với văn hóa đá ở Phú Yên, vì đây là một SPDL đặc biệt của địa phương. Nhưng hiện nay, SPDL này chưa được phát triển và chưa kết nối các điểm đến trong chuỗi các điểm đến của bộ sản phẩm.
- Đầu tư mạnh cho một hoặc một số điểm du lịch trọng điểm ở mỗi TV, tạo sức bật cho TV, liên kết với các điểm du lịch trọng điểm của các TV khác.
4.4. So sánh kết quả nghiên cứu với thực tiễn và quy hoạch phát triển du lịch của Phú Yên
4.4.1. So sánh định hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch của luận án với thực tiễn và quy hoạch phát triển du lịch của Phú Yên
Bảng 4. 10: So sánh định hướng khai thác TNTN cho PTDL của luận án với thực tiễn và quy hoạch PTDL của Phú Yên
Kết quả nghiên cứu | Thực tiễn PTDL | Quy hoạch PTDL giai đoạn 2020-2025 | Điểm mới/khác biệt của luận án | |
1. Định hướng ưu tiên khai thác | - Đối với các điểm TNTN: đưa ra 10 điểm TNTN ưu tiên khai thác | - Đây đã là những điểm du lịch của Phú Yên. - Có 3 điểm du lịch hiện phát triển mạnh nhất: gành Đá Đĩa, Bãi Môn - Mũi Điện và bãi biển Tuy Hòa. | - Đây là những điểm đã được quy hoạch cho PTDL Phú Yên. - Đầu tư mạnh cho các điểm: Vịnh Xuân Đài, Bãi Từ Nham, Gành Đá Đĩa - Gành Đèn thành khu du lịch quốc gia. | - Kết quả đề xuất của luận án nhìn chung phù hợp với quy hoạch PTDL. - Điểm khác biệt trong đề xuất của luận án: cần chú trong đến PTDL ở bãi biển Tuy Hòa trong giai đoạn gần và đầu tư mạnh đối với liên kết điểm DL Bãi Môn - Mũi Điện - Núi Đá Bia trong tương lai. |
- Đối với LHDL nghỉ dưỡng gắn với bãi biển: ưu tiên 07/09 bãi | Hiện tại Bãi Tràm hiện đã là resort 5 sao (Bai Tram Hideaway Resort); bãi biển Tuy Hòa (bước đầu được khai thác cho du lịch nghỉ dưỡng biển); đang xây dựng Bãi Nồm thành khu nghỉ dưỡng cao cấp (khởi công ngày 31/3/2021). | Quy hoạch đã nêu: - Các bãi biển nhỏ, riêng biệt dọc bờ biển và trên các đảo hình thành các khu nghỉ dưỡng cao cấp, chuyên biệt - Bãi Từ Nham: xây dựng thành khu nghỉ dưỡng cao cấp và tổ hợp du lịch hiện đại với trung tâm du thuyền tầm cỡ khu vực. | Đề xuất của luận án phù hợp với quy hoạch, tuy nhiên điểm khác biệt là: - Đối với các bãi biển nhỏ luận án đã chỉ rõ các bãi biển nào cần được ưu tiên đầu tư trước. - Đối với các bãi biển quy mô lớn, luận án đề xuất cần đầu tư sớm cho bãi biển Tuy Hòa thành khu nghỉ dưỡng kết hợp thể thao biển cao cấp | |
- Đối với LHDL tham quan trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá. | Hiện tại chưa phát triển cho LHDL này theo tuyến chuyên đề | Chưa có quy hoạch để khai thác LHDL này | Đây là điểm mới của luận án | |
2. Định hướng khai thác theo thời gian | Đưa ra định hướng về thời điểm và mùa vụ khai thác | Chưa có các chỉ dẫn | Chưa có định hướng khai thác TNTN cho DL theo thời điểm tối ưu trong | Đây là điểm mới của luận án |
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Khai Thác Tài Nguyên Thiên Nhiên Ở Phú Yên Cho Phát Triển Du Lịch
- Đối Với Khai Thác Các Loại Hình Du Lịch
- Định Hướng Về Giảm Thiểu Tác Động Đến Môi Trường Trong Hoạt Động Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch
- Tổng Cục Du Lịch (2014), Báo Cáo Tổng Hợp Quy Hoạch Tổng Thể Phát Triển Du Lịch Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Đến Năm 2020 Tầm Nhìn Đến Năm 2030.
