CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Các khái niệm cơ bản về phát triển du lịch bền vững
1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững
Hoạt động phát triển là áp lực của cuộc sống, là qui luật tất yếu của sự tiến hóa, trong hoạt động phát triển KTXH có hai mặt: một mặt giúp cho cải thiện chất lượng môi trường sống, giúp con người có cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất, phong phú về văn hóa… Mặt khác là đã tạo ra hàng loạt các vấn đề như khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên, môi trường bị ô nhiễm và suy thoái về chất lượng…
Nhưng phát triển như thế nào để con người của thế hệ hiện tại và tương lai có được cuộc sống đầy đủ hơn về mặt vật chất và tinh thần phong phú. Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận dưới những góc độ khác nhau về khái niệm “phát triển bền vững”. Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (1980), “phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác của nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau” định nghĩa này chú trọng đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên chứ chưa đưa ra một bức tranh toàn diện về phát triển bền vững. Tuy nhiên, khái niệm do Uỷ ban Liên Hợp quốc về Môi trường và Phát triển – UNCED (1987) được đưa ra sử dụng rộng rãi hơn là: “phát triển bền vững thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm giảm khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Như vậy, nếu một hoạt động có tính bền vững, xét về mặt lý thuyết nó có thể thực hiện mãi mãi. (Nguyễn Thị Thanh Hoài, 2012)
Ở Việt Nam, trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng lần VIII (1996) cũng đã khẳng định: “bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tự nhiên như một bộ phận không thể tách rời của phát triển bền vững”.
Bảng 1.1 Các nguyên tắc và mục đích của phát triển bền vững
CÁC MỤC ĐÍCH | ||
PHÁT TRIỂN | Nguyên tắc này là phát triển để đạt mục tiêu chính yếu thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa phương. | - Những nhu cầu thiết yếu - Thúc đẩy tăng trưởng lại - Nền kinh tế địa phương bền vững |
LÂU DÀI | Nguyên tắc này nhấn mạnh là “sự phát triển” và “môi trường” phải tương hợp giữ gìn, bảo vệ lâu dài những nguồn sống và tôn trọng sức chịu đựng của môi trường sinh thái. | - Phát triển hệ sinh thái - Đa dạng sinh học - Tái tạo những tài nguyên có thể tái tạo hoặc không tái tạo được |
CÔNG MINH | Nguyên tắc này đòi hỏi sự hợp lý, sự cân bằng trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên nói chung (giữa hiện tại và tương lai). | - Sự cảm nhận như nhau giữa các thế hệ - Giữa các thế hệ - Giữa các quốc gia - Trong khi ra quyết định |
ĐẠO ĐỨC | Nguyên tắc này hỗ trợ phát triển bền vững, không làm thay đổi các giá trị, thái độ và những hành vi. Thiết lập – đề ra các chính sách, KT – XH, môi trường, kể cả hành vi của người dân nói chung | - Kinh tế và môi trường - Những sự thay đổi các giá trị - Những sự thay đổi hành động - Đạo đức nói chung |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững - 1
- Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững - 2
- Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Đề Tài
- Chỉ Tiêu Hệ Thống Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch
- Một Số Bài Học Rút Ra Cho Phát Triển Du Lịch Phú Yên Theo Hướng Bền Vững
- Một Số Lễ Hội Tiêu Biểu Của Phú Yên (Theo Âm Lịch)
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới - UNWTO)
Phát triển bền vững là xu hướng phát triển tất yếu của toàn cầu, phát triển phải gắn với bền vững vì nếu chỉ phát triển thì chưa đủ. Phát triển bền vững là phát triển để cải thiện nâng cao sức khỏe giáo dục và phúc lợi xã hội. Phát triển bền vững là
tạo sự công bằng xã hội, công bằng giữa các thế hệ đi trước, hiện tại và tương lai. Phát triển bền vững luôn luôn bao gồm 5 yếu tố có mối quan hệ tương tác lẫn nhau:
- Yếu tố kinh tế: Sự sáng tạo ra của cải vật chất phải đi đôi với việc cải thiện điều kiện sống.
- Yếu tố xã hội: Đảm bảo sự hoàn thiện về giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà cửa.
- Yếu tố an ninh an toàn: Đảm bảo các quyền con người, sự tự do chính trị, an ninh.
- Yếu tố văn hoá: Giới thiệu được bản sắc và giá trị độc đáo riêng đến nhiều người, và giữ gìn được bản sắc đó.
- Yếu tố sinh thái: Ưu tiên cho việc giữ gìn và bảo toàn các tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống con người.
