Kết Quả Hoạt Động Phát Triển Du Lịch Phú Yên 2011 - 2016


đêm. Các trung tâm mua sắm và các điểm vui chơi giải trí đóng cửa sớm (khoảng 10h). Các dịch vụ spa đủ tiêu chuẩn phục vụ du lịch còn ít, chỉ có tại các khách sạn 4 - 5 sao như KDL Sao Việt, Cendeluxe hay Kaya. Do đó, một điểm hạn chế du lịch Phú Yên là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các dịch vụ bổ sung còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng.

2.1.3. Kết quả hoạt động phát triển du lịch Phú Yên 2011 - 2016

2.1.3.1. Doanh thu

Theo biểu đồ 2.1 về tổng doanh thu từ các hoạt động trong lĩnh vực du lịch từ năm 2011 - 2016, doanh thu du lịch Phú Yên tăng dần qua các năm với tốc độ tăng bình quân của giai đoạn 2011 - 2015 là 27,8%, đặc biệt là giai đoạn 2014 - 2016. Điều này chứng tỏ, ngành du lịch Phú Yên đang tăng trưởng khá tốt.


1.000.000

850.000

675.060

540.000

450.000

500.000

2011

2012

2015

2014

2015

2016

Doanh thu

Biểu đồ 2.1. Tổng doanh thu du lịch từ năm 2011 - 2016 (Đv: Triệu đồng)

Nguồn: SVHTTDL tỉnh Phú Yên, (2016) Mặc dù doanh thu Phú Yên có sự tăng trưởng nhưng so với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ thì doanh thu Phú Yên vẫn còn rất thấp, chỉ hơn Quảng Ngãi. Doanh

thu du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thể hiện ở biểu đồ 2.2


Thừa

Đà Nẵng

Quảng

Quảng

Bình

Phú Yên

Khánh

Thiên Huế


Nam

Ngãi

Định


Hòa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.


16.000.000

8.000.000

6.760.000

Doanh thu

2.800.000

576.000

1.497.000 1.000.000

Biểu đồ 2.2. Tổng doanh thu du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ 2016

(Đv: Triệu đồng)

Nguồn: SVHTTDL tỉnh Phú Yên, (2016)

70.0%

60.0%

50.0%

40.0%

30.0%

20.0%

10.0%

0.0% 2011

Lưu trú 30.0%

Ăn uống 50.0%

Lữ hành 1.9%

Mua sắm 6.3%

Khác 11.8%

2012

32.0%

51.0%

2.1%

5.7%

9.2%

2013

33.0%

53.0%

3.1%

7.6%

3.3%

2014

34.0%

57.0%

1.5%

6.1%

1.4%

2015

33.0%

58.0%

1.6%

6.5%

0.9%

2016

33.0%

57.0%

1.7%

6.7%

1.6%

Qua phân tích cụ thể các khoản chi tiêu của khách khi đến Phú Yên, thì việc chi cho ăn uống cũng chiếm phần lớn trong cơ cấu chi tiêu hơn 50%, còn vấn đề lưu trú chiếm 30%. Trong khi các khoản chi tiêu cho mua sắm và lữ hành chỉ chiếm tỷ trọng thấp, thể hiện qua biểu đồ 2.3







Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ doanh thu du lịch từ năm 2011 - 2016

Nguồn: SVHTTDL tỉnh Phú Yên, (2016)


2.1.3.2. Lượt khách

855.000

950.000

703.200

Khách nội địa

Khách quốc tế

Lượt khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 20%/năm, trong đó khách quốc tế tăng khoảng 17%, khách nội địa tăng 20,2%. Đến năm 2016, tổng lượt khách du lịch đến phú Yên khoảng 1.000.000 lượt.


490.000

497.000

540.000



40.000


53.000


60.000


52.000


45.000


50.000







2011

2012

2013

2014

2015

2016


Biểu đổ 2.4. Tổng lượt khách đến Phú Yên 2011 - 2016 (Đv: Lượt khách)

Nguồn: SVHTTDL tỉnh Phú Yên, (2016)

2.2. Thực trạng về hoạt động chiêu thị (promotion) điểm đến du lịch tỉnh Phú Yên

2.2.1. Công tác xác định mục tiêu xúc tiến

Kế hoạch số 47/KH-UBND ban hành ngày 29/6/2012 đề ra những mục tiêu nhằm phát triển du lịch Phú Yên từ 2012 đến 2015. Đây cũng là mục tiêu cho các hoạt động xúc tiến giai đoạn 2012 - 2015.

