Hạn Chế Về Công Tác Tổ Chức, Quảng Bá Du Lịch


hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ DL. Hiện nay, các tuyến đường giao thông đến các điểm DL chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, đặc biệt là các tuyến đường ven biển, các phương tiện vận chuyển khách DL cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Bên cạnh đó, ga đường sắt Tuy Hòa không thực sự thuận tiện cho việc đón DL từ 2 đầu nguồn khách DL lớn là Hà Nội và TP.HCM đang là những trở lực cho DL Phú Yên phát triển bền vững.

- Do các DN thiếu chủ động về tài chính trong lúc bố trí xây dựng, xây dựng dàn trải nên đã làm chậm cơ hội khai thác tài nguyên DL trong thời gian dài. Hệ quả là không chỉ làm lãng phí tài nguyên DL quý báu, mà còn mất nguồn thu từ DL rất lớn cho ngân sách tỉnh.

- CSVCKT du lịch còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa quan tâm đầu tư phương tiện vận chuyển đưa đón khách DL; chưa xây dựng được sản phẩm DL mang tính đặc trưng, độc đáo, hấp dẫn nhằm thu hút khách DL lưu lại dài ngày... đã làm ảnh hưởng đến cơ cấu, loại hình sản phẩm DL, chất lượng dịch vụ DL của tỉnh.

2.3.3.3. Hạn chế nguồn nhân lực du lịch


- Nguồn nhân lực mỏng lại phân bố không đều, thiếu cán bộ có kinh nghiệm, chuyên gia có kiến thức đầy đủ về phát triển DL, nhất là trong lĩnh vực biển - đảo, các đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp với nhiều loại hình và ứng với các ngôn ngữ thuộc thị trường mục tiêu vẫn chưa sẵn sàng.

- Đây cũng vẫn là điểm yếu trường kỳ gây ảnh hưởng đến sự phát triển DLBV, lực lượng lao động DL được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp con thấp, hạn chế về nhiều mặt như: tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ… chưa thích ứng kịp với xu hướng hội nhập, cạnh tranh toàn cầu.

- Ngành DL thật sự thiếu đội ngũ lãnh đạo, quản lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm. Do vậy chưa đáp ứng yêu cầu công tác nói riêng và yêu cầu phát triển bền vững của ngành DL nói chung.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

- Ông Đào Tấn Lộc, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, Phó trưởng Ban điều phối duyên hải miền Trung, cho biết sau bốn năm thành lập, Ban điều phối nhìn nhận lợi thế rất to lớn về tiềm năng DL miền Trung, đặc biệt là DL biển, đảo. Nhưng cũng thấy được nhiều cái chưa được nếu theo tiêu chí phát triểu bền vững, trong đó có nguồn nhân lực. “Chất lượng DL thì còn yếu do đội ngũ làm DL chưa chuyên nghiệp. Do vậy tính cạnh tranh còn kém. Sắp tới, các tỉnh cùng nhau họp bàn tháo gỡ các khó khăn của mình, đề xuất các chính sách có tính đồng bộ, để đi đúng định hướng”, ông Lộc nói.

Nguyên nhân:

Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững - 12


Tuy có cố gắng nhưng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực DL chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Chưa có trường nghề DL để đào tạo sinh viên ra trường đúng tiêu chuẩn do đó chưa đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cho DL. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên tại các cơ sở phục vụ DL còn hạn chế.

Cho đến nay, vẫn chưa có chiến lược huấn luyện, kế hoạch đào tạo cụ thể thu hút nguồn nhân lực DL cho từng khu vực, từng thời kỳ đặc biệt là những hướng dẫn viên có trình độ và yêu nghề…về phục vụ cho DL Phú Yên. Thị trường lao động DL của tỉnh chưa phát triển, vai trò của các trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm ngành DL chưa phát huy đến nhà trường, doanh nghiệp và người lao động, lao động thiếu thông tin cần thiết hỗ trợ cho việc đào tạo, tuyển dụng và cung ứng lao động.

2.3.3.4. Hạn chế về công tác tổ chức, quảng bá du lịch


- Kinh phí phục vụ cho hoạt động xúc tiến, quảng bá còn rất hạn chế nên ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, cùng với đó là sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương và đặc biệt là sự phối hợp giữa các DN hoạt động DL, giữa DN với các cơ quan tổ chức Nhà nước chưa được gắn kết chặt chẽ và còn nhiều bất cập. Vì vậy, chưa tập trung được nguồn lực, chia sẻ trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá.