- Di Tích Lịch Sử, Thắng Cảnh Được Xếp Hạng Cấp Quốc Gia
- Tại Phú Yên, Ông/bà Mong Muốn Được Tham Quan Những Thắng Cảnh Tự Nhiên Nào? (Có Thể Chọn Nhiều Câu Trả Lời)
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Kết quả nghiên cứu | Thực tiễn PTDL | Quy hoạch PTDL giai đoạn 2020-2025 | Điểm mới/khác biệt của luận án | |
năm/tháng. | ||||
3. Định hướng khai thác về quy mô | Cần dựa trên sức chứa để khia thác TNTN cho DL | Chưa quan tâm | Chưa có định hướng khai thác theo sức chứa du lịch của TNTN | Đây là iểm mới của luận án |
4. Định hướng về bảo vệ môi trường trong khai thác TNDL | Tuân thủ sức chứa của các điểm DL; Cải tạo môi trường tự nhiên ở các điều DL | Đã có các giải pháp về cảo vệ MT trong khai thác du lịch | Đưa ra các định hướng về bảo vệ môi trường trong PTDL nói chung: cơ chế chính sách, quản lý, giáo dục, quảng bá… | Nhấn mạnh đến vấn đề tuân thủ sức chứa trong khai thác TNTN cho DL |
5. Định hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch theo các tiểu vùng tự nhiên | Định hướng khai thác TNTN để phát triển SPDL đặc thù, ưu thế của mỗi TV | Chưa phân vùng tự nhiên cho PTDL, chưa có định hướng khai thác theo các TVTN | Đây là điểm mới của luận án | |
2. Định hướng khai thác các tuyến du lịch | Đưa ra các tuyến du lịch theo các LHDL | Đã khai thác các tuyến du lịch tổng hợp | Đưa ra các tuyến du lịch tổng hợp theo hình thức di chuyển (đường bộ, đường thủy) | Có nhiều tuyến du lịch theo chuyên đề hoặc theo LHDL |
Định hướng các không gian phát triển du lịch | Đề xuất ra 05 không gian PTDL | Đã có sự định hình trong khai thác DL theo 05 không gian PTDL tương tự như trong đề xuất của luận án | Đưa ra 04 không gian DL | Kết quả nghiên cứu của luận án và quy hoạch du lịch có sự phù hợp. Tuy nhiên luận án đã tách biệt không gian du lịch ven biển phía Nam thành một không gian độc lập với không gian Trung tâm như ở quy hoạch. |
4.4.2. So sánh giải pháp khai thác TNTN cho PTDL của luận án với giải pháp trong quy hoạch phát triển du lịch của Phú Yên
Các giải pháp để phát triển du lịch Phú Yên đã được trình bày chi tiết trong quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025. Trong quy hoạch đã đưa ra các giải pháp để phát triển ngành du lịch Phú Yên. Các giải pháp gồm: Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý; Nhóm giải pháp về đầu tư PTDL; Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; Nhóm giải pháp về xúc tiến quảng bá; nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế, liên kết vùng miền; Nhóm giải pháp về đảm bảo an ninh quốc phòng. Đây là những giải pháp chung, manh tính vĩ mô, cần thực hiện đồng bộ để thúc đầy du lịch Phú Yên phát triển mạnh.