Nhìn chung: Những quan điểm đã được đưa ra ở trên về phát triển bền vững phải được thực hiện từ lúc lập kế hoạch hành động, khai thác cho nhu cầu của con người hiện tại và mai sau nhưng không làm xâm hại đến môi trường sống của con người. (Nguyễn Đình Hòe - Vũ Văn Hiếu, 2001)
1.1.2. Khái niệm về du lịch bền vững
Giáo sư, Tiến sĩ Berneker – một chuyên gia hàng đầu có uy tín về lĩnh vực du lịch trên thế giới đã viết rằng: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về nó thì có bấy nhiêu định nghĩa” (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2006). Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa thống nhất về quan niệm phát triển DLBV. Du lịch bền vững được định nghĩa theo một số cách sau:
Theo Machado (2003) đã định nghĩa DLBV là: “các hình thức DL đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách DK, ngành DL và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. DL khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà tương lai của DL phụ thuộc vào nó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương”. Định nghĩa này tập trung vào tình bền vững của các hình thức DL (sản phẩm DL) chưa hề đề cập một cách tổng quát tính bền vững cho toàn ngành DL.
Theo Hội đồng DL và lữ hành quốc tế (1996), “DLBV là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng DL mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu các thế hệ DL tương lai”. Đây là một định nghĩa ngắn gọn dựa trên định nghĩa về phát triển bền vững của UNCED. Tuy nhiên, định nghĩa này còn quá chung chung, chỉ đề cập đến sự đáp ứng nhu cầu của du khách hiện tại và tương lai chứ chưa nói đến nhu cầu của cộng đồng dân cư địa phương, đến môi trường sinh thái, đa dạng sinh học...
Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro (1992), Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: "DLBV là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách DL và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển HĐDL trong tương lai. DLBV nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa 13 dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người". Định nghĩa này hàm chứa đầy đủ các nội dung, các hoạt động, các yếu tố liên quan đến DLBV. Định nghĩa này cũng đã chú trọng đến cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ bản sắc văn hoá.
Trong luận văn này, tác giả muốn hướng theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) tuy hơi dài nhưng nó đã tổng quát và đầy đủ nhất với những nội dung liên quan đến phát triển DLBV.
1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế - xã hội
Thực tế đang diễn ra trên thế giới đã cho thấy, DL đã mang lại nguồn thu đáng kể góp phần kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản... thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương và quốc gia. Hầu hết các nhà quan sát đều kết luận rằng quy mô của DL là lớn. Theo tính toán của Hội đồng Du lịch lữ hành thế giới (WTTC), thu nhập của DL bao gồm cả
DL quốc tế và DL nội địa năm 2015 là 7,2 nghìn tỷ USD, tăng 5,4% so với năm trước, chiếm 3,8% GDP của thế giới. Nếu tính cả những đóng góp trực tiếp và gián tiếp thì ngành DL chiếm 10,6% GDP toàn thế giới. Hàng năm, ngành này tạo ra 74,2 triệu việc làm, chiếm 2,8% lao động trên toàn cầu (WTTC, 2015). Giá trị của DL còn biểu hiện ở chỗ nó là ngành thu ngoại tệ, là ngành xuất khẩu tại chỗ. Ở rất nhiều quốc gia, du lịch là dịch vụ xuất khẩu chủ yếu và trở thành động lực chủ yếu để phát triển kinh tế. Theo Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), hàng năm khách DL đem lại thu nhập cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương khoảng 35 tỷ USD (UNWTO, 2016).
Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, thì phát triển DLBV còn góp phần giới thiệu truyền bá nét văn hoá dân tộc cho bạn bè trên thế giới. Phát triển DLBV ngày càng trở nên quan trọng hơn trong xã hội hiện nay: DL phát triển bền vững sẽ mang tính chất giáo dục cao về ý thức BVMT và nguồn tài nguồn tự nhiên cho khách DL và cả cộng địa phương. DLBV là phương tiện cải thiện và nâng cao sức khỏe, giáo dục, và phúc lợi cho xã hội, nâng cao thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho dân cư. Nếu không có phát triển bền vững thì tương lai của các nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt. DL phát triển bền vững là giúp giảm thiểu đói nghèo và ngăn ngừa vấn đề suy thoái MT trong hiện tại và tương lai. Phát triển DLBV là biện pháp thiết thực nhất để cứu lấy MT thiên nhiên và là biện pháp gián tiếp cứu lấy con người. Phát triển DLBV là nhân tố quan trọng trong quan hệ hữu nghị giữa các nước trên thế giới và tạo điều kiện trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Có thể nói rằng, phát triển DLBV là việc cần làm và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế góp phần quan trọng trong việc tăng tốc của nền kinh tế đất nước. (Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu, 2001).
1.1.4. Ý nghĩa và dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững và du lịch không bền vững
Việc phát triển du lịch bền vững có ý nghĩa như sau:
Sự bền vững về kinh tế: tạo nên sự thịnh vượng cho tất cả mọi tầng lớp xã hội và đạt được hiệu quả giá trị cho tất cả mọi hoạt động kinh tế. Điều cốt lõi, đó là sức
sống, sự phát triển và các hoạt động của DN đó có thể duy trì được lâu dài.
Sự bền vững xã hội: tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi người trong xã hội. Đòi hỏi phải phân chia lợi ích một cách công bằng, với trọng tâm là giảm đói nghèo. Chú ý đến những cộng đồng địa phương, duy trì và tăng cường những hệ thống, những chế độ hỗ trợ đời sống của họ, thừa nhận và tôn trọng các nền văn hoá khác nhau, và tránh được mọi hình thức bóc lột.