- Việc xúc tiến quảng bá cho HĐDL chưa được chú trọng triển khai, chưa đến được với du khách trong và ngoài nước. Ý thức của người dân và khách DL và cả những nhà đầu tư nói chung về bảo vệ thiên nhiên và MT chưa cao và chưa đồng bộ. Việc nghiên cứu phân đoạn thị trường để xác định thị trường mục tiêu chưa thực sự đi trước một bước và thường thụ động

- Xúc tiến quảng bá DL chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu quả; chỉ quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu DL. Hiện tại, công tác xúc tiến chỉ dừng lại ở việc quảng bá như thế nào để khách DL đến Phú Yên nhưng chưa thực sự tìm ra những mục tiêu lâu dài và phát triền bền vững, làm cho du khách khi đến Phú Yên lại chưa có ý định quay trở lại lần hai.

Nguyên nhân:


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên đây, nhưng trước hết và nguyên nhân sâu xa nhất chính là do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở chưa đánh giá đúng vị trí, vai trò của ngành DL trong sự phát triển KTXH, chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng. Và quan trọng hơn tới thời điểm này là hiệu quả hạn chế bởi thiếu kinh phí thực hiện dài hơi, thiếu sự đầu tư bài bản về nội dung để đánh trúng thị hiếu của từng thị trường DL.

Ở nhiều nơi, người dân trình độ dân trí còn thấp, nghèo, là hậu quả gián tiếp gây nhiều khó khăn cho việc bảo vệ rừng và phát triển DL sinh thái. Hầu hết các DN kinh doanh DL trên địa bàn tỉnh còn yếu cả về chất và lượng; CSVCKT, CSHT phục vụ DL còn rất hạn chế cản trở sự phát triển du lịch của tỉnh nhà.

2.3.3.5. Hạn chế về sản phẩm du lịch


Điểm yếu chính của sản phầm DL hiện nay gây ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển DL chính là sự nghèo nàn, ít sáng tạo, thiếu tính độc đáo, đặc sắc. Phần lớn sản phẩm DL của tỉnh chỉ tập trung khai thác các tài nguyên DL sẵn có, sản phẩm DL chậm đổi mới.


Du lịch Phú Yên rất thiếu những sản phẩm nhân tạo với quy mô lớn, mang những đặc trưng riêng, đặc biệt là những sản phẩm DL độc đáo đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng của du khách có thu nhập cao. Những sản phẩm DL nhân tạo như sân khấu nhạc nước, các sân khấu biểu diễn ca nhạc hiện đại, trung tâm thể thao tiêu chuẩn quốc tế, các spa cao cấp vốn rất quen thuộc với du khách ở các thành phố DL như Hạ Long, Nha Trang… thì những sản phẩm ấy lại hoàn toàn chưa có trong danh mục sản phẩm DL Phú Yên.

Các hoạt động DL gắn kết với cộng đồng đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thì lại chưa phát triển phổ biến chỉ mới dừng lại ở việc tham quan, chụp ảnh và khai thác sản phẩm du lịch thô, thiếu các dịch vụ bổ sung.

Nguyên nhân:


Một trong những nguyên nhân chưa hấp dẫn du khách và số lượng du khách đến Phú Yên còn khiêm tốn so với các miền của đất nước là sản phẩm DL nơi đây còn đơn điệu và trùng lắp, điều đó làm cho du khách dễ nhàm chán.

Theo ông Lê Anh Hoàng, trường phòng Nghiệp vụ DL của Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên cho biết: “Tham khảo tour du lịch của các tỉnh Nam Trung Bộ, chúng ta thấy cách khai thác tiềm năng như nhau, sản phẩm DL của các công ty đều na ná như nhau. Chẳng hạn đến Bình Thuận gặp tour “Về với biển Mũi Né”, tới Nha Trang lại gặp “Thành phố Biển năng động”, đến Phú Yên vẫn “những bãi biển hoang sơ giữ tâm hồn du khách”, rồi sang Bình Định lại tiếp tục là du lịch biển với ẩm thực... Với những tuyến đi và các sản phẩm du lịch giống nhau như vậy, chắc chắn du khách chỉ đi một lần và sẽ không chọn lại tour đó khi đến một tỉnh khác. Những hạn chế chung như vậy càng cho thấy khả năng cạnh tranh sản phẩm DL của Phú Yên đồi với các tỉnh lận cận khá cao vì vậy không làm mới được một sản phẩm DL đã tồn tại khắp các tỉnh thành trên cùng một địa bàn thì chắc chắn chất lượng và khả năng thu hút sản phẩm đó sẽ tụt giảm trầm trọng và không được chú ý như khi nó mới ra đời...