Việc đề xuất các giải pháp của luận án là dựa trên kết quả nghiên cứu, đây là những giải pháp cụ thể, gắn liền với việc khai thác TNTN của Phú Yên để PTDL. Giải pháp đưa ra để phát huy những thế mạnh của TNTN, của LHDL cũng như khắc phục những hạn chế của TNTN trong PTDL. Các giải pháp mà luận án đề xuất có những điểm riêng nhưng không đi ngược lại với giải pháp mà quy hoạch đã đưa ra.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Từ kết quả đánh giá ĐKTN và TNTN cho PTDL kết hợp với việc phân tích định hướng và thực trạng PTDL Phú Yên, luận án đã đưa ra được các định hướng và giải pháp khai thác TNTN ở Phú Yên cho PTDL. Đây chính là cơ sở khoa học để Phú Yên xác định hướng PTDL trong tương lai. Các định hướng và giải pháp cần thực hiện như sau:
- Về định hướng khai thác TNTN ở Phú Yên cho du lịch: Cần ưu tiên khai thác 10/17 điểm TNTN và 02 LDHL tiêu biểu; Tập trung khai thác các điểm TNDL tự nhiên dễ tiếp cận; Xác lập thời điểm khai thác TNTN phù hợp nhằm phát huy được giá trị cao nhất của TNDL; Hết sức quan tâm đến quy mô khai thác đối với các điểm TNTN để đảm bảo tính bền vững trong PTDL; Đối với khai thác du lịch ở các TVTN cần đẩy mạnh phát triển đa dạng các LHDL ở TV1 và TV2 với SPDL nổi bật là nghỉ dưỡng biển và trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá, TV3 tập trung PTDL nghỉ dưỡng núi gắn với hồ Long Vân, TV5 cần phát triển LHDL tham quan hồ, thác; Cần phát triển 09 tuyến du lịch nội tiểu vùng, 02 tuyến kết nối các TV và các tuyến du lịch liên tỉnh; Để PTDL có sự cân đối giữa các khu vực trong tỉnh cần tập trung cho 05 không gian lan tỏa để PTDL (không gian du lịch ven biển phía Bắc; không gian du lịch trung tâm; không gian du lịch ven biển phía Nam; không gian du lịch cao nguyên Vân Hòa; không gian du lịch phía Tây).
- Về giải pháp khai thác TNTN ở Phú Yên cho PTDL: Luận án đã đề xuất các giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu, đây là những giải pháp cụ thể, gắn liền với việc khai thác TNTN của Phú Yên để PTDL. Giải pháp đưa ra để phát huy những thế mạnh của TNTN, của LHDL cũng như khắc phục những hạn chế của TNTN trong PTDL.
- Luận án cũng đã so sánh kết quả nghiên cứu đối với thực tiễn và quy hoạch PTDL của Phú Yên, việc so sánh đã cho thấy kết quả nghiên cứu của luận án có nhiều điểm phù hợp với thực tiễn cũng như quy hoạch PTDL, bên cạnh đó có nhiều điểm mới mà quy hoạch PTDL chưa đề cập đến. Các điểm mới này có được dựa trên các kết quả nghiên cứu có cơ sở khoa học, nên đây chính là những kiến nghị của luận án đối với chính quyền địa phương để góp phần phát triển tốt hơn ngành du lịch của tỉnh nhà.
KẾT LUẬN
Từ các kết qủa nghiên cứu của luận án, các kết luận được rút ra như sau:
1. Nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ PTDL là một hướng nghiên cứu ứng dụng của địa lý, có vai trò thiết thực trong định hướng PTDL của một lãnh thổ. Đây cũng là hướng nghiên cứu được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện, tuy nhiên tại tỉnh Phú Yên thì chưa có những nghiên cứu cụ thể.
2. Về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên TNDL của Phú Yên:
- Phú Yên có vị trí địa lý thuận lợi, lưu thông với các vùng miền của đất nước (Bắc, Nam, Tây Nguyên), đây là điều kiện thuận lợi để PTDL.
