnh hưởng xấu sự bền vững trong phát triển các loại hình kinh doanh DL nói riêng và uy tín, hình ảnh của DL Phú Yên nói chung.

2.2.3.2. Công ty lữ hành và các đại lý


Trong những năm qua, hoạt động lữ hành đã và đang thể hiện vai trò làm cầu cho du khách khắp mọi miền đất nước đếnvới Phú Yên, qua đó góp phần thông tin về điểm đến cho du khách và phối hợp với nhiều đơn vị khác như nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan, giải trí... đáp ứng nhu cầu của du khách. Đây là lực lượng làm DL đóng vai trò nòng cốt, trực tiếp khai thác và phân phối phần lớn số lượng khách DL cho các DN phục vụ khác tham gia vào chuỗi giá trị du lịch. Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh lữ hành tại Phú Yên vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới khi mà lĩnh vực này được đánh giá là yếu nhất trong cơ cấu của ngành DL.


Bảng 2.9 Số cơ sở lữ hành của Phú Yên



Chỉ tiêu

Đơn vị tính


2011


2012


2013


2014


2015

Tăng bình quân (%)

Số cơ sở

Cơ sở

10

10

11

12

12

5,9

Số hướng dẫn viên


Người


12


20


17


17


18


24,6

Số ngày khách phục vụ

Nghìn

ngày


50,55


66,07


63,90


87,54


100,6


23,4

Doanh thu

Tỷ đồng

27,0

35,7

37,8

47,3

59,5

21,4

(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên)


Hiện nay, trên toàn tỉnh chỉ có 12 DN đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó chưa có bất kỳ DN nào được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế, đây là một con số còn quá bé. Giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân của số cơ sở kinh doanh lữ hành chỉ đạt 6%/năm; số lượng hướng dẫn viên DL tuy có tăng nhưng mức tăng không đồng đều giữa các năm, đến năm 2015, Phú Yên có 18 hướng dẫn viên DL (tăng trưởng bình quân 24,6%/năm). Song, điều quan ngại ở đây không chỉ là việc có quá ít các DN kinh doanh lữ hành hay số lượng các hướng dẫn viên DL mà cốt yếu chính là những DN này chủ yếu kinh doanh lữ hành nội địa và đội ngũ hướng dẫn viên DL vẫn chưa có người nào được cấp thẻ quốc tế, quan trọng hơn là chưa đủ khả năng để thiết kế những chương trình DL quốc tế để mang khách DL quốc tế đến Phú Yên mà chủ yếu là thông qua các hãng lữ hành quốc tế tại các địa phương có ngành DL phát triển như Khánh Hòa, Hà Nội hay TP.HCM. Điều này thể hiện sự bị động trong việc thu hút khách quốc tế dẫn đến giảm đáng kể nguồn thu cho ngân sách và ảnh hưởng trực tiếp đến sự bền vững trong phát triển DL. Bên cạnh đó, các DN lữ hành phục vụ khách quốc tế chủ yếu thông qua hình thức thiết kế và hướng dẫn các chương trình DL nội tỉnh quen thuộc như: Gành Đá Đĩa, Bãi Môn – Mũi Điện, Đầm Ô Loan, nhà thờ Mằng Lăng, Khu di tích Tàu

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí