Những Hàng Hoá, Đặc Sản Của Vùng Đất Phú Yên


không số Vũng Rô… Điều này cho thấy đa số DN lữ hành chỉ phục vụ khách đi, chưa quan tâm nhiều đến việc liên kết, đưa khách đến, nguyên nhân do hiện trạng cơ sở hạ tầng, CSVCKT tại các điểm đến trong tỉnh còn nhiều hạn chế, yếu kém gây cản trở trong quá trình phát triển DL theo hướng bền vững.

Theo số liệu thống kê của Sở VHTTDL cho thấy, so với các dịch vụ khác thì doanh thu từ dịch vụ lữ hành vẫn còn khá khiêm tốn. Trong giai đoạn 2011 - 2015, hoạt động lữ hành chỉ đóng góp khoảng 7 % vào tổng doanh thu DL. Tuy nhiên, dịch vụ lữ hành đã có những dấu hiệu khởi sắc khi doanh thu không ngừng tăng qua các năm. Nếu như trong năm 2011, dịch vụ này chỉ mang lại 27 tỷ đồng thì đến năm 2015, con số này đã tăng hơn gấp đôi, đạt 59,5 tỷ. Mặc dù tỷ trọng đóng góp vào tổng doanh thu DL tương đối thấp nhưng doanh thu lữ hành có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất, đạt 21,8% cho giai đoạn 2011-2015.

Nhìn chung, với số lượng các DN lữ hành ở Phú Yên còn quá khiêm tốn như hiện nay phản ánh mức độ hấp dẫn của môi trường kinh doanh DL ở đây đối với các nhà đầu tư chưa cao. Trong khi, các công ty lữ hành đã từng bước thực hiện khá tốt dịch vụ, duy trì hoạt động có hiệu quả thì một số đơn vị lữ hành trong tỉnh chưa đầu tư đúng mức vào các khâu quan trọng trong hoạt động khai thác dịch vụ lữ hành như: cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, phương tiện vận chuyển, đội ngũ hướng dẫn viên đạt chuẩn về trình độ nghiệp vụ. Có thể thấy, tỉnh đang từng bước định hình và phát triển theo hướng bền vững, hoạt động lữ hành giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững chung của ngành, vì vậy ngành DL tỉnh cần sớm khắc phục những điều này để tránh gây ảnh hưởng đến tâm lý “muốn quay trở lại” của du khách và mục tiêu phát triển DLBV mà tỉnh đang hướng tới..

2.2.3.3. Các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng


Tăng cường công tác xã hội hóa trong đầu tư phát triển các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao tại các khu điểm DL trọng điểm đang là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của tỉnh nhằm phát triển DL theo hướng bền vững. Xây dựng, đưa vào khai thác các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật; khôi phục lại các loại


hình vui chơi giải trí dân gian; phát triển các loại hình vui chơi giải trí chuyên đề như công viên chuyên đề, khu giải vui chơi giải trí chuyên đề tại các khu, điểm DL. Hình thành hệ thống các trung tâm vui chơi giải trí hỗn hợp về văn hoá, thể thao phục vụ cho nhiều đối tượng ở các tuyến DL, điểm dừng chân, điểm tham quan để thu hút và giữ chân du khách. Đặc biệt ưu tiên phát triển thế mạnh DL biển với các loại hình nghỉ dưỡng biển đảo, vui chơi giải trí chất lượng cao. Bên cạnh đó, các sản phẩm DL văn hóa gắn với di sản, lễ hội, DL sinh thái... được ưu tiên phát triển nhằm đảm bảo sự cân bằng và hài hoà trong quá trình phát triển DLBV.