2.3.3.6. Hạn chế về bảo vệ môi trường


- BVMT là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến HĐDL. Bởi MT vừa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm DL và khả năng thu hút khách DL vừa bảo đảm phát triển DLBV. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là nhận thức và hành động về vai trò và sự phát triển DLBV của cộng đồng và các DN trên địa bàn tỉnh ta chưa đáp ứng yêu cầu phát triển DL. Minh chứng là khá nhiều dự án đầu tư DL tuy đã lập báo cáo đánh giá tác động MT, song lại chưa thực hiện giám sát MT định kỳ.

- Khá nhiều khu, điểm DL công tác BVMT không những không được quan tâm đúng mức, mà còn buông lỏng đã dẫn đến việc rác thải chưa được thu gom triệt để gây mất mỹ quan DL và gây ô nhiễm MT sống. Điển hình là ở danh thắng gành Đá Đĩa, Đầm Ô Loan… và một số bãi tắm ở trung tâm thành phố và các huyện.

- Việc khai thác nhìn chung còn manh mún, thiếu sự liên kết tổ chức hoàn thiện các tour, thiếu sự quy hoạch khai thác các điểm DL một cách bài bản, đồng bộ. Khá nhiều dự án DL chậm đưa vào khai thác do các DN thiếu chủ động về tài chính trong lúc bố trí xây dựng, xây dựng dàn trải nên đã làm chậm cơ hội khai thác tài nguyên DL trong thời gian dài. Việc khai thác TNTN phục vụ DL thiếu quy hoạch đồng bộ, thiếu chính sách cải tạo BVMT.

- Nhận thức và năng lực về BVMT trong phát triển DL bền vững của các cấp, các ngành, các DN, hiệp hội, cộng đồng và khách DL còn hạn chế cụ thể: công tác vệ sinh MT, giám sát xử lý rác thải, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Nguyên nhân:


Do DL là ngành kinh tế còn non trẻ, mới ở giai đoạn đầu phát triển. Vì vậy, nhận thức và sự quan tâm của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, một số ngành và một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về phát triển DLBV còn chưa đầy đủ. Công tác thanh tra, kiểm tra về MT của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến.


Công tác thẩm định và đánh giá tác động MT đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.

Công tác tuyên truyền, giáo dục về BVMT trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và BVMT.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác BVMT còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những sự che giấu tinh vi của DN thải các chất gây ô nhiễm ra MT.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Trong chương 2, luận văn tập trung làm rõ thực trạng du lịch Phú Yên hiện nay, kết hợp trên cơ sở một số dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu, làm rõ hơn những mặt được, chưa được và nguyên nhân của hoạt động du lịch thời gian qua với các kết quả mà tác giả đã khảo sát để tăng thêm tính khách quan cho đề tài. Đồng thời cũng chỉ ra các phương pháp nghiên cứu của đề tài làm cơ sở để hoạch định đề xuất những nhóm giải pháp, kiến nghị về những hoạt động du lịch của tỉnh Phú Yên theo hướng phát triển bền vững trong giai đoạn tới.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch Phú Yên theo hướng bền vững


3.1.1. Mục tiêu chung


Phát triển DL gắn với an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, BVMT sinh thái bền vững, tôn tạo, khai thác các TNTN, tài nguyên nhân văn.

- Về kinh tế: huy động các nguồn lực để phát triển DL với tốc độ nhanh và bền vững, phát triển DL góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần xoá đói giảm nghèo; đưa DL tỉnh Phú Yên trở thành một điểm đến ưa thích của dải ven biển miền Trung.

- Về văn hoá xã hội và môi trường: phát triển DL góp phần nâng cao dân trí, tăng tỉ lệ lao động qua đào đào, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan, di tích lịch sử và môi trường khu vực;

- Về an ninh - quốc phòng: phát triển DL với vai trò tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, phát triển tình đoàn kết hữu nghị anh em giữa các dân tộc giữa Việt Nam với các nước trong khu vực như: Thái Lan, Lào, Campuchia; góp phần giữ vững an ninh, toàn vẹn lãnh thổ; ổn định về chính trị và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. (Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên, 2015)

3.1.2. Mục tiêu cụ thể


Phát triển DL góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần xóa đói giảm nghèo. Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú DL, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ, hình thành cơ bản CSHT và CSVCKT du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng… để từng bước hình thành những điểm DL văn minh, lịch sự, an toàn, sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo mang đậm bản sắc Phú Yên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023