Mục tiêu chung đề ra phấn đấu trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng trong liên kết phát triển du lịch vùng giữa các tỉnh Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; tạo động lực đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, trong đó dịch vụ du lịch đóng vai trò quan trọng; nâng cao chất lượng và hiệu quả hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ du lịch tại khu vực thành phố Tuy Hòa,


thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An, huyện Đông Hòa và phát triển rộng ra các địa phương khác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhiều đối tượng khách; từng bước hình thành cơ bản về kết cấu hạ tần và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tuyến, điểm du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng như: vịnh Xuân Đài, gành Đá Dĩa, đầm Ô Loan, Vũng Rô, Bãi Môn - Mũi Điện, Núi Nhạn núi Đá Bia, Hòn Chùa, Hòn Lao Mái Nhà...Phấn đấu đến năm 2020, được công nhận 01 khu du lịch quốc gia tại khu vực vịnh Xuân Đài - đầm Cù Mông - bãi biển Từ Nham - gành Đá Dĩa và một số khu du lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia, hình thành một số khu du lịch cao cấp, tạo bước đợt phá trong phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở Phú Yên; Phát triển nhanh hệ thống phương tiện vận tải đường thủy, du thuyền, bến thuyền để hình thành một số tuyến du lịch, các dịch vụ du lịch đường thủy tại vịnh Xuân Đài, Vũng Rô, đầm Ô Loan, đầm Cù Mông, sông Chùa...; Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phát triển các tour du lịch chuyên đề: tham quan, nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh, ẩm thực, mua sắm, du lịch khám phá, mạo hiểm...

Mục tiêu cụ thể bao gồm các chi tiêu khách du lịch, thu nhập du lịch, phát triểu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực du lịch.

Khách du lịch: lượt khách du lịch lưu trú tăng bình quân 20%/năm, trong đó khách quốc tế tăng trên 37%/năm. Đến năm 2015, các cơ sở lưu trú đón khoảng 800.000 - 900.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 90.000 -

100.000 lượt, chiếm 10- 20% ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế là 2,6 - 2,8 ngày và khách nội địa khoảng 1,8 - 2 ngày.

Thu nhập từ du lịch tăng bình quân khoảng 30%/năm. Đến năm 2015, thu nhập du lịch đạt khoảng 1.684 tỷ đồng (khoảng 81 triệu USD); chỉ tiêu bình quân khách quốc tế khoảng 63 USD/người/ngày, khách nội địa 40 USD/người/ngày; giá trị gia tăng ngành du lịch tỉnh (GDP du lịch) đạt 51 triệu USD, chiếm tỉ trọng trên 5,7% GDP toàn tỉnh;

Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: đến năm 2015 có khoảng 140 cơ sở lưu trú du lịch với 4.000 - 4.200 buồng, có khoảng 12 - 13 khu du lịch,


khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao; công suất sử dụng buồng trung bình hàng năm đạt trên 60%

Nguồn nhân lực du lịch: đến năm 2015, số lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch khoảng 6.100 người, phấn đấu có trên 70% lao động được bồi dưỡng, đào tạo về nghiệp vụ chuyên ngành.

Về nội dung, định hướng phát triển, Kế hoạch chỉ ra gồm phát triểu khách du lịch quốc tế và thị trường khách nội địa, phát triển các sản phẩm du lịch chủ yếu (Du lịch nghĩ dưỡng, du lịch gắn với sinh thái, du lịch gắn với văn hóa), hình thành các khu tuyến du lịch

Kế hoạch cũng đưa ra các đề án, dự án, chương trình đầu tư phát triển du lịch và đề xuất một số giải pháp nhằm tổ chức triển khai thực hiện một các có hiệu quả. Về kinh phí thực hiện được lấy theo nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 là 258.950 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 81 tỷ đồng, Trung ương hỗ trợ 177.950 tỷ đồng.

2.2.2. Công tác xác định công chúng mục tiêu

Qua biểu đồ 2.4, lượng khách du lịch đến Phú Yên tăng dần đều qua các năm và lượng khách nội địa chiếm phần lớn tổng doanh thu của du lịch Phú Yên. Khách nội địa chiếm hơn 92% qua từng năm. Vì vậy, thị trường khách nội địa là thị trường mục tiêu hiện nay của du lịch tỉnh Phú Yên.

Theo biểu đồ 2.5, khách du lịch Phú Yên từ Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh tăng đều liên tục trong 6 năm qua, trong khi du khách đến từ Huế - Đà Nẵng, Bắc Trung Bộ liên tục giảm, điều này có thể do cùng đặc trưng cùng lợi thế du lịch như nhau nên du lịch Phú Yên không phải sự lựa chọn ưu tiên.



40%

35%

30%

25%

20%

15%

10%

5%

0% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Hà Nội 33% 36% 37% 37% 35% 36%

Bắc Bộ 12% 13% 10% 11% 13% 12%

Huế - Đà Nẵng 11% 6% 5% 4% 1% 3%

Bắc Trung Bộ 9% 7% 6% 3% 2% 4%

TPHCM 32% 34% 35% 35% 37% 32%

Nam Bộ 3% 4% 7% 10% 12% 13%

Biểu đồ 2.5. Các thị trường khách nội địa từ năm 2011 - 2016

Nguồn: SVHTTDL tỉnh Phú Yên, (2016)

Khách du lịch nội địa đến Phú Yên theo mục đích hàng năm có sự biến đổi. Đến nay, tỷ lệ thương mại chiếm tỉ lệ cao nhất từ năm 2006 đến năm 2014 có xu hướng thay đổi năm 2015 & 2016, số lượng khách du lịch thuần túy chiếm vị trí cao nhất. Điều đó có thể chứng tỏ, hình ảnh du lịch Phú Yên bắt đầu được biết đến rộng rãi hơn và được lựa chọn là điểm đến cho kì nghỉ dưỡng của du khách.


