du lịch; còn tên gọi “Du lịch cộng đồng” thường được sử dụng trong trường hợp chủ thể tổ chức và đối tượng du lịch trung tâm (tài nguyên chính tại điểm đến) là cộng đồng.
Như vậy các nhà nghiên cứu dự án cần đảm bảo rằng, cộng đồng địa phương có thể phát huy được vai trò của mình vào công tác quản lý du lịch, đưa du lịch trở thành giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển địa phương. Từ đó, có thể tiếp tục tạo ra những sản phẩm, dịch vụ du lịch tiêu biểu thông qua đặc điểm nổi bật của cộng đồng.
1.1.2. Vai trò của du lịch cộng đồng
Theo Phạm Trung Lương (2010) với bản chất của du lịch cộng đồng, việc phát triển du lịch cộng đồng sẽ có những tác động tích cực bao gồm:
Góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở vùng nông thôn nơi tỷ lệ đói nghèo còn cao. Đây sẽ là yếu tố tích cực góp phần làm giảm tác động của cộng đồng đến các giá trị cảnh quan, tự nhiên và qua đó sẽ góp phần bảo tồn tài nguyên, môi trường đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững;
Góp phần để cộng đồng, đặc biệt là những người dân chưa có điều kiện trực tiếp tham gia vào các dịch vụ du lịch, được hưởng lợi từ việc phát triển hạ tầng du lịch (giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, ...). Đây cũng sẽ là yếu tố tích cực để đảm bảo sự công bằng trong phát triển du lịch, một trong những nội dung quan trọng của phát triển du lịch bền vững;
Góp phần tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng và qua đó sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ lao động khu vực này. Đây sẽ là yếu tố quan trọng góp phần hạn chế được dòng di cư của cộng đồng từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị, ổn định xã hội đảm bảo cho phát triển bền vững chung;
Phát triển du lịch cộng đồng sẽ góp phần tích cực trọng việc phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nghề truyền thống, vì vậy có đóng góp cho phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên, môi trường du lịch;
Phát triển du lịch cộng đồng sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu văn hóa và kế đến là giao lưu kinh tế giữa các vùng miền, giữa Việt Nam với các dân tộc trên thế
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 1
- Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 2
- Đối Tượng Nghiên Cứu Và Phạm Vi Nghiên Cứu
- Ác Điều Kiện Cơ Bản Để Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Một Số M H Nh Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Việt Nam
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Bảo Tồn Biển Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
giới. Đây cũng sẽ là yếu tố quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam đồng thời tạo cơ hội để phát triển kinh tế ở những vùng còn khó khăn, đảm bảo sự phát triển bền vững nói chung, du lịch nói riêng.
Với những tác động tích cực trên, việc đẩy mạnh phát triển du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng sẽ có vai trò rất quan trọng trong phát triển bền vững ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ người dân sống ở vùng nông thôn ở Việt Nam còn cao, chiếm tới hơn 70% dân số cả nước, và tỷ lệ hộ đói nghèo cũng còn khá cao.
1.1. . ác thành ph n tham gia vào m h nh du lịch cộng đồng
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, vì vậy các thành phần tham gia hoạt động phát triển du lịch, trong đó bao gồm cả du lịch cộng đồng, là khá đa dạng. Để có thể xác định được đầy đủ và có tính hệ thống về các đối tác tham gia hoạt động du lịch cần được xem xét từ mối quan hệ cung - cầu, mối quan hệ nền tảng của ngành kinh tế trong cơ chế thị trường. Theo Phạm Trung Lương (2010) các thành phần tham gia vào mô hình du lịch cộng đồng, bao gồm:
1.1.3.1. Các thành phần tham gia hoạt động du lịch từ góc độ “cung” du
lịch:
Các thành phần này là những chủ thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá
trình khai thác tài nguyên, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách cũng như xây dựng “môi trường” để thực hiện quá trình này (ví dụ: xây dựng chính sách, h trợ tư vấn, ...). Các thành phần chủ yếu ở đây bao gồm:
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: bao gồm các nhà quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương.