Hiện nay, trên toàn tỉnh có hơn 10 khu vui chơi giải trí, hơn 60 điểm tham quan, khu di tích với nhiều loại hình đa dạng, 6 nhà thi đấu thể thao, 01 sân vận động đạt chuẩn… Mặt khác, tỉnh còn hỗ trợ các địa phương xây dựng điểm DL văn hoá cộng đồng gắn với hoạt động biểu diễn văn hoá nghệ thuật dân gian buôn Lê Diêm (huyện Sông Hinh), buôn Xí Thoại (huyện Đồng Xuân), buôn Hoà Ngãi (huyện Sơn Hoà). Từ năm 2013 đến nay cũng đã tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật “Chào Phú Yên – điểm đến hấp dẫn và thân thiện” tại tháp Nhạn phục vụ du khách định kỳ vào tối thứ 7 hàng tuần (ước tính có 200 – 300 lượt khách/đêm biểu diễn).

Song song đó, nhằm đảm bảo tính bền vững trong phát triển các sản phẩm DL, công tác đầu tư, tôn tạo các di tích, danh thắng cũng được tỉnh chú trọng triển khai. Cụ thể, giai đoạn 2011 – 2015, Phú Yên đã đầu tư nâng cấp, tu bổ các công trình thiết yếu tại một số khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh như: mộ và đền thờ Lương Văn Chánh, thành An Thổ - nơi sinh Tổng Bí thư Trần Phú, khu di tích Tàu Không số vịnh Vũng Rô, khu di tích Căn cứ tỉnh Phú Yên trong kháng chiến và nhà thờ Bác Hồ ở Sơn Định, khu di tích núi Nhạn – Tháp Nhạn, khu di tích gành Đá Đĩa, khu di tích Bãi Môn - Mũi Điện… xây dựng biển chỉ dẫn đường đến các di tích. Đến nay, toàn tỉnh có 19 di tích cấp quốc gia, 37 di tích cấp tỉnh.

Mặc dù có lợi thế tài nguyên DL, tuy nhiên ngành DL tỉnh nhà vẫn chưa thể phát huy được tiềm năng và sức hấp dẫn đối với du khách. Một trong những hạn chế đó chính là tỉnh còn thiếu các dịch vụ vui chơi, giải trí nhất là giải trí về đêm. Điểm


đến hấp dẫn, song dịch vụ đi kèm như khách sạn nhà hàng, dịch vụ vận chuyển vẫn còn thiếu thốn. Các điểm đến của tỉnh như Đầm Ô Loan, Khu bảo tồn Krong Trai, ghềnh Đá Đĩa… nằm khá rải rác và cách xa nhau, du khách muốn đến hết những tuyến điểm này sẽ mất khá nhiều thời gian và kinh phí đi lại. Bên cạnh đó, lợi thế lớn nhất của Phú Yên là DL nghỉ dưỡng biển, nhưng chỉ mới dừng lại ở các hoạt động tham quan, chụp ảnh, hoạt động karaoke, bơi lội… Dù được đánh giá là điểm đến thân thiện, hấp dẫn và nhiều tiềm năng, nhưng nói DL Phú Yên đã khiến du khách hài lòng thật sự thì chưa hẳn. Riêng khoản cảnh đẹp thiên nhiên, bãi biển hoang sơ, tự nhiên thì không bàn cãi. Điều mà du khách chưa hài lòng nhất vẫn là dịch vụ DL ở đây còn quá nghèo nàn, đơn điệu chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách. Nhìn chung, hệ thống cơ sở vui chơi, giải trí và dịch vụ bổ sung vẫn là một trong những điểm yếu gây cản trở đến mục tiêu phát triển bền vững của ngành DL Phú Yên, cần thiết phải khắc phục.