50%

45%

40%

35%

30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%

45%

45.20%

41%

40%

34%

42%

35%

42%

37%

35%

36.10%

32%

15%

12%

16%

14%

16%

16.70%

Thuần Du Lịch Thương Mại Thăm thân

Khác

10%

13%

10%

7%

4%

2%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Biểu đồ 2.6. Các mục đích chính của thị trường khách nội địa từ 2011 - 2016

Nguồn: SVHTTDL tỉnh Phú Yên, (2016)


2.2.3. Công tác thiết kế thông điệp truyền thông

Trước năm 2014, ngành du lịch Phú Yên chưa chú trọng quan tâm cho việc thiết kế thông điệp và xây dựng thương hiệu du lịch. Ngành du lịch Phú Yên thường sử dụng logo và slogan của du lịch Việt Nam trong các hoạt động xúc tiến du lịch cũng như các ấn phẩm quảng cáo, pano, bang rôn, banner... của tỉnh với tiêu đề và biểu tượng là “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” hay “Vietnam - Timeless Charm”


Hình 2 4 Ấn phẩm du lịch tỉnh Phú Yên Nguồn SVHTTDL tỉnh Phú Yên 2016 Năm 1

Hình 2.4. Ấn phẩm du lịch tỉnh Phú Yên

Nguồn: SVHTTDL tỉnh Phú Yên, (2016)

Năm 2014, Sở VHTTDL Phú Yên đã công bố tiêu đề du lịch Phú Yên với thông điệp “Phú Yên - Hấp dẫn và thân thiện” hay “Phu Yen Tourism - Attractive and Friendly”. Nhìn tổng thể, logo có hình tròn, tượng trưng cho vũ trụ, bầu trời, luôn mang ý nghĩa về cội nguồn của sự sống và năng động trong hội nhập du lịch toàn cầu. Bên trong logo có hình thức cách điệu các dãy núi, thể hiện những ngọn núi tiêu biểu đã in sâu và tiềm thức người dân Phú Yên và du khách đó là núi Nhạn, núi Chóp chai, núi Đá Bia, đèo Cả. Đặc biệt, logo đã thể hiện ngọn hải đăng Mũi Điện là nơi đón bình minh sớm nhất trên đất liền Việt Nam (chấm tròn trên chóp núi tượng trưng cho mặt trời, ánh bình minh), một điểm nhấn độc đáo và ý nghĩa


cho sự khởi đầu mạnh mẽ của Du lịch Phú Yên. Dưới một cách nhìn khác, hình ảnh đó giống như hình khách du lịch đang ngồi trên bãi biển hoang sơ. Hình ảnh khắc họa thêm thế mạnh du lịch nghỉ dưỡng biển của Phú Yên. Biểu trưng Du lịch Phú Yên với 2 màu chủ đạo là xanh và vàng tượng trưng cho trời và đất. Màu xanh của biển, của trời của môi trường du lịch sinh thái, du lịch xanh, thân thiện và tươi trẻ. Màu vàng là màu của bãi cát vàng trên bờ biển hoang sơ trong lành của du lịch Phú Yên; là đồng lúa Tuy Hòa trĩu nặng hạt vàng bên bờ sông Ba. Nơi đây có thể phát triển những sản phẩm du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng.


Hình 2 5 Logo và Sloga của du lịch Phú Yên Nguồn TTTTXTDL tỉnh Phú Yên 2016 Về 2


Hình 2.5. Logo và Sloga của du lịch Phú Yên

Nguồn: TTTTXTDL tỉnh Phú Yên, (2016)

Về slogan “Du lịch Phú Yên - Hấp dẫn và thân thiện”, “Hấp dẫn” nghĩa là với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, với môi trường trong lành, xanh sạch, nguyên sơ; với những nét văn hóa rất đặc trưng của con người Phú Yên qua hơn 400 năm hình thành và phát triển. Điều này còn mang ý nghĩa Phú Yên đang là điểm đến mới cho du khách trải nghiệm, khám phá.”Thân thiện” thể hiện Phú Yên là điểm đến yên bình, con người Phú Yên thân thiện, giàu lòng mến khách.

Từ đó, Sở VHTTDL Phú Yên đã xây dựng tài liệu sử dụng biểu trưng (logo) và tiêu đề (slogan) Du lịch Phú Yên trong mục đích quảng cáo và in ấn.

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022