Các cơ quan/tổ chức tư vấn phát triển du lịch: bao gồm các tổ chức (viện, trường, ...) nghiên cứu, tư vấn các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch (tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, thị trường - sản phẩm du lịch, đầu tư du
lịch, ...), quy hoạch phát triển du lịch, …; Các tổ chức này có thể là tổ chức nhà nước, tư nhân hoặc phi chính phủ;
Các doanh nghiệp du lịch: có thể là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp cổ phần/liên doanh trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch như lưu trú, lữ hành, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ có liên quan khác. Trong xu thế hội nhập hiện nay, doanh nghiệp du lịch có thể là doanh nghiệp liên doanh/cổ phần với đối tác nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài theo những điều khoản mà Việt Nam cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO);
Các chủ sở hữu/chủ quản lý tài nguyên du lịch: là các tổ chức, cá nhân có quyền quản lý hoặc sở hữu các tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn (vật thể và phi vật thể). Trong thực tế có những dạng tài nguyên rất có giá trị, hấp dẫn khách du lịch như các sinh hoạt (văn hóa hoặc đời sống) truyền thống, các lễ hội truyền thống, ... do cộng đồng tự quản lý (theo nghĩa duy trì và phát triển).
1.1.3.2. Các thành phần tham gia hoạt động du lịch từ góc độ “cầu” du lịch
Khách du lịch là thành phần tham gia hoạt động du lịch với tư cách là những người “tiêu thụ” sản phẩm du lịch tại những nơi những sản phẩm này được xây dựng và “bán”. Điều 34, Luật Du lịch đã xác định rõ khách du lịch bao gồm:
+ Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
+ Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. (Quốc hội, 2005)
Đây là thành phần tham gia có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động du lịch bởi nếu thiếu thành phần này, hoạt động du lịch sẽ không tồn tại.
Ngoài những đối tác thuộc 2 nhóm đối tác chính tham gia hoạt động du lịch, một số đối tác có liên quan:
Các cơ quan quản lý nhà nước ở các lĩnh vực có liên quan đến phát triển du lịch như giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, văn hóa, ...
Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP), …
Các tổ chức phi chính phủ (NGO): thường là các tổ chức h trợ cho các nước đang phát triển các dịch vụ tư vấn về kinh nghiệm, phát triển các mô hình về phát triển du lịch bền vững. Những tổ chức hiện đang có những đóng góp tích cực cho phát triển du lịch ở Việt Nam bao gồm: Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Qu Bảo tồn Động vật Hoang dã (WWF), …
1.1.3.3. Vai trò của các thành phần tham gia hoạt động phát triển du lịch cộng đồng
Tùy thuộc vào vị trí của mình trong hoạt động phát triển du lịch, m i đối tác tham gia hoạt động phát triển du lịch cộng đồng đều có vai trò nhất định. Vai trò này cũng có thể sẽ có những thay đổi phụ thuộc vào hoàn cảnh phát triển chung của du lịch Việt Nam cũng như hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương.
Vai trò cụ thể của từng thành phần bao gồm:
- Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Vai trò chủ yếu của thành phần này đối với phát triển du lịch cộng đồng là hoạch định chính sách, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho du lịch cộng đồng phát triển. Các chính sách này có thể là các chính sách ở tầm vĩ mô mang tính quốc gia, song cũng có thể là các chính sách đặc thù mang tính địa phương, phù hợp với chủ trương, định hướng chung của Đảng và Nhà Nước về phát triển KT-XH và du lịch của đất nước.