Sự bền vững về MT: bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên không thể thay mới và quý hiếm đối với cuộc sống con người. Hạn chế đến mức độ tối thiểu sự ô nhiễm không khí, đất và nước, và bảo tồn sự đa dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên đang còn tồn tại. (Huỳnh Văn Đà, 2010)
Dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững và du lịch không bền vững:
Để củng cố khái niệm DLBV, nhiều nghiên cứu đã xem xét các tác động của DL và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là không bền vững. Các tác giả như: Krippendorf (1982); Lane (1990); Hunter và Green (1994); Godfrey (1994); Swarbrooke (1999) sau khi nghiên cứu tác động của DL trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã hội đã đưa ra so sánh các yếu tố được coi là bền vững và các yếu tố được coi là không bền vững trong phát triển DL.
Bảng 1.2 Du lịch bền vững và du lịch không bền vững
Du lịch bền vững hơn | |
Phát triển nhanh | Phát triển hài hòa |
Phát triển không kiểm soát | Phát triển có kiểm soát |
Quy mô không phù hợp | Quy mô phù hợp |
Mục tiêu ngắn hạn | Mục tiêu dài hạn |
Phương pháp tiếp cận theo số lượng | Phương pháp tiếp cận theo chất lượng |
Tìm kiếm sự tối đa | Tìm kiếm sự cân bằng |
Quy hoạch trước, triển khai sau | |
Kế hoạch theo dự án | Kế hoạch theo quan điểm |
Phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực | Phương pháp tiếp cận chính luận |
Tập trung vào các trọng điểm | Quan tâm tới cả vùng |
Áp lực và lợi ích tập trung | Phân tán áp lực và lợi ích |
Thời vụ và mùa cao điểm | Quanh năm và cân bằng |
Các nhà thầu bên ngoài | Các nhà thầu địa phương |
Nhân công bên ngoài | Nhân công địa phương |
Kiến trúc theo thị hiếu khách du lịch | Kiến trúc bản địa |
Xúc tiến marketing tràn lan | Xúc tiến marketing tập trung theo đối tượng |
Nguồn lực: sử dụng tài nguyên nước, năng lượng lãng phí | Nguồn lực: sử dụng vừa phải tài nguyên nước, năng lượng |
Không tái sinh | Tăng cường tái sinh |
Không chú ý tới lãng phí sản xuất | Giảm thiểu lãng phí |
Thực phẩm nhập khẩu | Thực phẩm sản xuất tại địa phương |
Tiền bất hợp pháp, không khai báo rõ ràng | Tiền hợp pháp |
Nguồn nhân lực chất lượng kém | Nguồn nhân lực có chất lượng |
Khách du lịch: số lượng nhiều | Khách du lịch: số lượng ít |
Không có nhận thức cụ thể | Có thông tin cần thiết bất kì lúc nào |
Không học tiếng địa phương | Học tiếng địa phương |
Chủ động và có nhu cầu | |
Không ý tứ và kĩ lưỡng | Thông cảm và lịch thiệp |
Tìm kiếm du lịch tình dục | Không tham gia vào DL tình dục |
Lặng lẽ, kỳ quặc | Lặng lẽ, riêng biệt |
Không trở lại tham quan | Trở lại tham quan |
(Nguồn: Machado A., 2003)
Trong hoạt động thực tiễn, cần xem xét các vấn đề làm giảm tính bền vững của phát triển DL, đồng thời so sánh các hoạt động bền vững với các hoạt động không bền vững. Những yếu tố bền vững và không bền vững liệt kê ở trên không mang tính bắt buộc. Chúng phụ thuộc nhiều vào liều lượng, vào khả năng quản lý và kiểm soát của Nhà nước, vào khả năng tự kiểm soát của ngành DL.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Chỉ tiêu khách du lịch
Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với quá trình phát triển DL. Chỉ tiêu khách du lịch quyết định sự thành công hay thất bại; quyết định sự phát triển bền vững hay không bền vững của ngành DL. Trong chỉ tiêu khách DL, ngoài số lượng tuyệt đối về khách, các chỉ tiêu khác cần phải tính đến trong quá trình phát triển bền vững đó là doanh thu DL, số lượt khách DL, cơ cấu khách DL…Các hoạt động phát triển DL tự phát thường chỉ quan tâm đến việc thu hút tối đa số lượng khách đến và thường không chú trọng đến chất lượng nguồn khách (khả năng chi trả, trình độ văn hoá…). Sẽ là tốt hơn, có hiệu quả kinh tế hơn và đảm bảo sự phát triển bền vững hơn trường hợp lượng khách DL ít (không gây áp lực đến TNMT), nhưng thời gian lưu trú dài hơn và có khả năng chi trả cao hơn. Sự quay trở lại của khách DL cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững của DL. Như vậy để đảm bảo cho DL phát triển bền vững thì ngoài sự phát triển liên tục của chỉ tiêu về số lượng khách, các chỉ tiêu khác có liên quan đến khách du lịch (doanh thu DL,