2.2.3.4. Sản xuất hàng hoá phục vụ du lịch

Thời gian vừa qua, lượng khách DL đến Phú Yên không ngừng tăng nhanh, cùng với các nhu cầu tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng… thì DL kết hợp mua sắm là một nhu cầu thiết yếu của nhiều du khách trong và ngoài nước. Không thể phủ nhận, các sản phẩm lưu niệm và đặc sản địa phương phục vụ khách DL là một nguồn thu không nhỏ cho ngành DL hiện nay và hơn hết các sản phẩm đó thể hiện đặc trưng cho văn hoá Việt Nam nói chung và văn hoá địa phương nói riêng. Nắm bắt được thị hiếu của du khách cũng như triển khai các nội dung trong kế hoạch phát triển DL theo hướng bền vững, từ 2012, Phú Yên đã cho khởi động dự án “Hỗ trợ phát triển sản phẩm DL đặc thù” với tổng kinh phí là 26,82 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng phòng trưng bày, sản xuất các mặt hàng lưu niệm, đặc sản phục vụ DL. Đầu năm 2013, tỉnh cũng đã hỗ trợ đào tạo nghề ốc mỹ nghệ cho nhiều lao động ở các cơ sở sản xuất trên địa bàn; hỗ trợ kinh phí để các cơ sở trưng bày hàng lưu niệm, các sản phẩm mang tính đặc trưng tại một số khách sạn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng tạo điều kiện để các DN tham gia hội chợ triển lãm trong nước; đặc biệt, hỗ trợ cho 3 DN chế biến thủy sản


tiêu biểu thuê tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm thủy sản. Những nổ lực đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ của tỉnh, đóng góp chung cho sự phát triển DLBV của tỉnh.

Bảng 2.10 Những hàng hoá, đặc sản của vùng đất Phú Yên


TT

Nhóm hàng hoá

Các mặt hàng cụ thể


1


Hàng lưu niệm

Tranh 3D, tranh trên đá, tranh trên đĩa cảnh vật Phú Yên,

vật dụng bằng đá, gỗ, vật dụng trang trí bằng vỏ sò, vỏ ốc, sản phẩm thủ công mỹ nghệ…

2

Đặc sản

Bánh thuẩn, bánh kẹp, bánh cốm, kẹo đậu phộng, kẹo thèo

lèo, bánh tro, bánh dừa mứt các loại, yến sào...


3

Hải sản và có nguồn gốc từ

thuỷ sản

Sò huyết đầm Ô Loan, cá ngừ đại dương, cá bò hòm, cua huỳnh đế, ghẹ, khô cá đét, mực rim, chả cá, mắm các loại,

chả ram tôm đất…


4

Các món ăn đặc trưng

Bánh tráng, thịt rộng mắm, bò một nắng hai sương, chả dông, cháo hàu, bánh canh hẹ, cá ồ hấp, mắt cá ngừ, bánh

hỏi lòng heo, chè mít đát, đông sương…

5

Các loại nước

Rượu Quán Đế, cà phê Tùng, trà dược liệu…

6

Hàng nông sản

Tinh bột nghệ, hồ tiêu, hạt điều, mật ong, đậu ngự…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững - 9

(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên)

Việc phát triển DL nói chung và sản phẩm phục vụ DL nói riêng là rất cần thiết đối với không chỉ riêng Phú Yên mà hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước. Các DN, tổ chức, cá nhân cũng vào cuộc đầu tư sản xuất sản phẩm lưu niệm nhưng hầu như đến nay các sản phẩm vẫn còn nghèo nàn, phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Mặc dù, trong năm 2014, Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên đã tổ chức cuộc thi “Thiết kế sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch Phú Yên” và có khá nhiều mẫu sản phẩm dự thi, ưu tiên những sản phẩm DL được xây dựng dựa trên các yếu tố thân thiện với môi trường, có sự tham gia của cộng đồng dân cư nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành. Tuy nhiên, sau cuộc thi, không nhiều sản phẩm đoạt giải được duy trì và phát triển, dù chủ nhân của chúng đã được ban tổ chức hướng


dẫn làm thủ tục để nhận hỗ trợ kinh phí từ chương trình khuyến công của tỉnh nhằm quảng bá và xây dựng thương hiệu. Nguyên nhân nằm ở việc các tác giả gặp khó khăn về đầu ra hay hạn chế về giá thành quá cao nên sản phẩm lưu niệm tuy có sự độc đáo và mang tính đặc trưng nhưng chưa thể đến tay khách hàng một cách đại trà. Tại hội thảo đối thoại giữa Ban chỉ đạo phát triển Du lịch Phú Yên với các DN trong và ngoài tỉnh, nhiều ý kiến cho rằng thật khó để tìm được một món quà đặc trưng Phú Yên để du khách chọn mua về làm kỷ niệm. Vì vậy, Phú Yên cần dành hỗ trợ đáng kể cho các DN nhỏ, vừa và cực nhỏ hoạt động không chỉ trong việc sản xuất hàng hoá phục vụ DL mà cả những lĩnh vực liên quan tới DL phát triển theo hướng bền vững.