Vai trò này là rất quan trọng bởi nó tạo nền tảng cho du lịch cộng đồng phát triển, đặc biệt trong bối cảnh phần lớn những nơi cộng đồng sinh sống hiện đang còn nhiều khó khăn, hạn chế trong phát triển; khả năng thu hút đầu tư cho phát triển du lịch cộng đồng còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh vai trò xây dựng chính sách, môi trường pháp lý cho phát triển du lịch cộng đồng, thành phần này cũng sẽ thực hiện chức năng giám sát, quản lý đối với các hoạt động phát triển của du lịch cộng đồng, đảm bảo những hoạt động này phù hợp với những quy định hiện hành của nhà nước không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà còn trong những lĩnh vực có liên quan khác mà hoạt động phát triển du lịch cộng đồng có khả năng gây ra những tác động như tài nguyên, môi trường, văn hóa, xã hội, …
Vai trò của đối tác này còn được thể hiện ở trách nhiệm tạo dựng hình ảnh của du lịch cộng đồng ở Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nói một cách khác cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xúc tiến điểm đến của du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch cộng đồng, để thu hút khách du lịch quốc tế.
Tổng cục Du lịch trước đây và nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở cấp trung ương; sở quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương chính là những thành phần này.
- Các cơ quan/tổ chức tư vấn phát triển du lịch
Là thành phần có vai trò quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch cộng đồng bởi những đối tác này giúp cụ thể hóa các chính sách, định hướng phát triển thông qua việc xây dựng các đề án/dự án quy hoạch, phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng và tiếp cận với thị trường.
Các cơ quan/tổ chức này luôn cập nhật những thông tin, quan điểm phát triển để chuyển thành những phương án cụ thể trong phát triển du lịch cộng đồng đối với từng lãnh thổ địa lý, phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của từng vùng miền, từng địa phương cụ thể.
Trong nhiều trường hợp, những thành phần này sẽ giúp các nhà đầu tư phân tích lựa chọn các phương án phát triển mô hình hợp lý nhất để khai thác có hiệu quả những giá trị tài nguyên du lịch trên địa bàn nơi du lịch cộng đồng phát triển phục vụ cho nhiều mục tiêu phát triển.
Các cơ quan/tổ chức tư vấn còn thực hiện các nghiên cứu đánh giá các giá trị tài nguyên, thực trạng môi trường và tác động môi trường cho từng phương án phát triển du lịch cộng đồng trên những địa bàn cụ thể, góp phần đảm bảo phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Đây là những vấn đề mà các đối tác tham gia khác ít có năng lực để thực hiện.
- Các doanh nghiệp du lịch
Là thành phần quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, cung cấp các dịch vụ du lịch cộng đồng có liên quan nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách.
Tất nhiên việc xây dựng, phát triển các sản phẩm và các dịch vụ có liên quan sẽ được dựa trên kết quả hoạt động của các thành phần đã phân tích trên. Tuy nhiên các doanh nghiệp du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch cộng đồng nói riêng bởi đối tác này trực tiếp tham gia vào quá trình “cung” các sản phẩm du lịch cộng đồng cụ thể.
Các doanh nghiệp lữ hành, ngoài chức năng cung cấp các dịch vụ lữ hành còn có chức năng quan trọng là quảng bá các sản phẩm du lịch cộng đồng tới khách hàng (khách du lịch) thông quan văn phòng đại diện, các đại lý lữ hành của mình. Đây là vai trò quan trọng có tính “kết nối” giữa “cung” và “cầu” tạo ra một công đoạn liên tục trong hoạt động phát triển du lịch cộng đồng.
- Các chủ sở hữu/chủ quản lý tài nguyên du lịch
Về bản chất đây chính là cộng đồng nơi phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Đây thực sự là các “đối tác” của các doanh nghiệp du lịch bởi việc xây dựng, phát triển các sản phẩm chỉ có thể thực hiện trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch.
Hiện nay còn tồn tại những mâu thuẫn/xung đột trong hoạt động phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch cộng đồng nói riêng từ góc độ khai thác và bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch. Những xung đột này hiện còn tồn tại ở cả tầm vĩ mô và vi mô và ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch. Chính vì vậy vai trò của
những chủ thể này là rất quan trọng và cần được quan tâm thỏa đáng trong quá trình hoạt động phát triển du lịch cộng đồng ở bất cứ quy mô nào.
- Khách du lịch
Được xem là một trong hai “vế” của hoạt động phát triển du lịch cộng đồng. Vai trò chính của khách du lịch là “tiêu thụ” các sản phẩm du lịch được tạo ra phù hợp với nhu cầu của bản thân mình.