- Đặc điểm tự nhiên của Phú Yên có nhiều lợi thế để PTDL: họat động kiến tạo và cấu tạo địa chất (các thành tạo trầm tích gắn kết, macma phun trào, macma xâm nhập, trầm tích bở rời...) đã hình thành đa dạng kiểu địa hình (núi, cao nguyên, đồng bằng, đầm phá, vũng vịnh, đảo ven bờ) và nhiều thắng cảnh đẹp, rất có giá trị cho du lịch. Khí hậu có tính chất nhiệt đới gió mùa, mùa nắng kéo dài, không có mùa đông lạnh. Hệ sinh vật phong phú, đa dạng đặc biệt là các rạn san hô và thảm thực vật tự nhiên và nhân sinh đã trở thành nguồn TNDL quý giá. Điều kiện hải văn nhìn chung thuận lợi cho du lịch tắm biển. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của Phú Yên cũng có những hạn chế cho phát triển du lịch đó là các hiện tượng thời tiết cực đoan trong mùa hè: dông lốc (tháng 6), gió phơn Tây Nam mạnh (tháng 7) và các tháng 9 đến 12 có số ngày mưa từ 15-18 ngày/tháng, ở một số bãi biển có dòng Rip current làm hạn chế các hoạt động du lịch.
- TNTN cho PTDL hết sức đa dạng: 21 bãi biển lớn nhỏ, nhiều đầm phá, vũng vịnh đẹp, nhiều đảo ven bờ và các gành đá, núi đá ven biển, có cao nguyên Vân Hòa, các KBTTN, nhiều hồ, đập, suối, thác, suối khoáng nóng.
3. Về phân vùng ĐLTN cho PTDL: Từ các tiêu chí và chỉ tiêu đã được xác định, lãnh thổ tỉnh Phú Yên được chia thành 01 vùng và 05 TV. Đây là cơ sở cho việc đánh giá và định hướng khai thác TNTN cho PTDL ở mỗi tiểu vùng.
4. Về đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL, kết quả đạt được:
- Đối với đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm TNTN cho PTDL: Đánh giá cho 17 điểm TNTN (đánh giá theo 07 tiêu chí), kết quả: mức RTL có 03/17 điểm (chiếm 17,7%); mức khá TL có 12/17 điểm (chiếm 70,5%); mức TLTB có 01/17 điểm (chiếm 5,9%); mức kém TL có 01/17 điểm (chiếm 5,9%); không có mức RKTL.
- Đối với đánh giá mức độ thuận lợi cho một số LHDL tiêu biểu: Đã chọn được 02 LDHL tiêu biểu để đánh giá là du lịch nghỉ dưỡng gắn với các bãi biển hoang sơ và du lịch tham quan, trải nghiệm các giá trị địa chất gắn với văn hóa đá; kết quả đánh giá TNDL bãi biển cho LHDL nghỉ dưỡng: 05/09 bãi biển đạt mức RTL (chiếm 55,4%); 02/09 bãi biển đạt mức khá TL (chiếm 22,3%); 02/09 bãi biển đạt mức TLTB (chiếm 22,3%); không có mức kém TL và RKTL; kết quả đánh giá tài nguyên địa chất cho LHDL tham quan, trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá: tài nguyên địa chất gắn với đá ở Phú Yên đạt được cả 4 tiêu chí về giá trị đa dạng địa chất, giá trị mỹ học, giá trị độc đáo, đặc sắc và giá trị đi kèm.
- Đối với đánh giá cho các TVTN: Kết quả đánh giá có 02/05 TV đạt mức RTL (chiếm 40%); 02/05 T Vđạt mức khá TL (chiếm 40%); 01/05 TV đạt mức kém TL (chiếm 20%); không có mức TLTB và RKTL.
Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở khoa học để luận án đưa ra các định hướng cho PTDL của Phú Yên.
5. Về định hướng khai thác TNTN ở Phú Yên cho du lịch: Cần ưu tiên khai thác 10/17 điểm TNTN và 02 LDHL tiêu biểu; Tập trung khai thác các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên dễ tiếp cận; Xác lập thời điểm khai thác TNTN phù hợp nhằm phát huy được giá trị cao nhất của tài nguyên du lịch; Hết sức quan tâm đến quy mô khai thác đối với các điểm TNTN để đảm bảo tính bền vững trong PTDL; Đối với khai thác du lịch ở các TVTN cần đẩy mạnh phát triển đa dạng các LHDL ở TV1 và TV2 với SPDL nổi bật là nghỉ dưỡng biển và trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá, TV3 tập trung PTDL nghỉ dưỡng núi gắn với hồ Long Vân, TV5 cần phát triển LHDL tham quan hồ, thác; Cần phát triển 09 tuyến du lịch nội tiểu vùng, 02 tuyến kết nối các TV và các tuyến du lịch liên tỉnh; Để phát triển du lịch có sự cân đối giữa các khu vực trong tỉnh cần tập trung cho 05 không gian lan tỏa để PTDL (không gian du lịch ven biển phía Bắc; không gian du lịch trung tâm; không gian du lịch ven biển phía Nam; không gian du lịch cao nguyên Vân Hòa; không gian du lịch phía Tây).
6. Về giải pháp khai thác TNTN ở Phú Yên cho PTDL: Luận án đã đề xuất các giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu, đây là những giải pháp cụ thể, gắn liền với việc khai
thác TNTN của Phú Yên để PTDL. Giải pháp đưa ra để phát huy những thế mạnh của TNTN, của LHDL cũng như khắc phục những hạn chế của TNTN trong PTDL.
7. Luận án cũng đã so sánh kết quả nghiên cứu đối với thực tiễn và quy hoạch PTDL của Phú Yên, việc so sánh đã cho thấy kết quả nghiên cứu của luận án có nhiều điểm phù hợp với thực tiễn và quy hoạch PTDL, bên cạnh đó có nhiều điểm mới mà quy hoạch PTDL chưa đề cập đến. Các điểm mới này có được dựa trên các kết quả nghiên cứu có cơ sở khoa học, nên đây chính là những kiến nghị của luận án đối với chính quyền địa phương để góp phần phát triển tốt hơn ngành du lịch của tỉnh nhà.
8. Một số điểm hạn chế chưa được giải quyết trong luận án:
Luận án đạt được một số kết quả nhất định trong đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL Phú Yên cũng như trong việc đưa ra định hướng và giải pháp để phát triển du lịch địa phương. Tuy nhiên, với mong muốn hoàn thiện hơn một số nội dung mà luận án hiện chưa giải quyết được một cách trọn vẹn, đây cũng là những hạn chế của luận án, việc nhìn nhận các điểm yếu này cũng là những hướng mở cho các nhiên cứu tiếp theo. Cụ thể các hạn chế như sau:
- Về cơ sở lý luận và thực tiễn về phân vùng ĐLTN cho PTDL của luận án mới chỉ được đề cập ở bước đầu. Cần đưa ra cơ sở lý luận chặt chẽ hơn trong việc phân vùng ĐLTN cho PTDL cũng như trong việc xác định các tiêu chí phân chia tiểu vùng.
- Cần bổ sung các nghiên cứu sâu hơn về điều kiện môi trường đặc biệt là môi trường nước của dải ven biển để có các kết quả nghiên cứu mang tính định lượng cao trong việc xác định độ bền vững của điểm du lịch.
- Trong việc đánh giá cho LHDL tham quan trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá, luận án mới chỉ đánh giá mang tính định tính, việc đánh giá sẽ sâu sắc hơn nếu có thể thực hiện bằng đánh giá định lượng.