Trong khi các sản phẩm lưu niệm đồ thủ công mỹ nghệ chưa phong phú, chưa mang nhiều đặc trưng của vùng đất Phú Yên thì nhóm thực phẩm đặc sản đã đáp ứng được nhu cầu của khách phương xa. Ở các điểm bán hàng cho khách DL trên địa bàn thành phố Tuy Hòa như: chợ Tuy Hòa, cửa hàng Quà tặng và Du lịch Lê Hằng, cửa hàng đặc sản miền Trung Hòa Yên… nhóm hàng thực phẩm như hải sản, bò khô, nước mắm là bán chạy nhất và phải nhập liên tục. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi còn phần chìm chính là nhiều cơ sở sản xuất hàng đặc sản, tập trung ở những khu vực làng nghề nhưng hầu hết chỉ tồn tại ở quy mô vừa và nhỏ. Trong bối cảnh nguồn lực còn bất cập, thị trường còn khá hạn hẹp, kinh phí của các DN còn hạn chế, việc có được mặt bằng trưng bày là rất khó khăn để có thể thành công, tỉnh cần phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động quảng bá nâng cao hình ảnh và thương hiệu DL riêng. Để khai thác những bề nổi đó, theo các chuyên gia, phải đổi mới công nghệ, cách tiếp cận để sản phẩm DL phát triển theo hướng bền vững. Và cần sớm khắc phục những hạn chế về địa điểm trưng bày, sử dụng các tiện nghi, giá cả ổn định và bán sản phẩm để thu hút sự quan tâm mua sắm của người dân địa phương, du khách và cải thiện đời sống của người dân, thúc đẩy phát triển cộng đồng địa phương.


2.2.4. Lao động trong du lịch

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, với tốc độ tăng trưởng 7%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, DL là ngành được đánh giá có nhu cầu nhân sự cao gấp 2 - 3 lần so với một số ngành trọng điểm khác như giáo dục, y tế, tài chính... Mỗi năm ngành DL cần 40.000 lao động, tuy nhiên số sinh viên tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch ra trường chỉ khoảng 15.000 người. Trong những năm qua, cùng với sự tăng nhanh của lượng khách DL và sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật ngành DL, lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia trong các hoạt động kinh doanh DL ở Phú Yên cũng có sự gia tăng về cả số lượng và chất lượng.

Bảng 2.11 Cơ cấu lao động ngành du lịch của Phú Yên


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

Tăng bình

quân (%)

Tổng số lao động (người)

3.300

3.310

3.600

3.620

3.635

2,3

Lao động

trực tiếp

Số lượng (người)

1.060

1.070

1.165

1.170

1.180

2,5

Tỷ trọng (%)

32,1

32,3

32,4

32,3

32,5

-

Lao động

gián tiếp

Số lượng (người)

2.240

2.240

2.435

2.450

2.455

2,2

Tỷ trọng (%)

67,9

67,7

67,6

67,7

67,5

-

(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên)

Giai đoạn 2011 – 2015, tổng số lao động trong ngành DL Phú Yên có sự gia tăng qua các năm, bình quân tăng 2,3%/năm. Theo số liệu thống kê của Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên, đến cuối năm 2015, số lao động trong ngành DL của tỉnh đạt 3.635 người, trong đó số lao động trực tiếp là 1.180 người (chiếm 32,5%) và lao động gián tiếp là 2.455 người (chiếm 67,5%); giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Mặc dù có sự phát triển về số lượng nhân lực nhưng mức tăng trưởng vẫn còn rất thấp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển các hoạt động DL. Ngày nay, nhận thức và yêu cầu của du khách ngày càng cao. Nhân viên DL chỉ có trình độ tri thức cơ bản sẽ khó làm họ hài lòng. Theo các chuyên gia phân tích, thách thức lớn nhất của ngành DL Việt Nam nói chung và của Phú Yên nói riêng chính là sự chuyên nghiệp của đội ngũ cung cấp dịch vụ.


Có thể nói, yếu tố nguồn nhân lực chính là chìa khoá cho phát triển DLBV, tuy nhiên hầu hết sinh viên ra trường kỹ năng làm việc còn rất yếu, đa số các sinh viên đều rất giỏi lý thuyết, nhưng lại chưa có hiểu biết về thực tiễn. Thực trạng này dẫn đến tình trạng nhiều nhà hàng, khách sạn do không tuyển được nhân viên đã chấp nhận sử dụng lao động chưa qua đào tạo, nhưng lại có kinh nghiệm và đã thạo việc. Ngoài ra, còn nhiều khách sạn có tình trạng đối phó về nhân viên khi có đoàn kiểm tra đến, là do việc tuyển dụng nhân viên có bằng cấp quá khó. Để đáp ứng yêu cầu công việc, thay vì tuyển nhân viên có bằng cấp, các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh đành tuyển những nhân viên không có bằng cấp nhưng lại làm được việc. Trong những năm gần đây, thị trường khách Nga tăng cao nhưng ngành DL Phú Yên lại thiếu trầm trọng cán bộ quản lý và nhân viên có trình độ chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Nga gây ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ du khách. Do vậy, đội ngũ quản lý cấp cao về DL của tỉnh còn rất yếu. Hầu hết các DN phải tự đào tạo đội ngũ này bằng cách cho vào các thành phố lớn hoặc thuê người từ các thành phố lớn về để bồi dưỡng.


2015

Trên đại học;

00%

Đại học - Cao đẳng; 10%

Đào tạo tại chỗ và ngắn hạn; 47%

Trung cấp - Sơ cấp; 43%


Biểu đồ 2.1 Cơ cấu lao động đã qua đào tạo trong ngành du lịch Phú Yên


(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên)


DL là ngành kinh tế dịch vụ, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời, vì vậy chất lượng sản phẩm dịch vụ không thể tách rời chất lượng lao động được. Theo số liệu thống kê của Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên, lao động có trình độ đào tạo đại học, cao đẳng chỉ chiếm 9,5%, tiếp đến là trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm 43% và cao nhất trong cơ cấu chính là lao động đào tại ngắn hạn và tại chỗ chiếm 47,2%, còn lại là lao động trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ rất bé, không đáng kể. Theo các DN du lịch, nguồn nhân lực hiện nay vừa thiếu vừa yếu, chưa đáp ứng nhu cầu công việc. Số lượng lao động có tăng lên hằng năm nhưng chất lượng chưa được cải thiện. Nhìn chung, lao động ngành DL hiện nay còn hạn chế về nhiều mặt, lao động lành nghề còn ít, chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, DL là ngành kinh tế mang tính đối ngoại cao, tuy nhiên khả năng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) của đội ngũ lao trong ngành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường khách quốc tế. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng và hơn hết làm giảm tính bền vững trong phát triển DL.

Ngành DL tỉnh không ngừng kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về DL ổn định để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hàng năm, Sở VHTTDL đã phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh mở các lớp tập tuấn nghiệp vụ, cử cán bộ của Sở tham dự các khoá tập huấn công tác quản lý Nhà nước về DL do Dự án Phát triển nguồn nhân lực DL (Dự án EU) tổ chức. Bên cạnh đó, để từng bước giải quyết thiếu hụt về lao động có nghiệp vụ, Sở VHTTDL phối hợp với các trường chuyên nghiệp tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ như: lễ tân, buồng bàn, bar. Một số thành công ban đầu: tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở lưu trú DL, lớp bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ môi trường trong các cơ sở lưu trú DL...; phối hợp với Hiệp hội Khách sạn, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn về quản lý khách sạn vừa và nhỏ... Tuy nhiên, trong khi quản lý nhà nước về DL là một công việc rất phức tạp, đòi hỏi cả về kiến thức, kỹ năng lẫn tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, thì một số cán bộ trong lĩnh vực này (nhất là cấp cơ sở) luôn biến động, còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023