Với vai trò này, có thể khẳng định du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng không thể tồn tại nếu sự “tham gia” của đối tác này.
Tuy nhiên một vấn đề quan trọng cần được đề cập bên cạnh vai trò trên là vai trò “phản biện” đối với các sản phẩm và các dịch vụ bổ sung có liên quan được tạo ra trong quá trình hoạt động phát triển du lịch cộng đồng. Nếu thiếu sự phản biện của đối tác này, các sản phẩm du lịch và các dich vụ có liên quan khác không thể hoàn thiện và tiệm cận với nhu cầu của thị trường và vì vậy sẽ không thể phát triển được như mong muốn. Nói một cách khác khách du lịch có vai trò quan trọng trọng việc góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững thông qua vai trò “phản biện” của mình.
- Các cơ quan quản lý nhà nước ở các lĩnh vực có liên quan đến phát triển du lịch:
Hoạt động du lịch sẽ không thể phát triển nếu thiếu sự tham gia của các đối tác có liên quan như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, … Vai trò của các đối tác này lại càng trở nên quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch cộng đồng bởi thông thường laọi hình này phát triển trên những địa bàn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong phát triển.
- Các tổ chức quốc tế
Hoạt động du lịch không thể thiếu sự hợp tác, h trợ và chia sẻ kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO). Điều này là thực tế bởi hoạt động phát triển du lịch không thể “bó” trong một quốc gia, một vùng mà hoạt động này luôn có tính liên vùng, liên quốc gia. Điều này sẽ còn có ý nghĩa hơn khi du lịch Việt Nam đang hội nhập đầy đủ hơn với khu vực và quốc
tế, khi hoạt động du lịch Việt Nam sẽ phải tuân thủ đầy đủ hơn những quy định mang tính quốc tế để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động du lịch.
Hiện nhiều dự án quốc tế trong lĩnh vực du lịch do các tổ chức quốc tế như Công đồng Châu Âu (EU), Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), tài trợ trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực, gắn du lịch với xóa đói giảm nghèo, ... đã và đang phát huy có hiệu quả, góp phần tích cực vào phát triển du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng ở Việt Nam. Vai trò của các đối tác này không chỉ ở sự giúp đỡ về vật chất mà còn ở sự giúp đỡ trao đổi kinh nghiệm, xây dựng chính sách,
... cho phát triển du lịch ở Việt Nam.
- Các tổ chức phi chính phủ
Cũng có vai trò rất quan trọng đối với phát triển du lịch Việt Nam. Khác với vai trò mang tính vĩ mô của các tổ chức quốc tế đã đề cập, các tổ chức phi chính phủ thường giúp du lịch Việt Nam trong phát triển các mô hình cụ thể, thực hiện những vấn đề cụ thể mang tính vi mô. Đặc biệt, các tổ chức này rất quan tâm h trợ phát triển du lịch ở những vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn với những dự án về đào tạo, nâng cao nhận thức k năng của cộng đồng trong phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, bảo vệ môi trường du lịch, ...
Kết quả thực tế của các dự án như phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Vường Quốc Gia Xuân Thủy (Nam Định) do Tổ chức Bảo tồn sinh vật Biển và Phát triển Cộng Đồng tài trợ; dự án phát triển du lịch sinh thái ở khu bảo tồn biển Hòn Mun (Khánh Hòa) do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế tài trợ; dự án phát triển du lịch cộng đồng ở A Lưới (Thừa Thiên - Huế) do Tổ chức Phát triển Hà Lan tài trợ; ... đã minh chứng cho vai trò của các đối tác này với phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch cộng đồng nói riêng ở Việt Nam.
1.1.4. Nguyên tắc chủ yếu của du lịch cộng đồng
Theo Phạm Trung Lương (2010) cho rằng một số nguyên tắc chủ yếu đối với phát triển du lịch cộng đồng được xác định dựa trên bản chất của du lịch cộng đồng bao gồm: